Chăm sóc mai vàng sau tết

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Hôm 30, có vài cây mai của tôi yếu quá, nụ bung chỉ một nụ xanh, lá mọc nhỏ, Khi nụ xanh nở thì bông nhỏ xíu. Thôi, cho nó nghỉ chơi. Thế là tôi pha ure với nồng độ 0.5g/1l tưới đẫm cho nó luôn. Vài hôm sau, lá phía dưới bắt đầu ra to và nhiều. Đến hôm qua Mùng 5, thì nụ hoa nở to như những cây khác, hay thiệt bác minhcao. Tưởng là tưới cho ra lá thôi, tôi cũng chưa cắt bỏ nụ bông, không ngờ lá mọc lại to mạnh làm cây quang hợp tốt nên đẩy dưỡng chất lên nuôi bông lớn, nở đẹp, hay thiệt đó.
Ả, theo kinh nghiệm của tôi thì ure ở nồng độ 0.5g/1l thì có thể xem như tưới nước giàu đạm nên dù có tưới lúc buổi trưa nắng gắt cũng không hề gì.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chắc phải nói thêm việc nầy cùng các bạn: Những cây mai để ngoài sân hoa đã bung trong mấy ngày Tết và đến nay thì lá cũng đã phát triển nhiều, lá có màu xanh đậm chứng tỏ cây có đủ dinh dưỡng thì ngay bây giờ các bạn tiến hành tỉa tán cho cây (phần tỉa như thế nào đã trình bày trong topic) và lặt bỏ tất cả hoa dù đã nở hay chưa nở, mạnh tay cắt bỏ những cành có dấu hiệu bệnh hoặc những cành mọc xen bên trong ( thường cành nhỏ và dài) vì những cành nầy chỉ làm tiêu hao dưỡng chất của cây mà thôi. Trường hợp cây phát triển mạnh ta cũng có thể thay luôn một phần đất cho cây. Các bạn coi chừng mấy ngày nay ở miền Nam nắng nóng có thể bọ trĩ sẽ hoạt động nên khi cây vừa nhú tược non nên phun confidor hay regent để ngừa , khi lá già phun lại một lần nữa thì cây sẽ phát triển tốt.
 

bigbabol

Moderator
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Chắc phải nói thêm việc nầy cùng các bạn: Những cây mai để ngoài sân hoa đã bung trong mấy ngày Tết và đến nay thì lá cũng đã phát triển nhiều, lá có màu xanh đậm chứng tỏ cây có đủ dinh dưỡng thì ngay bây giờ các bạn tiến hành tỉa tán cho cây (phần tỉa như thế nào đã trình bày trong topic) và lặt bỏ tất cả hoa dù đã nở hay chưa nở, mạnh tay cắt bỏ những cành có dấu hiệu bệnh hoặc những cành mọc xen bên trong ( thường cành nhỏ và dài) vì những cành nầy chỉ làm tiêu hao dưỡng chất của cây mà thôi. Trường hợp cây phát triển mạnh ta cũng có thể thay luôn một phần đất cho cây. Các bạn coi chừng mấy ngày nay ở miền Nam nắng nóng có thể bọ trĩ sẽ hoạt động nên khi cây vừa nhú tược non nên phun confidor hay regent để ngừa , khi lá già phun lại một lần nữa thì cây sẽ phát triển tốt.
chú Minh ơi cho con nói thêm chút, bọ trĩ là loài côn trùng rất nhỏ và nhanh, chúng có tính kháng thuốc rất cao, do đó chúng ta nên luân phiên thay đổi hóa chất bảo vệ thực vật
ngoài 2 loại trên chúng ta cũng có thể sử dụng các loại sau: astara, amico, supracide, admire
theo con được biết mình không nên sử dụng confidor thường xuyên mà chỉ sử dụng khi nào các loại thuốc kia có dấu hiệu giảm tác dụng( có thể nói tụi bọ trĩ sợ confidor nhất đến thời điểm hiện tại)

bên cạnh đó cây mai cũng có thể bị nhện đỏ tấn công có thể sử dụng alfamite là một loại thuốc tiếp xúc để phòng và trị bệnh.

con nói có gì sai chú Minh sữa giúp con nha:)
 

