Chào Bạn Sáng Chúa Nhật Tốt Lành

GioNui

Moderator

Callistemon, Bottlebrush

Cái cây này dễ nhầm với cây Liễu rũ - Salix - quá chú Hưng.
 

supeo

Thành viên
con cũng có xíu ý kiến:
Về hướng mắt người xem:
Cây 1: làm gián đoạn hướng nhìn, từ gốc ra tới phần lũa rồi đi ngược lên phần tán lá.
Cây 2: mới nhìn, mắt bị phần thân thu hút, do tán lá che ngang phần thân nên tạo cảm giác bị gián đoạn tầm nhìn.
Cây 3: hướng người xem nhìn vào phần tán lá, ko thu hút chú ý vào phần đẹp nhất là thân, đế.
Về cân đối giữa các phần so với tổng thể: (Bỏ qua tỉ lệ nha thầy)
Chậu: cây 3, cây 4 hơi dày, hơi nặng so với toàn cục.
Tán lá: Cây 3, 4 có tán lá quá rậm, thấp. gần như sát đất ko được tự nhiên. (theo con thấy thông thường cây ngoài thiên nhiên càng to, càng già, càng chịu nhiều khắc nghiệt của tự nhiên thì phần nhánh dưới gốc khô lần đi, chỉ ưu tiên hướng ngọn.)
Riêng cây du lá xanh quá, phải có lá già thì đẹp hơn, bon sai mà sung dữ.#:-S
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Mấy cái cây mắc cả tỷ lỗi mà đi show cái gì? Tổng quát thì cây nào cũng nặng nề như bà O già vừa ngủ dậy đã chạy vội ra chợ ăn sáng với đồ ngủ và tóc rối chớ nói gì so với cô dâu.
Mấy anh bạn trẻ đang tìm tòi khám phá nên mạnh dạn trả lời, chớ mấy ông nghệ nhân đố dám hó hé sợ lòi gót chân

Tản mạn trong buổi sáng mưa gió chớm Thu!
Lòi gót chân rồi đó :D.
Hóng lòi mặt,lưng.........
Cơ hội thường nhân thấy nghệ nhân lòi .
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Mùa phát triển là nói đến giai đoạn cây xấu, ko thể làm đẹp như cây vốn có để trưng bày.
Lấy ví dụ cây linh sam đất Bắc vào mùa sương muối, lá đen sậm hay cụ thể cây thông số 2, kim mới chưa bung,kim cũ chưa thể bỏ nên lộn xộn hầm bà lằng ko thể làm đẹp chứ 1 tháng sau đó, bộ tán sẽ được tỉa chỉnh chu, hay cây du, chưa cắt tóc do lộc mới chưa đủ thuần thục chăng?

Khi trả lời, mọi ng ít để ý câu hỏi nên cứ trả lời luyên thuyên. Chủ thớt đâu hỏi cây xấu hay đẹp, mà hỏi có điều gì ko hợp lý khi đưa đi trưng bày, vậy mà cứ lằng nhằng đẹp xấu theo ý mình,có mà phán như thánh đến cả năm.

Thật sự, đọc mọi người trả lời cứ như thành viên chính phủ trả lời Quốc hội, hỏi một đằng, luyên thuyên một nẻo, rõ chán!
Cảm ơn bạn Sieubip07 đã nêu rõ ý mình.
Có điều bạn cũng thông cảm ở việc các bạn chơi cây vốn là ở mọi ngành nghề,
tuổi tác. Thành thử thoạt nghe thì có vẻ lung tung, "luyên thuyên", nhưng xét cho
cùng thì cũng có cái hay của một Diễn Đàn Tổng Hợp.

Kiểu như cô con gái mình lúc cháu nó 18 tuổi, mình vẫn phải đưa cháu nó tới trường.
Chả là nó bị ám ảnh bởi 2 lần đụng xe (do bạn cháu lái) thành thử không dám tập lái xe
dù đã 18t. (Bên này học sinh 16 tuổi là được phép tập và thi lấy bằng lái xe hơi).
Đã nhát gan, lại thêm tính "điệu" của con gái, thành thử mình chả nghĩ con gái mình
nó thích bonsai. Có vẻ như ngoài chuyện học hành thì chỉ còn chuyện đấu hót bạn bè và
làm đẹp !

