"DUỐI" đọ "Sam núi" ;D

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Sam núi khồng thể đọ được với Duối ở điểm là nếu cây ra đi thì hơi bị đau còn Duối thì không cay lắm.
 

daiphuocloi

Thành viên tích cực
duối là loại cây làm bon sai cũng rất thích hợp bởi nó có các yếu tô như lá rút nhỏ, dày dăm, có quả đẹp, xanh quanh năm nhưng nhược điểm chút là da hơi xanh và cũng khó đánh (bứng) hơn sam núi ạ, còn duối có mấy loại lá cơ , có loại lá dài, lá tròn... và không phải cây nào cũng có quả đâu các bác ạ. nếu cây hạt thì tầm vài năm là có quả thôi .
 
Mình cũng thích duối. Nói với một đứa em ngoài Bắc rằng. Ngoài đó có cây duối, thích hợp với bonsai, nhiều dáng độc lạ, lại rẻ, em mua chi MCT lá trung ở miền Nam, nuôi khó sống, lại đắt nữa. Hắn bảo, duối ngoài em chẳng ai thích, vì kiêng kị gì đấy. Mình nghĩ, ít người thích mà mình quan tâm, thì mới thuận lợi chứ. Nếu cứ đi theo phong trào, cây đắt, lại khó có cây đẹp. Nếu mình ngoài Bắc, mình chỉ chơi duối.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
So sánh cây Duối và Sam Núi trên phương diện Bonsai
Liệt kê nhanh một vài đặc điểm, anh em bổ sung thêm cho sinh động:

Lá:
- Lá Sam Núi nhỏ, dày, có nhiều khuân dạng tròn, trái tim, dài..., bóng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Phân bố của lá Sam núi dày, khít hơn,. Mùa đông thì chắc chắn rụng lá (Bác Xuân có cây như vậy). SAm núi cũng có loài lá to, nhỏ, cực nhỏ..., rồi có trái không trái

- Lá Duối thì lớn hơn nhiều, phân bố thưa hơn, lá thường ráp, mặt trên dưới cũng hai màu, không đẹp bằng lá Sam Núi. Như trên các bác cung cấp Duối có nhiều loài lá to, nhỏ, dài, tròn, có trái, không trái hoặc trái rất ít (Không rụng, rụng ít mùa đông vẫn xanh)

Thân, vỏ:
- Sam núi cũng có nhiều loại, vỏ trắng, vỏ giấy, vỏ nâu..., nhưng thường nhìn cổ lão hơn Duối khi cây ít tuổi. Đối với Duối thì thường thân xanh còn non, thân trắng về già, nâu sần sùi khi về già. Để được một thân già cổ thụ thì Duối cần rất nhiều năm mới đạt được. Trong khi đó Sam núi thì rất nhanh đạt được. Khả năng liền sẹo vết cắt của Sam núi rất mạnh, còn Duối thì kém hơn.

Trái:
Sam núi nhiều trái, màu xanh, tím khi già phân bố thành trùm dày như trái nho. Còn Duối cũng có trái cũng có loài phân bố thành trùm, xong đa số là đơn mà trái xanh, chín vàng bung vỏ...


Chi cành:
- Duối khi nhỏ dễ uốn kéo hơn, vì dẻo, còn Sam Núi thì đã già chút thì giòn. Do vậy khi tạo tác bon sai anh Sam Núi này phải được chăm sóc theo dõi thời điểm uốn cành, còn anh kia thì để xổng rồi làm đại khái ta phải chú ý nó lơn.

- Đặc điểm chung là chúng đều có thể tạo ra những bộ khung xương dày đặc chi
- Sam Núi Dễ dàng vin cành để tạo rễ nhân tạo hơn, vì chi cành vùi đất dễ ra rễ, còn Duối thì rất khó, thậm chí là không thể. Nên họ hay lợi dụng đặc điểm mọc mầm nhiều ở gốc để vin xuống vùi vào đất làm rễ.



