Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chào các bạn !

Với lý do chính yếu : an toàn dữ liệu, chủ đề "Hồn ở đâu bây giờ ???"

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=135343

do bạn Trungdunggialai khai mở, nay được tiếp tục ở chủ đề này : phần 2.
Tại đây, mình sẽ cùng các bạn rà xét lại hai căn bản Mỹ thuật vốn hết sức
quan trọng vì là những căn bản của 3 ngành Mỹ thuật thị giác : hội họa,
kiến trúc và nhiếp ảnh.
Nay, nếu chúng ta đã xem : Bonsai cũng là một ngành của Mỹ thuật thị giác
(Visual Art) thì không thể không xét đến :

-Bố cục tác phẩm
-Sức truyền đạt của tác phẩm.

Khó hơn 3 ngành kể trên một bậc, Bonsai lại còn là một tác phẩm sống (Living Art),
thế nên, một khi được thiết kế, tác phẩm bonsai sẽ từ từ được hoàn thành theo thời
gian và quan trọng nữa là nó cũng sẽ chả bao giờ kết thúc và có thể còn bị từ từ chuyển
dạng hoặc bị đào thải dần theo thời gian : bệnh, lão, tử.

Rất mong được các bạn cùng góp ý để giúp gốc cây chai lì phát đều rễ ra mọi hướng
hầu chúng ta có nhiều cơ hội thiết kế tác phẩm nghệ thuật.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Trước khi bàn sâu vào chuyện Bố cục và sức truyền đạt của một Bonsai,
mình đố các bạn :
Tại sao chúng ta lại phải xét về Bố cục tác phẩm nếu muốn thấy được
cái thần của cây ?

Mời các bạn cứ nhẩn nha choý kiến.
Bạn nào "bí quá" không hiểu tại sao, có thể xem lại vài bài viết ở chủ đề :
Thế nào là 1 cây cảnh đẹp, chắc sẽ thấy manh mối.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Trước khi bàn sâu vào chuyện Bố cục và sức truyền đạt của một Bonsai,
mình đố các bạn :
Tại sao chúng ta lại phải xét về Bố cục tác phẩm nếu muốn thấy được
cái thần của cây ?

Mời các bạn cứ nhẩn nha choý kiến.
Bạn nào "bí quá" không hiểu tại sao, có thể xem lại vài bài viết ở chủ đề :
Thế nào là 1 cây cảnh đẹp, chắc sẽ thấy manh mối.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258
Lại tiếp tục có phần 3 vì cũng kg đủ sức "bảo tồn dữ liệu",nếu kg thì sang phần 2 làm gì?
Mình phải đi kiếm cái giếng được rồi......
 

Proartree

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Theo mình đối với cây Bonsai:

- Bố cục là tương quan giữa rễ, thân, cành, lá để đảm bảo tính cân đối và tự nhiên. Khi nói đến bố cục, để đảm bảo tính đầy đủ và rõ nghĩa nên sử dụng cụm từ "bố cục tổng thể". Vì Bonsai là 1 chỉnh thể thống nhất, khi nói đến "bố cục tổng thể" không thể tách rời từng bộ phận rễ, thân, cành, lá khi đánh giá 1 cây. Cho dù 1 cây có phân thân, rễ ấn tượng nhưng vị trí các cành không chuẩn, thiếu tán thì không thể nói đó là 1 cây có "bố cục tổng thể chuẩn" theo đúng nghĩa và ngược lại, cành làm đẹp nhưng không phù hợp với kiểu dáng thân ... thì cũng không phù hợp. Còn làm thế nào để tạo được bố cục tổng thể chuẩn thì cần phải xây dựng các thành phần của bố cục tổng thể đó là: Rễ, thân, cành, lá. Các chủ đề này đã được phân tích rất kỹ trong các bài và chủ đề gần đây. Tuy nhiên, theo tôi cái khó khi nói đến bố cục tổng thể đó là sự hài hòa. Làm thế nào để bố cục tổng thể hài hòa, các thành phần của tổng thể phù hợp với nhau mới khó.

