Gởi 3 Bác: Trungdunggialai, dovanlo, dblongthanh

Hinoki

Thành viên tích cực
Hồi lâu ông Trungdunggialai có hỏi cái gì đó liên quan đến tiêu mà hổng nhớ, tình cờ đọc cái tip này réo ổng cho ổng xem có tham khảo được gì không?
Nhân tiện réo 2 ông kia luôn, cái này khá quan trọng khi nuôi cây chậu cạn nhé mí anh yêu :D


-pH điều chỉnh về hướng thuận sinh lý cây 1 chỉ số thì số chóp rể tăng 100 lần
-EC: muối càng tồn nhiều thì nguy cơ cây tỏm càng cao


Chúc 3 ông đầu tuần zui zẻ
hé hé :-j:-j:-j



KIỂM SOÁT pH VÀ EC CỦA ĐẤT TRỒNG TIÊU
1.pH là gì : pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất
2.EC là gì ? EC viết tắt tiếng Anh (Electricity Conductivity) là độ dẫn điện, tính tan, tính phân giải của muối trong đất (nói rõ phần sau)
Tiêu là một trong những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, đang được đầu tư phát triển mạnh ở nước ta. Hằng năm, loại cây này đem lại khoản thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Cây tiêu (hồ tiêu) có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao thì ngoài vấn đề giống và các biện pháp chăm sóc, nó cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo các chuyên gia nông nghiệp, để tiêu phát triển tốt thì đất trồng đòi hỏi phải có những điều kiện như: Có tầng mặt dày, tơi xốp, trong vòng 1m trở lại không có tầng đá cứng; có nhiều chất hữu cơ; có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa nắng và có pH khoảng 5,5 – 7.
Trong đó, pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây trồng. Tiêu là loại cây có quan hệ họ hàng với cây trầu (trầu không), có đặc điểm rất ưa đất gần trung tính và có phản ứng rất tích cực với việc được bón vôi. Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp (đất chua), cây rất dễ bị bệnh và năng suất giảm sút.
Khi khoảng pH đạt ở mức chuẩn, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi. Nói cách khác, cây trồng hấp thụ dinh dưỡng trong đất tùy thuộc vào độ pH, khi độ pH càng thấp thì việc bón phân trở cũng nên trở nên lãng phí.
Với cây tiêu, khi pH đất đạt khoảng 6.0, rễ cây phát triển rất mạnh, cây lấy dinh dưỡng rất tốt, màu lá đẹp. Bà con có thể xem những hình ảnh thực tế mà chúng tôi theo dõi và ghi lại dưới đây:
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát độ pH của đất một hiệu quả mà tiện lợi nhất. Trong chia sẻ lần trước, chúng tôi đã đề cập đến các phương pháp kiểm tra độ pH đất bằng nhiều phương pháp khác nhau, như: Dùng giấy quỳ (giấy chỉ thị màu), kiểm tra bằng máy đo trực tiếp và bằng dụng cụ đo pH cầm tay của hãng Takemura (DM13, DM15). Đối với đặc điểm trồng tiêu, dùng máy đo pH cầm tay là lựa chọn khá phù hợp. Chỉ cần cắm máy đo pH DM-15 hoặc DM-13 xuống đất nơi cần kiểm tra độ pH, chờ 1 phút sau đó đọc kết quả trên màn hình là bà con có thể biết được chất lượng đất trồng.
Kiểm tra pH đất bằng máy đo Takemura (xem hình minh họa)
Ngoài pH, cây trồng nói chung và hồ tiêu nói riêng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, trong đó có độ dẫn điện hay còn gọi EC (Electricity Conductivity) của đất. Trên nguyên tắc, dung dịch đất càng mặn thì nồng độ ion (gồm cả cation – ion dương và anion – ion âm) trong dung dịch càng cao. Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh.
Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 giá trị dinh dưỡng dư. Lâu nay bà con nông dân ít biết hoặc chưa biết đến chỉ số EC, đây là một dữ liệu rất quan trọng mà không nắm rõ dẫn đến bón phân mất cân đối và lạm dụng phân hóa học quá nhiều, làm giàm độ phì (chất mùn/keo đất) làm đất chai cứng, vi sinh vật có lợi kém phát triển. Chỉ số EC nơi vùng trồng tiêu phần lớn rất cao, có nơi cao đến 1,77 chứng tỏ bón phân hóa học quá nhiều, đất bị "mặn" cây hấp thu dinh dưỡng kém, chi phí gia tăng mà năng suất suy giảm ! Cũng như kiểm soát pH, bà con có thể kiểm tra độ dẫn điện của đất thường xuyên bằng các thiết bị cầm tay. Hiện nay, trên thị trường có không ít các loại máy đo để đo EC đất, tuy nhiên theo phản hồi chúng tôi nhận được thì bút đo độ dẫn điện trong đất Hanna (Hanna Hi98331) đang được lựa chọn, tin dùng.
Bút đo độ dẫn điện trong đất Hanna Hi98331(xem hình minh họa)
Sản phẩm là máy đo dạng bút đặc biệt, được thiết kế để đo độ dẫn nước trực tiếp trong đất. Bút có thể đo nhiệt độ, có chức năng tự động bù trừ nhiệt độ khi đo độ dẫn với một bộ cảm biến kết hợp trong đầu dò HI 73.331.
Như vậy, để vụ tiêu đạt sản lượng cao, ngoài khâu chuẩn bị giống tốt, chăm sóc đều đặn thì bà con cũng cần quan tâm đến độ pH và EC đất trồng. Đây là hai yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng tiêu. Loại cây trồng này thích hợp với pH từ 5,5 – 7.
Giải pháp nâng pH lâu dài là bón phân hữu cơ (phân trâu, bò, dê, dơi,…), xác bã thực vật (phân rác mục tất cả đều đã hoại, ủ hoai) để trả về độ mùn cho đất, tạo keo đất giữ được vi sinh vật có lợi trong đất
(theo tincay.com)
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Cám ơn Anh T nhiều...Để dành "ngâm cú":)
Mấy cái máy đo khá đắt tiền nên để ra vụ tiêu mần 1 cái đo EC trước.
đo pH thì bảo anh con trai kiếm mua giấy quì ở khu Tô Hiến Thành.
Theo Hinoki tìm hiểu thì cây Tiêu có vô số bệnh, đa số là do nấm rễ. Nhưng nếu tiêu diệt nấm bằng phương pháp hóa chất thì cũng tiêu diệt luôn nấm có lợi.
Mặt khác, khi pH đất thấp thì nấm có lợi thường die hết và nấm có hại phát triển. Nhất là khi hệ keo đất bị rửa trôi, keo âm không còn, chỉ còn keo dương. Nghĩa là bón phân vô cơ vào thì sẽ bị trôi đi hết. Nói nôm na là đất bị chai, không còn chất mùn.
Giải pháp đầu tiên là phải cải tạo đất.
Bước đầu tiên là phải nâng pH bằng vôi, nhưng không phải bây giờ mà là cuối mùa mưa hoặc đầu mùa mưa tới. Liều lượng 1 tấn vôi/1hecta
Bước thứ 2 là tái tạo keo đất bằng phân hữu cơ hoai mục, phân chuồng ủ tricoderma
Trong giai đoạn này tích cực dùng phân bón lá, kết hợp kích thích tố tăng trưởng NAA, GA3 để cây phát đọt mạnh, giúp tăng số lượng rễ.

Chung chung là thế, còn phải chi tiết khi vào vụ, làm bông, làm hạt nhưng mà giờ này Hinoki đang bị nhức đầu như búa bổ. Lúc khác cháu nghĩ ra thêm sẽ viết ở đây thêm cho Chú.

Những gì cháu được học là theo phương pháp canh tác bền vững của Nhật và Israel, nhưng chĩ lõm bõm vì chưa được đào tạo chính qui :d
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Hay,rất hay hinoki ơi.
Ngặt một nỗi,anh Dũng đang trồng xen tiêu vào vườn cà phê.
Nhưng mình nghĩ còn là nguồn giống và sự lây truyền giữa các vườn qua các loài vật và bước chân con người.
Người nông dân Tây nguyên rất ngại mạo hiểm chuyên canh cây tiêu,chỉ là xen để bù qua bù lại với cây cà phê.
Phần phân hữu cơ mà Hinoki nói chắc chắn là đung và nên áp dụng ngay,anh Dũng ơi.
 
Top