Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn cùng mình tiếp vào mục 2c.

2c. Tuổi thọ của rổ nhựa

Đương nhiên là rổ rẻ tiền thì tuổi thọ kém hơn rổ đắt tiền.
Rổ rẻ tiền: mức rổ mỏng, phẩm chất nhựa xấu (% nhựa tái sinh cao nên kém đàn hồi).
Thế nhưng có xấu thì loại rổ rẻ tiền cũng có thể trụ được 2,3 năm nếu nó được
tưới nước thường xuyên ngày 2,3 lần.
dẫu sao thì sau gần 20 năm, có thể phẩm chất nhựa làm rổ cho loại các bạn đang có
nó khác chút ít với thứ mình xài hồi xưa. Bởi vậy tự các bạn xem thử loại bạn xài
nó chịu được ngoài nắng bao lâu.

Các bạn cũng nên để ý :
-ánh sánh mặt trời là thứ biến chất trên nhựa mạnh nhất. Kế đó là nhiệt độ.
Bởi vậy, nếu trồng cây rổ mà tàn cây che chắn phần nào đó, thì rổ để ngoài nắng cũng trụ được lâu hơn.
-rổ đật trên suối nước thì 10 năm sau mình thấy nó vẫn dùng được.

Hiện tại, mình còn đổ đống khoảng vài chục cái rổ đã xài qua 1 lần. Đến giờ đã quá 20 năm
mà lấy ra xài lại vẫn tốt chán. Ấy là loại rổ rẻ tiền.

Tóm lại : rổ nhựa càng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mật trời (tia tử ngoại = cực tím)
thì càng chóng trở nên khô giòn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3. Rổ nhựa và các liên quan việc phát triển rễ

Có lẽ khởi đầu thì ông Cụ KusidaMatsuo chỉ nghĩ đến rổ nhựa vì
nó thoát nước.Thế nhưng rồi sau khi nhiều người áp dụng, mới thấy
phát sinh ra vô số chuyện hay ho.

Tất cả những chuyện hay ho đó luôn là khởi đầu từ hệ rễ. Đúng với
chuyện : hễ rễ mạnh và ổn rồi thì phần thân cành bạn làm kiểu nào
cây cũng khó chết.

Chúng ta sẽ lần lượt rà lại xem từ khởi đầu cho đến sau này, kiểu
trồng rổ đã đem lại những lợi ích gì cho rễ.

3a. Mục đích khởi đầu
Trong ba2ivie61t về Trồng Thông đen NB bằng rổ, Ông Kusida Matsuo
hoàn toàn chỉ nói đến rổ nhựa như là một cái chậu cực tốt và rẻ : giúp
thoát nước nhanh và thoát hết nước.

Bạn cũng đừng quên là việc đó chỉ xảy ra khi bạn dùng loại đất trồng
có hạt độ tối thiểu cỡ hạt đậu xanh trở lên. Chứ mà bạn lấy đất vườn
hay cát mịn cho vào rổ thì nước cứ là xuống chậm như thường, và có
khi còn không đủ nước để xuống (lòng đất tâm rổ) vì nước tràn ra lỗ
thành rổ.

Thành thử, nếu là cây con cỡ cọng nhang (vốn cần đất mềm, mịn,
thoáng, ẩm để giúp sớm ra rễ con) mà đem trồng vào rổ với loại đất
hạt thô thì chưa chắc đã tốt.
Bởi vậy, ông KM đã chờ đến khi cây Thông con được 2 tuổi. Bộ rễ đã
hình thành và cứng cáp mới bắt đầu tỉa, xếp rễ vào rổ với đất trồng
hạt độ tho6co74 3-7 mm.

Mục đích đầu tiên: thoát nước nhanh, chính là giúp rễ Thông không
bị úng nước phân. Kế nữa, việc nước rút sạch giúp rễ Thông dễ cứng
cáp (đất khô ráo) khiến việc tưới nhiều lần (để có nhiều phân từ phân
viên trên mặt) sẽ giúp rễ lấy được nhiều phần nhờ nhiều nước chảy.
Đó là lý do trồng rổ giúp cây chóng lớn, rễ an toàn.

các bạn cứ đặt câu hỏi cho phần này và cả những phần trước.
Thong thả, chúng ta sẽ tiếp phần 3b.

