Kỹ thuật bứng cây

trungduart

Administrator
Có nhiều anh em xoay quanh vấn đề bứng cây từ mặt đất vào trong chậu cụ thể là cây Me, cây Lộc Vừng. Anh em nào có kinh nghiệm bứng cây có thể chia sẻ kỹ thuật cùng anh em biết nha.
 

huong_trang

Thành viên
e lại muốn hỏi hướng ngược lại, cho cây từ chậu ra đất mà không phải đập chậu ( cái này honglong nói )
 

phamvanhien

Thành viên
đơn giản thôi mà .bạn cho nhiêu nước vào rồi chờ khoảng 2h sau ,đất nó mềm nhũn rùi mình
nhớc cả cây lên nếu nó to quá thì bạn cỏ thể bỏ bơt dất của nó đi là đưoc mà!
 

satruky

Thành viên tích cực
Bứng cây từ đất vô chậu mới khó chứ, đặc biệt là kinh nghiệm làm bầu đất. Tôi thử làm mấy lần mà không được, chỉ còn trơ lại rễ thôi, về trồng hồi hộp cả tháng. Ví dụ như cây mai này của Dailoc, sồng trên đất cát thì khi bứng, cách làm bầu như thế nào? rất mong các bác có kinh nghiệm hướng dẫn.
 

bonhe

Quản lý viên
Có nhiều anh em xoay quanh vấn đề bứng cây từ mặt đất vào trong chậu cụ thể là cây Me, cây Lộc Vừng. Anh em nào có kinh nghiệm bứng cây có thể chia sẻ kỹ thuật cùng anh em biết nha.
B
Bứng cây từ vườn, núi ,v.v.. cho vào trong chậu là một vấn đề lớn, chứ không đơn giản. Nếu không làm đúng cách, thì tỷ lệ thành công sẽ không cao. Các bạn tưởng tượng là cây đang mọc khỏe (hoặc là không khỏe) trong lòng đất với diện tích cực lớn để cho bộ rễ tha hồ mà tung hoành ngang dọc, với nhiệt độ cố định (chứ không giao động như trong chậu), tự dưng bị bứng lên và bị nhét vào trong chậu với diện tích bé hơn nhiều và nhiệt độ thì không ổn định; đó là chưa kể thay đổi môi trường khí hậu, độ ẩm (mang từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, từ chỗ lạnh tới chỗ nóng , v.v..). Điều này chắc chắn sẽ làm cho cây bị rất nhiều stress và nếu không biết cách chăm sóc, chết cây là điều kết cục. Tôi nghĩ không ai muốn điều này xảy ra, nhất là như có bạn đã trình bày trong DĐ rằng do sự khai thác cây quá nhiều, đã dẫn đến tình trạng là lượng cây đẹp không còn nhiều. Do vậy, mỗi cây các bạn kiếm được và có cơ hội để đào lên, thì phải rất trân quí nó, kẻo không nó thành củi thì khổ, vừa tốn công đào, vừa hại cho môi trường sống.
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Lúc nào nên đào cây?
Nên đào vào lúc cây đang thời kì nghỉ đông. Còn tại VN thì tôi không có kinh nghiệm, dù sao, tôi nghĩ là không nên đào cây vào mùa hè. Lý do: mùa hè nhiệt độ cao, cây cối ngừng sinh trưởng, ngay cả hệ thống rễ, gọi là "nghỉ hè":p. (điều này khác với thời nghỉ đông: hệ thống rễ vẫn phát triển). Khi đào cây, thì chắc chắn bộ rễ phải bị tổn thương, trong khi cây tiếp tục mất nước bởi sự bốc hơi qua hệ lá bởi nhiệt độ cao; hệ rễ không có khả năng hút nước để cung cấp cho cây. Ngoài ra, khả năng liền vết thương không tốt khi nhiệt độ cao, dẫn đến sự thúi rễ, từ từ cây sẽ vào nghĩa địa!

