Cây Sanh toàn tập

Đậu Phụ

Thành viên tích cực
Đây là cách bó cành ăn gian,cách nầy nhanh nhưng tôi không thích vì sự công phu ít và thẩm mĩ thấp.
em cũng thấy thế.khi to nhưng nó cũng ko hết những cái vết của những cành nhỏ ghép lại mặc dù kĩ thuật cao đến đâu cũng để lại vết.nếu mà có bó lại thì từ 3 cành trở xuống là đẹp nhất.
 

letriet

Thành viên
trả lời giúp cho bạn Ngộ Sỹ, muốn cây sanh ra mầm sau khi cắt theo ý muốn. trước tiên bạn nên ko tưới nước 1 thời gian nhìn thấy đất khô đi, sau đó bạn dọn và cắt tỉa cành , và che mát để khỏi cháy thân và tưới nước giữ ẩm 1 thời gian thì cây sẽ đâm chồi rất nhiều, có chút chia sẻ heeeeee
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
trả lời giúp cho bạn Ngộ Sỹ, muốn cây sanh ra mầm sau khi cắt theo ý muốn. trước tiên bạn nên ko tưới nước 1 thời gian nhìn thấy đất khô đi, sau đó bạn dọn và cắt tỉa cành , và che mát để khỏi cháy thân và tưới nước giữ ẩm 1 thời gian thì cây sẽ đâm chồi rất nhiều, có chút chia sẻ heeeeee
Nhưng vị trí Ngộ Sỹ cần chồi thì không ra đúng nơi thì sao bạn?
 

hatcat

Thành viên mới
Hi2, đúng rùi đó anh! em mong mãi mới có ngày này, trước hết em xin đặt câu hỏi: Cây bị cháy nắng như cây hình dưới thì nên đắp bùn hay cạo ra bôi thuốc liền sẹo thì thời gian tới cây có vết đẹp hơn ạ?
Câu thứ 2 là Có nên giữ ẩm cho chỗ cháy nắng để nuôi rễ non ôm che chỗ cháy không ạ?
Ảnh cây cháy nắng đây ạ:
Theo mình thì bạn lên cạo bỏ chỗ bị cháy nắng đó rùi bôi thuốc liền sẹo là tốt nhất. đắp bùn không có hiệu quả với loại này.
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
Theo em nghĩ, chủ đề này về sanh, anh em nào có tác phẩm hay hay up lên ta bình luận, phân tích cách giải quyết tối ưu cho vui nhé!
 

X.style

Thành viên tích cực
1. Cây bị cháy nắng như cây hình dưới thì nên đắp bùn hay cạo ra bôi thuốc liền sẹo thì thời gian tới cây có vết đẹp hơn ạ?
Nếu bạn đắp bùn lập tức phần gỗ bị cháy thân này sẽ mục dần dẫn đến hoại thân. điều này là không nên. biện pháp tốt là bạn nên dùng 1 con dao sắc cạo sạch lớp vỏ ( xơ) của đoạn bị cháy cho đến khi lộ trơ phần gỗ thì bôi keo liền sẹo. sau này tùy theo vết cháy to hay nhỏ mà cây điền sẹo. như vậy sẽ thẩm mĩ hơn.
2. Có nên giữ ẩm cho chỗ cháy nắng để nuôi rễ non ôm che chỗ cháy không ạ?
phương án này theo tôi là không nên. nhiều người đã từng dùng phương pháp này với mong muốn là lớp Rễ khí sinh kia sẽ phủ kín vết thẹo này và điền thẹo cho kín luôn nhưng trong thực tế thì hiệu quả thì thấp mà giá trị thẩm mĩ giảm đi rất nhiều. lớp rễ khí sinh xung qoanh vết cháy này sẽ làm thân cây trở nên nham nhở. tốt nhất là làm theo phương án 1.
 

X.style

Thành viên tích cực
Hình như đến thời điểm này có mấy cách đó bạn: ghép Xuyên sau thân đến chỗ cần chi, ghép xoắn quanh thân của anh Vinh, khứa dưới mầm ngủ của anh 3 và cách của anh Tuấn là bốn... hổng pít còn cách nào nữa không ạ?
đối với trường hợp cây của Ngộ sĩ khôing thể dùng phương pháp ưu thế ngọn của anh 3 được đâu.
 