3b. Ưu điểm nảy sinh thứ nhất
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3b. Ưu điểm nảy sinh thứ nhất

Từ ưu điểm thoát nước, cây Thông trong rổ lớn nhanh. Cứ bình thường thì khi
rễ đầy chậu, chúng ta nên thay đất tỉa rễ để tránh trường hợp rễ bị bó chặt
khiến nước không thể "chảy tốt" lên bề mặt các sợi rễ. Nếu để chuyện bó rễ
(root bound) xảy ra lâu, cây sẽ rất yếu đến độ gần như không phát triển.
Điều cần là tỉa rễ thay đất để có thể trồng lại trong chậu cũ, vì chúng ta
cần chóp rễ gần gốc để đưa cây vào chậu bonsai nên mới làm thế.
mà thay đất tỉa rễ thì :
-cây lá bản phải tỉa bớt số lá (hoặc cắt mỗi lá nhỏ đi 1/2, 1/3)
-cây lá kim như Thông thì có thể khỏi cắt bớt lá (nhưng cũng có thể nhổ
bớt lá hoặc cắt ngắn lá)
mỗi khi chúng ta tỉa bớt rễ , thay đất.
Điều này khiến cây luôn luôn bị sốc, khựng lại một thời gian(để chấn chỉnh
lại hệ thống rễ). Thời gian đứng khựng lâu mau thì tùy loài, giống cây.
Có thể cây lá bản chỉ cần hơn 1 tháng là hồi phục. Nhưng như cây Thông
thì tối thiểu cũng mất 6 tháng tới 1 năm để từ từ hồi phục và 16 tháng
tới 2 năm để phát triển bình thường trở lại.

(Chứ nhà vườn thì họ không có mục đích chuyển cây vào chậu bonsai ,
nên họ cứ là nhấc cây có bàu đất chặt rễ ở chậu nhỏ và đặt cả bàu đất
ấy vào chậu lớn hơn, thêm đất đầy chậu là xong. Dĩ nhiên, chậu lớn hơn
thì giá bán cao hơn.)

Từ chuyện đó cho thấy ưu điểm tuyệt vời của kỹ thuật trồng rổ : hễ rễ
thò ra lỗ rổ thứ nhất thì cứ thế là đặt rổ thứ nhất vào rổ thứ hai(như nhà
vườn đặt vô chậu lớn hơn). Thế là rễ lại tiếp tục có đất mới để phát.
Tình trạng đứng khựng không bao giờ xảy ra.
Tuy nhiên, vì mục đích bonsai, cần rễ gần gốc vào phút chót (khi cây đủ lớn)
cho nên chúng ta vẫn cần tỉa rễ. Chỉ là chúng ta sẽ không tỉa hết rễ một
lúc như trồng chậu. Chúng ta chỉ việc lấy liềm, thọc vào ngoài thành rổ thứ
nhất cứ đứt hết rễ ở khu vực 1/4 thứ nhất. Vậy là xong.
Mỗi 3 tháng bạn tỉa bỏ 1/4, sau 1 năm bạn tỉa hết rễ quanh gốc.
Lượng Kích thích tố phát triển trao đổi giữa rễ và chồi lá (mình gọi là vòng
luân chuyển Auxin, VLC Auxin) sẽ không bao giờ bị giảm đột ngột (do cắt nhiều rễ)
khiến giúp cho cây phát triển liên tục.
Chính nhờ vậy mà cây lớn nhanh.

3c. Ưu điểm nảy sinh thứ nhì
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cho cháu hỏi,lấy liềm thọc vào trong thành rổ hay ở ngoài thành của cái rổ?[/QUOTE