- Sức truyền đạt của tác phẩm: Thực sự nếu chủ đề Hồn ở đâu bây giờ - Phần 1, có thể đưa ra các kết luận tóm tắt và cô đọng để mọi người có thể hiểu được khái niệm " Cái hồn của tác phẩm" thì ở chủ đề này, sẽ không khó để hiểu khái niệm này. Sức truyền đạt của tác phẩm là sức truyền đạt cái hồn của tác phẩm (cảm hứng, ý tưởng, cảm xúc, tính lịch sử, câu chuyên ... ) từ nghệ nhân đến người thưởng ngoạn. Theo tôi muốn làm rõ khái niệm này nên trả lời đủ các câu hỏi sau:
+ Truyền đạt cái gì?
+ Phương tiện/ cách thức truyền đạt là gì?
+ Đối tượng truyền đạt là gì?

Tại Phần 1, Chú HQtot bụng có đề cập đến khái niệm là " Truyền đạt ý tưởng", ý tưởng chỉ là 1 thành phần của khái niệm " Hồn của tác phẩm" do vậy cần làm rõ, "truyền đạt cái hồn" hay " Truyền đạt ý tưởng" để thống nhất.

Nếu lại đi vào bàn luận thì chắc cũng phải vài trăm trang và cũng có nhiều nội dung trùng lắp với Phần 1, vì cảm nhận thì mỗi người mỗi ý.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Rất đồng tình với bạn Proartee.
Nên chậm rãi,giải thích rõ từng từ chuyên môn,từng câu,từng phần có kèm hình ảnh minh họa thì mới năm chắc lõi.
Chỉ sợ đọc nhiều,kg hiểu chẳng dám hỏi vì sợ bị chê kém thông minh.Rút cuộc vẫn mơ hồ dù thao thao bất tuyệt....mông lung.
Những lời góp ý từ sáng đến nay,kg bao giờ có ý dành cho anh Thầy.Mong được hiểu tốt,xin đừng cố tình diễn giãi sai theo hướng bảo vệ mình.Xin cám ơn.
Tôi biết bắt đầu từ hôm nay có nhiều người kg ưa tôi,nhưng kg sao.Các bạn thành công nhanh theo những gì đã học được từ công sức của anh Thầy chứ đừng phí phạm sức lực của Thầy để làm nơi chuyện trò hay thể hiện mình là tôi mãn nguyện rồi.

Tựu trung,học đến đâu nền hành đến đó.Ôm bàn phím hoài mà kg dành thì giờ với cây,thì vắt kiệt sức ông Gìa thì đến 20 năm nữa cũng thế mà thôi.Lời thật mất lòng,nhưng kg xin lỗi.Hihi...
 

thienhai

Thành viên tích cực
Thêm vài trăm hay cỡ ngàn trang nữa cũng có phải là vấn đề gì đâu. Cứ như mỗi ngày chúng ta gom lại cà phê tán chuyện, dẫu năm dài ngày qua tháng lại cũng chỉ là uống cà phê với vài câu chuyện cũ vẫn vui mà. Chuyện lưu trữ cho người sau đọc có lẽ sách vở và các bài tổng hợp là thứ cần thiết. Còn như trên diễn đàn đây chúng ta cứ thoải mái bình luận chả lo ngại gì cả. Miễn là mỗi ngày có chuyện để bàn, có chút gì đó hiểu thêm là tốt rồi. Cần gì phải lo gom cả mớ kiến thức rồi nhai nhừ thì nhức đầu lắm.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Trước khi bàn sâu vào chuyện Bố cục và sức truyền đạt của một Bonsai,
mình đố các bạn :
Tại sao chúng ta lại phải xét về Bố cục tác phẩm nếu muốn thấy được
cái thần của cây ?

