Hội Quán Yêu Gà Rừng

Mr Hoàng

Thành viên mới
Mùa mưa ngắm vườn linh sam, sam núi , hải châu...nào gai, nào hoa, nào trái um tùm cũng ngán. Hôm nay em mạo muội chia sẻ cùng các AE yêu sinh vật cảnh loài gà rừng rất đẹp của nước mình. Mỗi buổi sáng trưa nghe mấy chú gà rừng gáy thấy lòng khoan khoái lạ. Mời AE có chung đam mê cùng chia sẻ!



















Trong vườn bonsai mà có thêm vài chú gà rừng quá đẹp như này tung tăng thì còn gì vui bằng phải không các anh!?:D
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
Gà rừng là một chi gồm 4 loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) tồn tại ở Ấn Độ, Sri Lanka và khu vực Đông Nam Á.
Chúng là các loài chim lớn, với con trống có bộ lông sáng và tươi màu, nhưng nói chung khó phát hiện trong các khu vực rừng rậm rạp, nơi chúng sinh sống.
Giống như nhiều loài chim khác trong họ Trĩ, con trống không tham gia vào việc ấp trứng hay nuôi nấng các con non, có thể sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra. Các công việc này do con mái có bộ lông nâu xám và dễ ngụy trang đảm nhận.
Gà rừng là chim ăn hạt, nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ khi có thể, đặc biệt là ở các con non.
Một loài trong chi này, gà rừng lông đỏ, có tầm quan trọng lịch sử đối với con người, như là tổ tiên có thể nhất của gà nhà, mặc dù một số tác giả cho rằng gà rừng lông xám cũng có thể là tổ tiên của gà nhà .Gà rừng lông đỏ, Gallus gallus, Gà rừng Sri Lanka, Gallus lafayetii,Gà rừng lông xám, Gallus sonneratii, Gà rừng lông xanh, Gallus varius, gà rừng Việt Nam...
 

Caphedangvn

Thành viên tích cực
Bọn này không thả rông được, sợ nó bay mất. Nhìn cũng khá đẹp đó bạn Hoàng, sao không kiếm thêm mấy em gà tre Tân Châu để ngắm lông em nó luôn.
 

Dungchaidc

Thành viên
Con gà trống hình đầu rặc gà rừng wá a hen, có lai chưa a? Gà rừng đơn giản bộ lông nhưng đẹp khỏi chê!
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
Bọn này không thả rông được, sợ nó bay mất. Nhìn cũng khá đẹp đó bạn Hoàng, sao không kiếm thêm mấy em gà tre Tân Châu để ngắm lông em nó luôn.
Vâng bác, mấy em gà rừng này mà thuần rồi mình thả nó cũng ok lắm, tối toàn ngủ trên cây bác ạ. Chổ em không có gà Tân Châu bác ơi.:D

Con gà trống nhìn lông muoc mà đẹp . Nhiêu tiềng cap anh
Gà nầy mua 1.5 triệu 1 cặp đó bạn:D

Con gà trống hình đầu rặc gà rừng wá a hen, có lai chưa a? Gà rừng đơn giản bộ lông nhưng đẹp khỏi chê!
Gà rừng rặc luôn đó bác Dũng ui:D
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
Gà rừng không yêu nhưng yêu gà này nè.....

Gà đòn này đá ác chiến lắm anh:-bd

Hôm nào mua bậy 1 cặp ga rung về choi, gà nhỏ nhiu 1 cắp a hòang

Hồi mình mua nó 500k/1 con đó bạn:D

Em hay thấy trên 5giay.vn có bán gà rừng đó. Bẫy từ rừng cũng có, F1 cũng có. Khoảng 500k/con
Vậy hả bạn. Để mình lên xem có em nào đẹp mua về làm giống chơi:D

Phải công nhận loại gà rừng này gáy nghe đã lắm!
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
(Sưu Tầm)
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài gà rừng Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là nơi sinh sống của khoảng 22 loài gà hoang dã khác nhau. Một số loài gà có sắc màu rực rở rất bắt mắt.

Các loài Gà ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít. Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên. Sống ở nhiều các sinh cảnh khác nhau như: rừng rậm, savan, thung lũng

Chim đực không những lớn hơn chim cái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ nhằm thu hút bạn tình. Bộ lông của họ Trĩ dày, cứng, thân lông phụ thường khá phát triển. Hầu hết các loài thuộc họ này làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản thường là một đám lá khô hay hõm đất nông. Mỗi năm đẻ 1 lứa mỗi lứa đẻ từ 5 đến 15 trứng. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất. Chim non mới nở thường ăn động vật khi lớn thay thế bằng thức vật.