dungvan

Moderator
Hình như đến thời điểm này có mấy cách đó bạn: ghép Xuyên sau thân đến chỗ cần chi, ghép xoắn quanh thân của anh Vinh, khứa dưới mầm ngủ của anh 3 và cách của anh Tuấn là bốn... hổng pít còn cách nào nữa không ạ?
Còn. Trường hợp này hơi khó hiểu, không biết bạn làm nó vào thời điểm nào trong năm. Thường thì nếu vặt hết lá hoặc cắt cành, mầm ra tua tủa luôn mà thường thì mầm ra ở ngọn nhiều hơn ngang thân. Bạn thử theo cách này xem sao nhé: Nuôi cho cây thật sung, đầu mùa xuân trước khi cây đâm chồi mới, bạn phun thuốc kích thích ra rễ, liều lượng đậm hơn so với khuyến cáo của nhà SX một chút, khoảng 15 ngày sau, bạn vặt hết lá và chăm thúc mạnh một chút. Cây ra mầm tua tủa luôn. Tôi đã thử với loại cây khác, sanh thì tôi chưa thử vì không cần phải dùng cách này với sanh. Chúc bạn thành công!
 

dungvan

Moderator
còn tùy vào chỗ mình muốn làm nữa là anh.có chỗ ta ko thể dùng kìm dc nên buộc phải cắt chữ V .ví như ở những chỗ gần thân.cành nó vổng lên ta muốn cho nó thấp xuống thì bắt buộc phải là chữ V rồi.còn nó có phình hay ko thì nhất định là phình rồi có điều là to hay nhỏ thôi nhưng nếu mà ta bổ rồi bó kỹ thì vết bổ sẽ đẹp hơn và độ rủi ro phình sẽ ít hơn.8->8->8->
Bạn bổ bao giờ chưa? tỉ lệ sống là bao nhiêu?
 

bonsaitapsu

Thành viên tích cực
anh cho em hỏi về độ liền sẹo của cây sanh khi lên chậu .và khi thả đất chênh nhau nhiều không anh ...em mới tậu một cây và được nhiều ý kiến trái ngược nên hoang man quá
 
Có nhiều cách ghép, nếu áp sinh thi vết sẽ lâu mới đẹp, mặc dù bạn không thích ghép nhưng đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhanh và như ý mình muốn. Bạn hãy ghép nối vết thẹo sẽ rất đẹp chỉ khoảng 2 năm là không ai biết đấy là ghép đâu bạn làm đi mình đã làm một canh tương đối to và đã thành công.
 

ledinh1081

Thành viên tích cực
anh cho em hỏi về độ liền sẹo của cây sanh khi lên chậu .và khi thả đất chênh nhau nhiều không anh ...em mới tậu một cây và được nhiều ý kiến trái ngược nên hoang man quá
-Theo mình cứ đưa lên chậu tránh cây thả đất trẻ lại-với cây hoàn thiện, có ít sẹo lồi cũng hay chứ, sẹo lõm quá thì trám xi măng trộn sơ dừa lấy vải bọc chặt lại để thời gian- giữ ẩm và bóc rác sơ dừa vương bên ngoài đi là ok, thả đất mất da mốc và phá thế cây đi
 

X.style

Thành viên tích cực
anh cho em hỏi về độ liền sẹo của cây sanh khi lên chậu .và khi thả đất chênh nhau nhiều không anh ...em mới tậu một cây và được nhiều ý kiến trái ngược nên hoang man quá
quá trình điền sẹo sẽ tương đương khi sức khỏe của cây tương đương. hệ cành lá tương đương. trong điều kiện cây được chăm xóc tốt, đủ nước và chất dinh dưỡng.
 

Ngộ Sĩ

Thành viên tích cực
đối với trường hợp cây của Ngộ sĩ khôing thể dùng phương pháp ưu thế ngọn của anh 3 được đâu.
Có thể giải thích rõ lý do được không X.style?
Và có phương pháp tối ưu nào cho trường hợp này không?
Rất cảm ơn nếu được bạn chia sẻ vấn đề này.
 

htai

Thành viên
_ Cho cháu tham gia hỏi một hai câu với :
_ Bonsai thì chơi bộ đế đẹp được ưu tiên nhiều hơn vậy thì cây sanh dạng nào thì có bộ đế mạnh nhất, cây hạt hay cây chiết ?
_ cây nhánh giâm thì bộ đế yếu rõ vậy liệu có cách nào cho bộ đế cây nhánh giâm phát triển mạnh không?
câu hỏi thứ nhất thì cháu chọn cây chiết liệu có đúng không ?
 