Mời các bạn cứ nhẩn nha choý kiến.
Bạn nào "bí quá" không hiểu tại sao, có thể xem lại vài bài viết ở chủ đề :
Thế nào là 1 cây cảnh đẹp, chắc sẽ thấy manh mối.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258
Tại vì nếu ko nhìn rõ bố cục của tác phẩm thì làm sao thấy dc cái thần của cây(trả lời huề vốn).:D
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Ngoài nhiếp ảnh còn có điện ảnh ngoài kiến trúc còn có nội thất ngoài hội họa còn có thiết kể xe hơi ợ ợ.
Tại sao lấy ngay bố cục đem ra ăn nhập với sức truyền cảm. Có rất rất nhiều thứ đem đến truyền cảm nhất là money ợ. Xin phiền tý đọc tiêu đề đã thấy mù mờ kiến thức nghệ thuật.
Đọc ngay ra là các cụ là lại chuẩn bị đợt gió mùa đông.
 

phamthanhkt

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Điện ảnh là con ruột của nhiếp ảnh, còn hội họa là mẹ đẻ ra kiến trúc, nội, ngoại thất (landscape), các ngành mỹ thuật ứng dụng ( "thiết kế xe hơi"), nhiếp ảnh cũng từ hội họa mà ra đó bác Đông Xuân à !
Tóm lại có khi chỉ cần 1 ngành hội họa thôi là đủ.
Còn về bố cục thì em thấy mấy bác ở trên quên đi 1 thành phần mà theo em nghĩ là tối quan trọng đó là cái chậu cây, không tính khi sắp xếp bố cục tham gia triển lãm ( sử dụng đôn, phông, phụ kiện...etc) thì cái chậu đóng vai trò như 1 "khung tranh" trong hội họa.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Điện ảnh là con ruột của nhiếp ảnh, còn hội họa là mẹ đẻ ra kiến trúc, nội, ngoại thất (landscape), các ngành mỹ thuật ứng dụng ( "thiết kế xe hơi"), nhiếp ảnh cũng từ hội họa mà ra đó bác Đông Xuân à !
Tóm lại có khi chỉ cần 1 ngành hội họa thôi là đủ.
Còn về bố cục thì em thấy mấy bác ở trên quên đi 1 thành phần mà theo em nghĩ là tối quan trọng đó là cái chậu cây, không tính khi sắp xếp bố cục tham gia triển lãm ( sử dụng đôn, phông, phụ kiện...etc) thì cái chậu đóng vai trò như 1 "khung tranh" trong hội họa.
Bác cũng nhầm nốt, điêu khắc không phải là hội họa, hội họa mà đẻ ra kiến trúc thế có mẹ không có cha, không có xây dựng có ra kiến trúc không. Và cái gì đẻ ra hội họa, chắc không chỉ mỗi bố cục.
 

Juniperus

Thành viên
Nói thực là ông Vũ Hưng đã thất bại, bại bởi ông ấy quá vội và những người tư vấn cho ông ấy tách topic này quá vội, qua các bài của họ sắp xếp theo thời gian dễ nhận ra họ chưa đọc kỹ và hiểu rõ được cả 1 topic bên kia, đủ khả năng lãnh hội nội dung và tình cảm ông ấy gửi gắm. Và như thế miếng ghép quan trọng nhất của bức tranh nội dung, của bonsai đó chính là "Tình cảm" và sang topic này cái Tìnhcảm đó cũng không thể có được, điều đó dễ nhận thấy ngay từ đặt vấn đề "Bố cục và sức truyền đạt", và như vậy Hồn sẽ không bao giờ có thể chạm tới.

Để nói về cái thiếu hụt tình cảm, đành mượn lời cụ Vân; bởi tôi muốn rảnh tay để nêu cảm xúc hơn là ngồi viết lại 1 đoạn văn vốn có sẵn so sánh.