1. Gà lôi trắng Lophura nycthemera





Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 - 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 - 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.

2. Gà rừng Gallus gallus





Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.

3. Gà lôi hông tía Lophura diardi





Chim đực trưởng thành mào dài (70 - 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

4. Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis





Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.

5. Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi





Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

6. Gà lôi tía Tragopan temminckii





Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 - 3000m). Loài đặc hữu Việt Nam đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.

Theo VNCREATURES.NET / TỔNG HỢP
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
Cách Thuần Dưỡng Và Nuôi Gà Rừng.

LAI TẠO VÀ CHỌN LỰA GÀ MỒI HAY.

1. Thuần dưỡng.

Gà rừng bản tính nhút nhát, hơn nhiều loài chim hoang dã khác thế nên công việc thuần dưỡng gà rừng cũng là một thử thách, khó khăn cho người chơi. Nếu gà con được ấp nở ở nhà thì dạn người hơn, đó là nhờ baba mà mama của chúng dạn người nên chúng tưởng con người là con có thể chơi được mà không bay nhảy tán loạn. Tuỳ theo gà bắt ngoài thiên nhiên về hay là gà được ấp nở ở nhà mà cách thuần hoá có đôi chút khác nhau.

a. Đối với gà nuôi ở nhà.

- Bạn đừng tưởng rằng gà rừng nuôi từ nhỏ thì sẽ dạn người nhé! Không có chuyện đó đâu, nếu có thì là dạn người hơn so với gà rừng ngoài thiên nhiên thôi. Vì bản năng của gà rừng rất lớn nên nó không bao giờ dạn người được nếu không tập cho nó dạn người. Thường thì khi còn nhỏ bạn phải tập cho nó dạn dần, vì đây là lúc dễ tập nhất.
Cách tập: Lúc cho đàn gà mới nở ăn bạn không nên ném thức ăn vào đấu cho tụi nó ăn rồi mặc xác tụi nó, mà bạn hãy ngồi cạnh chuồng gà (vì 4 tuần đầu sau khi gà nở không nên thả rông, gà mẹ ưa bay nhảy gà con theo không kịp hoặc cố theo -> mệt -> chết) lúc gà mẹ và gà con ăn. Làm như thế để ngay từ nhỏ gà con quen dần với sự có mặt của con người, làm cho chúng nghĩ “con người là con tốt đẹp” (mặc dù không phải vậy ^-^). Qua tuần thứ 5, gà con đã cứng cáp, đầy đủ lông thì nên thả rông, để cho gà mẹ dẫn đi; đến giờ cho ăn các bạn nên cho gà mẹ ăn trên tay (nếu gà mẹ dạn cỡ đó) hoặc cho bầy gà ăn dưới chân, ngay cạnh bạn ngồi như thế gà con sẽ rất dạn sau này. Để làm được việc đó bạn không nên cho gà ăn quá no, để cho gà mẹ và gà con đói ắt hẳn bạn sẽ đạt được mục đích. Gà mái thì không cần phải tập quá dạn để làm gì, ta chỉ cần tập cho gà trống để chơi thôi. Khi gà bắt đầu học gáy cũng là lúc ta bắt đầu tập cho dạn, tuy nhiên nên tập thưa thôi, đợi khi nào gà thay đầy đủ lông ta mới tập siết hơn. Cách? Đơn giản thôi! Bạn làm 1 cái khoen bằng dây nylon và đeo vào 1 chân của con gà, sau đó dùng 1 đoạn dây nylon ngắn-khoảng 20-30cm cột 1 đầu vào khoen trên chân gà, 1 đầu cột vào nơi mà ta thường qua lại để cho gà dạn người hơn. Khi cột dây gà không thoát ra được sau này các bạn để bất kỳ ở đâu con gà sẽ đứng mãi ở đó. Xin lưu ý cho: NÊN NHỐT TẤT CẢ CÁC CON GÀ TRƯỞNG THÀNH KHÁC KHI CỘT CON GÀ MÀ TA MUỐN TẬP CHO DẠN, nếu không thì con gà bạn muốn tập dạn sẽ trở thành bia cho các con gà khác bắn. Lúc cột dây bạn nên ôm gà và vuốt ve nó, sờ đầu nó, vò lên mồng gà, tai gà, đặc biệt gà rất thích được vò tích và gãi lên gò má. Hãy làm cho con gà thấy thích thú bạn. Ngoài ra thức ăn luôn là chiêu hữu hiệu nhất, bạn nên cầm mồi tươi trên tay và chìa cho gà ăn. Đừng thương gà quá mà cho nó ăn no, nó sẽ không chú ý gì đến miếng mồi của bạn đâu. Sau vài lần gà sẽ dạn dần, cứ kiên nhẫn đến khi nào bạn lại gần mà nó không giựt dây chạy xem như bạn đã thành công. Thời gian gà bắt đầu thay lông ta nên cột gà 2-3lần/tuần còn lại thì thả gà ra để cho nó kiếm mồi, như thế bộ lông mới đẹp hết cỡ được. Sau khi thay lông xong thì có thể cột bao nhiêu tuỳ bạn.

