Chăm sóc mai vàng sau tết

GaTrongCon

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

..các tược mọc ra từ sau tết đến tháng 5, các mắt lá rất thưa Các cây còn non cũng ra các mắt lá rất thưa,Các cây đã già (lão mai) cho ra các mắt lá rất nhặt ( sát) Sau tháng 5 nếu mà bác vặt hết lá của 1 cây mai…cây sẽ ra lá mới…với các mắt lá rất nhặt ( sát)

Thời gian này cháu vặt lá có kịp ko thưa bác ?? Sau khi vặt lá thì bón phân gì ?
 

GaTrongCon

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Dù sao…thì đến giũa tháng 10 al nếu bác dùng phân bón lá cách rất linh động và rất khéo léo… bác vẫn trẻ hóa được các lá đã già


Bác có thể hướng dẫn cháu cách linh động và khéo léo này được ko bác ?
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Thời gian này cháu vặt lá có kịp ko thưa bác ?? Sau khi vặt lá thì bón phân gì ?
Bạn hỏi ngược vì Lí ra bạn phải hỏi rằng : trước khi vặt lá thì bón phân gì?..Bạn hãy đọc kĩ lại các bài viết cũ vì cái này đã viết rồi..

Bác có thể hướng dẫn cháu cách linh động và khéo léo này được ko bác ?
Để hoàn thanh 1 bức tranh, phải có cọ và màu..
Cọ và màu đã có…cầm cọ nhúng màu ai cũng làm được..nhưng vẽ thế nào cho ra 1 bức tranh là tùy cách ứng dụng và sáng tạo của từng người..không rập khuôn vì hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác..( và không phải ai cũng có thể vẽ thành 1 bức tranh đẹp dù đã đưa vào tay họ cọ và màu..và có người chỉ làm uổng màu và hư phí luôn tấm vải bố)..
Làm sao tôi dám cầm tay chỉ việc cho bạn ? trong khi cùng 1 loại phân bón đưa cho 2 người.. dặn rằng… 1 muỗng cà phê pha trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần :
Kết quả :
1 người sẽ làm cây tốt lên…người kia cây yếu đi hoặc chết tươi vì khái niệm 1 muỗng cà phê của 2 người khác nhau
Tôi có 1 ông bạn già..thỉnh thỏang ông sưu tầm được và bê về nhà những cây kiểng tuyệt đẹp,ông vẫn thường đến chơi với tôi…nhìn tôi chăm sóc , pha phân bón..tưới cây…uốn tỉa v..v..ông ta về làm y như cái ông đã quan sát được…kết quả…cây èo uột dần rồi chết..có lần ông tiết lộ với tôi rằng tính ra đã tốn hết 30 triệu đồng để mua cây.. mà cây nào cũng chết Ông này có cái đặc biệt đến cây rau muống ông trồng xuống cũng chết
Trong khi đó 1 chú bé bên nhà…thỉnh thoảng cũng sang chơi..và những cây của chú bé này thật tươi tốt
Đâu phải ông bạn già này lẩm cẩm hay lão suy rồi !!2 vợ chồng ông ta đi du lịch khắp âu châu mà không cần hướng dẫn viên du lịch..còn chú bé kia..chưa đủ khả năng đi ra ngoài thành phố HCM
2 người 2 cá tánh..đưa ra cái quan sát khác nhau..dù chỉ cùng 1 việc
Tôi khẳng định với bạn 1 lần nữa..phân bón lá nếu dùng khéo léo vẫn trẻ hóa được các lá đã già., bạn thử mày mò tìm cách đi
BM đang rất bận rộn …Hẹn lần khác
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Các bạn ơi ! Những vấn đề mà bác Bình Minh hay tôi trình bày trên diễn đàn chỉ có tính nguyên tắc, không thể nói cụ thể là phải làm thế nầy, làm thế kia được vì chúng tôi có thấy được cụ thể cây mai của các bạn đâu. Tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy thực tế cây mai của các bạn mà các bạn vận dụng. Topic nầy tôi có trình bày vấn đề là khi thay đất ta bón lót phân phía dưới, trên là lớp đất rồi mới đặt cây vào. Không hiểu các bạn đọc thế nào mà khi thay đất có bạn lại đổ trực tiếp phân tiếp xúc với rễ , gặp cái nắng sau Tết cây các bạn bị héo đi. Các bạn lại thắc mắc "sao cháu làm theo chỉ dẫn của bác cây lại bị hư ? " Thế là phải hỏi lại và phân tích thêm các bạn mới thấy được. Không phải tự nhiên mà tôi có thể trồng mai phát triển tốt, hoa nở nhiều dúng Tết đâu, tất cả phải qua một quá trình trồng và chăm sóc, bao nhiêu thất bại mới có được các kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho mai . Anh em thường nói đùa nhau "muốn trở thành nghệ nhân trước tiên phải là nạn nhân" Bạn có là nạn nhân chưa ???
 