Mê BonSai

Thành viên tích cực
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Đang xem: 12 (5 thành viên và 7 khách)
‎ThachDatKhai, ‎dongsongbac, ‎hoabmt, ‎vohungdung, ‎TUANKHANH

Cảm ơn chủ đề của bác MINHCAO! chắc chắn nhiều người sẽ được học hỏi rất nhiều từ những kinh nghiệm của bác.
Em thấy cây mai vàng của em năm nay còn nhiều nụ lắm, nếu bỏ đi thời điểm này quả thật em rất tiếc, vì nếu để chơi chắc chắn sẽ còn nở rực rỡ đến hết rằm tháng giêng...Em có nên để lại chơi tiếp nữa ko bác, nếu làm như thế có lo năm tới cây ko ra hoa nhiều vì ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ko ạ? Em băn khoăn vì nghĩ nếu như cây sống ngoài thiên nhiên thì chắc ko có người vặt hoa cho cây sau mỗi dịp tết mà bác?
Cảm ơn bác rất nhiều, bác đã dành thời gian trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm cho những người muốn tìm hiểu về Mai.
 

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Đang xem: 12 (5 thành viên và 7 khách)
‎ThachDatKhai, ‎dongsongbac, ‎hoabmt, ‎vohungdung, ‎TUANKHANH

Cảm ơn chủ đề của bác MINHCAO! chắc chắn nhiều người sẽ được học hỏi rất nhiều từ những kinh nghiệm của bác.
Em thấy cây mai vàng của em năm nay còn nhiều nụ lắm, nếu bỏ đi thời điểm này quả thật em rất tiếc, vì nếu để chơi chắc chắn sẽ còn nở rực rỡ đến hết rằm tháng giêng...Em có nên để lại chơi tiếp nữa ko bác, nếu làm như thế có lo năm tới cây ko ra hoa nhiều vì ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ko ạ? Em băn khoăn vì nghĩ nếu như cây sống ngoài thiên nhiên thì chắc ko có người vặt hoa cho cây sau mỗi dịp tết mà bác?
Cảm ơn bác rất nhiều, bác đã dành thời gian trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm cho những người muốn tìm hiểu về Mai.
Theo tôi, bác cứ để chơi thoải mái, vì hiện nay với các chủng loại phân bón phong phú, đa vi lượng đều có đủ nên mai quá khỏe và thường nở sớm, hà cớ gì phải sợ mai mất sức? Trong tự nhiên, mai cũng phát triển có hoa, có hạt, rụng hạt---> phát triển cây con----> bắt đầu chu trình sinh trưởng mới.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

chú Minh ơi cho con nói thêm chút, bọ trĩ là loài côn trùng rất nhỏ và nhanh, chúng có tính kháng thuốc rất cao, do đó chúng ta nên luân phiên thay đổi hóa chất bảo vệ thực vật
ngoài 2 loại trên chúng ta cũng có thể sử dụng các loại sau: astara, amico, supracide, admire
theo con được biết mình không nên sử dụng confidor thường xuyên mà chỉ sử dụng khi nào các loại thuốc kia có dấu hiệu giảm tác dụng( có thể nói tụi bọ trĩ sợ confidor nhất đến thời điểm hiện tại)

bên cạnh đó cây mai cũng có thể bị nhện đỏ tấn công có thể sử dụng alfamite là một loại thuốc tiếp xúc để phòng và trị bệnh.

