Kỹ thuật ghép cành bonsai xuyên qua thân cây [20.01.2009]

kysu

Thành viên mới
Kỹ thuật ghép cành bonsai xuyên qua thân cây [20.01.2009]
Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật mà những người làm bonsai thực hiện nhằm tạo ra một nhánh cây mới trên cây gốc. Đây là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ thuộc rất cao kinh nghiệm của người thực hiện. Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện phương pháp tạo tác bonsai độc đáo này.
Để ghép một cành cây mới vào cây bonsai theo phương pháp ghép xuyên thân, việc đầu tiên là bạn chọn lựa vị trí trên cây bonsai mà bạn muốn sẽ có một cành cây mới mọc ra ở đó. Lưu ý là vị trí mà bạn chọn phải là vị trí “độc” mà7 bạn chắc chắn rằng nếu áp dụng phương pháp “tỉa cành ép nhánh” thì cũng không có được một cành cây mới như ý muốn. Hơn thế, bạn cũng phải nghĩ đến việc tiếp theo là sẽ phải khoan một lỗ xuyên qua thân cây bonsai, do đó vị trí được chọn phải nằm trên đoạn thân đủ lớn để vết thương không làm cây gốc chết hoặc bị chột (chững lại không phát triển), chưa nói đến việc liền vết khoan và phụ nuôi cành mới ghép.

Cành để ghép xuyên thân: bạn nên chọn cành cây nhỏ, vừa dài, vừa mềm để uốn được và có thể xỏ xuyên qua thân cây. Cành này có thể lấy ngay từ cây bonsai mà bạn đang chuẩn bị khoan lỗ, hoặc từ một cây khác trồng chung trong một chậu (dĩ nhiên là hai cây phải cùng loài với nhau).

Sau khi chọn được một cành phù hợp rồi, bạn tiến hành khoan lỗ xuyên qua thân cây bonsai. An toàn nhất là dùng một cái mũi khoan nhỏ, khoan một lỗ thăm dò trước, rồi khoan rộng ra từng tí một cho đến khi cái lỗ trên thân cây vừa đủ rộng hơn cành cây non để có thể xỏ nó qua. Lỗ khoan đừng rộng quá hoặc hẹp quá vì nếu rộng quá, cây sẽ mất nhiều thời gian để liền vết thương và “ôm” lấy cành mới ghép, còn nếu hẹp quá, khi xỏ cành non qua nó sẽ hỏng những mầm non mới nhú trên cành cây đó.

Bắt đầu khoan ở mặt phía mặt sau của thân cây để vị trí sau cùng của cành cây ghép sẽ nằm chính xác ở nơi mà bạn muốn ghép cành mới. Còn vị trí phía xỏ vào của cái lỗ thì không cần phải chính xác lắm. Tuy nhiên, vì tính thẩm mỹ, bạn nên bắt đầu mũi khoan từ đằng sau hay bên hông thân cây, nơi nằm ngoài tầm mắt của người xem, vì sau khi hoàn thành việc ghép xuyên thân thì trên thân “cây nhận” chắc chắn sẽ có một “vết sẹo” mờ.

Cũng không cần thiết lắm, nhưng bạn nên tạo sao cho cuối lỗ khoan cao hơn đầu lỗ khoan. Nếu để cành cây hướng lên, nó sẽ tiếp tục mọc ngọn, và bên phía mọc cành mới (phía cuối của lỗ khoan) sẽ đâm chồi nảy lộc và phát triển mạnh mẽ hơn phía đầu vào.


Khoan lỗ chếch lên trên sao cho khi luồn cành cây vào thì phần “đầu ra” (apical exit) của cành ghép hơi hướng lên - Ảnh: Bonsai4me.com​


Tuốt hết lá và cả cuống lá của cành cây non cần ghép, nhưng bạn chú ý không làm hại đến những mắt mầm ở nách lá, vì sau này cành ghép của bạn có phát triển tốt hay không, phụ thuộc vào những mắt mầm này. Từ từ và cẩn thận xỏ cành ghép qua cái lỗ bạn vừa khoan. Đặc biệt là đối với những nhánh cây loại gỗ mềm, nếu được thì bạn hãy cố gắng kéo nhánh cây chứ đừng đẩy nó. Điều đó sẽ giúp bạn tránh làm oằn nhành cây mà vẫn đưa nó xuyên qua lỗ được.

Để đảm bảo sau này lóng cây đầu tiên của nhánh ghép là lóng ngắn, bạn hãy đặt nhánh cây vào vị trí sao cho mắt mầm mới nhú (lóng đầu tiên) cách lỗ khoan một khoảng ngắn thôi. Nếu bạn chừa nhiều quá cho lóng cây đầu tiên, thì lóng thứ hai sẽ cách thân cây một khoảng rất xa.

Đặt cành cây sao cho mắt mầm đầu tiên (ở phía đầu ra) cách thân cây một khoảng cách không quá xa - Ảnh: Bonsai4me.com
Để cành ghép vào đúng vị trí, bạn hãy chèn một miếng gỗ nhỏ, mỏng (lấy từ chỗ khác trên cây chẳng hạn) vào lỗ khoan, đặt miếng gỗ dọc theo cành ghép để nó có thể chêm chắc chắn vào vị trí. Nếu cành ghép có thể di chuyển bên trong lỗ khoan thì thời gian để chỗ ghép có thể hòa nhập vào thân cây sẽ lâu hơn. Cuối cùng, trét sáp (bột nhão) để trám lại.