GaTrongCon

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bạn hỏi ngược vì Lí ra bạn phải hỏi rằng : trước khi vặt lá thì bón phân gì?..Bạn hãy đọc kĩ lại các bài viết cũ vì cái này đã viết rồi..

Dạ thưa bác, ý của cháu hôm nay đã là 25-05 âm lịch, nếu cháu vặt lá hôm nay thì có còn đủ thời gian ko ?
Sau khi vặt lá vào tháng 5 âm lịch đến tết, bác vẫn bón phân có N nhiều hay P...K.. nhiều....hay NPK bằng nhau ?
Nếu những câu hỏi của cháu nêu ra đều đã có những bài bác đã viết thì cháu xin lỗi, thật sự cháu đã tìm trước khi đưa ra câu hỏi nhưng ko thấy. Cháu xin cám ơn bác.
 

GaTrongCon

Thành viên
Nguyên văn minh_cao : Anh em thường nói đùa nhau "muốn trở thành nghệ nhân trước tiên phải là nạn nhân" Bạn có là nạn nhân chưa ???

Dạ, cháu đã đóng học phí 3 cây rồi bác ạh , cũng may là cây chỉ bằng ngón tay cái thôi, cây mà bằng bắp vế chân chắc là cháu cũng héo theo nó.:-&, cháu còn nợ vài chục cây nữa may ra cháu mới biết chăm sóc ạh.
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Dạ thưa bác, ý của cháu hôm nay đã là 25-05 âm lịch, nếu cháu vặt lá hôm nay thì có còn đủ thời gian ko ?
Sau khi vặt lá vào tháng 5 âm lịch đến tết, bác vẫn bón phân có N nhiều hay P...K.. nhiều....hay NPK bằng nhau ?
Vẫn đủ kịp với điều kiện cây của bạn rất khỏe mạnh...và chỉ nênvới giảo thủ đức thôi nhé,,còn cúc mai 24 cánh ...huỳnh tĩ 24 cánh ...và 150 cánh thì....chớ nên đụng vào nó
nếu bạn phân vân thì khuyên bạn chỉ nên tiả cành cho ngắn..lại
và cuối cùng. N hoặc P hoặc K cái nào nhiều cái nào ít...thì lại tùy tình hình bộ lá phát triển sau đó
nhưng xin nhắc bạn 1 cách là : nếu bạn không vững lắm thì dùng 20-20-20
và sau tháng 10 al dùng 30-10-10 liều lượng nên còn ....1 nửa theo khuyến cáo trên bao bì
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
PHÂN BÓN VÔ CƠ CHO MAI
Trong diễn đàn tôi thấy một vài bạn cũng chưa nắm được các tác dụng chính của các loại phân . Tôi xin được phép sơ lược lại một số tác dụng chính của các loại phân bón :
Phân vô cơ là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng nuôi cây . Chủ yếu có 13 chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu với sinh trưởng và phát triển của cây, trong đó :
-Ba nguyên tố đa lượng N; P; K
-Ba nguyên tố trung lượng: Ca; Mg, S
-Bảy nguyên tố vi lượng: Fe; Mn; Zn; Cu; Mo; B; Cl
- Ngoài các nguyên tố chính ra người ta còn nhận thấy một số nguyên tố khác cũng có những tác dụng cho từng loại cây như: Na; Ni; Si; Co; V; Se; Al…
Trước tiên tôi chỉ xin trình bày tác dụng chính của 3 nguyên tố đa lượng, còn các nguyên tố khác xin có dịp sẽ trở lại sau:
- Phân đạm : là tên gọi chung cho các chất vô cơ cung cấp đạm cho cây (Urê, SA…) Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây trồng. Đạm là nguyên tố tham gia vào các thành phần chính của clorophin, pro6tic, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây . Bón phân đạm nó thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây phân nhánh, phân cành, ra lá nhiều và lá có kích thước lớn, màu xanh lá quang hợp mạnh làm tăng năng xuất cây trồng . Với cây mai, đạm rất cần thiết cho giai đoạn hồi phục sau Tết cho đến giữa tháng 6 dương lịch (giai đoạn sinh trưởng )
- Phân lân : Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân là một thành phần trong hạt nhân của tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzym, các prôtein , tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu vào lòng đất và lan rộng ra xung quanh, tạo điều kiện cho cây chống hạn , vững chắc trên mặt đất. Lân thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, nẩy chồi thúc đẩy cho cây ra hoa, kết quả sớm. Lân giúp cho cây chống chọi của cây đối với các yếu tố không thuận lợi : chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, tăng cường khả năng kháng bệnh của cây . Với cây mai lân rất cần thiết trong mọi giai đoạn sinh trưởng và sinh sản nhưng với những liều lượng khác nhau.
- Phân Kali :Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng làm cây tăng khả năng chống chịu đối với các tác động không thuận lợi bên ngoài, khả năng chống lại một số bệnh. Kali tạo cho cây cứng cáp, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét…Ngoài ra kai còn tăng phẩm chất nông sản, với mai thì cho hoa có màu tươi hơn, hương thơm hơn
Các lưu ý cần thiết khi sử dụng các loại phân trên:
1/ Phân đạm cần thiết nhất trong giai đoạn sinh dưỡng sinh trưởng nhưng nó cũng rất cần một lượng nhỏ trong giai đoạn tạo nụ hoa, thiếu nó hoa sẽ nhỏ hơn và mau rụng hơn.. Phân đạm chỉ tăng hiệu suất khi có một phần nhỏ Kali và Lân tham gia vào quá trình chuyển hóa
2/ Kali là chất quan trọng cho cây, trong các giai đoạn sinh trưởng và sinh sản đều cần đến Kali. Lượng Kali thường không vượt quá lượng Lân . thường người ta sử dụng Lân/Kali là 2/1. Bón nhiều Kali quá cây sẽ bị ngộ độc. Lợi dụng tính chất nầy người ta dùng Kali phun lên lá mai để mai rụng lá thay vì phải lặt lá. Đây là một thông tin “bí mật” xin trình bày với các bạn với lời khuyên “ hãy cần thận, nghiên cứu thật kỹ nhất là liều lượng bao nhiêu đề cây rụng lá mà không ảnh hưởng đến cây “
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Nguyên văn minh_cao : Anh em thường nói đùa nhau "muốn trở thành nghệ nhân trước tiên phải là nạn nhân" Bạn có là nạn nhân chưa ???