con nói có gì sai chú Minh sữa giúp con nha:)
Bọ trĩ còn được gọi là rầy lữa là loại côn trùng rất nhỏ (<1 mm) chúng có đặc tính di chuyển nhanh, có thể di chuyển từ cành nầy tới cành kia và thường bám ở đọt non cây hút nhựa làm lá non bị quắn và không quang hợp tốt. Bọ trĩ phá chủ yếu là những tháng nắng nóng nhất là sau Tết ở miền Nam, chúng giảm dần vào mùa mưa và bàn giao công việc phá hoại lại cho nhện đỏ lúc mưa nhiều và cao điểm phá hoại của nhện đỏ là tháng 8 âm lịch. Nhện đỏ chủ yếu phá trên lá già, chúng cạp biểu bì của lá làm lá không còn xanh bóng nữa mà có hiện tượng như rãi cám trên mặt lá. Hiện tượng quang hợp trên lá bị nhện đỏ kém đi làm ảnh hưởng rất lớn cho sự tạo nụ hoa của cây, bị nhện đỏ phá nhiều hoa chắc chắn sẽ giảm trong tết tới.
Cả hai loại côn trùng nầy đều "lờn" thuốc rất nhanh, các bạn phải pha đúng liều lượng hướng dẫn và chỉ nên phun vài ba lần rồi đổi thuốc khác. Khi đổi thuốc phải chú ý là không được đổi hiệu mà phải đổi hoạt chất thí dụ như :confidor,Amitox,Amico,Admire đều có hoạt chất là Imidacloprid nếu đổi từ Admire qua Amico thì con bọ trĩ sẽ cười ngất đó bạn. Còn suppracide có hoạt chất là Methidathion hoạt chất nầy chủ yếu trị các loại rệp còn bọ trĩ không sợ đâu. Regent có hoạt chất là Fipronil diệt cả bọ trĩ và nhện đỏ rất tốt. Lúc nào tiện tôi soạn lại một số hoạt chất đặc trị cho các bạn. Nếu tiện các bạn tham khảo thêm trong Trồng & Chăm sóc mai trong CLB Hoa mai của Dalatrose tôi có viết bài:Sâu bệnh và thuốc BVTV với cây mai.
Các bạn có thắc mắc cứ nêu lên, những vấn đề gì biết được tôi sẽ trao đổi còn chưa biết sẽ nghiên cứu thêm, đây là cách học hỏi tốt nhất đó các bạn.
Còn việc có nên tiếp tục chơi hoa khi hoa còn trên cây thì theo ý tôi là ta không nên tỉa cây quá chậm sau rằm tháng Giêng vì năm nay năm âm lịch chỉ có 354 ngày, nếu chậm quá cành không phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho năm tới (nụ hoa chưa già khi đến Tết)
 

dongsongbac

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bác Minh_cao cho em hỏi sau khi cây mai mang từ nhà ra sân dưỡng cho khỏe thì sau đó tỉa tàng cho cây thì có phải là lặt hết lá cắt tỉa cành và uống cành theo thế mà minh muốn phải không ạ?
Cám ơn bác
 

bigbabol

Moderator
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

trời ơi vậy mà con không để ý, tưởng tên thương mại khác là hoạt chất khác, chú nói con mới để ý, 5 năm nay con làm cho tụi bọ trĩ cười con hoài:D, nhưng chú Minh ơi con thấy suppracide vẫn có tác dụng với bọ trĩ:D
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bác Minh_cao cho em hỏi sau khi cây mai mang từ nhà ra sân dưỡng cho khỏe thì sau đó tỉa tàng cho cây thì có phải là lặt hết lá cắt tỉa cành và uống cành theo thế mà minh muốn phải không ạ?
Cám ơn bác
Lá cây làm chức năng hô hấp cho cây, cả năm ta lảy lá 1 lần để kích hoa thôi vì đây là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất cao nhất , nếu tỉa tán và lại lảy lá thì cây không hô hấp được sẽ bị yếu đi , muốn uốn tỉa khì còn lá cũng không ảnh hưởng gì đâu bạn.
 

dongsongbac

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

cám ơn bác minh_cao nhưng em tính dùng dây uốn cành cho mai nếu để lá có sao không ạ?
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cứ làm bình thường đi bạn, không sao đâu nhưng thường uốn cành thì cành phải còn non (chưa quá cứng) thường thì sau Tết người ta tỉa tán xong, chờ cành non phát triển lúc ấy mới uốn cành theo ý của mình. Cành mai già dễ bị gãy lắm .
 

Huu luong

Thành viên mới
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Tôi ở Hà nội, tết năm 2010 vừa qua, cây mai vàng ra hoa rất đẹp nhưng lá non của nó cũng nhiều. Vậy tôi muốn nhờ các bác chỉ dẫn cho cách chăm sóc cây mai này sau tết để sang năm nó lại trổ hoa vào đúng dịp tết. Hiện tại cây mai tôi đã đưa nó lên sân thượng có mái che rồi.
 