X.style

Thành viên tích cực
Có thể giải thích rõ lý do được không X.style?
Và có phương pháp tối ưu nào cho trường hợp này không?
Rất cảm ơn nếu được bạn chia sẻ vấn đề này.
Em hiểu vấn đề thế này anh ạ:
phương pháp kích thích mầm ngủ bất định của a 3b là dựa trên đặc điểm sinh lí " Ưu thế ngọn" của cây trồng. nghĩa là chất dinh dưỡng của cây thường được dồn tới các phần ngọn(chồi đỉnh) của cây hơn. dinh dưỡng đi qua các mầm bên trong nhưng không dừng lại hoàn toàn ở đó mà dồn tới các chồi ở phần đỉnh.
cây có hai bộ phận chính hấp thụ chất dinh dưỡng từ thiên nhiên: hệ Rễ và hệ lá.
- Hệ rễ hút nước và khoáng từ giá thể trồng cây và đi tới các bộ phận của cây theo hệ mạch dẫn bên trong sát lớp gỗ (Xylem). xét theo chiều vận chuyển chất dinh dưỡng này thì các chồi đỉnh ở các đầu cành, chi dăm sẽ là ưu thế ngọn.
- Hệ lá tổng hợp chất hữu cơ nhờ phản ứng quang hợp và đưa đến các bộ phận của cây nhờ hệ mạch dẫn bên ngoài dưới lớp vỏ cây ( Phloem). theo chiều vận chuyển chất dinh dưỡng này thì ưu thế đỉnh sẽ thuộc về các chồi nằm phía dưới tính từ gốc cây lên. vì vậy anh 3b đã dựa theo nguyên lí sinh học này mà đánh thức mầm ngủ bằng cách cắt đứt hệ mạch dẫn bên ngoài (phloem) ở phía dưới của mầm ngủ đó. sản phẫm quang hợp theo đường dẫn tới đây dừng lại và tích tụ tại vị trí của mầm ngủ này. sau đó nhờ chất điều hòa sinh trưởng Auxin sinh ra từ các chồi đỉnh đi đến đây và kích thích mầm ngủ này thức dậy và bật thành chồi. đó là cơ sở của phương pháp đánh thức mầm ngủ của anh 3b.
trong trường hợp cây của Ngộ sĩ lại cắt bỏ phần ngọn nên đoạn cổ ngọn này không hề có hệ Lá thì lấy đâu ra sản phẩm quang hợp và Auxin tích tụ tại vị trí mầm ngủ mà anh dùng vết cắt dưới mầm này. chính vì vậy mà điều kiện để áp dụng phương pháp của anh 3b là sau vết cắt dưới mầm ngủ phải có hệ Lá. thậm trí phải rất nhiều lá mới đạt hiệu quả cao. mình đã thử nghiệm thành công trên cây Dâu, một loài cây rất khó đánh thức mầm ngủ bên trong.
*. trong trường hợp cây của anh em có thế đưa ra giải pháp thế này: bây giờ anh chăm cây thật khỏe đi, sau đó đến đầu mùa mưa anh trút toàn bộ lá trên cây. kết hợp cắt tỉa tạo bông tán chi dăm. trước đó anh để hạn chế nước cho Cây. sau khi cắt tỉa cây xong. anh sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng GA3 pha đúng tỉ lệ rồi phun xịt lên mầm ngủ này. sau vài ngày lại phun một lần. em tin sẽ hiệu quả. GA3 chưa Gibberellic là một chất thuộc nhóm chất điều hòa sinh trưởng. nó có tác dụng làm dãn các tế bào nên kích thích mầm bật rất mạnh. nhược điểm của nó làm cho khoảng cách giữa các nách lá dài ra. gây khó làm chi dăm. xin cảnh báo anh là sử dụng GA3 phải đúng tỉ lệ và giới hạn cho phép nếu không sẽ phản tác dụng đó. vì Gibberellic nếu sử dụng nhiều quá lại là độc tố với sự phát triển của cây trồng.
bài viết này của mình cũng để lý dải luôn vấn đề "quá trình kéo sẹo vết cắt của cây Sanh khi trồng dưới đất và trên chậu sẽ khác nhau như nào" của bạn Bonsaitapsu
xin mạo muội!
 

