Cơ chế tác động của phân bón lá

mai vu duy

Thành viên
Mình có tham khảo tài liệu, xin gửi đến cô chú anh chị.
* Thông qua khí khổng

Lá cây được quan sát dưới kính hiển vi cho thấy trên mặt lá có vô số lổ hỗng được gọi là các khí khổng. Trung bình mỗi khí khổng có diện tích trên 100 micromet (dài từ 7-10, rộng từ 3-12 micromet). Từ các khí khổng này chất dinh dưỡng dễ dàng thấm qua.

* Thông qua lớp cutin

Thông thường ở lá trưởng thành trở nên không thấm nước. Tuy nhiên, ở những lá còn non nước và các chất hòa tan có thể xuyên qua dễ dàng. Lớp cutin không thấm nước chủ yếu là do nhóm lipid và polyester của acid béo có chứa nhóm OH. Cấu trúc lớp cutin ở thực vật là không đồng nhất, không có đặc tính hình thái và cấu trúc tiêu biểu cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật. Vì vậy, khả năng bám dính và giữ lại chất dinh dưỡng trên bề mặt lá phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hóa học của lớp cutin

* Thông qua vi rãnh Estodesmata
Sự di chuyển của những chất hòa tan ngang qua lớp cutin còn xảy ra ở những khe nhỏ gọi là Estodesmata. Estodesmata là một thành phần không thuộc về tế bào chất và được xem là con đường thoát hơi nước đặc biệt. Khe này bắt đầu từ tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào. Khe nhỏ này nằm giữa vách tế bào và tế bào phụ cận. Như vậy, khe Estodesmata có tương quan tỉ lệ thuận với số lượng tế bào khẩu. Bình thường những thực vật sống ngoài trảng số tế bào khẩu mặt trên ít hơn mặt dưới, do đó số lượng khe Estodesmata ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Khi phun dinh dưỡng khoáng lên bề mặt lá thì dinh dưỡng khoáng sẽ bám dính vào, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua Estodesmata
 
Top