Cây Sanh toàn tập

X.style

Thành viên tích cực
Em nói không sai. Nhưng vấn đề ở chỗ khi lá già đồng loạt. (Vậy anh nghĩ là khi lá già là cây không sinh trưởng nữa à?)
Em che mưa nắng tốt là ok, (cây hàng khủng anh có thực hiện được 1 cách đầy đủ và liên tục không?)
lúc này đọt non sẽ bật nhanh hơn dẫn đến quá trình tạo rễ mới nhanh hơn. (vấn đề này anh đang hiểu ngược rồi đấy)
Trước khi lên đá mùa này em có thể cắt rễ để vào chỗ mát tránh gió và mưa tầm 4 năm ngày rồi lên đá sẽ nhanh bật rễ hơn.(anh cứ thử đem cây của mình ra rồi cắt sạch rễ sau đó để vào chỗ mát tránh gió và mưa 4 - 5 ngày như vậy rồi đem phối đá xem hiệu quả thế nào biết ngay
Đôi khi quá cầu toàn dựa nhiều vào kinh nghiệm cũng không phải là điều tốt (nó sẽ bó buộc sự thăng hoa của em trong quá trình chế tác) - ( Nói như anh thì mất công đi học kinh nghiệm của người khác làm gì, tích lũy kinh nghiệm để làm gì. Nếu một người yêu cây và làm cây tâm huyết thì hầu như phương án tạo hình đối với cây của họ đã được xây dựng và tính toán từng ngày. thậm chí đến lúc cắt chỉ việc vung cưa. còn làm việc theo sự thăng hoa và ngẫu hứng bất chợt thì hậu quả và hiệu quả luôn song hành đấy anh ạ. người làm cây mà lý trí không thắng nổi cái hứng thì hiệu quả đạt được là rất thấp, thậm chí thất bại trong chế tác.
vài chia sẻ thật lòng anh đừng hiểu sai ý em nhé;)
 

vietanhmpt

Thành viên tích cực
vài chia sẻ thật lòng anh đừng hiểu sai ý em nhé;)
Chỉ là anh em thảo Luận mà Luân. Khi lá già Đồng loạt lúc này lượng dinh dưỡng trong cây rất nhiều và mạnh cây nhanh hồi sức. Việc bật mân non thúc đẩy quá trì tái tạo dễ anh không hề hiểu ngược lại đâu (bằng chứng là khi bật mần non ta bón nhẹ phân tưới nước cây phát triển rất nhanh). Nếu em đầu tư vào hàng khủng thì chắc chẳng tiếc vài trăm ngàn mua lưới lan và cây trống để che nắng mưa đâu,. Việc em nói cắt rễ để 4 năm ngày lên đá không bật được rễ là sai, cành anh khoanh 5 6 ngày cắt kí vào đá luôn còn bắn dễ ầm ầm . Anh không nói coi thường kinh nghiệm mà đừng quá cầu toàn và phụ thuộc vào kinh nghiệm, việc học hỏi luôn là cần thiết kinh nghiệm hay thực ra chỉ là cách làm sáng tạo. Hiện tại chúng ta làm cây dựa rất nhiều vào kĩ thuật và khoa học nên kinh nghiệm sẽ có rất nhanh nếu có tri thức khoa học cao.
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
cảm ơn x.style vì những kinh nghiệm quý báu, tiện đây em xin tham khảo ý kiến cả nhà cho em một giải pháp tối ưu cho mấy cây đang ký đá. phương pháp ký cây lên đá cũng tương tự cách làm của bác văn, x.style... chỉ có điều đá em cho ký cây không phải đá bệ mà là đá nguyên khối, cây của em lại là cây phôi bình thường chưa qua uốn nắn và làm giáng.

biết cho cây ký lúc này là chưa hợp lý cộng thêm sẽ khó khăn lúc chăm sóc và tạo dáng, nhưng đã lỡ rồi mong các bác tìm cho em một giải pháp !

phương pháp em đang khắc phục bằng cách trùm nilong quanh rễ và đá xuống tận đáy sau đó đổ đất ốp lên toàn bộ cao đến gốc. không biết làm vậy có hợp lý không ?. bác nào có kinh nghiệm tham vấn giúp em
có post hình cho mọi người dễ hình dung ạ ! hình chụp cách đây 6 tháng bây giờ cây đang pt bình thường chỉ có điều nhìn hơi kém!

