Cheng Cheng Kung - Nghệ nhân Đài Loan

GioNui

Moderator
Cheng Cheng-Kung


Sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, Cheng bắt đầu sự nghiệp bonsai của mình vào năm 1980. Được bao quanh bởi các ngọn núi và cảnh quan đẹp của đất nước mình, ông có nhiều điều kiện quan sát công việc của thiên nhiên và những gì tốt đẹp nhất của nó. Nghiên cứu sự tác động của môi trường tự nhiên lên cấu trúc thân cây là cơ sở để cho ra đời phong cách kỹ thuật làm nên thương hiệu của Cheng, "Silk Carving Techniques"(Si Diao). Si Diao là phương pháp làm lũa bằng cách tước chỉ gỗ với các công cụ đặc biệt mà không để lại bất kỳ dấu vết tác động nào của dụng cụ.

Ông đã xuất bản cuốn sách “Bonsai Shari Si-Diao” phần một và hai vào năm 2004.

Cheng cũng là thành viên sáng lập “Hiệp hội bonsai Đài Loan”, thành lập năm 1998. Ông đã trình diễn trên sân khấu quốc tế ở các nước Mỹ, Ý, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Philippines, Singapore, Trung Quốc, Nam Phi, Hàn Quốc…

Liên tục các năm từ 1991 đến 2000, ông đều có cây đoạt giải vàng tại triễn lãm Bonsai quốc tế Đài Loan và một số triển lãm ở Trung Quốc. Các giải thưởng nằm ở các cây khác nhau và rất đa dạng chủng loại, bao gồm: Juniperus chinensis, Pemphis acidula, Ficus microcarpa, Elaeagnus Pungens…
 

GioNui

Moderator
Phỏng vấn
Được thực hiện bởi Art of Bonsai


Art of Bonsai(AoB): Ông đến với bonsai như thế nào?

Cheng Cheng-Kung: Có thể bạn không tin, tôi đến với nghệ thuật bonsai bắt đầu từ lễ cưới của tôi. Để trang trí cho lễ cưới của mình, tôi đã mua rất nhiều bonsai và hoa. Tại thời điểm đó tôi đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của nghệ thuật bonsai. Từ đó, bonsai đã trở thành sở thích chính của tôi. Sau nhiều năm là một người nghiệp dư và tích lũy các kinh nghiệm cần thiết, tôi nhận ra mong ước nghề nghiệp của mình đó là: trở thành một nghệ nhân bonsai chuyên nghiệp.

AoB: Ông có nghĩ rằng có chỗ cho sự đổi mới trong bonsai? Hay là ông thích đi theo những gì đã có theo truyền thống?

Cheng Cheng-Kung: Đài Loan có một vị trí đặc biệt với nền văn hóa được pha trộn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và các nước thực dân khác. Sự đa dạng văn hóa làm cho người dân nơi đây có trí tưởng tượng và sức sáng tạo phong phú. Đó là lý do tại sao duy trì sự đổi mới là một trong những đặc điểm của dân tộc chúng tôi.

AoB: Kỹ thuật điêu khắc gỗ chết của ông rất ngoạn mục. Ông đã phát triển phong cách của mình như thế nào, phong cách “Si Diao” ấy?

Cheng Cheng-Kung: Nếu quan sát cẩn thận ngay cả với nghệ thuật bonsai tiên tiến của Nhật Bản, bạn vẫn có thể tìm thấy một vài vết tích của sự điêu khắc nhân tạo còn sót lại. Diện mạo cũng như chất lượng điêu khắc không thể so sánh với lũa trong tự nhiên. Lũa tự nhiên luôn luôn thể hiện vẻ đẹp của kết cấu cũng như độ tuổi của cây, do quá trình mục nát tự nhiên từng lớp từng lớp bong đi. Đó thật ra là quá trình điêu khắc theo thớ gỗ được thực hiện bởi thiên nhiên. Để loại bỏ các vết chạm khắc nhân tạo, tôi đã cố gắng bắt chước quá trình tự nhiên này bằng cách tước gỗ từng “chỉ theo chỉ” để tạo ra những lũa nhân tạo đẹp. Như tôi đã trình bày, lũa được làm có hình dáng và chất lượng tương tự như lũa tự nhiên. Tôi định nghĩa quá trình hoàn thiện này là “Si Diao”, theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “điêu khắc chỉ”.