X.style

Thành viên tích cực
_ Cho cháu tham gia hỏi một hai câu với :
_ Bonsai thì chơi bộ đế đẹp được ưu tiên nhiều hơn vậy thì cây sanh dạng nào thì có bộ đế mạnh nhất, cây hạt hay cây chiết ?
_ cây nhánh giâm thì bộ đế yếu rõ vậy liệu có cách nào cho bộ đế cây nhánh giâm phát triển mạnh không?
câu hỏi thứ nhất thì cháu chọn cây chiết liệu có đúng không ?
Mình xin chia sẻ với bạn thế này: với cây Sanh thì bộ bệ của cây dâm bằng cành sẽ đẹp hơn cây sanh ươm tử hạt đấy bạn ạ.
cây Sanh dâm cành thường có bộ rễ nhỏ đều và chia đều xung quanh vết cắt cành. vì hệ rễ nhiều và khỏe nên sức hút dinh dưỡng cũng cao. cây phát triên mạnh. sau này khi cây lớn lên hệ rễ luôn đảm bảo tỉ lệ với thân cây. tránh trường hợp rễ to hơn thân. điều này là phi tự nhiên.
với cây sanh hạt. hệ rễ thường tạo thành các củ như củ khoai ấy. sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các rễ củ và rẽ nhỏ hơn là rất cao. càng lâu dinh dưỡng sẽ đến các rễ nhỏ ít dần và dẫn đến khô luôn. vì vậy cây hầu như chỉ còn lại vài cái củ to như cũ khoai ấy. rất phản cảm. thâm chí còn gây ra hiện tượng Rễ to hơn thân. vì cây có hệ rễ ít và yếu nên khả năng hút nước và khoáng chất sẽ kém hơn cây giâm cành.
biện pháp khắc phục cho người ươm sanh hạt là khi cây to khoảng cái Đũa thì nhổ lên và cắt bỏ cái rễ chính ( củ) đi rồi trồng lại.
 

Văn

Thành viên tích cực
Hiện tại trong kho dữ liệu tại diễn đàn,vấn đề trồng cây sanh khá đầy đủ,tuy nhiên những vấn đề như lên đá cho cây sanh,cách nuôi rễ nhanh lớn khi lên đá,cách nuôi cành nhanh lớn,cách nuôi cây thả nước,cách cắt giật và tạo bông tán,chi dăm,cách nuôi những cây già thành phẩm vẫn xanh tốt mà không bị phá thế là những vấn đề khá phức tạp.
Rất mong sự chia xẻ của quí thành viên.
 

Văn

Thành viên tích cực
Hiện tại trong kho dữ liệu tại diễn đàn,vấn đề trồng cây sanh khá đầy đủ,tuy nhiên những vấn đề như lên đá cho cây sanh,cách nuôi rễ nhanh lớn khi lên đá,cách nuôi cành nhanh lớn,cách nuôi cây thả nước,cách cắt giật và tạo bông tán,chi dăm,cách nuôi những cây già thành phẩm vẫn xanh tốt mà không bị phá thế là những vấn đề khá phức tạp.
Rất mong sự chia xẻ của quí thành viên.
Để mở đầu cho vấn đề nầy,tôi xin trình bày quan điểm và cách làm cá nhân,rất mong sự cộng tác nhiệt tình của quí anh em
========================
Phần 1
Ký đá(phối đá,lên đá) cho cây sanh

Ảnh minh họa

Hiện theo những gì tôi quan sát tại những nhà vườn,việc lên đá cho cây sanh có 2 dạng chủ yếu

  1. Lên đá cho những cây sanh Phôi
  2. Lên đá cho những cây bán thành phẩm hoặc thành phẩm về thân cành.
1-Đối với những nhà vườn làm cây mang tính thương mại,những cây sanh phôi được đánh về,họ cắt phần bệ và cốt theo hướng đã định sẵn,theo đó,họ sẽ làm một bệ đá và đặt cây lên,quấn bạc nilon đen,dùng lưới lan che mát bên trên,dưới chậu đựng đầy nước.
Cách làm nầy có ưu điểm là sau khi rễ cây bén ra sẽ bám ngay vào bệ đá,nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận,khả năng chết cây là khá cao.
2-Đối với những cây đã xong phần cốt,tay cành...trồng trong chậu đất,việc lên đá là tương đối phức tạp,vì rằng bệ đá phải bố trí sao cho hợp với tổng thể cây đã có,phần nầy cần những thợ làm có kinh nghiệm và tầm nhìn nghệ thuật thì mới mong mang lại những tác phẩm xuất sắc...Sau khi lên đá cần cắt dọn cành,có thể tuốt lá hoặc không tùy cây và tùy ý của mỗi người
Cách làm nầy có ưu điểm là tỉ lệ cây sống cao,nhanh hoàn thành tác phẩm cây kí đá,nhưng hơi phức tạp khi bố trí bộ rễ sẵn có sao cho khớp,khít với bệ đá.

Còn rất nhiều chi tiết nhỏ trong phần nầy,Văn sẽ từ từ bổ sung thêm.
Rất mong sự đóng góp thêm của quí thành viên.
 
Top