Một hôm, chở cháu từ trường về, trong lúc chờ đèn đỏ ở ngã tư, mình chỉ cho cháu nó cái cây
"chổi cọ chai" (Callistemon, Bottlebrush) đang lất phất cành rủ với hoa đỏ trước một căn nhà trắng tinh.
Với mình, cây trông rất đẹp, hợp khung cảnh: nhà trắng, thảm cỏ xanh.




(Đó cũng là một trong lý do mình cạy cục kiếm được một cây Callistemon định
làm một Bonsai tương tự hình như trên)

Mình chỉ cho náu nó hình ảnh của cây Chổi Cọ Chai và hỏi : "Con thấy cây kia đẹp không?"
Cháu nó nói ngay : "Trông nó buồn quá đi !!!!!!!!!!".

Câu trả lời của cháu nó làm mình cụt hứng!
Mình hỏi chuyện xấu đẹp, hắn trả lời chuyện buồn vui ?

Nhưng rồi ngẫm lại, thấy cháu trả lời cũng hay. Có vẻ như đúng mạch sống,'đúng ý nghĩ "
vừa phát sinh trong cháu nó khi nhìn một cái cây.

Thế là cáii cây "Chổi cọ chai" ở nhà của mình cũng "bị bỏ quên" cả 5 năm nay, vì
chủ cây bị cụt hứng bởi e rằng sẽ làm ra "một cái cây trông nó buồn"!

Chuyện cỏn con là vậy, nhưng nó vẫn hằn kỷ niệm trong mình.




Cây Chổi cọ chai của mình bị bỏ thí trên suối nước đã 5 năm chỉ vì một câu buột miệng của cô con gái !
Được cái là giống cây này nó mê nước lắm (nhưng nước dư dả thì khó phát hoa), thành thử
rễ nó ra đầy phía ngoài chậu và cành lá thì cứ um lên.

Xin lỗi vì ý muốn trích toàn bộ 2 comment này vì có điều đáng để học hỏi ở đây. Rất cám ơn Thầy vì đả cho con thêm cái đáng học học
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thật sự Bác nói đến mùa phát triển ngoài ý nghĩ của em, giả dụ cây này triển lãm tại cămpuchia mùa khô năm 2015 thì sao ạ, bác thông cẩm, hình mấy cây này chụp không phải tại Việt Nam! Thank bác!
Cảm ơn bạn đã bày tỏ ý nghĩ.

Có điều là hơi có chuyện hiểu lầm ở đây.
Ngay trong bài số 1 của chủ đề, mình đã giới thiệu : những tác phẩm bonsai này
vốn ở Mỹ và ở Nhật.
Người chụp hình và người viết bài trong quyển sách Fine Bonsai : Ảt & Nature này
đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới bonsai bên Mỹ. Quyển sách rất có giá
trị về mặt lịch sử bonsai.

Khi quyển sách tới tay một nhà phê bình bonsai (anh ta cũng khá nổi tiếng, nhiều
bạn trong D Đ chắc sẽ nhận ra sau khi mình nêu tên anh ta vào cuối tuần), anh
ta đã đưa những nhận xét của anh ta vể những tác phẩm bonsai trong quyển sách.
Những nhận xét này ( cả chuyện khen lẫn chuyện chê) đã được đăng trên website
(mình sẽ nêu tên sau); nghĩa là có khả năng mọi người thích bonsai trên thế giới
đều có thể đọc.

Bốn tác phẩm mình đăng ở bài 1 là một phần trong những nhận xét của nhà phê bình.
Mình mong được các bạn nhận xét những chuyện không hay trong các tác phẩm để tự
chúng ta rút kinh nghiệm cho cuộc chơi. Đồng thời cũng để các bạn thấy : rất nhiều tác
phẩm bonsai thế giới được chụp hình, được lưu giữ (nghĩa là giữ hình ảnh đẹp nhất của
tác phẩm) lại ở trạng thái chưa hoàn chỉnh vì những lỗi nhỏ nhặt. Có điều là những lỗi
nhỏ xíu ấy đã làm mờ hẳn nét đẹp của tác phẩm.

Chuyện thời điểm mình nêu là như vầy.
Để mình gợi một ví dụ : Giả như bạn có một cây Mai Vàng rất đẹp. Vào tháng 8, Ban Tổ Chức
mở triển lãm, mời bạn mang cây Mai Vàng ấy tham dự.
Với cây Mai vàng đầy lá che kín thân, chả có bông hoa nào, liệu bạn có muốn mang em nó
đi khoe nét đẹp ? Chắc là không rồi.
Thế nhưng nếu bạn vẫn mang em nó đi dự triển lãm để mong có ai đó thích thì mua.
Đấy lại là chuyện khác.

