Kỹ thuật Cơ bản uốn Cành Cứng - Dày - Giòn

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
1 Vài dòng tâm sự
Được sự ủng hộ của Anh Chị Em trong topic Kỹ thuật quấn dây cơ bản, nay em xin tiếp tục giới thiệu đến Cô chú anh chị một bài tiếp theo theo em cũng khá hay, Do bài mang tính chất dịch thuật, khó tránh khỏi sai sót khi dùng từ, hoặc có những phần trong Diễn đàn đã được nói đến, Bài chỉ mang tính chất tham khảo. Mong mọi người góp ý chân thành, dù sao em cũng phải ngồi đánh máy và biên soạn chứ không phải Copy rồi Post lên là xong ạ. Cảm ơn mọi người !
Bài Viết gồm 2 phần:
PHẦN I - Uốn Cành 'dày' hoặc Chi nhánh giòn

Phần thứ nhất

Như chúng ta đã biết, cách dễ nhất để uốn cong bất kỳ chi nhánh nào vào vị trí mà ta muốn là dùng phương pháp quấn dây nhôm hoặc đồng.
Trong một số trường hợp, có thể dùng Sợi cọ [ Việt nam có không nhỉ? ], Băng keo non, dây cao su để ngăn chặn nứt chi nhánh, ngăn chặn vỏ tách ra khỏi gỗ trong quá trình vặn – sửa.
Tuy nhiên, với một số loại cây, việc uốn chi nhánh quá dày, không thể dùng sức của tay hoặc lợi dụng độ dẻo của dây quấn. Khi đó, ta cần phải sử dụng các biện pháp khác, sẽ được nêu trong phần sau.
Lưu ý: Đối với từng loài cây, việc uốn này không được quá nhanh và quá xa. Tất cả cần thật chậm rãi và cẩn thận. Độ dẻo dai và sức hồi phục cần kinh nghiệm của người uốn.
Đối với những chi nhánh bạn cảm thấy khó, nên uốn cong đến 1 mức độ nào đó, sau đó chờ cho vết thương lành, thì lại tiếp tục uốn, cho đến khi vừa ý. [ Uốn cây quan trọng nhất là kinh nghiệm và kiên nhẫn ]
1. Dùng dây neo

Kỹ thuật đầu tiên trong bài viết này đề cập tới là dùng các dây neo, và các dây này có thể áp dụng song song với tất cả phương pháp phía sau. [ Cái này quá dễ dàng nên em không đi vào chi tiết ]
Một khi các chi nhánh dày đã được uốn cong bằng tay hoặc bằng các phương pháp khác, nên sử dụng dây neo đến khi chi nhánh hoàn toàn cố định tại vị trí cần uốn.

Một dây đồng luôn được lựa chọn đầu tiên hơn dây nhôm, vì tính dẻo dai và sức chịu lực.
Đối với hầu hết tình huống, dây đồng 1mm-1,5mm là thích hợp.
Lưu ý: Nên dùng Miếng lót = cao su, loại dày càng tốt, để tránh gây sẹo cho chi nhánh.
2. Phương pháp Xoắn dây [ tạm dịch là vậy, từ nguyên gốc tối nghĩa, em không dịch được ]
Đầu tiên là hình minh họa

Xem xong chắc mọi người đã đoán ra phương pháp này rồi đúng không.

Đây là phương pháp Cải tiến phương pháp trên, sử dụng 1 sợi dây đồng gấp đôi so với cách trên.
+ Dùng 1 thanh kim loại cho vào giữa 2 sợi dây và bắt đầu xoắn lại với nhau.

Lợi thế của việc xoắn này cho phép rút ngắn và kéo các chi với rất nhiều sức mạnh nhưng không quá đột ngột. Phương pháp này rất hữu ích đối với các chi nhánh cứng đầu, mà khi sử dụng tay sẽ khó đạt được kết quả như vậy.
3. Dùng Cảo [ TurnBuckles – Nguyên văn ]

Cảo thì Việt Nam mình chắc ai cũng biết rồi nên em không giới thiệu nữa.
4. Kẹp chi nhánh [ Clamps ]
Không khuyến khích sử dụng phương pháp này. [ Cái này em viết ^^ ]
Phương pháp này được xem như 1 phương pháp tra tấn thời Trung Cổ đối với chi cành.

Với 2 chân bên ngoài cố định chi nhánh, chân giữa từ từ kéo dài [ do được quay trên 1 Tua vít ]. Cách này khá hiệu quả, tuy nhiên, mặc dù được đệm hoặc bao bọc thì Vỏ ngoài của chi nhánh luôn luôn bị tổn thương khá nghiêm trọng.
….( còn tiếp phần 2 – Các phương pháp chỉ thực hiện khi hết cách…)
 

thailaipc

Thành viên tích cực
Bài viết rất hữu ích, cảm ơn Thịnh đã sưu tầm, biên dịch.
Theo mình Phương pháp xoắn dây (2): dây đồng nên thay = dây dù (dây thường mắc võng đối với cành lớn, cành nhỏ hơn có thể dùng kích cỡ nhỏ hơn) khi tiến hành xoắn sẽ khó đứt hơn. Tương tự như trên dùng thanh kim loại hay thanh gỗ vặn đến mức cần thiết ta để nguyên thanh kim loại, thanh gỗ vặn đến chiều dọc của dây và buộc lại. Ý kiến riêng, các bạn có thể đóng góp thêm để thuận lợi trong việc tạo tác những cây cảnh của mình.
Hình như thế này để các bạn dễ hình dung:

 

huyetdu

Banned
2. Phương pháp Xoắn dây [ tạm dịch là vậy, từ nguyên gốc tối nghĩa, em không dịch được ]






Theo tôi gọi là NÉO hoặc NÍU, "già néo đứt dây", "già níu đứt dây".