Dạ, cháu đã đóng học phí 3 cây rồi bác ạh , cũng may là cây chỉ bằng ngón tay cái thôi, cây mà bằng bắp vế chân chắc là cháu cũng héo theo nó.:-&, cháu còn nợ vài chục cây nữa may ra cháu mới biết chăm sóc ạh.
Học phí bạn góp chỉ mới 3 cây chưa thắm thua gì đâu, cách nay 3 năm tôi đóng 1 lần trên 20 cây mà toàn là cây đã tạo dáng xong cả rồi. Xin kể ra để các bạn cùng rút kinh nghiệm: Khu đất tôi ở là đất Giồng cao, nước giếng rất tốt, nước ngọt uống rất ngon, tưới cây cây cũng tốt. Tôi cứ in trí như vậy trong khi nước bị nhiễm phèn , mặn hồi nào không hay biết. Sau Tết lại tỉa tán cho cây, dùng nước ây tưới cây, lúc đầu tược non vẫn phát triển nhưng khi ra chừng 1 cm thì tược bị cuốn lá và quéo lại. Cứ nghĩ là cây bị bọ trĩ rồi phun thuốc trừ bọ trĩ, lại nghĩ là cây bị nấm lại phun thuốc trừ nấm . Đến khoảng tháng 3 âm lịch thì các cây nầy khô dần, khô dần rồi ra đi cả. Quan sát một số cây không tỉa cành nhiều thì nó có èo uột một tí nhưng vẫn sống (bị cháy một phần lá). Rất may năm nầy trời mưa sớm những cây bị èo uột lần lần hồi phục lại, thế là mới ngộ ra được nước tưới chính là thủ phạm gây ra chết cây. sau lần đóng học phí quá cao nầy tôi dùng nước máy để tưới, mặc dù nước máy không tốt lắm nhưng cây vẫn được an toàn
 

toainguyen82

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Dù sao…thì đến giũa tháng 10 al nếu bác dùng phân bón lá cách rất linh động và rất khéo léo… bác vẫn trẻ hóa được các lá đã già


Bác có thể hướng dẫn cháu cách linh động và khéo léo này được ko bác ?
Bạn Gatrongcon thân mến.

