Jose O Rivera với kỹ thuật ghép Si

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Kỷ thuật này áp dụmg cho cây si thì được đem làm với chủng loại khác sẽ không thành công.
Theo mình , một số khá lớn những chủng loại trong nhóm cây lá bản
vẫn có thể xử dụng cả ba cách thức bạn GioNui đã sưu tầm trên .
(Dĩ nhiên , cây dễ ra rễ như sanh si , Japanese Maple thì dễ ghép hơn .
Vì dễ liền da hơn )

Khi có dịp vào Japanese Maple , mình sẽ lục lại những tài liệu họ
làm tương tự cả 3 trường hợp trên cho cây JM hàng chục năm trước .

Tất cả đều là những cách thức rất hay và không khó thực hiện .
Vấn đề là chủ nhân của cây có thích cây của mình có mối ghép hay không thôi .

Cảm ơn Gionui với những tài liệu thiết thực .
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Di dời một chi mọc sai chỗ​
"Chi mọc sai chỗ" tức là sai vị trí mình muốn...


Thủ thuật với cây Si này được thực hiện vào 20/01/2013, chi thứ 2 nằm hơi thấp và lại chếch về phía sau, trong khi phía bên trái lại bị thiếu chi. Chi thứ 2 có sẵn một số rễ khí nên dùng nó để ghép luôn.

Hình trước khi thực hiện:



Tỉa sạch lá để dễ hình dung về cấu trúc thân cành:



Cắt chi 2 bằng cưa nhỏ:



Gọt bỏ một đoạn vỏ cây chỗ đầu ghép:



Khoan lỗ trên thân, ở vị trí cần ghép:



Kiểm tra xem nhánh ghép có phù hợp với lỗ mới khoan hay không:



Sau khi ghép vào lỗ, dùng đinh nhỏ giữ nó lại:





Dùng dây quấn chặt để cố định nhánh ghép:



Tổng thể sau khi ghép xong:



Hỗ trợ thêm ít đất để nuôi bộ rễ của nhánh ghép, và chờ nó phát triển:




ACE xem thêm bài viết: Hàn chi bị thiếu của anh Quí Tài cũng mô tả kỹ thuật tương tự.
Kỷ thuật này tôi đã đọc trong tạp chí Bonsai Focus (do sự hợp nhất của Bonsai Today-Mỹ- và Bonsai Europe-Âu châu-) số 115 tháng 5-6/2008. Ông Urushibata đã dời 1 nhánh không đúng chổ về đúng vị trí mà ông muốn, tuy nhiên vì là cây Thích nên cách làm có hơi khác 1 tí và thời gian phải lâu hơn. Trước tiên ông phải dùng 1 cây con (thân cở chiết đủa) và ghép tạm vào nhánh muốn dời, đợi cho cây con này "ăn" với nhánh ông ta mới cắt nhánh (lúc này rễ của cây con tạm thời nuôi nhánh) và tiếp tục các bước giống như bài của gió núi, và khi nhánh được dời đã dính với thân ông ta mới cắt bỏ cây con đi
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Kỷ thuật này tôi đã đọc trong tạp chí Bonsai Focus (do sự hợp nhất của Bonsai Today-Mỹ- và Bonsai Europe-Âu châu-) số 115 tháng 5-6/2008. Ông Urushibata đã dời 1 nhánh không đúng chổ về đúng vị trí mà ông muốn, tuy nhiên vì là cây Thích nên cách làm có hơi khác 1 tí và thời gian phải lâu hơn. Trước tiên ông phải dùng 1 cây con (thân cở chiết đủa) và ghép tạm vào nhánh muốn dời, đợi cho cây con này "ăn" với nhánh ông ta mới cắt nhánh (lúc này rễ của cây con tạm thời nuôi nhánh) và tiếp tục các bước giống như bài của gió núi, và khi nhánh được dời đã dính với thân ông ta mới cắt bỏ cây con đi
Chính xác !
Mình sẽ tìm lại hình và đăng lên để các bạn tham khảo .
Thiết nghĩ việc này mà làm bên Việt Nam sẽ rất dễ dàng
cho những cây dễ lành da , dễ phát rễ .

Cảm ơn bạn Ratthichbonsai .
 

GioNui

Moderator
...mình có cần bôi keo liền xẹo vào chổ ghép không anh?
Nên bôi keo để ngăn không cho nước thấm vào bên trong chỗ ghép.


Theo mình , một số khá lớn những chủng loại trong nhóm cây lá bản
vẫn có thể xử dụng cả ba cách thức bạn GioNui đã sưu tầm trên .
(Dĩ nhiên , cây dễ ra rễ như sanh si , Japanese Maple thì dễ ghép hơn .
Vì dễ liền da hơn )

Khi có dịp vào Japanese Maple , mình sẽ lục lại những tài liệu họ
làm tương tự cả 3 trường hợp trên cho cây JM hàng chục năm trước .

Cháu cảm ơn chú Xuân, chú Hưng đã có ý kiến.

Chờ xem nhiều điều hấp dẫn trong chủ đề Japanese Maple sắp tới.
 

bonsaicayxanhvn

Thành viên tích cực
Chính xác !
Mình sẽ tìm lại hình và đăng lên để các bạn tham khảo .
Thiết nghĩ việc này mà làm bên Việt Nam sẽ rất dễ dàng
cho những cây dễ lành da , dễ phát rễ .

Cảm ơn bạn Ratthichbonsai .
cho chau hỏi là áp dụng ghép cây Sanh dc ko chú ơi
 

BVDung

Thành viên tích cực
cái nay muốn ghép thì ít nhất cành ghép phải co rễ để nó tự nuôi nó được đã. rồi sau quá trình phát triển giữa cành ghép và cây ghép dần dần liền lại với nhau.cái này ae làm phải xem kỹ chứ như gió núi ghép cái ngọn cây đâu mục hết rồi thì liền kiểu gì nhỉ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn xem người ta ghép cành Japanese Maple ,
từ hồi 1998 trong Bonsai Today .

Chắc cũng chả cần chú thích , các bạn nhìn là hiểu liển .

Tương tự trường hợp bạn Gionui đã đăng .
Chút xíu khác biệt là người ta phải ghép một cây con vào cành định cắt .
Sau đó cắt cành đã có thân rễ ghép mồi , đưa cành sang ghép thân đó hay thân khác .

















 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự















Tất cả mấu chốt của việc tháp cành chỉ là :

a. làm sao cho tượng tầng (tầng sinh mô dưới vỏ và libe ) của cành tháp và gốc được tháp
liền được với nhau (chỉ một phần cũng được ).

b. cành tháp vẫn sống được cho đến khi tượng tầng của cành tháp và gốc được tháp có sự
liên lạc .
 
Top