Ngược lại, khi đào cây vào thời nghỉ đông, hệ thống rễ mặc dù bị tổn thương, nhưng vẫn có khả năng lành vết thương và tăng trưởng. Mặc khác, nhiệt độ lúc này không nóng, cho nên cây cũng không bị mất nước, và bộ rễ có khả năng giúp cho cây mới đào vượt qua giai đoạn stress. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Chuẩn bị đào cây cần những gì?
Khi thời điểm đào cây đã đến, tôi cần những thứ sau trước khi khởi sự đào:
1. Chậu đựng cây: thùng nhựa kích thước tùy kích thước cây (không biết ở VN có bán loại thùng nhựa không?), hoặc chậu gỗ (mua gỗ về tự đóng).
2. Đất trồng: rất quan trọng vì quyết định sự sống còn của cây mới đào. Đất cần phải thoát nước tốt. Tôi dùng 100% chất vô cơ: pumice(đá núi lửa trắng), hoặc turface (đất sét nung). Nếu đất không thoát nước tốt (đất bùn, đất thịt, đất nhiều chất hữu cơ), bộ rễ mới bị tổn thương do đào, sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng hay nấm, làm cho thúi rễ, từ đó cây sẽ nhiều khả năng không qua khỏi con trăng.
3. Dây kẽm, hoặc những miếng gỗ để cố định cây vào chậu. Cũng là điều không kém quan trọng cho sự sống còn. Cây phải được cố định vững chắc trong chậu, thì bộ rễ mới có thể phát triển tốt được.
4. Vitamin B1: có nhiều người ngâm rễ cây mới trồng vào dung dịch B1 qua đêm trước khi trồng vào chậu. Tôi không dùng nó.
5. Rêu ẩm, dây cói, bao nylon to: cần khi đi đào cây trên núi xa. Sau khi mang cây ra khỏi mặt đất, lấy bỏ đất bao quanh rễ, sau đó dùng rêu ẩm để bọc từng nhánh rễ lại, sau đó lấy dây cói quấn bọc rêu lại, sau đó bỏ phần gốc cây và bộ rễ vào trong bao nylon, rồi cột chặt miệng bao lại. Mục đích để giữ ẩm cho bộ rễ trong khi di chuyển cây về nhà.
6. Không quên xẻng, cuốc, kìm và cưa cắt cành, rễ.
7. Bình xịt nước (như thợ hớt tóc): trong khi đào, phải thường xuyên xịt bộ rễ cho ẩm, và sau khi bỏ cây vào bao nylon rồi, thì cần xịt nước lên toàn bộ hệ lá (để giảm thiểu sự mất nước qua lá bốc hơi)
8. Mang thật nhiều nước để cho người và cây :)
Bonhe
 

moichoicay

Thành viên
Lúc nào nên đào cây?
Nên đào vào lúc cây đang thời kì nghỉ đông. Còn tại VN thì tôi không có kinh nghiệm, dù sao, tôi nghĩ là không nên đào cây vào mùa hè. Lý do: mùa hè nhiệt độ cao, cây cối ngừng sinh trưởng, ngay cả hệ thống rễ, gọi là "nghỉ hè":p. (điều này khác với thời nghỉ đông: hệ thống rễ vẫn phát triển). Khi đào cây, thì chắc chắn bộ rễ phải bị tổn thương, trong khi cây tiếp tục mất nước bởi sự bốc hơi qua hệ lá bởi nhiệt độ cao; hệ rễ không có khả năng hút nước để cung cấp cho cây. Ngoài ra, khả năng liền vết thương không tốt khi nhiệt độ cao, dẫn đến sự thúi rễ, từ từ cây sẽ vào nghĩa địa!

Ngược lại, khi đào cây vào thời nghỉ đông, hệ thống rễ mặc dù bị tổn thương, nhưng vẫn có khả năng lành vết thương và tăng trưởng. Mặc khác, nhiệt độ lúc này không nóng, cho nên cây cũng không bị mất nước, và bộ rễ có khả năng giúp cho cây mới đào vượt qua giai đoạn stress. Bonhe
cảm ơn bác nhiều, một kinh nghiệm rất hay, tôi đã bứng nhiều cây nhưng do hay bứng vào mùa hè vậy nên tỉ lệ chất rất cao. bác cho e hỏi thêm cây ngủ đông là vào khoảng tháng mấy vậy bác
 