Đúng như hai bác trên nói. khó có lòng cho bạn một lời khuyên chính xác nếu không biết rõ về mai của bạn.
nhưng. tôi hiểu nổi lòng của những người mới tập tành chơi mai. thật tình mà nói, với những người như thế phần lớn họ mới vào nghề, không biết gì hết. thuốc trừ sâu là gì? ........xịt thuốc ra sao? .........bón phân thế nào? ...........thay đất ra sao? ..........ủ phân thế nào? ..............tỉa cành, tỉa nhánh ra sao? thậm chí lặt lá mai khi nào và như thế nào để có cây mai nở rộ toàn cây mà không nở cục bộ họ cũng không biết. nói tóm lại, những người mới vào nghề là những người có thể hình dung là như trẻ em mới được sinh ra.
Tôi không biết nhiều, nhưng tôi sẽ cố gắn truyền đạt để những người kém cõi nhất vẫn có thể biết tí về mai với kiến thức thậm chí ít ỏi và đôi khi còn chưa chính xác của mình để cho các bạn hiểu: (phía dưới là kỷ thuật dùng cho mai Bình Định)

Bạn biết đấy, cây mai sau tết rất mất sức bạn cần làm đúng những kỷ thuật mà anh em trong diễn đàn đã trao đổi những trang phía trước bao gồm kỷ thuật tỉa cành, thay chậu, thay đất, ủ phân, xịt thuốc, tưới phân như những trang trước. giai đoạn nầy tháng 5 tháng 6 tháng 7 là giai đoạn mà tôi cho rằng cần tăng khả năng tạo lá để tạo nguồn chất cho việc tạo nụ và cuối tháng 7 là thời điểm cuối cùng cho việc tạo khung dán cho mai.

Một năm, thường vào khoảng đầu tháng 10 giữa tháng 11 là mai sẽ bị hai đợt nở. tôi cho bạn xem hình mai năm rồi (10 tháng 10 năm 2009) bạn cứ hình dung và công thức tôi áp dụng để duy trì bộ lá cho đến tết:
ngày mồng 10/10: bón 2 gói Fastac + 3 gói Confado + 1/2 gói rong biển (nếu lá quá tệ có thể cộng 1 gói rong biển) cho bình 16 lít xịt 70 cây 5 năm tuổi hoành 20 cao 1,2m đường kính tán lá 90cm.
Ngày 25/10 bón 2 gói Fastac + 2 gói confado + 1/2 gói (KNO3 +mg)(gói 200g) +1/2 gói rong biển (một loại phân bón lá) pha bình 16 lít xịt 70 cây.
Ngày 15/11 bón như ngày 25/10 gia tăng liều lượng KNO3 + mg lên 1 gói
Ngày 5/12 bón như ngày 15/11 nhưng thêm 1 gói confado nữa (3 gói)( bạn có thể thay confado bằng loại thuốc khác mục đích để diệt bọ trỉ).
Ngày 17/12 (thường sau khi lặt lá 1 ngày) bón 2 gói fastac +lúc nầy bạn nên dùng thuốc cấm: "monitơ" để tận diệt bọ trỉ hại nụ (chú ý: không được lấy hoa nầy đi ngâm rựu vì có chất độc và khi xịt thuốc phải dùng khẩu trang chuyên dụng, xịt thuốc song phải đi tắm thật kỹ) cộng với 1/2 KNO3 +mg trên bình 16 lít cho 70 cây.

chú ý: trong giai đoạn nầy tuyệt đối không được bắm đọt, lặt lá non nếu cây nụ vừa phải trở lên. có thể thực hiện việc trên với cây nụ còn chưa rõ ràng. đến ngày 23/12 hoặc trước đó xem tình hình cụ thể của cây bạn nên tỉa bớt đọt hay không là tùy nghe.

thật ra xét về cao thủ hay không là giai đoạn nầy mới quyết định được trình độ người chơi mai là mai nở đúng tết. nhưng như thế vẫn chưa đủ, trình độ của một người còn thể hiện trong suốt quá trình chăm sóc cho mai phát triển vượt bật và sai bông vào diệp tết nưã.

công thức là vậy và đã được người Bình Định áp dụng nhiều lần và uyển chuyển. bạn nghiên cứu thử xem có sài được được không? nếu không thì bỏ nó một bên.
 