Cho nên có thể nói : Nếu đem cây Mai Vàng dự triển lãm với cây đầy hoa (Tết )thì đó đúng
là thời điểm đẹp nhất của tác phẩm Mai Vàng của bạn. Còn như tháng 8 mà đưa em nó
tham dự giải với cây có lá phủ kín chi cành thì chắc là không hợp thời điểm đẹp nhất của cây rồi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự

Callistemon, Bottlebrush

Cái cây này dễ nhầm với cây Liễu rũ - Salix - quá chú Hưng.
Nếu chưa quen với Liễu rũ ( Salix babylonica) thì cũng hơi dễ nhầm thật.

Có điều bạn cũng nên lưu ý : Salix (Willow) là tên của giống Liễu và
Liễu rũ (Salix babylonica; Wepping Willow )
chỉ là một loài ( trong số 400 loài của giống Liễu )

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Liễu

Điều mình muốn nhắc chừng là : chỉ có loài Liễu rũ này là một trong vài loài Liễu
nó rủ cành, chứ còn rất nhiều loài Liễu cành nó vẫn cứ là hướng thiên.

Các bạn xem vài hình ảnh về giống Liễu.




Liễu rũ (Salix babylonica).......................................... Kiểu hoa của giống Liễu.




Liễu xoắn bắc Kinh ( Salix babylonica var. Pekinese Tortuosa)...... Liễu Tím Aglaia (S.daphnoides Aglaia)




Liễu Lantana (Salix lantana ) ........................Liễu fargesi (Salix fargesii)


Cây Liễu rũ có 2 chuyện nổi tiếng :

1. Vỏ Liễu rũ
được dùng để điều chế thuốc Aspirin (nay vẫn còn dùng).
2.Cây Liễu rũ
có sức phát triển nhanh gần như vô địch trong giới đại thụ.



Liễu rũ nó mọc nhanh lắm (còn những loài Liễu khác thì chưa chắc).
Mình đã trồng thử một cây giâm thân bằng ngón tay đằng sau vườn.
Thế mà chỉ trong đúng 4 năm, thân cây đã đúng người ôm.
Cây phát cành nhánh cao hơn 10 thước, trùm kín cả một khoảng rộng
hơn nửa vườn ( vườn khoảng 200 m2). Sợ quá, phải đốn mải.

Từ đó, mình chỉ trồng vài nhánh trên Suối nước để đuổi muỗi (không có
lăng quăng ) và để nước có thuốc ra rễ tự nhiên.
Đến nay, thỉnh thoảng mà lỡ quên đi khoảng 1 năm là cái cây trên suối cũng
phát cành vài thước như chơi.

Cũng nhờ đó mình mới nghiệm ra rằng : Cây Liễu rũ (nếu biết cách) sẽ là
cây lá bản biến thành bonsai nhanh nhất. Chỉ 6 tháng là nó có thể
từ một khúc phôi (như khúc củi) biến ngay thành một bonsai coi rất được.
Chứ chả phải là cạy cục 18 năm như anh chàng Simon đâu.
Các bạn còn nhớ cây Liễu rũ của anh ta không ?




Nếu mình làm thì chắc không tới 3 năm. Chứ 6 tháng là coi đã được lắm rồi.
(Nhưng đây lại là chuyện khác).
 

GioNui

Moderator
Nếu chưa quen với Liễu rũ ( Salix babylonica) thì cũng hơi dễ nhầm thật.
Nhìn hình thì chả rõ, thấy hoa và lá hao hao giống nhau.
Vậy điểm gì để dễ phân biệt giữa cây Liễu rũ làm thuốc Aspirin và cây "chổi cọ chai" thế chú Hưng?

Chả biết cây trồng bên hông nhà cháu là giống gì mà từ hồi bằng cọng đũa
bây giờ 4 năm rồi mới bằng cái cổ tay. Chẳng bù cho cái cây của chú bằng người ôm.
 

songcungcay

Thành viên
Chào Bạn sáng Chúa Nhật tốt lành !

Cũng đã hơi hơi lâu mình không được dịp gởi lời chào đến các Bạn sáng Chúa Nhật.
Vậy thì mời các Bạn mỗi sáng Chúa Nhật, chúng ta vào đây chào hỏi nhau và chúc
nhau ngày tốt lành cho bản thân, gia đình và cả cho các em bonsai ngoài vườn.

