Dáng cây-anh em thảo luận chơi

thang_khung

Thành viên tích cực
Dáng Cây
Khi ta có một cây phôi, ta có dự kiến ban đầu là trồng như thế nào trên chậu? Nhưng khi đặt cây vào trong chậu, ta phải xoay đi xoay lại, nghiêng sang phải rồi sang trái, nghiêng nhiều hay ít, rồi thử đặt cây nằm ngang ra hay cho cây buông xuống dưới mặt chậu. Đến một vị trí nào đó ta thấy thể hiện được hết về đường nét thể hiện của thân cây, lại có khả năng tối ưu tận dụng được cành ngọn sẵn có, ta sẽ chèn tạm cây cho yên vị để ngắm. Ngắm xung quanh chậu, ngắm gần rồi ngắm xa, nếu thấy đắc ý, ta sẽ bắt đầu cho chất trồng cây vào.
Cho dù xoay trở như thế nào thì rút cục chỉ có 4 cách trồng cây trên chậu đó là: trồng thẳng đứng (trực), trồng nằm ngang (hoành), trồng nghiêng (xiêu), trồng buông xuống dưới mặt chậu (huyền).
Do chỉ có 4 cách trồng cây nên hệ quả tất nhiên là chỉ có 4 dáng cây, nói cách khác là có 4 mối quan hệ bằng góc độ giữa thân cây với mặt chậu.
1-Dáng trực: Hướng thân cây và mặt chậu tạo thành góc khoảng 90 độ.
2-Dáng hoành: Thân cây nằm khoảng ngang vị trí mặt chậu.
3-Dáng xiêu: Thân cây và mặt chậu tạo thành góc nhỏ hơn 90 độ.
4-Dáng huyền: Thân cây buông xuống dưới mặt chậu.
Không cần thiết phải phân định xiêu nhiều hay xiêu ít, huyền hay bán huyền bởi tính chất của cây vẫn chỉ là xiêu hay huyền mà thôi.
Một số người quen gọi dáng “trực xiêu để mô tả một cây tương đối thẳng nhưng được trồng xiêu.Theo tôi, gọi như vậy là không hợp lý vì cây một thânchir có một mối quan hệ “tạo thành một góc độ” với mặt chậu, không thể 1 thân cây cùng một lúc tạo ra 2 góc độ vừa trực vừa xiêu so với mặt chậu. Vì vậy không có dáng trực – xiêu cho 1 thân cây.
Có người nêu ý kiến: đối với cây phụ tử nếu 2 thân cùng thẳng góc so với mặt chậu thì nên gọi là song trực. Gọi như vậy không sai, nhưng thân tử vốn tạo hình linh hoạt để biểu lộ sự nhí nhảnh, nũng nịu cho nên không cần thiết quy định dáng cho thân tử. Vì vậy những cây phụ tử, mẫu tử chỉ nên gọi dáng của thân chính là thân phụ hay thân mẫu
Nhiều người quen gọi dáng huyền là thác đổ. Theo tôi, thì thác đổ là một hình ảnh của thiên nhiên mà dáng huyền mô phỏng. Không nên nhầm lẫn giữa dáng (là quan hệ giữa thân cây với mạt chậu) với chủ đề (hình ảnh thác đổ) mà cây cảnh miêu tả. Vì vậy chỉ nên sử dụng tên dáng huyền là đủ. Cũng không cần thiết gọi dáng bán huyền (bán thác đổ), vì chung quy chỉ là huyền.
Dáng kép
Nhiều trường hợp cây một gốc 2 thân hay 2 cây trồng ghép lại, hai thân cây tương đương nhau như những cây huynh đệ, phu thê, bằng hữu thì ta có thể tính 2 dáng, do đó sẽ có các dáng kép như:
Song trực, song xiêu, song hoành, song huyền; trực – xiêu; trực – hoành; trực – huyền; xiêu – hoành; xiêu – huyền; hoành – huyền.
Những cây từ 3 thân trở lên hoặc 3 cây trở lên trồng ghép lại thì không nên tính dáng nữa vì quá phức tạp. Đây là những cây được gọi chung là quần thụ. Tóm lại:
1-Cây nào cũng có dáng, song chỉ những cây do con người chủ động tạo thế thì cây mới có thế. Cho nên dáng không phải là thế.
2-Chỉ có 4 cách trồng cây trên chậu nên chỉ có 4 dáng cây là: trực, hoành, xiêu, huyền. Không cần nêu các dáng trung gian.
3-Trường hợp 3 thân cây tương đương nhau thì ta có thế gọi các dáng kép, nhưng chính vẫn nằm trong 4 dáng cơ bản nêu trên.
Đây là ý kiến chủ quan của tôi để góp phần thảo luận. Kính mong các bạn góp ý kiến.
 

soncm

Thành viên tích cực
tham gia tí nhen. khi cắt và tạo dáng lúc ban đầu (đã có hướng trồng) kết hợp với phân chi ''Tán'' bố cục phải hài hòa, bắt mắt người xem thế là đạt rồi. hihi...bài viết của bạn rất hay,cảm ơn bạn đã chia sẻ
 

thang_khung

Thành viên tích cực
tham gia tí nhen. khi cắt và tạo dáng lúc ban đầu (đã có hướng trồng) kết hợp với phân chi ''Tán'' bố cục phải hài hòa, bắt mắt người xem thế là đạt rồi. hihi...bài viết của bạn rất hay,cảm ơn bạn đã chia sẻ
lỡ người xem khó tính quá thì sao đây hả a soncm. kakakakaa..............
 
Top