Rất cảm phục sự nhiệt tình đóng góp của bạn.
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Kỹ thuật Uốn cành Cứng - Dày [ Phần 2

Các kỹ thuật mô tả trong Phần 1 của bài viết làm tăng khả năng uốn 1 chi nhánh dày, tuy nhiên, khi 1 chi nhánh dày, giòn mà muốn chuyển nó vào vị trí mới thì cần phải làm suy yếu cấu trúc của nó và lợi dụng đặc tính tự chữa lành của cây để hoàn thành ý đồ của ta.
Lưu ý kỹ thuật sau đây chỉ dùng cho cây khỏe mạnh, sức sống mạnh, khả năng phục hồi của cây cao.
1. Thời gian tối ưu
Các kỹ thuật được mô tả phía sau sẽ gây ra chấn thương năng đến các chi nhánh được uốn cong.
Nếu thực hiện trong mùa đông – lúc cây chậm hoạt động, khu vực bị hư hỏng sẽ không chữa lành cho đến khi cây hoạt động tích cực trở lại. Do đó, đa số trường hợp, thời gian lý tưởng nhất là giữa mùa hè đến cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu [ ở VN chắc khoảng từ tháng 4 – tháng 6-7 ]. Đối với các loài cây lá kim – nhựa như Thông, Dương…nên thực hiện cuối mùa hè khi dòng nhựa trong thân cây giảm lưu chuyển. Đối với các cây có xu hướng chảy nhựa, không thực hiện trong đầu mùa xuân trước rụng là hoặc nảy chồi con.
2. Kỹ thuật Notching [ từ nguyên bản luôn – chưa đủ trình độ dịch ^^ ]
Kỹ thuật này đơn giản chỉ là một kỹ thuật mà chi nhánh được cắt qua chiều rộng của nó và sau đó chi nhánh được uốn cong vào vị trí ta cần.
Đây là 1 kỹ thuật rất nhanh chóng và đơn giản, tuy nhiên, khuyết điểm của nó là thường để lại sẹo, lồi ở điểm cắt.

Phải có dây cố định giữ cho chi cố định tại chỗ trong khi vết thương được tái tạo. Có thể bôi 1 lớp Vaseline [ Sáp mỡ ] xung quanh vết thương khi đã tiếp xúc [ đừng bôi lên mặt cắt của vết thương ]
Hai vết cắt được cắt chữ V, sâu 2/3 chiều rộng của chi nhánh.



Sử dụng dụng cụ sắc, được sát trùng kỹ, vết cắt phải gọn gàng, nhẵn, sao cho khi tiếp xúc, 2 mặt cắt tiếp xúc với diện tích lớn nhất.
Sau đây là múa minh họa để chúng ta dễ hình dung:



------



------



Do hình ảnh tối đa chỉ là 15 nên em sẽ phân ra thêm phần 3, phần này có nhiều kỹ thuật em thấy rất hay, nếu có điều kiện thực hành sẽ mang lại nhiều hiệu quả khá tốt.
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Kỹ thuật Uốn cành Cứng - Dày [ Phần 3 - hết ]

Kỹ thuật tiếp theo:
1. Loại bỏ thớ gỗ
Kỹ thuật này yêu cầu loại bỏ thớ gỗ bên trong chi nhánh, nhằm tạo độ dẻo - mềm để thực hiện thao tác uốn
Kỹ thuật này tương đối dễ thực hiện:


2. Kỹ thuật khoét
Đối với những chi nhánh khó chịu như vầy thì đây là giải pháp:



Dùng dây cố định chi nhánh và vết thương

Dùng băng dính buộc lại chống côn trùng hoặc nước lọt vào

3. Tách
Chỉ thực hiện kỹ thuật này khi thực sự hết cách, vì kỹ thuật này sẽ tạo nên các vết sẹo tương đối khó chịu:




Cắt đôi và hi sinh nửa phần dưới đổi lấy nửa trên đúng ý đồ:

Phần 3, nhiều hình, ít chữ, do đa số là các kỹ thuật khá dễ nhìn và thực hiện theo.
Xin cảm ơn Anh chị đã quan tâm theo dõi loạt bài vừa qua. Cảm ơn mọi người, chúc mọi người thành công.
 

hoangvanviet1992

Thành viên tích cực
Trả lời: Kỹ thuật Uốn cành Cứng - Dày [ Phần 2

bài anh viết hay, cảm ơn a thịnh đã chia sẽ.
e xin nói thêm, anh e muốn tham khảo thêm thì vào youtube.com rồi gõ kí tự "tạo hình nghệ thuật cho cây cảnh" rồi xem, cũng có nhiều phương pháp uốn cành to và cứng.thành công.
 
Top