Giờ này còn sớm sủa, chắc hẳn các Bạn đang cà-phê thuốc lá nhìn trời ngắm cây
ngoài vườn. Vậy thì, lo xong bổn phận tôn giáo, gia đình và "chủ cây" đi, chút nữa
trưa trưa, chúng ta trao đổi vài chuyện bonsai cho rôm rả cuộc đời.

Vốn là hay thắc mắc, nên chi mình cũng hay bày chuyện để đố các bạn.
Câu đố, vừa là để đầu óc có dịp làm việc mạnh thêm chút cho đỡ "xơ", vừa là để mời các
Bạn cùng tham dự tìm hiểu xem may ra có thêm chút chuyện gì mới lạ.

Không phải chỉ riêng mình ên mình ra câu đố, ngay chính các bạn, bạn nào thấy có chuyện
gì thích đem ra đố vui để học thì xin cứ đăng lên.

Hôm nay mình đố các Bạn 4 câu hỏi hết sức dễ (?). Nghĩa là trả lời sao cũng đúng.
Có điều câu trả lời nào đúng nhất thì chưa biết.


Cả 4 câu đố cùng cho một chuyện :
những chuyện không nên có trong tác phẩm khi đưa cây đi triển lãm.

Hình ảnh sẽ là 4 tác phẩm Bonsai được đăng trong quyển :Fine Bonsai -Art & Nature.

(Tạm dịch tựa sách : Tác phẩm Bonsai- Nghệ thuật & Thiên nhiên.
Sách xuất bản tháng 8 năm 2012.
Hình ảnh do Jonathan M. Singer, bài viết do William N. Valavanis .
Trong sách là hình ảnh những Bonsai nổi tiếng tại Mỹ và cả tại làng Omiya ở Nhật.
Sách cũng đăng một số Thủy thạch (Suiseki) và những chậu Bonsai trứ danh).

Được đăng trong quyển sách dày cui (416 trang), nặng gần 5 kí-lô này (với 300 bức hình)
thì chắc là những Bonsai đó phải ngon lành rồi. Ấy thế mà khá nhiều hình ảnh bonsai trong
đó lại bị "chê" là chưa hay, chưa lột tả được nét đẹp Bonsai. Ở đây không phải là chê người
chụp hình.
Thành thử, mình đưa 4 hình Bonsai lên đây xem các bạn có thấy chuyện gì
đáng chê "khi đưa cây như trong hình ra triển lãm" hay không ?

Người chê là một tác giả Bonsai nổi tiếng viết bài nhận xét trên một Website (mình sẽ
nêu tên và trưng link Website này lên sau).


Xin nhắc lại, câu đố là : "nếu đưa cây như trong hình dưới đây ra triển lãm thì bạn sẽ chê
mỗi tác phẩm ở những điểm nào ?"


Tác phẩm 1 : cây Thông




Tác phẩm 2 : cây Thông




Tác phẩm 3 : cây Thông




Tác phẩm 4 : cây Du




Lưu ý : Chi tiết về tên cây ở mỗi tác phẩm sẽ được đăng đầy đủ sau khi các bạn giải đáp.

Hình ảnh quyển sách :




Mời các bạn góp ý ngay từ bây giờ.
Sáng Chúa nhật tuần sau (13 tháng9 -2015) chúng ta sẽ tổng kết
xem rút ra được chuyện gì.

Cảm ơn các Bạn.
Chúc vui.
cây 1: ko phải cây "sạch" làm mất cảm hứng của người xem!
các cây còn lại: không thấy sự liên kết của Đường thân. đường chi (ko biết chi mọc ra từ chỗ nào, phải thò đầu vào tận gốc may ra mới thấy)
 

sieubip07

Thành viên
Cảm ơn bạn Sieubip07 đã nêu rõ ý mình.
Có điều bạn cũng thông cảm ở việc các bạn chơi cây vốn là ở mọi ngành nghề,
tuổi tác. Thành thử thoạt nghe thì có vẻ lung tung, "luyên thuyên", nhưng xét cho
cùng thì cũng có cái hay của một Diễn Đàn Tổng Hợp.
Quả thật, vẫn luôn cảm phục khả năng dung hòa, chữ " nhẫn" nơi bác, đã tạo nên một nhân cách được cả diễn đàn kính trọng.

Nhưng có lẽ điều đó bác chỉ thực hiện được khi bác chỉ phải bỏ phí ít phút tuổi hưu nhàn rỗi chứ nếu bỏ phí cả cuộc đời cho sự luyên thuyên của toàn quan toàn dân thì bác sẽ suy nghĩ khác đấy.