Sức sống:
Sam núi sức sống mạnh hơn, dễ sống, dễ ra chi, mầm nên dễ tạo tác bonsai hơn Duối. Điển hình là Sam Núi cắt cụt, phôi... xử lý rất mạnh bạo nhưng tỷ lệ sống còn cao hơn cả Linh Sam, ... Còn Duối thì rất khó tính đánh mất rễ con thì khó sống, ....

Từ những đặc điểm trên:
1. Sam núi thích hợp làm bonsai mini hơn Duối (thân ít năm đã già, lá nhỏ nhuyễn..., phân bố lá dày, mắt lá khít...)

2. Duối làm cây đại hợp hơn (lâu năm thân già, lá to...) thực tế thì muốn có phôi già đẹp của Duối hầu như khai thác từ thiên nhiên là chính mới có phôi cổ lão

3. Trời cho ta như vậy để chúng thích nghi các chủng bonsai (Đại, Trung, mini), Sam núi thì khó kiếm cốt to, Duối thì dễ kiếm cốt to và chúng cùng chung một đặc điểm là khai thác trong tự nhiên là chủ yếu. Nuôi trồng thì chắc Sam núi nhanh thành cây cổ lão hơn duối vì nuôi duối mini cho già thì lâu lắm...
 

ngtqbvn

Thành viên mới
Re: Trả lời: "DUỐI" đọ "Sam núi" ;D

Chỗ mình có 3ae thường xuyên đi đánh ruối về chơi và rút ra một chút kn sau..
Ko quan trọng thời điểm nào trong năm ,cây mang về các bạn có thể định hình cốt cách theo ý tưởng sau đó cắt rễ và dùng dao gọt đầu cắt và để khô nhựa thì mang ra trông.
Chất trồng ban đầu phải là cát bê tông và chỉ phun cho cát ẩm khi lấy tay vê chỉ thấy mát là ok ,tuyệt đối ko dc tưới sau khi đã trồng
Tiếp theo lấy ly lông trùm kín cả chậu lẫn cây và chờ đợi khoảng 60 ngày là có thể bỏ ra dc ..
Các bạn chú ý nhé ở trong ly lông mầm bật như đúng rồi nhưng rễ chưa có đâu nhé,mình hay dùng can dầu ăn cho nên khi cây phát rễ là có thể biết ngay lúc đó là ok rôi
Trường hợp cây đang phát mầm tự nhiên thấy thui đầu đen thì khả năng độ ẩm bị thừa lúc đó các bạn phải nhổ cây luôn lên và cắt phần rễ thối và làm lại từ đầu,,
Tôi đã thử nghiệm trồng duối lộn ngược và đã thành côn rất tốt,,,
Chút kn của tôi nêys ae nào có kn bổ sung thêm nhé .chúc các bạn thành công....:)):)):))
==================================
Một điều quan trọng là cây phải luôn ở trong mát 2 tháng nhé .hihi
điểm danh 3ae để báo cáo kiểm lâm bác Thắng ơi!!!:)):))
 

le.toan.thang

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: "DUỐI" đọ "Sam núi" ;D

điểm danh 3ae để báo cáo kiểm lâm bác Thắng ơi!!!:)):))
Bé bé cái mồm thôi ko kl nó xích tất giờ ,,,
A thì ko sao còn 2 tay kia mà bị xích thì toi lun^#(^
 

huongngoc

Thành viên tích cực
So sánh cây Duối và Sam Núi trên phương diện Bonsai
Liệt kê nhanh một vài đặc điểm, anh em bổ sung thêm cho sinh động:

Lá:
- Lá Sam Núi nhỏ, dày, có nhiều khuân dạng tròn, trái tim, dài..., bóng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Phân bố của lá Sam núi dày, khít hơn,. Mùa đông thì chắc chắn rụng lá (Bác Xuân có cây như vậy). SAm núi cũng có loài lá to, nhỏ, cực nhỏ..., rồi có trái không trái