bonhe

Quản lý viên
cảm ơn bác nhiều, một kinh nghiệm rất hay, tôi đã bứng nhiều cây nhưng do hay bứng vào mùa hè vậy nên tỉ lệ chất rất cao. bác cho e hỏi thêm cây ngủ đông là vào khoảng tháng mấy vậy bác
Cám ơn lời khen của bạn. Như tôi đã nói, tôi không có kinh nghiệm về khi nào là mùa nghỉ đông ở VN. Tôi nghĩ là khoảng tháng 12? Nhờ các bạn có kinh nghiệm về thời gian đào cây tối ưu ở VN nhảy vào giúp tôi với. Cám ơn. Bonhe
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Cám ơn lời khen của bạn. Như tôi đã nói, tôi không có kinh nghiệm về khi nào là mùa nghỉ đông ở VN. Tôi nghĩ là khoảng tháng 12? Nhờ các bạn có kinh nghiệm về thời gian đào cây tối ưu ở VN nhảy vào giúp tôi với. Cám ơn. Bonhe
Em chưa hiểu nhiều lắm, với chút kiến thức góp nhặt được, em xin mạo muội phá đề như sau:

Bứng (hay đánh) cây vào chậu, với những lý do bác Bonhe đã nêu, cần căn cứ vào các yếu tố: đặc điểm vùng miền (liên quan đến khí hậu), thời điểm (liên quan đến khả năng sinh trưởng của cây và thời gian phục hồi) và giống cây.

1. Vùng miền:

Ở VN nói chung có khí hậu theo các vùng miền khác nhau. Chi tiết thì có tới 7-8 vùng miền, ít hơn thì cũng phải 3-4 vùng miền có đặc trưng khác nhau:

+ Miền Bắc và Bắc Trung Bộ;

+ Miền Nam Trung Bộ;

+ Tây Nguyên;

+ Đồng bằng sông Cửu Long

Nếu chi tiết hơn, Miền Bắc và Bắc Trung Bộ gồm 3 vùng, Đồng bằng sông Cửu Long gồm 2 vùng nữa. Tuy nhiên, phân ra 4 miền là tạm đ ủ.

Thời tiết ở Việt Nam cũng gồm 2 hình thái chính: từ Đèo Ngang trở ra có thời tiết 4 mùa khá rõ rệt, trong khi từ Đèo Ngang trở vào lại chủ yếu có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Từ nay về sau, nói "ngoài Bắc" nghĩa là vùng có khí hậu 4 mùa, còn "trong Nam" là vùng có khí hậu 2 mùa.

2. Thời điểm.

Do đặc trưng văn hóa, ở Việt Nam vẫn dùng song song hai loại lịch: Dương Lịch (hay Tây lịch) và Âm - Dương Lịch (Âm Lịch). Một điều dễ thấy là mặc dù Dương lịch được coi là chuẩn quốc gia, nhưng toàn bộ lịch gieo cấy các loại cây do Bộ No&PTNT khuyến cáo đối với từng địa phương lại chủ yếu sử dụng theo Âm Lịch. Vì vậy, người chơi cây cần phải nắm được quy luật này.

Thông thường, với thực vật nói chung, quy luật cổ truyền của các cụ là: xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng. Nghĩa là mùa xuân thì sinh sôi nảy nở, mùa hạ thì thì phát triển, mùa thu thì giảm dần hoạt động và mùa đông thì ẩn sự sống đi. Dựa vào quy luật này, việc nói đánh cây vào cuối thu, đầu đông là chính xác. Ở thời điểm này, cây thu hết nhựa vào thân, sắp bước vào thời kỳ ngủ đông, khí hậu mát mẻ, khô ráo khiến cho vết cắt ít bị mất nhựa, nhiễm khuẩn...

Đối với cây ở miền Nam, chỉ có 2 mùa mưa và mùa khô nhưng có nắng và nhiệt độ cao quanh năm, quy luật sinh trưởng đơn giản chỉ là mùa mưa thì lớn mạnh, đầu mùa khô bắt đầu thu nhựa và cuối mùa khô là thời điểm đánh cây thích hợp. Khi đó, việc tưới tắm, bảo quản các vết cắt cũng dễ dàng hơn so với mùa mưa.