"Những tiếng hót của loài chim kia báo hiệu cái gì thế nhỉ? Những màn hơi nước mùa đông kia che giấu cái gì thế nhỉ? Chiếc xe nào lăn bánh trên những đám mây đầy bão tố kia nhỉ? Chỉ Tâm mới có thể nói với chúng ta những điều đó, chứ không bao giờ con mắt của chúng ta nhìn thấy chúng cả!"

Trong topic trước tôi đã có 1 đồ hình và giải thích sơ lược về Tâm/Soul và dường như điều đó là sự thô thiển nhất vì sự khoe chữ mà tôi mắc phải; bởi rằng tôi biết tất cả đều đổ dồn về kết quả của con mắt, thậm chí kết quả thô lậu ở mức Bắt Dáng chứ chưa đủ trình độ Bắt Bóng để nhìn sâu vào nội tâm của Bonsai cái hữu hình chứa tâm cảm của người nghệ nhân.

Không hàn lâm như Châu âu, cụ Vân bằng một hành văn đầy thi tứ lại trong veo như thủy tinh nêu quan điểm:

"Tình cảm là nguyên do của những thay đổi và biến động được truyền báo trong ba hệ phân chia của cơ giác chúng ta:

1. Trong năm cơ quan cảm thụ: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ;
2. Trong năm cơ quan hoạt động: hai tay, hai chân, cổ họng;
3. Trong năm cơ quan tâm thần: tâm trí, cơ quan của tư tưởng; trí khôn, cơ quan của lãnh hội; cái tôi, cơ quan của lòng vị kỷ; trái tim, cơ quan của tình cảm; và hệ thần kinh não.

Tình cảm là động tác đầu tiên khiêu động Bản chất của chúng ta. Không có tình cảm, thì bản chất đó nằm yên, phẳng lặng, không ham muốn gì cả.

Ở trạng thái bình thường của nó, Tâm giống như nước tinh khiết đựng trong cái bát gốm, hay giống như mặt nước bao la lặng ngắt. Tự nó, Tâm không có màu sắc, không chuyển động

...
Tâm mà bị nỗi buồn xâm chiếm, thì ngay cả ánh mùa xuân ta cũng thấy đục ngầu, u ám. Khi đó mà vẽ cảnh vật thì anh sẽ làm cho niềm vui của thiên nhiên trở thành thảm đạm.

Thế mới bảo rằng Tâm đã nhuộm sầu tất cả bức tranh, mà con mắt thì chỉ thấy cái vẽ hớn hở của một cảnh vật mùa xuân mà thôi.
Những thay đổi về tư thái mà Hình tướng phải trải qua chỉ là khía cạnh hữu hình và cụ thể của Tình cảm mà thôi. Còn nếu chúng ta không nỗ lực để đạt tới và phát giác lên những gợi ý nằm khuất dưới cái khía cạnh hữu hình kia, thì chẳng bao giờ ta có thể làm nên một tác phẩm hoàn hảo cả"


Về hình tướng thôi, thì cũng chưa có một phân tích tạm gọi là sơ bộ, nêu lên những hình tướng đã thân thuộc gọi là Phong Cách Việt như Kiểng cổ nam bộ, Thế giáo miền bắc, Kiểng thú, Dáng đa đầu làng, Bonsai Miền nam (Bài, cách âu...) và gần đây trào lưu khai thác đường nét và kế thừa kiểu dáng xưa cũ được khai thêm chuyển động mà người ta gọi là Cây cảnh Nghệ thuật. Như vậy, cái văn hóa vốn dĩ nó tác động mạnh vào tâm cảm cũng chả được đc liếc qua và vẫn dậm chân ở khâu Bắt Dáng để vẽ 1 cái khuông hình tướng vô cảm; và có những ý kiến ném đá không thương tiếc yếu tố lịch sử để lại dẫu rằng chưa vượt qua được cái lối mòn xưa cũ, ném đá chỉ để làm sao đạt cảm thức về tương quan áp đặt sự chuyên chế lên hình tướng, cuỡng nó bằng sức mạnh; nghệ thuật mà lại như thế thì khác gì những cuộc chiến tranh đầu máu, còn gì là nghệ thuật nữa?