- Lá Duối thì lớn hơn nhiều, phân bố thưa hơn, lá thường ráp, mặt trên dưới cũng hai màu, không đẹp bằng lá Sam Núi. Như trên các bác cung cấp Duối có nhiều loài lá to, nhỏ, dài, tròn, có trái, không trái hoặc trái rất ít (Không rụng, rụng ít mùa đông vẫn xanh)

Thân, vỏ:
- Sam núi cũng có nhiều loại, vỏ trắng, vỏ giấy, vỏ nâu..., nhưng thường nhìn cổ lão hơn Duối khi cây ít tuổi. Đối với Duối thì thường thân xanh còn non, thân trắng về già, nâu sần sùi khi về già. Để được một thân già cổ thụ thì Duối cần rất nhiều năm mới đạt được. Trong khi đó Sam núi thì rất nhanh đạt được. Khả năng liền sẹo vết cắt của Sam núi rất mạnh, còn Duối thì kém hơn.

Trái:
Sam núi nhiều trái, màu xanh, tím khi già phân bố thành trùm dày như trái nho. Còn Duối cũng có trái cũng có loài phân bố thành trùm, xong đa số là đơn mà trái xanh, chín vàng bung vỏ...


Chi cành:
- Duối khi nhỏ dễ uốn kéo hơn, vì dẻo, còn Sam Núi thì đã già chút thì giòn. Do vậy khi tạo tác bon sai anh Sam Núi này phải được chăm sóc theo dõi thời điểm uốn cành, còn anh kia thì để xổng rồi làm đại khái ta phải chú ý nó lơn.

- Đặc điểm chung là chúng đều có thể tạo ra những bộ khung xương dày đặc chi
- Sam Núi Dễ dàng vin cành để tạo rễ nhân tạo hơn, vì chi cành vùi đất dễ ra rễ, còn Duối thì rất khó, thậm chí là không thể. Nên họ hay lợi dụng đặc điểm mọc mầm nhiều ở gốc để vin xuống vùi vào đất làm rễ.



Sức sống:
Sam núi sức sống mạnh hơn, dễ sống, dễ ra chi, mầm nên dễ tạo tác bonsai hơn Duối. Điển hình là Sam Núi cắt cụt, phôi... xử lý rất mạnh bạo nhưng tỷ lệ sống còn cao hơn cả Linh Sam, ... Còn Duối thì rất khó tính đánh mất rễ con thì khó sống, ....

Từ những đặc điểm trên:
1. Sam núi thích hợp làm bonsai mini hơn Duối (thân ít năm đã già, lá nhỏ nhuyễn..., phân bố lá dày, mắt lá khít...)

2. Duối làm cây đại hợp hơn (lâu năm thân già, lá to...) thực tế thì muốn có phôi già đẹp của Duối hầu như khai thác từ thiên nhiên là chính mới có phôi cổ lão

3. Trời cho ta như vậy để chúng thích nghi các chủng bonsai (Đại, Trung, mini), Sam núi thì khó kiếm cốt to, Duối thì dễ kiếm cốt to và chúng cùng chung một đặc điểm là khai thác trong tự nhiên là chủ yếu. Nuôi trồng thì chắc Sam núi nhanh thành cây cổ lão hơn duối vì nuôi duối mini cho già thì lâu lắm...
Rất chi tiết, cảm ơn anh Thái đã tổng hợp, chia sẽ.
Chia sẽ cây Duối nhà mình đang nuôi (Hình chụp vào tháng 3.2014)

 

Proartree

Thành viên tích cực
Cây Duối của bác Hòa già chát mốc nhỉ? Có lẽ do đất trồng và khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
Thực ra, vẻ đẹp về sự già nua chỉ thật sự đẹp khi bản chất cây vẫn đang ở trạng thái sung sức và khỏe mạnh.
Có nhiều cách để thể hiện 01 cây già cỗi hơn là tuổi thọ thực tế của cây đó.
Nếu chọn giữa 1 cây già yếu về mặt sinh lý và 01 cây non khỏe mạnh mình vẫn chọn cây còn non hơn.
Còn quan điểm của các bác thì sao ạ?
 