Tuy nhiên, đánh cây cần phải biết liệu thời tiết và chống lại những biến động khác thường của nó. Chẳng hạn năm nay, mùa mưa ngâu mà chẳng có lấy 1 giọt mưa ở miền Bắc, trời lập thu mà vẫn nắng trang trang 35-36 độ. Buổi sáng phe phẩy heo may, giữa trưa đưa chút gió tây, chiều về lại quay gió nồm. Những hình thái thời tiết đặc biệt như thế này, nếu biết tận dụng, cây sẽ sinh trưởng cực mạnh, nhưng nếu không biết, chăm sóc cây sẽ rất khổ sở. Những người trồng đào và mai Tết năm nay đang bắt đầu tá hỏa với những đợt hoa trái mùa là 1 minh chứng rõ nhất.

Một cách chung nhất, về thời điểm đánh cây, thích hợp nhất là từ tiết thu phân đến tiết đông chí (cái này lịch nào cũng có). Tuy nhiên, cần lưu ý về mặt thời điểm. Mặc dù có thể theo lịch là đông chí, nhưng khí hậu chưa chắc đã thay đổi đúng theo tiết khí này. Việc thời tiết sớm hay muộn, ngoài yếu tố bất thường El Nino và La Nina mới phát sinh gần đây thì tuân thủ theo quy luật: cứ 3 năm có 1 năm nhuận (ÂL), năm nhuận thời tiết đến muộn khoảng 10 ngày, năm 1 sau năm nhuận là đúng, năm sau sớm khoảng 10 ngày.

3. Sinh lý cây.

Những loại cây khác nhau có đặc điểm sinh lý khác nhau, có thể phân ra mấy nhóm:

+ Nhóm cây lá kim như thông, tùng, tùng la hán, kim giao...

+ Nhóm cây lá rộng vỏ dầy, khỏe.

+ Nhóm cây lá rộng, vỏ mỏng, yếu;

+ Nhóm cây thân thảo, mọng nước.

Sinh lý các nhóm cây này khác nhau:

+ Nhóm lá kim thường sinh trưởng chậm, khá nhạy cảm với việc chặt rễ, di chuyển khỏi nơi sống cũ. Thường nhóm này có nấm cộng sinh với rễ cây nên khi đánh, chú ý đánh nhiều lần và mang ít đất từ nơi đánh cây về trồng để phần rễ mới mọc sau khi đánh có sẵn nguồn nấm cộng sinh. Khi đánh cần xử lý vết cắt cẩn thận và dùng thuốc kích thích ra rễ. Đánh bắt buộc phải có bầu, đường kính bầu đất tối thiểu gấp 3 lần đường kính gốc;

+ Nhóm cây lá rộng, vỏ dày, khỏe như: sanh, si, sung, đa, đề, sộp ... nói chung vỏ dày, nhiều nhựa, sống khỏe nhưng gỗ không chắc, rất dễ bị mục. Khi đánh, chỉ cần lưu ý cắt đầu rễ, đầu cành cho ngọt là ổn, thậm chí không cần bảo quản vết cắt và kích thích ra rễ. Bầu đất đánh có thể nhỏ, thậm chí ko có bầu đất vẫn sống;

+ Nhóm lá rộng, vỏ mỏng, yếu như: tường vi, ổi, du, linh sam ... có vỏ mỏng, gỗ cứng, khi gỗ hóa rồi rất khó tạo tác. Những cây này thường khó tính, khi đánh cần xử lý gọn gàng như đối với cây lá kim nhưng không cần mang đất từ nơi đánh cây về chỗ trồng. Đường kính bầu đất cũng tối thiểu 3 lần đường kính gốc;

+ Nhóm cây thân thảo, mọng nước: dễ sống, chịu được đánh chuyển, cắt tỉa rễ như: sứ, xương rồng, baobab ... Đối với những cây dòng này, đánh rất đơn giản, chỉ cần giữ lại chút rễ là được.