Thực sự có vẻ đã vào ngõ cụt... xem mãi do cũng đã ngại nói vì dạo này nhiều kẻ chửi đổng; rồi cây cối chả ra làm sao đem khoe loạn khoe nhặng, cách nói thì bỗ bã thô lậu nên cũng đã nản lắm rồi.
 

supeo

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

bố cục có nghĩa từng phần là theo hướng của người cảm nhận, còn với người thực hiện thì bố cục gần như là cách trình bày, sắp sếp, hoàn chỉnh từng phần riêng lại với nhau trên một tổng thể một cách hợp lý theo trình tự của tác giả nhằm diễn tả rõ nhất ý mà mình muốn truyền đạt (Gọi chung là nội dung tổng thể) và từng phần cũng phải mang nội dung sao cho diễn đạt (Nội dung chi tiết) ngày càng rõ hơn nội dung tổng thể. nội dung chi tiết phải luôn nhắm vào làm tăng tính sáng nội dung tổng thể trước người xem, theo con hiểu từ phần 1 có phải là hình thành, sắp sếp, hoàn thiện các phần rễ, thân, cành, lá, chậu, ....nói chung là tất cả trên cây theo cảm nhận ban đầu từ 3 ngành mỹ thuật mang lại cho ý tưởng khi gây dựng một cây bonsai không ạ?
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Ju cầu toàn quá chăng?
Coi đây là lớp bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng đi (mà thật sự thì thế) , vậy thì kiến thức đưa ra người hiểu ít , người hiểu nhiều, có người láng máng rồi quay lại nghiên cứu sau, đâu phải khóa học chính quy để mọi người phải đạt kiến thức chuẩn mới thi lên lớp. Mà các kiến thức về nghệ thuật này để mọi người (trong đó có tôi) hiểu cả mới tiếp tục thì có lẽ sẽ không bao giờ kết thúc. Tôi biết, cái gì tôi hiểu ở các bài viết của anh V.Hưng chỉ là láng máng, có cái hiểu sai.Vì thế chạy theo nhịp topic cũng thỉnh thoảng nói ý kiến mình, một nêu cách hiểu của mình để được nhận xét xem đã hiểu đúng chưa mà cũng giúp người cầm chịch thấy cần bổ sung thêm điều gì cho người đọc dễ hiểu hơn, hai là chủ topic đỡ cảm thấy mình độc thoại mà có hứng viết tiếp (Nguyenphi một lần độc thoại vài ngày rồi bỏ diễn đàn luôn đó) và ba là để lúc đọc lại vào hồ sơ của mình tìm lại đoạn cần đọc dễ dàng hơn.
Tóm lại, coi anh V.Hưng đang viết sách, chúng tôi vừa xem vừa cổ vũ, còn đọc hiểu thì tôi biết nhiều năm nữa tôi vẫn đọc lại mà có điều mãi mãi chưa hiểu hết chứ chưa nói đến hiểu 10 chắc gì thể hiện nổi một vài phần trên cây.
Tôi đề nghị cắt làm nhiều topic vì tôi vẫn đọc lại dần, số trang quá nhiều khi tìm vào trong mất rất nhiều thao tác.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Thêm chút, có thể tâm hồn tôi chưa sáng, tôi không tinh tế, tôi đang có nhiều nỗi dằn vặt, chưa thư thái....vv thì tôi ko được chơi cây, ko được bàn đến hồn với thần của cây sao?
Còn nhiều lắm những bất cập , nhưng tôi vẫn tìm đến với cây, với topic này mong nhẹ đi những nỗi niềm, mong ngày mai cái hồn tôi, cái tâm tôi nó đẹp hơn.Tôi biết không thể vươn tới tầm cao của nghệ thuật thì chẳng lẽ mỗi ngày tôi vươn lên chiến thắng mình một ít ko đáng quý sao.?
Thật sự gần đây tôi thấy thất vọng vì một phần suy nghĩ của Ju.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Thêm chút, có thể tâm hồn tôi chưa sáng, tôi không tinh tế, tôi đang có nhiều nỗi dằn vặt, chưa thư thái....vv thì tôi ko được chơi cây, ko được bàn đến hồn với thần của cây sao?
Còn nhiều lắm những bất cập , nhưng tôi vẫn tìm đến với cây, với topic này mong nhẹ đi những nỗi niềm, mong ngày mai cái hồn tôi, cái tâm tôi nó đẹp hơn.Tôi biết không thể vươn tới tầm cao của nghệ thuật thì chẳng lẽ mỗi ngày tôi vươn lên chiến thắng mình một ít ko đáng quý sao.?
Thật sự gần đây tôi thấy thất vọng vì một phần suy nghĩ của Ju.
Em thì ko nghĩ nhiều như thế đâu anh,nghĩ chi cho nặng đầu,bất đồng quan điểm là chuyện bình thường,vui lên đi anh và tiếp tục cuộc chơi.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Viết gì dù chỉ là để xem và xem, nhưng nếu xuất phát điểm không ổn thì ... bồi dưỡng cộng đồng thành bồi thêm mấy viên đạn. Đã là cơ bản thì phải vững chắc, nghệ thuật là nghiêm túc chứ không phải câu chuyện trà dư tửu hậu.
Nói thật với các bác nếu nói toẹt ra đầy bác mất lòng. Thứ nhất bố cục và tỷ lệ luôn không thể tách rời.
Thứ hai chẳng nhẽ nói toẹt luôn cây phải có hình khối và không gian vì nó gần điêu khắc hơn chứ lôi hội họa vào rồi cho ngay truyền cảm vào khác gì đem mồm mà thổi hồn.
Rồi lại có ông nghệ thuật này đẻ ra nghệ thuật kia mà chả hiểu gì bản chất nghệ thuật đó. Ví như điện ảnh gần với sân khấu chứ không có con gà nào bảo điện ảnh là con của nhiếp ảnh bới kỹ thuật chung nhưng nội dung hoàn toàn khác.
 