huongngoc

Thành viên tích cực
Cây Duối của bác Hòa già chát mốc nhỉ? Có lẽ do đất trồng và khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
Thực ra, vẻ đẹp về sự già nua chỉ thật sự đẹp khi bản chất cây vẫn đang ở trạng thái sung sức và khỏe mạnh.
Có nhiều cách để thể hiện 01 cây già cỗi hơn là tuổi thọ thực tế của cây đó.
Nếu chọn giữa 1 cây già yếu về mặt sinh lý và 01 cây non khỏe mạnh mình vẫn chọn cây còn non hơn.
Còn quan điểm của các bác thì sao ạ?
Đối với mình, độ già của cây không quan trọng mà quan trọng nhất để mình chọn cây để làm là dáng/cốt cây, chắc tại mình còn trẻ nên còn nhiều thời gian để nuôi dưỡng và theo dõi chúng lớn.
Còn đối với cây duối này, hiện nó không ở trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt như bạn nghĩ mà hiện em nó rất sung và mình đang thả để nuôi cốt cành.
 

Proartree

Thành viên tích cực
Đối với mình, độ già của cây không quan trọng mà quan trọng nhất để mình chọn cây để làm là dáng/cốt cây, chắc tại mình còn trẻ nên còn nhiều thời gian để nuôi dưỡng và theo dõi chúng lớn.
Còn đối với cây duối này, hiện nó không ở trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt như bạn nghĩ mà hiện em nó rất sung và mình đang thả để nuôi cốt cành.
Cái này giống mình. Hjhj. ;)
 

Fongtran

Thành viên
"Mọi sự so sánh đều khập khiễng" (câu nói của các cụ). Với tôi điều quan trọng nhất là vùng miền, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, sở thích... ở miền Bắc thì duối thích hợp hơn, phát triển tốt hơn sam núi, sam núi đang sống lăn đùng ra chết (!?). Còn việc đào, đánh, trồng duối khó khăn đối với mọi người chẳng qua là chưa kinh nghiệm thôi (tôi đã đánh ngoài tự nhiên về trồng đảm bảo sống 95%, kể cả cắt một khúc rễ và đảo lộn đầu). Miền Bắc vào đông có thời điểm nhiệt độ dưới 10 độ, sam núi khó trụ được còn duối vẫn Ok. Cả duối và sam núi đều đẹp! Chúc ae có nhiều tác phẩm hay.
 

mitdacboy

Thành viên mới
Nhờ bác Thắng và các bác hướng dẫn em cách thu nhỏ lá duối với ạ. Mấy đồng chí mini của em cứ nảy lộc là lá lại to vật vã mặc dù em chỉ cho nó sống bằng cát và nước. Em mới tập tành nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong chỉ giáo!
 

Fongtran

Thành viên
Nhờ bác Thắng và các bác hướng dẫn em cách thu nhỏ lá duối với ạ. Mấy đồng chí mini của em cứ nảy lộc là lá lại to vật vã mặc dù em chỉ cho nó sống bằng cát và nước. Em mới tập tành nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong chỉ giáo!
Bạn hạn chế tưới nước và dinh dưỡng thừa, chụi khó cắt răm. Chúc bạn thành công!
 