4. Một số điểm cần lưu ý khi đánh cây:

+ Đánh làm nhiều lần: đối với những cây to, những cây có rễ cọc, nên đánh cây làm nhiều lần, thời gian tối đa là 1 năm. Lần đầu đào xuyên, chặt rễ cọc và có thể 1 phần rễ xung quanh, sau đó cắt sửa gọn gàng đầu rễ, lấp đất lại, có thể lót nilon bên ngoài lỗ đào để sau này khi rễ con mọc ra có thể bứng về mà không bị đứt nhiều. Sau 2-3 tháng, lại đào và cắt tiếp 1 phần rễ. Sau 1 năm, cây có nhiều rễ con mọc từ các đợt chặt rễ trước nên đánh về xác suất sống cao;

+ Kích thích ra rễ: đa số cây, đặc biệt là những cây vỏ dầy, khỏe thường có đặc tính là khi bị đưa vào trạng thái gần chết, sau đem trồng lại thường lên rất khỏe. Áp dụng đặc tính này, người ta đánh cây lên, sửa rễ gọn gàng, xong để cây vào nơi râm mát 1 thời gian để khô nhựa và kích thích cây ra rễ. Với những cây khó sống, bầu nhỏ, để từ 1 buổi đến 2 ngày. Những cây đánh bầu lớn, có thể để 1 - 2 tuần để kích thích;

+ Tỷ lệ bầu đất và đường kính gốc: cây càng nhỏ, tỷ lệ tương quan giữa bầu đất và đường kính gốc càng lớn và ngược lại. Bầu đất càng lớn, xác suất sống của cây càng cao;

+ Tỉa lá: khi bứng cây, dứt khoát phải tỉa bớt lá. Tùy theo mức độ tổn thương của cây khi bứng mà ta có thể tỉa hết hoặc tỉa 1 phần lá. Tuy nhiên, riêng đối với cây lá kim, phải giữ lại 1 phần lá cho cây thở vì khả năng nảy mầm ngủ của cây lá kim là rất yếu, cắt hết nguy cơ chết rất cao;

+ Che chắn: trồng cây mới đánh, bất kể mùa nào cũng phải che chắn. Mùa hè che nắng, mùa thu đông che gió, sương. Cây mới đánh, sức đề kháng yếu, nếu cây không được che chắn rất dễ bị tổn thương;

+ Sửa rễ, tay, cành: thường cây đánh xong, được kết hợp sửa rễ và tay cành luôn. Lưu ý, dùng kéo cắt và cưa cắt tỉa lại các vết cưa, cắt, chặt trừ trước cho hết chỗ bị giập, bôi thuốc sát khuẩn (vôi) và/hoặc thuốc kích thích/bảo quản vào những vết đó trước khi trồng lại, đặc biệt đối với những cây phải vận chuyển trên quãng đường xa;

+ Tưới: sau khi trồng cây vào chậu, nên tưới thật đẫm lần đầu, sau đó để khô đi, che chắn cẩn thận kẻo dính trời mưa liên tiếp thì cũng khổ :D. Để đến khi đất tương đối khô mới tưới vừa ***** ẩm trở lại. Khi thấy cây bén rễ, phát triển trở lại mới bắt đầu dùng phân bón để cây nhanh lại sức.

Trên đây là những kiến thức em lượm lặt được trong quá trình tìm hiểu, học hỏi chơi cây. Có gì chưa hay, chưa phải xin các bác chỉ giáo. Mong các bác sử dụng kiến thức này để đánh cây cho tốt, lỡ có kết quá, vào rừng đánh thì cũng chỉ đánh cây mình cần mà không làm hại cây xung quanh.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Chưa đọc hết bài của TĐT,nhưng tôi đã thấy có giá trị vì bạn trình bày rất khoa học và thực tế. Tiếp nha. Cảm ơn.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Có nhiều anh em xoay quanh vấn đề bứng cây từ mặt đất vào trong chậu cụ thể là cây Me, cây Lộc Vừng. Anh em nào có kinh nghiệm bứng cây có thể chia sẻ kỹ thuật cùng anh em biết nha.
Bứng cây đòi hỏi rất nhiều yếu tố kỷ thuật,theo tôi kô thể truyền đạt qua các bài viết được, các bạn có thấy bầu đất có cây Mai của bạn Dailoc kô, đó là sự kết hợp của cả kỹ thuật và nghệ thuật,nhưng cây Mai đó ở vùng đất cát được bứng vào mùa khô đất đã cứng,vậy cách búng vào mùa mưa ,đất mềm thì làm cách khác, tôi sẽ đề nghị a Dũng làm 1 video về chủ đề này.
 