Thật kỳ, có mỗi quy trình : nghe bằng tai, nghĩ bằng óc, trả lời bằng ngôn ngữ mà ko mấy ai thực hiện.
Hầu hết đều nghe bằng mồm thằng bên cạnh rồi phát lại bằng mồm mình, uốn lưỡi cho hay hơn.

Bác tế nhị bỏ chữ " trình độ" ở đây "...các bạn chơi cây vốn là ở mọi ngành nghề,tuổi tác..." nhưng rõ ràng đều là người chơi cây có trình độ vì nhận xét kỹ, mỹ rất tinh tường nhưng mỗi vài dòng câu hỏi ko đọc,khiến các bài viết cứ lê thê ko đi vào yêu cầu ban đầu. như C48, có mỗi một câu cũng ko chịu cho qua não nên đưa ra một phản ứng khá phản cảm trong hành văn.

Giống như câu hỏi của mẹ chồng:"Sáng nay con dâu hoa hậu của mẹ có gì ko đẹp", cả nhà xúm lại nịnh mẹ: Đoảng tính, lười làm, ngày xưa giải phẫu thẩm mỹ, hồi bé hay khóc nhè.... Khiến cô ta xấu hổ đi tự tử mà thực ra bà mẹ chỉ muốn nhắc việc cô ta có vụn bánh trên áo!
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
........
.......
Sao nhìn cái cây trụi lũi như cọng dây điện vậy chú.... ??
Cây này mà mắc đèn hắt lên đặt ở vị trí trong nhà làm trang trí nội thất chắc nhìn bóng hắt lên tường hay lắm.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Cây 1:
.
Chậu ko phù hợp,mặt đất chưa dc xử lí tốt(đắp rêu....).
Cây 2:
.
Cây này nhìn ko rõ,ko có ý kiến.
Cây 3:
.
Chậu ko phù hợp,mặt đất chưa dc xử lí tốt,tàn quá dày.
Cây 4:
.
Cây đặt vào vị trí chậu chưa phù hợp,tàn dày.
Cảm ơn chú.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Sao nhìn cái cây trụi lũi như cọng dây điện vậy chú.... ??
Cây này mà mắc đèn hắt lên đặt ở vị trí trong nhà làm trang trí nội thất chắc nhìn bóng hắt lên tường hay lắm.
Dây điện thật đó thắng,hahaha......hahaha....
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các Bạn vẫn đang góp ý cho đề tài.

Riêng với những thắc mắc của hai bạn GioNui và Tmt_arc thì nhân lúc chờ đợi
thêm ý cho việc quan sát các tác phẩm bonsai ở bài 1, mình gởi tới các bạn
vài chuyện nên biết về cây Liễu rũ và chút kỹ thuật về dạng rũ cành.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
............. và chút kỹ thuật về dạng rũ cành.
Không khéo sau khi chú chỉ kỹ thuật rũ cành xong thì một trào lưu rũ cành bùng phát, lan ra mọi chủng loại cây cho coi,
Cây cứng đơ, hướng thiên không khéo củng bị kéo rủ xuống luôn chú ơi ...... :) ~O)~O)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nhìn hình thì chả rõ, thấy hoa và lá hao hao giống nhau.
Vậy điểm gì để dễ phân biệt giữa cây Liễu rũ làm thuốc Aspirin và cây "chổi cọ chai" thế chú Hưng?

Chả biết cây trồng bên hông nhà cháu là giống gì mà từ hồi bằng cọng đũa
bây giờ 4 năm rồi mới bằng cái cổ tay.
Chẳng bù cho cái cây của chú bằng người ôm.
Nếu bạn không chụp hình (thân, cành, lá) thì chả ai biết bạn đang nói về cây gì ?


Lá cây Chổi Cọ Chai (Callistemon) cứng cáp hơn lá cây Liễu rũ (Salix babylonica).
Cho nên (ngoại trừ lá non), cây Chổi Cọ Chai tuy rũ cành nhỏ, nhuyễn nhưng không
rủ sâu như cây Liễu rũ. Do đấy, nếu có gió thì cành rũ của cây Chổi cọ chai nó đong đưa.
Còn Cây Liễu rũ thì cành rũ nó lất phất theo gió (dù là gió nhẹ).