supeo

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

nói nghe không phải bác với chú bỏ qua, nói như chú bác vậy thì chờ cộng đồng xong xuất phát điểm rồi thì mới tiếp tục chuyện tăng xíu tốc, người nhanh chờ người chậm, chờ cả cộng đồng thông hết chắt hết cái gì để học, ai cũng có thời gian nhiều, chờ thời gian chứ bác totbung mà như cọng đồng dư thời gian vậy thì ông không phải cất công ngồi cả ngày đêm ủy thác cho thế hệ sau truyền hồn với thần vào bonsai làm gì. đọc phần 1 rồi, bao nhiêu năm thì người nhật mới biến cái của người thành của mình? ai cũng hiểu mà sao cứ trách cứ, than vãn miết. ai xuất thần thì làm đi, đem tâm tư của ông bác ấy ra bên ngoài đi, hay thậm chí thay ông chỉ cách phải làm gì cũng được. chắt duy có bác totbung là dư thời gian nên làm vậy?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Hòn đá tí xíu ném vào mặt nước yên tĩnh thì thấy ngay kết quả.
Cục đá to vật vã có ném ra mặt biển dầy sóng bạc đầu thì có đáng chi.
 

ptaagu

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Trước khi bàn sâu vào chuyện Bố cục và sức truyền đạt của một Bonsai,
mình đố các bạn :
Tại sao chúng ta lại phải xét về Bố cục tác phẩm nếu muốn thấy được
cái thần của cây ?




Mục đích xây dựng Bố cục của một tác phẩm bonsai là để hướng người xem vào nơi mà người tạo tác muốn người xem nhìn thấy ! Đó chính sự định hướng hướng nhìn của người xem trong một tác phẩm bonsai ! Có thể đó là toàn bộ cây trong không gian trưng bày hoặc chỉ là một vài điểm nhấn đặc biệt trong tác phẩm !