phonghoangthanh

Thành viên
theo tôi đó là một chủ đề cực kỳ hay và quan trọng.mong các nghệ nhân và toàn thể các chú,các bác có kinh nghiệm trong DD hãy giúp và truyền đạt lại kinh nghiệm đó cho những người chưa biết và còn ít kinh nghiêm xin trân thành cám ơn.
 

Minh Xuân

Quản lý
Theo tôi đây là một chủ đề ... cần cân nhắc vì nó khuyến cáo mọi người vào rừng đào cây:)
Nếu đặt vấn đề là nhân giống từ cây trong rừng thì tôi xin tham gia. Còn nếu là bứng cả cây trong rừng về thì không dám "vẽ đường cho hươu chạy", kẻo kiểm lâm bắt thì phiền:)
Dù sao đây cũng là một kỹ thuật quan trọng với nghĩa là bứng cây trồng trong vườn (chứ không phải cây rừng) vào chậu.
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Theo tôi đây là một chủ đề ... cần cân nhắc vì nó khuyến cáo mọi người vào rừng đào cây:)
Nếu đặt vấn đề là nhân giống từ cây trong rừng thì tôi xin tham gia. Còn nếu là bứng cả cây trong rừng về thì không dám "vẽ đường cho hươu chạy", kẻo kiểm lâm bắt thì phiền:)
Dù sao đây cũng là một kỹ thuật quan trọng với nghĩa là bứng cây trồng trong vườn (chứ không phải cây rừng) vào chậu.
Bạn Minh Xuân cảnh báo rất đúng, thực ra tôi chỉ muốn nói về cây Mai,vì theo tôi biết đã có quá nhiều gốc Mai lớn,đẹp chết vì kô biết cách bứng.Sẽ cân nhắc lại.Cãm ơn.
 

leminhvu_khanhhoa

Thành viên mới
Kỹ thuật bứng và trồng cây
Không có một công thức chung nào cho việc này vì nó tùy thuộc vào loài cây và loại đất nên để nói cho đầy ***** thì rất dài hơi. ở bài này tôi chỉ đưa ra các mục tiêu và biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
Bứng và trồng cây cảnh: mục tiêu là để cây tươi lâu và có thể ra rể mới để tiếp tục sinh trưởng.
a) Bứng cây: Để đảm bảo cây tươi lâu phải hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thoát ra khỏi thân cây. Muốn vậy ta phải:
- Cắt bỏ toàn bộ cành không có ích nhưng phải đảm bảo cành thân còn lại mang mầm có thể phát triển thành chồi mới. Vết cắt xiêng và được quyét sơn (vôi) hoặc chất sát trùng. Để giảm lượng nước thoát đi và vết cắt bị nhiễm bệnh.
- Cắt bỏ 2/3 diện tích lá (nhưng theo tôi thì cắt bỏ hết) vì lá thoát nhiều hơi nước.
- Nếu bứng được bầu thì tốt (nếu không thì để lại tối đa rễ đặc biệt là rễ non) sao cho vừa kích thước chậu trồng. Các vết cắt phải nhẵn và xiêng để dễ ra rễ mới và mặt cắt hướng lên trên để tránh nước đọng nhiều trên vết cắt gây bệnh và thối rễ.
- Nếu không trồng ngay được thì nhúng cây (từ cổ rễ trở xuống) trong cát hoặc mùn cưa đã được tưới ước và để cây trong mát.
- Để nhanh ra rễ: Ngâm cây (từ cổ rễ trở xuống) trong hỗn hợp sền sệt gồm 2/3 bùn nhão + 1/3 phân bò (trâu) tươi + 4% phân lân + Nước. Hoặc bôi thuốc kích rễ, liền da…
b) Trồng cây: Đảm bảo cây ra rễ nhanh và tiếp tục sinh trưởng tốt sau này.
- Đất trồng: Đảm bảo tơi xốp, đầy ***** dinh dưỡng, thoát và giữ nước tốt. Có thể pha trộn theo tỷ lệ 50% đất thịt + 30% phân chuồng hoai mục + 20% tro trấu (đã rữa qua nhiều lần mưa để trôi hết chất mặn) + phân lân.
- Lót một lớp đất đã pha trộn vào chậu và đặt cây vào. Sau khi đặt cây nên xếp lại bộ rễ theo ý rồi dùng phần đất còn lại lấp cây tới cổ rễ. Nhớ nén nhẹ đất xung quanh rễ để đảm bảo đất tiếp xúc với rễ và không có các chỗ hổng lớn gây đọng nước làm thối rễ. Cố định cây vào chậu không để cây ngã bị động gốc. Sau khi trồng nên tưới nước ngay để ổn định đất trong chậu.
- Để tráng ánh nắng trực tiếp ta để cây trong mát, che bong, tủ rơm rạ (lá chuối) lên cây.
- Giữ độ ẩm cho cây vừa ***** để cây không bị héo (nên tưới phun sương nhiều lần trong ngày). Tưới và làm mát là khâu quan trọng để đảm bảo cây sống.
- Khi cây đã phát sinh rễ mới (khoảng 1,5 – 2 tháng sau trồng) nên bón phân để đảm bảo dinh dưỡng cho cây với lượng 1 muỗng cafe Urê trong 5 lít nước cho 1 chậu. sau đó định kỳ 2 tháng tưới phân 1 lần.
* Tất cả các khâu trên đều thực hiện khi trời râm mát. Nếu không chủ động được nước tưới thì tốt nhất ta nên bứng và trồng cây vào mùa mưa.
* Tôi thường trồng cây trong hố cát phù sa đến khi cây có rễ mới thành thục (rễ chuyển sang màu xám) rồi mới trồng vào chậu.