Trong ngoài gì cũng như nhau.
Nhưng chọc bên trong thì khó thẳng hơn bên ngoài.
Cắt bên ngoài, chóp rễ tựa vào lỗ rổ sẽ đứt ngọt hơn.
Mình gọi là lấy liềm ka81t là trường hợp bạn có cả trăm rổ cần cắt.
Chứ bạn có 1 hay 2 rổ thì cứ từ từ lấy kéo mỏng tròn đầu men theo
thành ngoài rổ và cắt hết 1/4 là được
 

thienhai

Thành viên tích cực
Con đặt cây trên thau nhựa chứa đầy đá to, đổ nước đầy thau nhựa. Như vậy nhiều ngày liền cũng không cần tưới ??????
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Con đặt cây trên thau nhựa chứa đầy đá to, đổ nước đầy thau nhựa. Như vậy nhiều ngày liền cũng không cần tưới ������
Vẫn được,nhưng nước có luân chuyển kg?Nếu kg thì cứ chạy đường dài đi sẽ hiểu liền cu Hải.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Vẫn được,nhưng nước có luân chuyển kg?Nếu kg thì cứ chạy đường dài đi sẽ hiểu liền cu Hải.
muốn nước sôi sùng xục còn được nữa anh giai ơi,
cứ ra mua một cái máy bơm Oxy hồ cá về thả vô là đủ hết, nước chảy củng có, mà sủi tăm, sủi bọt củng đủ.

mỗi tội cứ mỗi chậu phải mua một máy, cứ thế mà tính rồi trả tiền...... =P~=P~
 

Qhaithanh

Thành viên Mua Bán
Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Vẫn được,nhưng nước có luân chuyển kg?Nếu kg thì cứ chạy đường dài đi sẽ hiểu liền cu Hải.
Chú có thể nói rõ điều này được k ạ! Cám ơn chú.

Trở lại với ý của chú totbung, chú cho con hỏi: Khi mình cắt rễ bằng liềm như vậy thì những rễ bị đứt do liềm cắt vẫn sẽ nằm trong rổ thứ 2( rổ lớn) thì có gây thối và bệnh cho đất, ảnh hưởng sự phát triển rễ ở vị trí mình cắt k ạ!
 

thienhai

Thành viên tích cực
Vẫn được,nhưng nước có luân chuyển kg?Nếu kg thì cứ chạy đường dài đi sẽ hiểu liền cu Hải.
Con tưới cây mỗi ngày đồng thời châm nước đầy thau luôn. Có lẽ con sẽ phải thay nước vào chủ nhật hàng tuần. Vị trí đặt cây ngày 5h nắng thay vì maximum 12h nắng, ngày tưới 1 lần là đủ nhưng nếu con quên thì nguy hiểm lắm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Chú có thể nói rõ điều này được k ạ! Cám ơn chú.

Trở lại với ý của chú totbung, chú cho con hỏi: Khi mình cắt rễ bằng liềm như vậy thì những rễ bị đứt do liềm cắt vẫn sẽ nằm trong rổ thứ 2( rổ lớn) thì có gây thối và bệnh cho đất, ảnh hưởng sự phát triển rễ ở vị trí mình cắt k ạ!
Cảm ơn bạn Qhaithanh đã nêu một câu hỏi rất hay.
Trả lời câu hỏi này sẽ gồm 2 phần : xưa và nay.

xưa : hồi xưa (hơn 20 năm rồi), khi cần tỉa rễ thì thọc liềm vào tỉa. Thấy cây vẫn sống
bình thường. Rễ bị cắt nằm trong rổ 2 thì nó từ từ khô đi. Bởi chủ yếu là trồng Thông đen
là nhiều, nên rễ vị cắt trong rổ 2 nó cũng chả nhiều. Còn mấy cây Du, Hornbean (trăn)
thì rễ cũng loáng thoáng bởi cây nào cũng nhỏ và lùn tịt.
Tóm lại, hồi xưa cây nhỏ, rễ trong rổ 2 bị cắt xong, có nằm đó cũng chả sao.

nay : giờ mà bạn trồng cây hơi to, nhiều lá nhiều rễ thì chắc cắt xong, rễ còn đầy trong rổ 2
chắc hẳn cũng có thể gây hư thối. Vậy thì mình nghĩ , chúng ta nên để ý vài chuyện thế này:

-tỉa rễ xong mà ngưng tưới 1 ngày cho vết cắt khô thì chắc là tốt ?
-tỉa rễ xong mà dùng móc kéo đầu rễ bị cắt ra bớt thì chắc là tốt?
-khi đặt rổ 1 vào rổ 2, nếu thấy rễ phát nhanh quá, bạn có thể cần phải tỉa rễ mỗi lần
2 vùng phần tư (thí dụ 1 và 3, rồi 3 tháng sau 2 và 4) cho những cây phát rễ nhanh.