Maighe

Thành viên
Việc chăm sóc thuốc thang cho cây mai đối với những người mới chơi mai thực sự không đơn giản. Ngoài đức tính yêu cái đẹp người chơi mai phải thực sự yêu cây mai, phải cần cù học hỏi những kỹ thuật cơ bản, từ đó mới ngộ được cần phải làm cái gì để cây mai phát triển tốt, đúng dáng thế mong muốn và nở hoa đúng mùa.
Là người mới chơi mai nhưng bị nó hút hồn đến mê mẩn và trở thành con nghiện của các box mai trên mạng, sau một năm được sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân trên diễn đàn tôi xin bày tỏ những hiểu biết được của mình về cây mai để những người yêu mai như tôi có thể chăm sóc và điều khiển cây mai được tốt hơn, và rất mong các nghệ nhân hướng dẫn thêm.
Tôi hiện đang ở Bình định nên những hiểu biết của tôi chỉ xin được nêu cho cây mai Bình định, cây mai ở địa phương khác xin các Bác bổ sung thêm:
1. Chăm sóc mai sau tết:
Thực hiện theo hướng dẫn “Qui trình chăm sóc mai trong năm” của Bác Aimai
2. Chăm sóc mai mùa mưa:
Cũng theo hướng dẫn của Bác Aimai đã có bài viết
3. Tri bệnh cho Mai:
Theo các tài liệu của Camateur đã sửa
4. Cắt tỉa tạo tán cho mai
Thực hiện theo các thao tác hướng dẫn của nghệ nhân Bình định tại vườn mai
Toainguyen82 (nếu là mai Bình định).
Tuy nhiên, việc cắt tỉa tạo tán cho mai sau tết bản thân thôi đã gặp rất nhiều lúng túng vì những lý do sau:
- Sau khi cắt tỉa, chồi mới mọc rất nhiều, không biết bỏ chồi nào, giữ lại chồi nào!
- Cắt tỉa như thế nào cho những cây mai có tuổi khác nhau?
Chính vì lúng túng nên đợt cắt tỉa sau tết mấy cây mai của tôi bị thả sổng, mãi cho đến khi được các nghệ nhân chia sẻ trong đợt off vừa rồi ở vườn mai của Toainguyen82 tôi mới mạnh dạn bắt tay vào chỉnh dáng. Tuy nhiên thao tác hướng dẫn của các nghệ nhân vẫn là những thao tác cơ bản, chưa cụ thể cho từng cây mai nên khi bắt tay vào làm tôi vẫn thấy còn ấm ức, đắn đo mãi và tôi đã quyết định làm như sau:
- Đối với cây mai nhỏ đang trong quá trình tạo dáng chỉ tỉa chứ khôngg cắt, sau khi cây cây ra chồi đầu mỗi cành giữ lại 2 chồi để bấm tạo xương chi
- Đối với cây mai lớn, dáng thế chi cành đã ổn ta cắt tỉa mạnh tay hơn, sau khi cây cây ra chồi đầu mỗi cành chỉ giữ lại 1 chồi mới, mạnh, nếu xương chi còn thưa ta bấm đọt để tạo thêm còn không ta chỉ bấm sửa cho cân đối.
- Kiên quyết bấm bỏ những cành tăm, những chồi mọc ở vị trí không hợp lý (việc này cần phải cân nhắc).
Làm xong việc này nhìn cây mai tôi thấy thoáng hơn và khi thời tiết thuận lợi chắc chắn dàn lá sẽ dày đẹp hơn cho mùa bông đến (nhưng thời tiết ở chổ tôi vẫn tiếp tục nắng nóng chắc tiêu quá!).
Trên đây là những gì tôi đã học được sau 1 năm miệt mài qua các nghệ nhân truyền đạt (chỉ những nghệ nhân trên diễn đàn thôi, các nghệ nhân trong đời thường sao các Bác ấy cứ lảng tránh mỗi khi tôi tìm đến xin học hỏi). Còn gì cần bổ sung xin các nghệ nhân tận tình chỉ giáo thêm.
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
@ maighe : Sao bạn lại xóa bài, có thể thời điểm bạn post bài này đúng lúc tôi nhờ Dũng tách topic của anh Minh ra làm 2 phần nên ít người đọc bài của bạn để trả lời. Cho đến nay tôi và Dũng vẫn chưa có dịp ngồi chung máy vi tính để chỉnh sửa cho hẳn hòi "chăm sóc mai sau tết" và " chăm sóc mai mùa mưa". Nay xin phép bạn tôi phục hồi bài viết để anh em mình tiếp tục chia sẻ.
 