Theo con nghĩ phải ĐƯỢC THẤY - TRƯỚC KHI CẢM NHẬN CÁI THẦN CỦA CÂY! Vì thế con nghĩ việc xây dựng bố cục là rất quan trọng trước khi quyết định xây dựng 1 tác phẩm bonsai.

Bố cục này bao gồm cả nghĩa rộng là bao gồm cây và không gian trưng bày hay nghĩa hẹp là các thành phần của cây!

Việc sắp xếp bố cục theo con thường là như khi chụp một tấm hình ! Sẽ có điểm nhấn và các thành phần còn lại sẽ bổ sung cho điểm nhấn này !

================================

Vài ví dụ bằng hình ảnh con lụm lặt trên internet để diễn tả ý của con:


Một tác phẩm có bố cục rõ ràng làm nổi bật ý tác giả muốn phô diễn:



Không thành công:




==========

Không biết con nghĩ vậy đúng không ạ? Cái này con thấy sử dụng rất nhiều trong nhiếp ảnh (vì con cũng đang ti toe học "chộp ảnh" ạ)
==================================
Thêm vài hình ảnh để mọi người ngắm cho nhẹ nhàng :







 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Cảm ơn các bạn đã góp nhiều ý kiến quá sức. Rất vui vì thấy chủ đề vẫn
được nhiều bạn để mắt đến.
Mặc dù, nói như bạn Juniperus, là có chút chưa vừa ý vì nhiều ý cá nhân
mình chưa thể diễn đạt tới các bạn, hoặc cũng có thể vài bạn đọc nhanh
quá (?) nên chưa nắm bắt chủ điểm, hay có bạn chưa đọc phần một (chủ
đề Hồn ở đâu bây giờ ???
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=135343 )

đặc biệt là những đoạn trong tập sách của ông Andy :

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=135343&page=61

#601

(Lược dịch)

Lời mở đầu

Nghệ Thuật = Truyền Thông

Bạn có để ý là có những sản phẩm Nghệ thuật trông đẹp đẽ gợi cảm và có những
món thì trông chán ngắt chả có hồn. Tại sao ?
Tại sao khúc nhạc này êm dịu hay dễ nghe thế, trong khi bản nhạc khác lại không lọt tai ?
Hay như khi bạn ngắm một họa phẩm, bạn chì chú ý tới vài chi tiết nào đó, hay là bạn
nắm được ngay điều họa sĩ muốn gửi gấm trên toàn tác phẩm ?
Làm sao để một khúc nhạc khêu gợi được niềm vui hay toát ra được nỗi buồn ?
Tại sao có những người chả sao "thấy" được "cái đẹp" hay "nắm" được ý nghĩa của
những tác phẩm Nghệ thuật ?
Điều gì đã khiến cho Nghệ thuật có đủ sức mạnh "hướng dẫn" được tâm trạng con người ?

Những trả lời, cho các câu hỏi nêu trên, đa phần thuộc về phía người làm Nghệ thuật
ở 2 khía cạnh :

-Nghệ sĩ đã dùng những "nguyên tố " nào ?
-Nghệ sĩ thiết kế, sắp xếp các nguyên tố ấy thành bố cục ra sao cho tác phẩm của mình ?

Bố cục của tác phẩm đã cho thấy sự liên hệ của các "nguyên tố"với nhau.
Và, chính bố cục (cách sắp xếp các phần ) cũng đưa ra cách thức truyền đạt ý tưởng tác
phẩm đến người xem.
Các bộ môn Nghệ thuật, hội họa, bonsai, âm nhạc, vốn là tuân theo một số những quy ước
nào đó , dù là cho mắt nhìn hay tai nghe, thì cũng dùng những "nguyên tố cơ bản" :
-đường nét
-hính dáng
-màu sắc
-khối mảng
-dạng kết cấu bề mặt thô, mịn (có thể coi như là một kiểu nguyên tố ẩn),

vào việc ráp những nguyên tố này lại với nhau theo nhiều cấp độ để có sự cân đối, hài hòa,
lợt, đậm nhằm phô diễn ra được ý nghĩa tác phẩm.

