Ký sự cuộc phiêu lưu của cây Sam hương - Robert Steven

NaTuan

Quản Lý Viên
Vọng cách (tên khoa học: Premna serratifolia; tên tiếng Anh: malbau; họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae) còn gọi là cây cách, bông cách, mọc ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy lá làm gia vị ăn gỏi cá. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm. Lá lấy về, rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng mà dùng.

Cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng 12cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch hình trứng, màu đen, rộng cỡ 3 – 4mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt.

Toàn cây có mùi rất khó chịu nhưng lá có mùi thơm hơi hắc; còn rễ có vị đắng, nóng có mùi dễ chịu. Nó chứa một tinh dầu thơm và một chất màu màu vàng. Vỏ cây chứa 2 alcaloid là premnin và ganiarin. Premnin có tác dụng giống thần kinh giao cảm; nó làm giảm sức co của tim và làm dãn nở đồng tử.

Cây có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

Được dùng trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn dùng trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa. Ở Ấn Độ, cây được dùng trị đau dây thần kinh; rễ dùng trị di chứng xuất huyết não. Ở Ấn Độ và Inđônêxia, người ta còn dùng cây trị bệnh đau gan, đau dạ dày và làm thuốc hạ nhiệt. Lá cách được dùng nhiều ở Ấn Độ làm thuốc trị cảm lạnh và sốt, trị đầy hơi và dùng dưới dạng xúp làm thuốc lợi tiêu hoá, gây trung tiện. Ngày dùng 8 – 12g lá, đọt cây; rễ dùng với liều ít hơn.

Một số bài thuốc:

Chữa lỵ: lá cách tươi 30g, giã nát, thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống, ngày dùng 30 – 40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều 10 – 15g mỗi ngày, sắc uống.

Hậu sản vàng da: dùng lá cách phối hợp với nhân trần và cối xay, liều lượng bằng nhau 12g sắc nước uống.

Quả vọng cách .

Hoa và lá vọng cách .

Loại này giâm cành cũng lên mạnh lắm .
 

bonsai_vietnam

Thành viên tích cực
Chia sẻ tiếp cây phôi sưu tầm trên mạng


==================================
Thường thì cây già thế này nếu là sam hương lá sẽ rất nhỏ. Có Bạn nói rằng sam hương và cây vọng cách ở VN cùng họ nhưng khác nhau vì vọng cách không ép lá được như sam hương. AE có cây vọng cách thử nghiệm thử xem kết quả thế nào nhé

 

NaTuan

Quản Lý Viên
Chia sẻ tiếp cây phôi sưu tầm trên mạng


==================================
Thường thì cây già thế này nếu là sam hương lá sẽ rất nhỏ. Có Bạn nói rằng sam hương và cây vọng cách ở VN cùng họ nhưng khác nhau vì vọng cách không ép lá được như sam hương. AE có cây vọng cách thử nghiệm thử xem kết quả thế nào nhé

Bạn xem cây vọng cách này của tôi đang nuôi và cây ở trên đã được hãm lá nhỏ như nào .


 

nuasonphutu

Thành viên
Có lần em cũng đã leo lên các vách đá để đi tìm loại Giáng hồng. Trời ơi! khi lên đến đỉnh núi em cứ ngồi mê mẩn, cây nào cũng đẹp, loại cây nào trên núi đá cũng già đanh, xoắn tít và thường là lá nhỏ, phong lan dại bám đầy thân. Nhìn thấy thế em không giám lấy cây nào, đụng vào cứ sợ mang về trồng không sống thì uổng quá.
Theo em ở VN mình có rất nhiều chủng loại cây làm bonsai tuyệt đỉnh chỉ tiếc là e không có tài như ông nghệ nhân kia, cũng không có danh tiếng để mang danh tiếng đến cho một số loại cây mà em rất thích
 

HUUDUC

Quản lý
Vậy cây vọng cách đúng là sam hương rồi .
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vọng_cách
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vọng cách hay cách, cách biển (tên khoa học: Premna serratifolia) là loài cây bụi nhỏ thuộc họ Hoa môi.

Cây cao từ 1 m đến 8 m, mọc trong rừng hỗn giao hoặc ven rừng, ven đường ở độ cao dưới 300 m. Mùa hoa, quả vào tháng 4 đến tháng 10. Cây vọng cách phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây mọc khá phổ biến trong cả nước.[1]

Cây vọng cách được sử dụng làm gia vị và làm thuốc.[1]
Thanks Bạn đã cung cấp thêm thông tin cho AE.
 

quocnh

Thành viên
Cảm ơn anh Đức đã bỏ thời gian để dịch bài viết này, bản dịch rất dễ hiểu.
 

huybonsai6

Thành viên Mua Bán
Dòng Sam Hương này chắc có họ hàng với cây Sam Ngọc rồi, gân lá, trái, lá mọc đối, thân... không biết có anh em nào đã nghiên cứu chưa nhỉ
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Cái cây sam rau hình như có rất nhiều ở khu Q2, em tưởng nhầm dâm bụt nên mang về trồng, lá khá hôi, thân thu hút rệp và kiến rất nhiều <= mau ngỏm vì lúc đó e chủ truơng ko xài thuốc.
Để bữa nào post hình đối chiếu thử^_"
Thanh kiu thầy giáo đã dịch cái ni, bản thân e cũng rất tò mò muốn biết các ae phan rang nhà mình săn sam thế nào ^_^
 

huynhtankhai

Thành viên
linh sam+sam núi rất đẹp hiện đang được khai thác khá nhanh, không biết người ta có khai thác những cây con và khi khai thác đã có những hành động gì nhằm giúp 2 loại cây trên vẫn duy trì được thế hệ cây sâu này.chúng ta vẫn còn nguồn phôi linh sam+sam núi để xuất khẩu ?
 
Top