Những vấn đề Vũ nói trên đây có thể chưa đầy *****, chính xác, còn tùy thuộc rất nhiều vào loài cây đặc biệt là sức sống của nó và điều kiện của mỗi người. Một số loài cây không làm đầy ***** các bước trên, thậm chí ta nhỗ rồi ném trên đất chúng vẫn sống. Nhưng có loài cây dù làm đầy ***** các việc trên chúng vẫn chết. Khi đó đừng đỏ tại Vũ đó nha!:p:eek::confused:
Vũ mong các bác áp dụng một cách chủ động và nhớ góp ý kiến cho Vũ với nha! Chúc các bác thành công!:rolleyes:

Tặng hoa là cả tấm long
Người ơi có hiểu cho người tặng hoa.

Dù hoa có héo có tàn
Tấm lòng nười tặng vẫn còn vẫn vương.
 

khangbkit

Thành viên
Hình như khi bứng cây kỵ nhất là nước mưa thì phải, hễ trồng xuống mà bị nước mưa ướt gốc là thúi rễ chết ngay! Em bị mấy cây rùi :((
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
+ 30% phân chuồng hoai mục .
cây mới bứng,theo tôi thì kô nên dùng phân chuồng,do chứa nhiều vi sinh+nấm mốc nên dễ gây thúi rễ. Bây giờ đã có nhiều loại phân hữu cơ và vi sinh ,ta có thể bổ sung sau.
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Cho lão nông này góp ý với các bác tý về vụ bứng cây nhé!

Một là: thời điểm bứng cây.