b. Đối với gà bắt được từ thiên nhiên.

- Nếu lượm được trứng, bạn nên để cho gà mái rừng hoặc gà mái lai rừng ấp vì kích cỡ trứng tương đồng với kích cỡ trứng của con gà ấp, điều này có ý nghĩa trong việc bảo đảm gà mái ấp không xơi trứng gà rừng mà bạn may mắn lượm được. Phải hi sinh ổ trứng đang ấp hoặc cho ấp ở điều kiện khác như là ấp máy hoặc chuyển sang một ổ khác nếu ổ trứng đang ấp có giá trị, vì nếu để chung thì trứng sẽ không nở cùng ngày vì ngày ấp khác nhau. Sau khi nở gà con sẽ được gà mẹ dẫn đi ăn như thường và bạn hãy tận hưởng sự may mắn của mình mặc dù người ta nói “lụm chứng gè zừng lè xui xẻo”<- chắc tại tốn lúa đấy mà! ^-^!!
- Nếu rượt bắt được gà con, bạn hãy kiếm vài con gà con cùng cỡ với nó rồi nhốt chúng vào cái lồng, dùng vải che kín 3 phía lồng nhốt để tránh cho gà con bị tổn thương, trừ phía trước lồng ra vì để cho thoáng khí và gà thường không tông về phía này. Bạn cần bổ sung ánh sáng đèn để sưởi ấm vào ban đêm nếu như trời lạnh. Bạn cho gà con ăn cám gạo, hoặc cám chim (loại hạt nhỏ) trộn với tấm gạo, nếu có ít sâu, cào cào thì càng tốt. Khi gà con ăn mạnh, ít tông lồng thì bạn chắc chắn có gà để chơi rồi. Nếu qua 15 ngày mà gà con vẫn ăn uống, nhanh nhẹn thì chắc chắn sống rồi.
- Nếu bắt được gà trưởng thành thì dễ hơn tíu, vì sức khoẻ gà lớn ổn định hơn gà con. Nếu bắt được gà mái thì cho ở với gà trống, gà trống thì cho ở với gà mái, như thế chúng mới không choảng nhau; gà mới bắt được sẽ bắt chước gà đã nuôi ở nhà mà biết chỗ ăn, chỗ uống và ít sợ người hơn là nhốt chúng riêng lẻ. Thức ăn và thời gian “thử thách” cũng như gà con, riêng thức ăn thì thay vì tấm gạo ta cho vào gạo lức. Tuy nhiên Gallus khuyên bạn chỉ nên thuần dưỡng những con còn tơ (cựa chưa nhọn, cựa ngắn hơn 1,5Cm) vì gà già các bạn khó thuần, mà nếu có thuần thì cũng gần 1 năm sau mới chơi được=>con gà mà bạn có già-màu lông không được đẹp, không siêng gáy như gà tơ, mau chết<-do tuổi tác. ^-^!
Sau khi hoàn thành các bước trên các bạn tiến hành tập dạn cho gà như cách tập cho gà ấp nở tại gia.

2. Nuôi.

a. Điều kiện nuôi.