Proartree

Thành viên tích cực
"Mọi sự so sánh đều khập khiễng" (câu nói của các cụ). Với tôi điều quan trọng nhất là vùng miền, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, sở thích... ở miền Bắc thì duối thích hợp hơn, phát triển tốt hơn sam núi, sam núi đang sống lăn đùng ra chết (!?). Còn việc đào, đánh, trồng duối khó khăn đối với mọi người chẳng qua là chưa kinh nghiệm thôi (tôi đã đánh ngoài tự nhiên về trồng đảm bảo sống 95%, kể cả cắt một khúc rễ và đảo lộn đầu). Miền Bắc vào đông có thời điểm nhiệt độ dưới 10 độ, sam núi khó trụ được còn duối vẫn Ok. Cả duối và sam núi đều đẹp! Chúc ae có nhiều tác phẩm hay.
Mình nhớ tầm Tháng 8 năm ngoái, có mua 01 cây Duối to bằng bắp tay, người bán đánh bầu khéo quá nên cứ tưởng rễ bên trong nhiều. Đến lúc lên chậu, vì cây khá to nặng nên khi tháo phần nilong bọc xung quanh ra, bê lên chậu thì vỡ bầu. Phân đế và rễ cái chuẩn nhưng không có tí rễ con nào, chỉ có rễ cọc to bị cắt khi đánh bầu. Tưởng cây không phát mầm và ra rễ được. Nhưng tầm 01 tháng sau mầm phun mạnh, thậm chí tại gốc cành còn có các chân rễ con ( dấu hiệu cành có thể chiết là sống 100%). Bây giờ thì cây mọc quá sung và um tùm, mình đang nuôi chi.

Như vậy, nếu cây đánh trong mùa sinh trưởng thì không có gì phải lăn tăn cả.
 

le.toan.thang

Thành viên
Mình nhớ tầm Tháng 8 năm ngoái, có mua 01 cây Duối to bằng bắp tay, người bán đánh bầu khéo quá nên cứ tưởng rễ bên trong nhiều. Đến lúc lên chậu, vì cây khá to nặng nên khi tháo phần nilong bọc xung quanh ra, bê lên chậu thì vỡ bầu. Phân đế và rễ cái chuẩn nhưng không có tí rễ con nào, chỉ có rễ cọc to bị cắt khi đánh bầu. Tưởng cây không phát mầm và ra rễ được. Nhưng tầm 01 tháng sau mầm phun mạnh, thậm chí tại gốc cành còn có các chân rễ con ( dấu hiệu cành có thể chiết là sống 100%). Bây giờ thì cây mọc quá sung và um tùm, mình đang nuôi chi.

Như vậy, nếu cây đánh trong mùa sinh trưởng thì không có gì phải lăn tăn cả.
Ace nếu đào duối ko quan trọng mùa nào nhé vì mình đã thử nghiệm rồi ,mùa nào cũng sống bt và nếu đi khai thác gặp cành duối nào mà sẵn chơi ace cắt về trồng vẫn sống,,,,:-j:-j
Nếu có khó khăn gì hãy gọi cho tôi nhé~O)
 

tungson

Thành viên
chào cả nhà.
Lâu quá không vào diễn đàn, up lại cây Duối "trồng từ hạt" của em lên góp vui. cây này khi thay chậu vỡ bầu, em rũ toàn bộ đất xếp lại rễ cài đá thấm thủy, trồng trong chậu có độ sâu khoảng 18-20cm, rất ít đất. vậy mà không chết các bác ạ. Em đang tính cắt bỏ 2 2 rễ to trước mặt tiền đi. Các bác góp ý có nên không ạ. xin cảm ơn nhiều.
 

Proartree

Thành viên tích cực
chào cả nhà.
Lâu quá không vào diễn đàn, up lại cây Duối "trồng từ hạt" của em lên góp vui. cây này khi thay chậu vỡ bầu, em rũ toàn bộ đất xếp lại rễ cài đá thấm thủy, trồng trong chậu có độ sâu khoảng 18-20cm, rất ít đất. vậy mà không chết các bác ạ. Em đang tính cắt bỏ 2 2 rễ to trước mặt tiền đi. Các bác góp ý có nên không ạ. xin cảm ơn nhiều.
Cứ để nguyên rễ vậy, đừng cắt.
Cho cành fóng sag bên trái to và dài nữa ra, bố cục tổng thể nhìn sẽ hay hơn đó.
 

itthoi

Thành viên
E thì chưa có cây sam nào nhưng duối thì có khá nhiều từ những cây bằng nhón tay đến nhưng cây đường kính hàng mét. Ne chỉ bổ xung thêm 1 ưu điểm cửa duối nũa là tuổi thọ của duối là rất cao có thể lưu chuyền từ đời này sang đời khác vô tư.
 
Top