Hệ thống tưới tự động sử dụng bấc thấm

dongnpvp

Thành viên
Các chậu đó được làm theo 3 phương pháp khác nhau, gồm: quay, khuôn ngoài và khuôn trong.
1. Khuôn ngoài thì mình đã trình bày ở chủ đề "Tự làm chậu Bonsai", phương pháp này sẽ được chậu đẹp nhất, hình dạng phức tạp (vuông, elip, lục giác, bát giác...), có hoa văn đẹp nếu cầu kỳ, làm kỹ. Hình tham khảo một vài chậu:





2. Quay: làm chậu tròn. Phương pháp này là đơn giản nhất.


3. Khuôn trong: đắp khuôn cát, đất ở trong rồi dùng dao, bay, tấm nạo hoàn thiện mặt ngoài chậu. Phương pháp này tốn công, làm rất mau nản. Ngày xưa chưa nghĩ ra phương pháp làm khuôn thì mình vẫn làm phương pháp này.


Chú ý là những mẫu chậu chân quỳ hoặc chân phức tạp thì làm khuôn chân cũng mệt lắm. Mẫu chân quỳ như hình bên dưới mình phải làm khuôn 3 mảnh.

 

dongnpvp

Thành viên
Đã ngộ ra 90%.Chỉ còn cái mẫu chân quỳ,a nói rõ tý nhen.
Chậu chân quỳ thì phải làm 2 khuôn: khuôn thân chậu và khuôn chân quỳ. Vì chân quỳ có hình dạng mấp mô, nhiều chi tiết, mà khuôn thì phải đảm bảo độ côn, khi làm xong tháo khuôn ra không bị mắc (xi măng đã cứng mà mắc lại thì xong luôn). Tùy vào độ phức tạp, mấp mô của vật mẫu mà phải tính toán cắt khuôn làm mấy mảnh. Ngay khi làm vật mình đã phải tính toán đến việc sẽ cắt khuôn như thế nào. Như mẫu chân quỳ ở trên mình phải cắt khuôn làm 3 mảnh, 2 mảnh bên và một mảnh sau. Khuôn này thằng bạn thân của mình mượn mất rồi. Hôm nào lấy về mình chụp hình và gửi sau nhé.
Sau khi làm được 1 cái thân chậu và 4 cái chân quỳ thì tiến hành gắn chân vào thân chậu thôi. Sử dụng ximăng tinh (nguyên chất) để gắn, nhớ phải ngâm thân chậu và chân thật no nước trước khi gắn để liên kết được tốt nhất. Gắn xong cần phải giữ ẩm, tránh để hồ ximăng mất nước quá nhanh, sẽ bị nứt, cường độ thấp, dễ bong bật. Tốt nhất là dùng vải ướt phủ lên trên.
 

greenstar

Thành viên tích cực
Cảm ơn a nhen.Hum nào có hình gửi e tham khảo chút ít.Nhiều cây mà ít chậu quá trời.
 

dongnpvp

Thành viên
anh ơi cho em hỏi về bấc đi
dùng loại nào có độ bền tốt nhất ạh
Các loại vải thường được cấu tạo từ 2 thành phần chính là cotton và sợi Poliester (nilon). Sợi cotton có nguồn gốc tự nhiên, làm từ sợi bông, thấm hút nước tốt nhưng không bền khi ngâm nước liên tục. Poliester thì thấm hút nước không tốt nhưng rất bền khi ngâm nước. Do đó theo mình bạn nên sử dụng loại vải thun có thành phần chính là poliester (60-70%), còn lại là cotton. Khi đó sợi poliester có nhiệm vụ làm cốt, còn sợi cotton có nhiệm vụ thấm nước. Bạn có thể dùng các áo thun cũ, cắt thành sợi rồi bện 2 sợi lại với nhau là dùng tốt bạn ạ.
 

vanxeng

Thành viên tích cực
Trước tiên xin cảm ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mợi người. Nhân đây xin hỏi anh thêm như này; Nếu sử dụng bấc thấm ngược lại thì có hiệu quả không nhé. Cụ thể là mình dùng khay hoặc bình nước để cao hơn chậu, sau đó dùng bấc thấm dẫn xuống mặt chậu thì có cung cấp nước tốt không?
 

dongnpvp

Thành viên
Trước tiên xin cảm ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mợi người. Nhân đây xin hỏi anh thêm như này; Nếu sử dụng bấc thấm ngược lại thì có hiệu quả không nhé. Cụ thể là mình dùng khay hoặc bình nước để cao hơn chậu, sau đó dùng bấc thấm dẫn xuống mặt chậu thì có cung cấp nước tốt không?
Làm như vậy không được bạn ạ. Ta thấy ở đây vấn đề là cao độ của mực nước trong khay, bồn chứa và cao độ của đầu bấc; cao độ của đầu bấc không thể thấp hơn cao độ của mực nước được. Khi làm như vậy nước sẽ liên tục chảy qua bấc thấm xuống chậu đến khi cạn hết nước trong khay, bồn chứa. Nếu tiết diện bấc thấm lớn có thể chảy hết cả 10l nước trong 1 ngày, thậm chí hơn. Xin được lý giải sơ lược như hình sau:


Còn khi ta sử dụng bấc thấm hút nước từ khay, bồn chứa bên dưới lên chậu, nước sẽ chỉ được hút lên khi chậu cây phía trên có nhu cầu (khô, thiếu nước).
 
Top