Ở khu mình ở, trước nhà và ngoài đường họ hay trồng cây Chổi Cọ Chai. Khi đã được các
kỹ sư thiết kế trồng nó ở vệ đường hướng nào đó (Đông tây nam bắc) là họ đã tính toán
nhiều chuyện : hệ rễ phá ống nước, mặt đường, tàn cây phủ mắt đường cản % tầm nhìn...
Cho nên thứ Chổi Cọ Chai thuộc giống cây phát vừa phải và ít rụng lá (Cây Liễu rũ khi bị
lạnh nó cũng trút hết lá, chứ trồng bên Việt Nam thì lúc nào cây cũng đầy lá).

Hình cái cây Chổi cọ chai ở lề đường cạnh nhà mình.

(còn tiếp. Mình đang chờ Photobucket upload hình. Hôm nay nó hơi bị chậm ? )
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Không khéo sau khi chú chỉ kỹ thuật rũ cành xong thì một trào lưu rũ cành bùng phát, lan ra mọi chủng loại cây cho coi,
Cây cứng đơ, hướng thiên không khéo củng bị kéo rủ xuống luôn chú ơi ...... :) ~O)~O)

Ấy! rồi bạn sẽ thấy.
Không phải là một cành phát ra rừ thân rồi oằn xuống và rũ ngọn là nó ra dạng cây rủ.

Bạn quan sát kỹ lại hình cây Liễu rũ của anh chàng Simon tại 1 cành lớn thôi, Bạn sẽ thấy
cái cành đó không cong đều xuống như cái hình" parabol " úp. Ngược lại, ở mỗi
chỗ cành tẽ chi, bạn thấy phần "gốc chi" nó nhổm lên rồi mới chúi xuống.
Đó chính là kỹ thuật cơ bản để tạo dạng rủ.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn GioNui đã đăng lại cái link cần cho hiểu biết về cách làm cây Liễu rũ của
anh chàng Simon. Nhưng thực sự thì anh chàng này sống ở xứ lạnh và chửa biết xài rổ (?)
để xử lý rễ, nên chi một đàng thì thiếu nắng (yếu tố quan trong bậc nhất) , một đàng
thì không làm rễ chạy được ( yếu tố quan trọng thứ nhì) dù không thiếu nước (anh ta đã
ngâm cả chậu cây vào nước mà không xong) và cuối cùng là anh ta không hề đề cập đến gió
(yếu tố quan trọng thứ ba).Với mình, nếu cây Liễu rũ được cung cấp đủ 3 yếu tố trên thì
chả cần nhiều phân bón, một khúc thân bằng cườm tay sẽ có thể biến thành một tác phẩm
bonsai không tới 3 năm.

Để đăng ít hình về cây Chổi cọ chai cho bạn GioNui đỡ thắc mắc.
sau đó mình sẽ :

-đăng bài viết về dáng cây rủ và cách tỉa cành tạo dáng rũ của ông John Naka.
-quan sát khúc "củi" thân Liễu rũ của mình mới chớm làm trong 1 tháng.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Ấy! rồi bạn sẽ thấy.
Không phải là một cành phát ra rừ thân rồi oằn xuống và rũ ngọn là nó ra dạng cây rủ.

Bạn quan sát kỹ lại hình cây Liễu rũ của anh chàng Simon tại 1 cành lớn thôi, Bạn sẽ thấy
cái cành đó không cong đều xuống như cái hình" parabol " úp. Ngược lại, ở mỗi
chỗ cành tẽ chi, bạn thấy phần "gốc chi" nó nhổm lên rồi mới chúi xuống.
Đó chính là kỹ thuật cơ bản để tạo dạng rủ.

Con hiểu ý chú nói, và cái cong nhổm lên ở gốc củng là thuận theo tự nhiên cả cách cái nhánh nó bị trọng lực kéo xuống lẫn tác dụng mỹ thuật làm tàn trở nên dày, bồng bềnh không xẹp lep..... vv
Củng có loại rũ không lấy đường cong như tự nhiên mà co gập co nhọn....
Tuy nhiên có những dòng không phải dáng rũ là phù hợp. Mặc dù có vài chổ bị tác động ngoại cảnh làm cây thêm duyên. Nhưng rũ cả thì không hợp lắm.

Con ví dụ như thông, tùng mà rũ cả cây thì e là khó thuận (rũ ở đây là con đang nói dạng rũ như liễu).
Mặc dù vậy nếu vì một lý do nào đó, chả hạn sét đánh làm gãy cành, nó rũ xuống nhưng theo thời gian nó thích nghi và khắc phục thì trông cây thêm chút sương gió lại hay.
 
Top