toainguyen82

Thành viên
Hôm nay, ngày 5 tháng 7 âm lịch, tại Bình Định, một số nhà vườn đã bắt đầu sử dụng thuốc kích nụ.
nhưng với miền nam, làm ngay bây giờ thì xin thưa là bạn sẽ có một cây mai bông nở trước tết.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Hôm nay, ngày 5 tháng 7 âm lịch, tại Bình Định, một số nhà vườn đã bắt đầu sử dụng thuốc kích nụ.
nhưng với miền nam, làm ngay bây giờ thì xin thưa là bạn sẽ có một cây mai bông nở trước tết.
Hiện nay 14 / 8 dl mai đã vào giai đoạn sinh sản, tự nhiên ta cũng thấy một số cành mới vượt có kèm theo mắt kim, khôn hiểu ở Bình Định người ta dùng thuốc kích nụ loại gì toainguyen có thể cho biết rõ hơn không nhưng ở miền Nam đã đến lúc ta cần tăng cường lân để giúp mai hình thành nụ tốt hơn (có thể tăng cường thêm DAP hoặc thêm một ít lân vào bón chung với Dynamic Lifter ), nụ hoa đã có nhưng nếu ta giữ bộ lá còn non thì nụ cũng không bị già để nở sớm.
 

memai

Thành viên
Mấy bác ơi, mấy bữa trước tôi có viết là mai tui phải tìm kỹ lắm mới thấy nụ, vậy mà sáng nay sao mới ngó vô đã thấy nụ tuy nhỏ và xanh nhọn nhưng nhiều rồi. Kỳ ha, chưa bón tăng cường lân gì hết mà...Thường đầu tháng 8 âl tui mới chơi lân+kali.
 

maibaphuc

Thành viên mới
xin cho tôi ít lời với. Theo tôi, bạn nên mua cái lu bằng mủ (tùy nhu cầu bạn xài) rửa sạch,phơi khô, Bạn mua 50kg cá vụn, nhưng đừng quá ôi thối,mang về rửa sạch (chỉ rửa thôi nhé,ko mổ bụng v.v.)để ráo nước,sau đó cho vào lu,đậy thât kỷ ,mang ra nắng phơi thoải mái.Sau 2 năm, bạn sẻ có khoảng 60 lít phân đâm đặc,thoải mái mà tưới mai ,xịt vào thân, lá, hay vào bộ rể càng tốt.lưu ý.pha 2 muổng canh cho bình 8lit. cực tốt ,lâu ,bền. Có điều lý thú là khi bông mai vừa nở tôi xịt lên bông,mai rất lâu mới rụng, riêng mấy em ONG không em nào bâu lại vì có mùi QUÁI bông càng ít rụng hơn...
 

memai

Thành viên
Bác phơi đến 2 năm là quá xá lâu, có bác nào chỉ là ra chợ Kim Biên mua một gói men protease gì đó để phân giải nhanh protein cao năng khó hấp thụ trong cá bằng cách đun một ít phân cá ở nhiệt độ 520 C với men sau đó cho vào lu lớn sẽ nhanh chóng có phân cá rẻ đẹp bền. Bác xem thêm tại link này:
http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news.php?newsid=50610084887
 

HUNG VINH

Thành viên mới
Xin cho tôi hỏi có phải sau tết là ta thay đất và tỉa cành cùng một lúc không ,hay cái nào trươc cái nàu sau . xin chỉ dùm tôi , xin cám ơn
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Xin cho tôi hỏi có phải sau tết là ta thay đất và tỉa cành cùng một lúc không ,hay cái nào trươc cái nàu sau . xin chỉ dùm tôi , xin cám ơn
Bạn vui lòng chờ sau Tết , chúng ta cùng trở lại topic nầy, có rãnh bạn xem kỹ lại các bài viết của anh em để có cơ sở trao đổi cùng nhau.
 

GaTrongCon

Thành viên
Bác minhcao cho cháu hỏi :
1/ Liều lượng bón phân kali + bánh dầu thủy phân sau khi cây bung vỏ lụa ạ.
2/ Nếu cháu chưng cây trong nhà ko có nắng thì việc bón phân kali + bánh dầu thủy phân có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây ko ạ ? Cháu cứ sợ sau khi bón phân mà để cây trong nhà thì cây ko thể quang hợp được ạ.


p/s. Em port nhằm chủ đề mod move dùm em về chăm sóc mai đón tết. thanks
 
Top