Bạn nên hỗ trợ cho cành non mới ghép phát triển mạnh mẽ. Chăm sóc cây thật tốt để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh. Nên cắt bỏ những cành mới nhú phía bên “đầu vào” của lỗ xỏ để dồn tối đa lực cho sự phát triển ở “đầu ra”. Không nên tỉa nhánh ghép vì như vậy sẽ làm cho quá trình phát triển cành dày lên bị chậm lại.

Thời gian đầu, cành ghép hoàn toàn “tự lo cho chính nó”. Khi nhánh ghép và lỗ ghép phát triển dày lên thì lớp gỗ thượng tầng phát sinh của chúng sẽ bị ép vào với nhau và bắt đầu gắn kết. Đó cũng là lúc nhánh ghép được thân cây nuôi dưỡng.

Với nguồn năng lượng được nhận thêm từ thân cây, phía đầu ra của nhánh ghép bắt đầu phát triển nhanh hơn phía đầu vào, và kết quả là sự gia tăng đường kính khá rõ rệt. Điều này cho thấy là nhánh cây non ở vị trí mới đã được thân cây nuôi dưỡng đầy đủ và có thể bắt đầu cắt được.

Cành ghép sẽ nhận được hai nguồn dinh dưỡng, phía “đầu ra” phát triển mạnh hơn “đầu vào” - Ảnh: Bonsai4me.com​

Đây là những cành cây đã được ghép thành công ở các cây: táo gai, cây thích Nhật Bản - Ảnh: Bonsai4me.com​


Nói theo lý thuyết thì có thể thực hiện ghép xuyên qua thân cây vào mọi thời điểm trong năm, nhưng vào giữa mùa hè là tốt nhất, vì đây là thời điểm cành cây ghép sẽ phát triển được ngay và khỏe mạnh, còn vết thương cũng liền nhanh hơn. Khoảng thời gian để có thể cắt gốc cành ghép, tùy thuộc vào từng loài cây cũng như sự phát triển cụ thể của cây bonsai và cành đem ghép vào. Đối với những loài lớn nhanh như cây đa thì nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chọn thời ghép vào ngay trước thời kỳ phát triển sung mãn nhất của cây thì sau 2-3 tháng là ta có thể cắt gốc cành ghép, còn đối với các cây chậm lớn như loài táo gai thì để có một cành ghép theo phương pháp xuyên thân phải mất chừng 2 năm.

Sau khi đã nhận thấy phần “đầu ra” của cành ghép phát triển lớn hơn phần “đầu vào”, bạn cũng đừng vội cắt bỏ phía “đầu vào” ngay lập tức vì thực tế cành cây vẫn nhận được sự nuôi dưỡng của hai nguồn là thân “cây nhận” và cây bố mẹ.

Khi cắt bỏ phần “đầu vào” bạn nên chừa lại một đoạn để phần “đầu ra” của quen dần với việc chỉ còn tiếp nhận dinh dưỡng từ thân cây mà nó mới ghép vào.

Cắt chừa lại một đoạn phía đầu vào (a) và cắt hết sau 3,4 ngày (b) - Ảnh: Bonsai4me.com​


Sau 3, 4 ngày, từ từ cắt ngắn dần đoạn đầu vào còn chừa lại cho đến khi sát thân cây. Bạn có thể tỉa lỗ khoan ghép sao cho nhẵn với thân cây và trám khít lại.



Có thể áp dụng kỹ thuật này cho tất cả các loài cây thuộc họ lá rộng, nhưng không áp dụng được cho cây có quả hình nón, vì ở loài này, việc tuốt hết lá sẽ làm cây bị shock và không phát triển được.

Những trường hợp thất bại có thể xảy ra là khi bạn không đủ kiên nhẫn để chờ cho 2 lớp gỗ thượng tầng của thân cây và cành ghép dính vào nhau, hoặc đôi khi vì bạn nóng vội trong việc cắt bỏ phía đầu vào của cành cây ghép. Vì thế yếu tố quan trọng là bạn phải hiểu biết về sự phát triển của từng loại cây và đặc biệt là phải biết kiên trì, nhẫn nại nữa.



Hà Thu lược dịch

Nguồn:Bonsai4me.com​
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
cách ghép kiều này vào cuối mùa xuân là tốt nhất chú ý vết khoan và kich cở cành ghép 8/10 chú ý vết khoan vô hay ra không làm téc da cây . sau đó nên lấy keo làm lành bít lại hai đầu khoan vì cành ghép đã bị tuột vỏ một khúc bằng thân cây chính cho nên bạn phải tréc keo làm lành thì cây không bị mục hay nấm xâm nhập vào . cũng như muống biết cành có sống hay không cứ để thời gian khi thấy vết khoan đã bit kín lại và cành cây không còn sê dịch thì bạn mới cắt bỏ chúc các bạn thành công
 
Top