[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
 

vietanhmpt

Thành viên tích cực
cảm ơn x.style vì những kinh nghiệm quý báu, tiện đây em xin tham khảo ý kiến cả nhà cho em một giải pháp tối ưu cho mấy cây đang ký đá. phương pháp ký cây lên đá cũng tương tự cách làm của bác văn, x.style... chỉ có điều đá em cho ký cây không phải đá bệ mà là đá nguyên khối, cây của em lại là cây phôi bình thường chưa qua uốn nắn và làm giáng.

biết cho cây ký lúc này là chưa hợp lý cộng thêm sẽ khó khăn lúc chăm sóc và tạo dáng, nhưng đã lỡ rồi mong các bác tìm cho em một giải pháp !

phương pháp em đang khắc phục bằng cách trùm nilong quanh rễ và đá xuống tận đáy sau đó đổ đất ốp lên toàn bộ cao đến gốc. không biết làm vậy có hợp lý không ?. bác nào có kinh nghiệm tham vấn giúp em
có post hình cho mọi người dễ hình dung ạ ! hình chụp cách đây 6 tháng bây giờ cây đang pt bình thường chỉ có điều nhìn hơi kém!

[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
Làm như vậy được, nhưng vấn đề là cây bạn chưa định hình nên về sau cây sẽ phải theo hòn đá.
 

X.style

Thành viên tích cực
cảm ơn x.style vì những kinh nghiệm quý báu, tiện đây em xin tham khảo ý kiến cả nhà cho em một giải pháp tối ưu cho mấy cây đang ký đá. phương pháp ký cây lên đá cũng tương tự cách làm của bác văn, x.style... chỉ có điều đá em cho ký cây không phải đá bệ mà là đá nguyên khối, cây của em lại là cây phôi bình thường chưa qua uốn nắn và làm giáng.

biết cho cây ký lúc này là chưa hợp lý cộng thêm sẽ khó khăn lúc chăm sóc và tạo dáng, nhưng đã lỡ rồi mong các bác tìm cho em một giải pháp !

phương pháp em đang khắc phục bằng cách trùm nilong quanh rễ và đá xuống tận đáy sau đó đổ đất ốp lên toàn bộ cao đến gốc. không biết làm vậy có hợp lý không ?. bác nào có kinh nghiệm tham vấn giúp em
có post hình cho mọi người dễ hình dung ạ ! hình chụp cách đây 6 tháng bây giờ cây đang pt bình thường chỉ có điều nhìn hơi kém!
[/url][/IMG]
Tuyệt đối không nên đổ đất ngập mặt bệ thế này bạn ơi. làm vậy cũng chẳng giải quyết được vấn đề tốc độ làm thành cây thành phẩm đâu ạ. hơn nữa nhược điểm của nó là sau này khi rễ con ăn ra nó sẽ đâm thẳng vào bầu đất và tung tóe hết. những rễ anh cho bám vào hòn đá cũng bị nới lỏng ra, thậm chí không bám vào đá nữa. chỉ cần sau 1 năm phát triển tốt anh lột đất ra mà xem. đá một nơi rễ một nẻo, không đạt được cái mong muốn của người ta là Rễ phải bám chặt bo lấy đá đâu anh ạ. anh chỉ cần đổ đất làm sao ngập chân bãi đá là được, ngoài ra trong quá trình chăm xóc vẫn phải kiểm soát thường xuyên để tránh rễ không bám chặt vào đá nữa. lúc này lại cần phải chỉnh ạ.
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
Tuyệt đối không nên đổ đất ngập mặt bệ thế này bạn ơi. làm vậy cũng chẳng giải quyết được vấn đề tốc độ làm thành cây thành phẩm đâu ạ. hơn nữa nhược điểm của nó là sau này khi rễ con ăn ra nó sẽ đâm thẳng vào bầu đất và tung tóe hết. những rễ anh cho bám vào hòn đá cũng bị nới lỏng ra, thậm chí không bám vào đá nữa. chỉ cần sau 1 năm phát triển tốt anh lột đất ra mà xem. đá một nơi rễ một nẻo, không đạt được cái mong muốn của người ta là Rễ phải bám chặt bo lấy đá đâu anh ạ. anh chỉ cần đổ đất làm sao ngập chân bãi đá là được, ngoài ra trong quá trình chăm xóc vẫn phải kiểm soát thường xuyên để tránh rễ không bám chặt vào đá nữa. lúc này lại cần phải chỉnh ạ.
rất cảm ơn bác x.style đã góp ý chia sẻ cùng !
em xin được nói chi tiết hơn, bác nghiên cứu thử nếu vẫn không được em khắc phục theo ý của bác !