- Tuỳ điều kiện của mỗi người, tuỳ giai đoạn và nguồn gốc của con gà mà ta có thể có cách nuôi khác nhau. Ta có thể thả rông nếu vườn rộng hoặc nhốt chuồng nếu diện tích hẹp.
+ Thả rông: Khi gà con > 4 tuần tuổi thì ta mới nên thả rông. Còn gà trống và gà mái thì ta thả rông thoải mái, cho chúng kiếm ăn như thế gà mới đủ chất và bộ lông mới đẹp được. Cần lưu ý: Không nên thả những chú chó, mèo có tật rượt đuổi gà ra vì như thế gà sẽ rất nhát dẫn đến bị sụt giảm thể lực, bị thương hoặc gãy lông; nên nhốt cách ly những con gà chống nhau để chúng không đá nhau=>hư gà; không được rượt đuổi gà, ném cây, chọi đá vì gà rừng rất khó tập cho dạn nhưng rất dễ bị làm cho giác người.
+ Nuôi nhốt: Nên tạo đặt chuồng gà ở nơi thoáng đãng nhưng tránh gió bấc, nơi gà ở nên là nơi cao ráo vì gà rừng nói riêng và các loài chim nói chung không thích nước cho lắm (trừ một số loại sống, tìm mồi ở môi trường nước). Tuỳ theo số lượng, kích cỡ, giới tính mà ta có thể làm chuồng khác nhau nhưng càng rộng thì càng tốt, riêng đối với gà rừng mới bẫy được thì nên nhốt ở chuồng càng chật càng tốt, đặt chuồng ở nơi vắng người và phải bọc vải quanh chuồng để tránh cho gà bị thương khi tông vào chuồng.

b. Thức ăn.

- Đối với gà mới bẫy được Gallus đã trình bày phần trên rồi.
- Đối với gà nuôi ở nhà thì: Gà con-ta cho ăn tấm gạo+cám+rau xanh băm nhỏ+ ít mồi tươi băm nhỏ. Gà từ 3 tháng tuổi trở lên ta có thể cho ăn thêm gạo lức và lúa, mồi tươi thì không cần phải băm nhỏ nữa. Đặc biệt lưu ý gà mái đi đẻ và gà trống lúc thay lông. Khi các bạn thấy mặt gà mái bắt đầu đỏ tươi các bạn nên bổ sung Canxi cho gà bằng cách giã nát vỏ trứng, xay nhuyễn vỏ sò, ốc trộn vào thức ăn cho gà mái ăn, cho thêm mồi tươi như cá biển, thịt cho gà nữa. Như thế gà con nở ra mới thêm phần khoẻ mạnh và gà mái không mất sức. Lúc gà mái ấp bạn cũng nên quan tâm cho ăn đầy đủ để gà mái không bị suy, như thế mới giữ mái lâu bền được. Đối với gà trống lúc thay lông-bạn nên cho gà ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gà trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất theo tôi là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út là tốt rồi. Không nên cho gà ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hoá của nó. KHÔNG NÊN CHO GÀ ĂN THỨC ĂN CÓ NHIỀU BỘT MỲ hoặc cám tổng hợp vì gà sẽ rất giòn lông, lông không dẽo=>dễ gãy. Có 1 cách để cho gà thay lông nhanh chóng, đó là khi thấy gà bắt đầu rụng lông ta cho gà nhịn khát 1 ngày, rồi ngày sau cho nhịn ăn 1 ngày. Làm như thế 3-5 lần gà sẽ rụng lông một lượt chứ không rụng lông dần dần, cách này tuy giúp ta nhanh chóng có gà chơi nhưng theo Gallus thì không nên. Vì làm như vậy là ép gà, gà sẽ mau cỗi và bộ lông sẽ không đẹp bằng để cho gà rụng lông tự nhiên.
Riêng gà nhốt lồng, chuồng các bạn nên bổ sung cát, sạn, sỏi nhỏ trong chuồng cho gà ăn như thế gà mới dễ tiêu hoá.

( Còn tiếp )

( Nguồn : sưu tầm)
 

Mr Hoàng

Thành viên mới
( Tiếp Theo )

3. Lai tạo và chọn gà mồi hay.

Gà rừng rặc rất khó nuôi và rất khó sinh sản, nếu không yêu thích hoặc thích nuôi làm cảnh hoặc kinh doanh hoặc nuôi vì lý do đặc biệt gì đó (như người yêu gửi nuôi chằng hạn! Hehe! <-Có không ta?) thì không nên nuôi gà rừng rặc. Mỗi năm gà mái chỉ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-6 trứng nên khó nhân giống, tuy nhiên cái gì khó mà ta làm được mới đáng nói. Dân chơi gà thì thích gà rừng rặc nhưng đối với dân bẫy gà thì sở hữu được 1 chú gà mồi chiến mới là đáng nói. Gallus hôm nay chỉ đề cập đến việc lai tạo và chọn lựa gà mồi hay, coi như phục vụ cho anh em bẫy gà vậy. Nói thế thôi chứ nhân giống gà rừng không khác các loại gà khác là mấy, chủ yếu là ta quan tâm hơn chút là ổn thôi mà!