kgiang

Thành viên mới
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cám ơn bài viết của anh Cao.
Do khi cây mai vừa trổ bông và lá non, để khoe hoa tôi đã vặt các lá non. Mùng 6 tết vừa rồi tôi cắt trụi hết toàn bộ bông, nụ, còn trơ các cành và một ít lá (rất ít), sẳn dịp tôi cắt tỉa cành, xới đất phía trên(trồng toàn đất thịt) bằng cây nhọn và phun thuốc trừ sâu (bọ trĩ) Regent và trừ nấm COC85, kết hợp tưới phân cá (đã ủ lâu). Như vậy có khác so với hướng dẫn của Anh. Do cây còn yếu có thể bị sốc thuốc thuốc hay phân không? Năm ngoái tôi chỉ tưới cả năm bằng phân cá.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

@Huu luong : Chúng tôi ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng và gần tết ngày nào có lạnh thì buổi sáng cũng chỉ là se lạnh thôi, trưa lại nắng nóng, mai được lảy lá từ 15 âm lịch trở đi nên việc canh ngày cho mai nở không khó khăn lắm. Bạn ở miền Bắc thời tiết có 4 mùa rõ rệt , với mùa Đông thì trời rét và có khi rét đậm nên việc điều chỉnh để mai nở rất khó khắn nhất là những ngày rét mai không chịu nở. Tết năm trước gần Tết trời lại trở lạnh, làm mai không nở kịp Tết có cây tới rằm tháng giêng vẫn còn nở hoa. Việc chăm sóc để mai có nụ các bạn cứ làm như phầm tôi đã trình bày là được rồi. Ở miền Bắc có bạn Yentumai (cũng là thành viên trong diễn đàn nầy) có báo cáo trên web caycanhvietnam.vn là bạn đã xử lý cho mai vàng nở đúng tết, nếu làm được việc nầy thì rất mừng cho bạn ấy, tôi cũng đang theo dỏi việc nầy. Rất mong bạn Yentumai phổ biến để giúp các bạn phía Bắc có được cây mai đẹp mỗi độ Xuân về.
@kgiang : Cách làm như bạn không bị sốc đâu, phân cá là loại phân hữu cơ rất tốt cho mai nhất là phân đã ủ lâu , còn phun thuốc nếu không quá liều lượng thì bạn cứ yên tâm. Bạn ủ phân cá cách nào xin phổ biến cho anh em rút king nghiệm.
 

hungdesign

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Cảm ơn bác minh_cao nhiều nhiều. Em có 1 cây mai năm rồi "tịt ngòi" mà chưa biết phải xử lý ra sao. Hôm nào em chụp hình post lên đây nhờ bác và anh em trong diễn đàn tư vấn chỉ bảo giùm. Chúc bác sức khỏe và có thêm nhiều bài viết bổ ích cho diễn đàn.
 

kgiang

Thành viên mới
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Theo cách tôi làm phân cá, cá phân được mua ngoài chợ (nếu cá biển thì rửa nhiều lần cho hết nước mặn trong cá), bỏ vào khạp hay thùng nhựa... ủ khoảng 3 tháng. Khi tưới phân dùng thùng tưới 20 lít, cho vào khoảng 1 lon (lon sửa hộp 300ml) pha vào và tưới vào gốc cây. Do đây là phân cá nên rất thối, trong khu dân cư đông đúc không nên dùng. Khi xài phân cá, lá mai xanh mượt, bóng và dày. Khi cây chuẩn bị làm nụ nên bổ sung thêm Kali và lân. Tết rồi cây mai nhà nụ rất nhiều (do chỉ tưới cả năm bằng phân cá không bổ sung K, L) nên bông không lớn và bông không giữ được lâu. Vài dòng góp cùng các anh.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bạn kgiang ở Hà Tiên hay Rạch Giá phải không ? Bạn cho hỏi thêm : Khi bỏ cá vào khạp bạn có đậy kín hay để cho phân cá tiếp xúc với không khí và tưới với liều lượng như vậy bao nhiêu ngày bạn tưới một lần? Vấn đề nầy nhóm bên Dalatrose cũng đã thảo luận rất nhiều nên mình cần thêm ý kiến của bạn. Đúng là phân như thế cây sẽ rất tốt , lá xanh và bóng mượt.
 