Như các bác đã nói ở trên, mình chỉ góp ý về mùa vụ ở miền Bắc (vì mình là người miền Bắc nên chỉ am hiểu đôi chút về thời tiết, khí hậu miền Bắc).
Các cụ ngày xưa có câu tục ngữ: " tháng hai (ÂL) cắm cán mai cũng sống"
Tháng hai là tháng rét lộc (cây cối ra lộc), có nghĩa là việc chuyển từ thời kỳ "nghỉ đông" sang thời kỳ các chất dinh dưỡng dự trữ chuyển hóa cho việc sinh trưởng (ra rễ, ra chồi non,...)
Kinh nghiệm thực tế: ngày trước mình trồng xoan, có cây vỡ bầu đất còn trơ rễ nhưng vãn trồng và trồng có cây sống, có cây không sống. Cây nào chưa ra lộc, vỡ bầu đất vẫn sống nếu chăm đúng cách, cây nào đã ra lộc rồi vỡ bầu đất thì rất ít sống.
Từ đó mình suy ra: cây chưa ra lộc có nghĩa là chất dinh dưỡng dự trữ trong cây còn nhiều, cây có nội lực sống tốt -> sống được. Cây đã ra lộc rồi, có nghĩa là đã sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này cây rất "yếu", vỡ bầu, đứt rễ lụa thì khó sống được.
Nói như vậy là chọn thời điểm bứng cây cũng rất quan trọng (không thế mà khí hậu cũng đựoc xếp vào nhóm "tài nguyên" là gì).
Hai là: Cách bứng:
Các bác đào cho khéo, làm thế nào không vỡ bầu đất, chú ý: phần ngoài bầu đất mà có rễ lụa thì phải giữ lấy, đừng cắt bỏ đi, nếu đào quá lâu thì phải thi thoảng phun nước cho rễ này không khô, không héo.
Bứng được bầu rồi thì dùng dây dứa (có nơi gọi là dây xác rắn) loại dây mà khi làm nhà người ta hay buộc giàn dáo, bán theo ký, to bản, dài quấn chặt lấy bầu đất (kể cả phần rễ lụa đã nói trên), sau đó các bác dùng dây cao su (loại dây buộc hàng sau xe máy, xe đạp ấy, nhưng là loại mỏng thôi) cuốn bầu đất thật chặt lại để đảm bảo là quá trình vận chuyển cây, bầu đất không vỡ.
Ba là: trồng cây.
Bác trồng vào chậu, hay ra đất cũng vậy, phải đặt cây (tốt nhất là đúng hướng cây trước khi bứng, cái này phải đánh dấu trước: các hướng đông, tây, nam, bắc ). Dùng đất bình thường không có phân (có người cẩn thận còn dùng cát nhỏ để trồng vì nó không có phân, dễ thoát nước nên không gây úng) lấp kín và nén thật chặt. Nếu là cây lớn thì phải đóng cọc cột cây cố định vào cọc để tránh gió lay (tránh hiện tượng đứt rễ non), còn cây bé, hoặc cây quá to, gió không lay nổi thì thôi.
Cắt hết phần đầu cành lá non, tỉa bớt phần lá già, để tránh sự thoát hơi nước quá lớn, nói tóm lại là nếu cây còn lá lúc đó thì ta chỉ nên để các cành, lá bánh tẻ (tất nhiên là những cành mà có dáng, thế phải để lại,... đối với cây cảnh, cây thế thì kết hợp cắt bỏ luôn những cành không hợp lí là tốt nhất)
Bốn là: Tưới nước cho cây mới trồng: tưới đám nước lần đầu tiên, mục đích để cho đất mới và đất cũ (bầu đất) tiếp xúc tốt với nhau (mục đích tạo thành dòng mao dẫn liên tục cho nước trong đất). Tưới cả ngọn cây, lá cây,...
Hàng ngày chỉ nên phun nước phần thân cây, lá cây thôi còn phần gốc đừng nên tưới nước nhiều chỉ giữ ở mức độ đủ ẩm, tưới nhiều quá sợ úng sẽ cản trở việc ra rễ mới của cây.
Năm là: che nắng, che gió cho cây mới trồng nếu thời tiết bất thuận.
Khi nào thấy cây rụng lá (là phản ứng tích cực của cây) thì tốt
(Nếu thấy cây héo là hỏng rồi đấy bác à!)
Lúc nào mà cây ra lá non vài ba lần (rễ mới đã già, chịu đựoc phân bón) thì mới tính đến chuyện cho cây ăn.

Người yêu cây cảnh là người có tâm nhân bản, sẽ ít người có hành động tàn phá môi trường. Hi vọng là kinh nghiệm trên đây của lão nông này không để cho những người tàn phá mồi trường áp dụng khi khai thác cây tự nhiên.
Chúc các bác vui!
 
Top