Chúng ta chả là vẫn hay có thói quen biểu lộ cảm xúc (kiểu như xuýt xoa : tuyệt quá!) mỗi khi
"thấy được" hay "nhận ra " được nét đẹp hay là ý nghĩa tác phẩm từ những quy ước nêu trên
đó hay sao. Chúng ta thưởng thức bằng cách nghe hay nhìn mọi thứ từ diễn xuất của nghệ sĩ:
niềm vui, nỗi buồn, rồi cả những điều muốn nhấn mạnh , lẫn những chuyện ù lì. Khi thưởng thức,
chúng ta đã chẳng phải cười vui hay rơi lệ theo đúng ý muốn của diễn viên đó sao ?

Nói cách khác, Nghệ Thuật chính là Truyền Thông.

Trong khi đó, nếu đọc lại những bài viết của bạn Tamchi07 từ 6 năm trước,
chúng ta có thể thấy những nhận định khá chi tiết về nét đẹp thể hiện nơi
các tác phẩm bonsai do bạn Tamchi07 đăng lên. Tuy nhiên, những nhận xét
này rời rạc, khó cho chúng ta "thấy" được toàn bộ "những nguyên tố Mỹ thuật"
của một tác phẩm.


#10



Ở bài trước tôi mới chỉ nói về cảm nhận về vẻ đẹp của bóng cây. Bài này xin bàn về chi tiết hơn.
- Mảng khối: Cả cây ngoài đời cũng như các cây bonsai kinh điển trên thế giới cũng như các cây cảnh nổi tiếng ở phía Bắc mà tôi đã được xem qua, đều có bóng cây đẹp: Chia ra thành các mảng khối rõ rang. Các mảng khối được phối hợp hài hòa, mảng lớn, mảng nhỏ không bằng nhau, mảng thưa, mảng nhặt không đều nhau. Khoảng sáng giữa các mảng cũng không bằng nhau. Liên tục biến đổi. Các mảng khối cũng được sắp xếp theo quy luật xa gần. Kết hợp với bệ và than thành 1 tổng thể hài hòa, đẹp mắt.
Tôi xin lấy dẫn chứng bằng loạt hình ảnh các cây triển lãm ở triển lãm mang tên Taiwan Bonsai Creator.

Và, gần đây nhất, những bài viết của cá nhân mình :từ #1434, đến # 1440,
có lẽ cũng ít bạn đọc qua cho nên dễ thiếu nối kết sang chủ đề này.

Dẫu vậy, thiết nghĩ, đó cũng chả phải chuyện nặng nề gì (tuy có làm cho bạn Juniperus "thối chí" ?).
Bởi thế, mình cùng ý với bạn Thienhai, thôi thì cứ có dịp trò chuyện là tốt rồi. Chứ thực sự
chủ đề này, hay Diễn Đàn này, cũng chả phải trường lớp gì để "học hành nghiêm túc kiểu kinh điển"
như ý muốn của bạn Đông Xuân. Vả lại, chúng ta ai cũng đã ít nhiều kinh nghiệm cuộc sống,
dư sức nhận ra ngay chuyện gì đáng để bụng, chuyện gì không. Thế nên, thiết nghĩ, chỉ vài
lời loáng thoáng là ai cũng dễ dàng nhận ra vấn đề chứ chả phải huỵch toẹt làm gì.

Vậy thì, tiếp đây, mình xin nêu chuyện Bố cục và mối liên hệ của các ngành Mỹ thuật thị giác
(Hội họa, Nhiếp ảnh, Kiến trúc) với việc thiết kế nghệ thuật Bonsai.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showpost.php?p=1795363&postcount=1440


 
Top