AoB: Điều gì làm cho nghệ thuật điêu khắc “Si Diao” khác biệt so với đám đông?

Cheng Cheng-Kung: Hướng đi của tôi là điêu khắc nương theo thớ gỗ. Tôi gọi phương pháp này là “Si Diao”. Nó hoàn toàn độc lập với công cụ mà chúng ta dùng để thực hiện. Có lúc tôi dùng dao cầm tay; cũng có khi nhờ sự trợ giúp của các dụng cụ điện hoặc khí nén. Do đó, khác biệt chủ yếu nằm ở chỗ điêu khắc có “cố tình” nương theo thớ gỗ hay không.
 

GioNui

Moderator
Tiếp theo...

AoB: Phong cách điêu khắc của ông áp dụng tốt nhất cho trường hợp biết gỗ tươi thành gỗ chết. Liệu chúng ta có thể sử dụng phương pháp này trên gỗ đã khô hoặc cho dòng cây rụng lá hay không?

Cheng Cheng-Kung: Không có vấn đề gì, gỗ tươi hay gỗ khô đều có thể là nguyên liệu của Si Diao. Tuy nhiên, thớ gỗ tươi sẽ dài hơn, trong khi gỗ khô thì ngắn hơn. Thớ ngắn sẽ khó khăn hơn trong việc cho kết quả tốt.


AoB: Ai là người mà ông học hỏi được nhiều nhất? Ông có thể nói vài lời về người ấy được không?

Cheng Cheng-Kung: Trong quá khứ, Si Diao là một kỹ thuật đặc biệt và chỉ có một số ít chuyên gia biết đến. Một số bạn bè của tôi thường tụ tập với nhau để thảo luận và phát triển những kỹ năng mới. Chúng tôi cũng quan sát và học hỏi kỹ thuật từ những cây bonsai được tạo bởi những người đi trước.

AoB: Khi ai đó đưa cho ông một phôi để định hướng, ông quan tâm đến điều gì đầu tiên và quan trọng nhất ở trong đó?

Cheng Cheng-Kung: Tìm những đặc điểm đặc biệt và các ưu điểm của nó.

AoB: Ông có một dáng hoặc phong cách ưa thích khi cố gắng tạo tác các cây của mình?

Cheng Cheng-Kung: Không. Nếu muốn là một nghệ nhân hàng đầu, chúng ta phải loại bỏ mọi ưu tiên trong tâm trí. Chúng ta phải có khiếu đa dạng, có thể định hình cây theo bất kỳ hình dáng nào tùy thuộc vào những đặc tính đặc biệt vốn có của nó.

AoB: Ông đã trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy ông thực hiện rất nhanh các demo của mình. Ông đã được huấn luyện để làm việc với tốc độ đó như thế nào?

Cheng Cheng-Kung: Lý do chính của điều đó là tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo bonsai, đặc biệt là bắt đầu từ những phôi thô và hoàn thành nó. Tôi nghĩ sự rèn luyện như vậy là điều cốt yếu.


Italy - Crespi Cup 2004 Demo


Crespi Cup 2004 Demo – Góc nhìn mới sau khi làm xong

AoB: Khi đến một cuộc trình diễn, ông có cần chuẩn bị trước cho mình điều gì không?

Cheng Cheng-Kung: Một số quy trình sơ bộ là cần thiết. Trước hết, tôi phải chuẩn bị các dụng cụ sẽ được sử dụng trong lúc demo. Tôi cũng cần có kế hoạch để sử dụng thời gian tối ưu. Và cuối cùng là tôi phải kiểm tra các tập tin lưu trữ, máy tính xách tay, máy chiếu và những thứ khác có thể sẽ sử dụng tới trong lúc nói chuyện.
 

GioNui

Moderator
Tiếp theo...


AoB: Khi tạo dáng một cây, ông có thích đi theo những mẫu mà trong đó cây lớn lên trong thiên nhiên? Theo ông, một cây nhìn tự nhiên có thật sự quan trọng?