Các bạn có thể chiêm nghiệm với từng giống cây và từng vị trí đặt cây.
Nếu ghi vào sổ được những điều này chung với hình ảnh từng giai đoạn thì sẽ rất tốt.

Cảm ơn bạn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chào các bạn sáng Chúa Nhật tốt lành
Mời các bạn nghỉ ngơi, ngắm cây và lả lướt vài đường cắt tỉa cho cây nó vui.
Ngày mai thứ hai, chúng ta lại tiếp tục thảo luận chuyện trồng rổ.


Chúng ta đã đề cập từ điểm 1 : lý do nên dùng rổ chất liệu bằng nhựa.
Sang điểm 2 : một số chuyện cần biết về rổ nhựa.
Từ tên gọi các vị trí trong ngoài rổ , phân định vùng đật trồng trung rổ
và bốn phần tư (đông tây nam bắc) để tiện việc tỉa rễ quanh năm.

Ở điểm 3 : những mục đích để trồng rổ nhựa.
Mục đích khởi đầu chỉ là nhờ rổ nhựa thoát nước, mục đích thứ hai :
chồng thêm rổ giúp cây không bị tình trạng đứng khựng như lúc thay
đất sang chậu

Tiếp theo, ngày mai, chúng ta sẽ bắt đầu với ưu điểm thứ 2 của việc trồng rổ.
Đó là việc : rễ sớm phân nhánh = nhiều chóp rễ.
Từ đó chúng ta sẽ xem các nhà vườn họ chuyển đổi kỹ thuật trồng rổ sang
kỹ thuật trồng chậu có lỗ để ứng dụng vấn đề "air pruning" cho rễ như thế nào.





Trong khi chờ đến mai, các bạn có thắc mắc gì ở những vấn đề đã nêu ở tuần trước,
cứ tự nhiên nêu ý kiến.

Cảm ơn các bạn.
 

chinhtv1970

Thành viên
Cây tùng Tuyết Nhung này là cháu chiết khoảng 1 tháng thì ra rễ rồi trồng trong chậu lan bằng gốm không có lỗ ngang hông đường kính 10cm, chất trồng bằng cát, tro trấu và xỉ than khoảng 5 tháng. Hôm nay, cháu nhóm cây lên thấy rễ ra rất nhiều nên chuyển qua trồng vào rổ đường kính 22cm. Chất trồng bằng xỉ than lót đáy, phần trên là nham thạch, đất phù sa nung, diatomit.
Chú xem giúp cháu làm vậy đã đúng chưa ạ?
Cho cháu hỏi thêm giống cây này có thể làm ra bonsai không ạ? (vì cháu chưa thấy cây Bonsai được làm từ cây Tùng Tuyết nhung này).

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bạn phải coi chừng về chất trồng cho thứ cây này.
Chúng cần cát để giữ ẩm cho rễ. Bởi vậy, một mặt rễ cần ẩm nhưng lại sợ ướt.
Bạn tránh đưa cây ra nắng trực tiếp. Những vùng có che nắng và cạnh bờ nắng
(đừng nóng) là cây nó thích. những lúc nóng quá, nên để cái cái rổ vào một
cái "rá" (lưu ý : ra vo gạo chứ không phải rổ) và đổ cát vào quanh rá. Tưới nước
rá cát để giữ ẩm cho rễ nếu cần.

Thứ cây bạn đang có, mình cũng chả chắc chắn nó có tên khoa học là gì nên khó nói.
Một cách tổng quát là hiện nay người ta lai giống nhiều thứ cây lùn. Có trồng cố lắm
thì 10 năm nó cũng chỉ cao 40-50 cm, gốc cỡ 3 cm đk là nhiều.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Cây này chắc khó sống quá??????.
Hơn nữa loại này không chơi bonsai được thì phải. Anh trồng cây nana đi nhưng mà lôi rễ trần ra kiểu này trồng lại nó cũng dễ chết. Nên thay đất từng phần hoặc cắt hết rễ giâm lại. Nhưng cây ở nhà thay từng phần vẫn hơn.
 
Top