trước lúc đổ đất lấp nghập đến cổ rễ, ngoài lớp xơ dừa đóng thành túi ni long nhỏ ốp lên rễ vẫn dữ nguyên em còn quấn thêm mấy lớp ni lông quanh kín toàn bộ. lớp đất bác nhìn thấy chỉ nằm phần phía ngoài của nilong thôi ạ.
em nghĩ lớp đất đó được cách biệt với rễ cây bằng nilong nên không ngại phần rễ ăn lan ra đất, ngoài ra còn tác dụng đè gián tiếp lên các rễ, tạo độ ẩm cho phần rễ đã ký lên đá.
hình này bác dễ quan sát hơn ạ !
[/IMG]

bác thấy thế nào cho em vài lời góp ý thêm !!!
 

X.style

Thành viên tích cực
có hai vấn đề bất cập thế này bạn ạ.
Thứ nhất: cây Sanh thuộc họ cây Ficus, Rễ, thân, cành, lá có sức hô hấp rất là mạnh nên lượng oxi cần cho hệ rễ là rất lớn. chính vì vậy mà giá thể trồng cho loại này luôn đòi hỏi tính thông thoáng và xốp cao. bạn để ý trên mặt chậu mà xem. rễ sanh luôn cố gắng ngoi lên khỏi mặt đất và lan tràn khắp bệ. những rễ này phát triển rất mạnh. việc bạn làm như vây chẳng khác nào dìm bộ rễ của nó chìm quá sâu khiến cho hệ rễ phát triển kém vì thiếu oxi, thậm chí có thể thối rễ do ngập úng.
Thứ hai: sau khi quấn nilon xong bạn đổ đất ngập kín như vậy lớp rễ bên trong nilon luôn bị bí hơi, hơi nước ngưng trong này không thoát đi đâu được kết hợp với nước đọng lại sau mỗi lần tưới nên môi trường bên trong luôn bị ẩm ướt. điều này tác hại rất lớn đến bộ rễ. Nếu bạn muốn cải thiện phần rễ lộ thiên ôm hòn đá này tôi mách bạn làm thế này là hiệu quả nhất. trước hết hãy nuôi cho tay cành lá um tùm, xum xuê. không cắt. sau đó lấy nilon quấn xung quanh hòn đá và rễ. sau đó dùng vải hoặc chăn quấn kín bên ngoài. làm như vậy hiệu quả hơn nhiều.
Lần cuối cùng khuyên bạn đừng làm như vậy. tôi không hiểu bạn làm như thế để đạt được điều gì. thật khó hiểu.
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
có hai vấn đề bất cập thế này bạn ạ.
Thứ nhất: cây Sanh thuộc họ cây Ficus, Rễ, thân, cành, lá có sức hô hấp rất là mạnh nên lượng oxi cần cho hệ rễ là rất lớn. chính vì vậy mà giá thể trồng cho loại này luôn đòi hỏi tính thông thoáng và xốp cao. bạn để ý trên mặt chậu mà xem. rễ sanh luôn cố gắng ngoi lên khỏi mặt đất và lan tràn khắp bệ. những rễ này phát triển rất mạnh. việc bạn làm như vây chẳng khác nào dìm bộ rễ của nó chìm quá sâu khiến cho hệ rễ phát triển kém vì thiếu oxi, thậm chí có thể thối rễ do ngập úng.
Thứ hai: sau khi quấn nilon xong bạn đổ đất ngập kín như vậy lớp rễ bên trong nilon luôn bị bí hơi, hơi nước ngưng trong này không thoát đi đâu được kết hợp với nước đọng lại sau mỗi lần tưới nên môi trường bên trong luôn bị ẩm ướt. điều này tác hại rất lớn đến bộ rễ. Nếu bạn muốn cải thiện phần rễ lộ thiên ôm hòn đá này tôi mách bạn làm thế này là hiệu quả nhất. trước hết hãy nuôi cho tay cành lá um tùm, xum xuê. không cắt. sau đó lấy nilon quấn xung quanh hòn đá và rễ. sau đó dùng vải hoặc chăn quấn kín bên ngoài. làm như vậy hiệu quả hơn nhiều.
Lần cuối cùng khuyên bạn đừng làm như vậy. tôi không hiểu bạn làm như thế để đạt được điều gì. thật khó hiểu.
một kinh nghiệm hay, cảm ơn bác !
 