Cheng Cheng-Kung: Hình dạng tự nhiên của một cây là kết quả của ảnh hưởng với môi trường. Nó có hình dạng tốt nhất cho quang hợp và do đó có thể là yếu tố chính để duy trì sức sống của cây sau khi trồng một thời gian dài. Hình dạng tự nhiên cũng thể hiện sự cường tráng của bonsai và nó cũng phù hợp với các quy tắc thẩm mỹ. Vì vậy, việc tạo một bonsai theo dáng tự nhiên là tư tưởng cơ bản của tôi.


Bông giấy trong vườn nhà Cheng

AoB: Có các hình thức nghệ thuật khác mà ông thích sử dụng như nguồn cảm hứng cho công việc của mình?

Cheng Cheng-Kung: Tất cả các thứ trên thế giới được kết nối với nhau. Do đó tôi tin rằng mọi thứ trong cuộc sống đều có thể trở thành nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo.

AoB: Lời khuyên của ông cho một người trẻ muốn nghiên cứu bonsai là gì? Học hỏi như thế nào là tốt nhất?

Cheng Cheng-Kung: Quan tâm đến đặc tính sinh lý để nuôi dưỡng cây và nghiên cứu các quy tắc thẩm mỹ đều quan trọng cho những người mới.

AoB: Ngoài Tùng, Thông và Si, ông có thể kể tên các loài khác mà ông ưa thích?

Cheng Cheng-Kung: Tôi thích tất cả các loài cây có thể chơi bonsai. Sự ưa thích của tôi không chỉ giới hạn ở Thông, Tùng và Si.


Pemphis Acidula - Cây được Cheng sử dụng làm demo tại một kỳ triển lãm Asia Pacific Bonsai and Suiseki​

AoB: Ông có thể kể tên một vài nghệ nhân mà ông ngưỡng mộ nhất?

Cheng Cheng-Kung: Từ trong trái tim mình, tôi thật sự kính trọng các nghệ nhân: những người có thể truyền dạy kiến thức của mình cho người khác mà không hề cất giữ bí mật nào.

... hết bài phỏng vấn.
 

GioNui

Moderator
Hướng dẫn sử dụng các công cụ chuyên nghiệp SiDiao


Burin A: (có mũi giống cái thìa)





Khi sử dụng Burin A, cầm cán vững chắc trên một tay và đẩy mũi nhọn bằng ngón cái của tay còn lại (hình 1). Sau khi tạo được vết lõm, nâng mũi lên để kéo theo một ít dăm gỗ (hình 2). Sau đó kẹp chặt bằng ngón cái của bàn tay cầm dụng cụ (hình 3) và tước chỉ dọc theo thớ gỗ (hình 4). Quá trình kẹp và tước cũng có thể thực hiện bằng các kìm sắc nhọn mũi.










Burin B, C, D:




Sau khi đẩy và xúc lên một ít dăm gỗ, dùng ngón cái của bàn tay còn lại kẹp chặt dăm gỗ và tước. Đôi khi, có thể dùng kìm mũi nhọn để kẹp và tước dăm.








 

GioNui

Moderator
Burin E:


Khi sử dụng Burin E, khu vực bị tác động nằm trong khoảng 90 độ tính từ mép mũi như trong hình 1 và 2. Dùng mũi cắm xuống, sau đó móc ngược lại để xúc lên một ít dăm gỗ (hình 3). Sau đó kẹp chặt bằng ngón cái của tay còn lại và kéo tước dọc theo thớ gỗ (hình 4-6). Có thể dùng kìm mũi nhọn để tước sau khi đã móc được dăm gỗ.














Burin F: lần lượt từ trên xuống là F3, F4, F5







F5 với góc nhìn khác:



Mục đích sử dụng Burin F là để cạo bề mặt.


 

GioNui

Moderator
Burin G

Được dùng cho nhiều mục đích, bao gồm cạo bề mặt, gọt, khắc… tùy theo những cách riêng của mỗi người.


Burin H


Là một trong những dụng cụ quan trọng trong Si-Diao. Nó được sử dụng rộng rãi khi cần lấy đi nhiều gỗ, ví dụ như những đoạn giữa của thân, và các đầu cành.









Burin I







Máy cắt cầm tay




... hết phần mô tả dụng cụ.​
 
Top