kgiang

Thành viên mới
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Tôi tưới 1 tháng một lần. Khi ủ cá nên đậy kín.
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Bạn kgiang ở Hà Tiên hay Rạch Giá phải không ? Bạn cho hỏi thêm : Khi bỏ cá vào khạp bạn có đậy kín hay để cho phân cá tiếp xúc với không khí và tưới với liều lượng như vậy bao nhiêu ngày bạn tưới một lần? Vấn đề nầy nhóm bên Dalatrose cũng đã thảo luận rất nhiều nên mình cần thêm ý kiến của bạn. Đúng là phân như thế cây sẽ rất tốt , lá xanh và bóng mượt.
Trước đây em có đọc bài này trên báo Khoa Học Phổ Thông gửi anh Minh và anh em tham khảo
"Phân cá là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi. Loại phân này chứa khá nhiều vitamin có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau, tuy nhiên có loại bán giá quá cao (82.000 - 95.000 đ/lít). Với giá bán như vậy, ắt hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp. Một số nông dân tự sản xuất phân cá tuy nhiên cách làm chưa đúng nên không đem lại hiệu quả cho cây trồng.
Đa số nông dân tự sản xuất phân cá bằng cách: mua phế phẩm cá tươi từ các chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá để sản xuất nước mắm). Sau một thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới cho cây trồng và được xem như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.
Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cho cây trồng. Bởi lẽ: protein trong cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng khó hấp thu. Do vậy, cần phân giải chúng thành hợp chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Mặt khác, cách ngâm như vậy làm mất thời gian (từ 4 - 6 tháng) và tạo mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm cho môi trường.
Để giúp bà con tự sản xuất phân cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, không gây mùi hôi thối, ít tốn thời gian, xin chuyển giao cách chế biến phân cá gồm các bước như sau:
- Bước 1: Dùng nguyên liệu là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá… (nếu chọn được cá nước ngọt thì tốt hơn).
- Bước 2: Cho khoảng 100 kg cá tươi vào thùng bằng nhựa, hoặc bằng gốm sứ. Khối lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
- Bước 3: Dùng sản phẩm EM (effective microorganism) (đây là sản phẩm có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi) cho vào thùng có chứa cá với liều lượng: 0,5 lít sản phẩm EM/ 100 kg cá tươi. Sau khi đổ EM 3 - 4 ngày, xác cá sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành nước và không có mùi hôi thối.
- Bước 4: Dùng men protease (men phân hủy protein) để phân phủy các hợp chất protein cao năng thành các hợp chất dễ tiêu. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường men không hoạt động. Vì vậy cần kích hoạt men bằng nhiệt độ. Kích hoạt men như sau: lấy 200 g men protease cho vào 15 kg dung dịch cá đã ngâm EM, đun sôi ở nhiệt độ 52 độ C, trong 10 - 15 phút. Lưu ý phải dùng nhiệt kế kiểm tra để duy trì nhiệt độ 52 độ C, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo (khuấy) liên tục để men được trộn đều với dung dịch cá. Sau 10 - 15 phút đun sôi, cho toàn bộ dung dịch này vào thùng dung dịch cá (đã sử dụng EM).
- Bước 5: đậy kín nắp thùng và tiếp tục ngâm khoảng 30 - 40 ngày thì đem ra sử dụng (lưu ý: bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không được để nước rơi vào).
- Bước 6: Pha loãng phân cá để phun (tưới) cho cây trồng: dùng 1 lít dung dịch phân cá hòa tan vào 300 lít nước lã để phun hoặc tưới vào gốc cho cây trồng sẽ giúp cây phát triển mạnh, năng suất cao (nhất là cây mai ghép, phong lan và kiểng bonsai) (lưu ý: trước khi pha loãng phân cá, cần dùng phễu lưới để loại bỏ tạp chất, tránh trường hợp nghẹt đầu béc bình phun).
Bằng cách chế biến như trên, giá thành tạo ra 1 lít phân cá khoảng 7.000 đ (giảm gấp 10 lần so với phân cá đang bán trên thị trường) và tôi đã nuôi trồng hơn 30.000 cây lan Dendrobium xanh tốt. v

ThS. NGUYỄN VĂN PHONG
 

memai

Thành viên
Trả lời: ChĂm sÓc mai sau tẾt

Lưu ý, chỉ đun tới 52 độ C thôi chứ không phải đun sôi (100 độ C) . Tới 100 độ là men chết hết!
 
Top