a. Lai tạo:

- Chọn giống: Ta có thể lai gà rừng với gà Ác hoặc lai gà rừng với gà Tre thậm chí là gà Kiến (gà ta-miền Nam, gà Ri-miền Bắc) để cho ra con gà mồi. Sở dĩ người ta làm vậy là để cho con gà mồi có hình dáng tương đồng (nhỏ con và màu lông tía) với gà rừng, như thế gà rừng bỗi mới nhảy bẫy được; dạn người-dễ thuần. Ưu điểm khi lai với gà Ác là hay gáy, nhược điểm là chân có 5 móng và có lông ở chân, màu lông khó chuẩn; với gà kiến là hay đập cánh tuy nhiên kiểu mồng, màu chân và dáng dấp thường hay khập khiểng với gà rừng.
Sau khi lai tạo Gallus thấy ta nên lai với gà Tre (Tía chân xanh) nhất vì gà tre nhỏ con, dáng dấp, màu chân giống với gà rừng hơn tất cả các loại gà còn lại.
Tiếng gáy là yếu tố quyết định đối với một con gà mồi hay, tiếp theo là khả năng thúc-đập cánh+lượt gáy+điệu bộ. Vì thế để chọn được gà mồi hay ta cần lưu ý đến bố, mẹ. Bố hoặc mẹ có thể là gà rừng và con còn lại là gà Tre, gà xxx (xin cho phép Gallus trình bày gà Tre không thôi để khỏi dài dòng). Tốt nhất nên chọn con gà mái là gà Tre, muốn chọn gà mái hay ắt ta phải xem xét đến con gà trống cùng lứa đó, nhất thiết con gà trống cùng lứa với con gà mái phải là con gà có giọng gáy ồ, trầm nhưng đứt quãng, khi gáy hay đập cánh, hay cúi tục và hay bươi. Khi con gà trống cùng lứa có những tố chất đó thì con gà mái ít nhiều cũng mang trong mình một vài tố chất như vậy. Gà mái nên là gà tía chân xanh, nhỏ con nhưng khoẻ, bầu đít sa. Có câu “Chó giống cha, gà giống mẹ” đủ để ta làm cơ sở mà có thể tin rằng sẽ có gà mồi hay từ con mái này. Khi chọn được gà mái ưng ý rồi thì ta cho gà trống rừng đạp mái với con mái này. Lưu ý: NHẤT THIẾT PHẢI NHỐT TẤT CẢ CÁC CON GÀ TRỐNG CÁC LOẠI KỂ TỪ KHI MẶT GÀ MÁI ĐỎ CHO TỚI KHI GÀ MÁI ẤP “để tránh trường hợp gà con không biết cha của nó” ^^! Vì như thế thì uổng công ta chọn giống lắm.

b. Chọn gà mồi hay.


- Lông: Tía mật (đỏ đậm)-những con này sức bền, chịu đứng ngoài nắng gáy mà không sợ mệt.
- Chân: Chân xanh vỏ đậu hoặc xanh chì.
- Mồng: Không quan trọng nhưng tốt nhất là mồng cờ.
- Dáng: Nhỏ gọn-càng nhỏ con càng tốt, cánh luôn xoè, thả xệ xuống đất.
- Ghim đít (phần xương hai bên hậu môn): Ghim đít càng khít hóc môn sinh dục trống càng mạnh mẽ-sau này gà sẽ mau dậy gà, không rót khi đi bẫy.
- Phong thái: Gà hay tục, hay bươi, lúc đi ưỡn ngực, vai cao-cuống đuôi thấp.
- Tiếng gáy: Bắt buộc lần lượt là: Giọng phải ồ, trầm -> tiếng gáy phải đứt quãng -> Gáy nhiều, khoảng cách về thời gian giữa tiếng gáy trước với tiếng gáy sau càng ngắn càng tốt.
( Nguồn: Sưu Tầm )
 
Top