khuongchulai

Thành viên
Tất nhiên là đươc với Sanh nhưng đó là chỉ là bất đắc dĩ thôi anh ạ.giai đoạn này cây sinh trưởng rất mạnh nên để chăm nuôi cây là tốt nhất đat hiệu quả cao về tốc độ. lúc này nhựa trong cây lưu thông rất mạnh, nhựa loãng, kết hợp với những cơn mưa rào khiến cho lượng nước tích ở trong cây luôn ở mức cao ( kể cả những ngày không mưa) vì vậy khi cắt cây sẽ mất rất nhiều nhựa và nước thoát ra khỏi thân qua vết cắt khiến vừa tổn hao sinh lực vừa có nguy cơ làm thối vết cắt. keo liền sẹo bôi vào không cầm nước nổi. cái này đã từng qua trải nghiệm rồi anh ạ.ở giai đoạn này sau những cơn mưa rào là những trận nắng nóng rất gay gắt, chính ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp này kết hợp với lượng nước tích nhiều trong thân có thể làm nẫu vỏ và cháy. rất nhiều người cắt giật toàn phần ở mùa này do bảo quản không được kĩ càng nên đã phải nếm trái đắng. ở giai đoạn cuối Đông và sang xuân khi cây đã tích đủ lượng dinh dưỡng trong 1 năm trước đó sức khỏe dồi dào, nhựa đang cô, lượng nước tích trong thân ở mức thấp. vì vậy việc cắt giật toàn phần là thích hợp nhất trong năm. cây mất ít nhựa và nước hơn nên khỏe. xét về khả năng bật chồi bất định khi bị cắt giật thì đây là giai đoạn tốt nhất trong năm để các chồi ngủ bật mạnh khi ta cắt giật toàn phần. ( tất nhiên cắt cây Sanh ở mùa nào thì cũng khó chết cây lắm nhưng cắt ở giai đoạn nào là tốt nhất và hiệu quả đạt được là cao nhất đó mới là vấn đề quan trọng!)
Mình ở miền Trung, xin hỏi bạn 1 tí chỗ này: nơi mình dùng đá san hô để ký, thì việc dùng đinh để đính rễ sau khi được cắt tỉa lên đá thấy khá dễ dàng, còn ở miền bắc tôi thấy (như cây của bác chẳng hạn) có dùng 1 số loại đá núi (không biết có phải không), trông rất cứng thì làm sao để đính chặt rễ cây lên.
 

nguyenmanhphu

Thành viên
có hai vấn đề bất cập thế này bạn ạ.
Thứ nhất: cây Sanh thuộc họ cây Ficus, Rễ, thân, cành, lá có sức hô hấp rất là mạnh nên lượng oxi cần cho hệ rễ là rất lớn. chính vì vậy mà giá thể trồng cho loại này luôn đòi hỏi tính thông thoáng và xốp cao. bạn để ý trên mặt chậu mà xem. rễ sanh luôn cố gắng ngoi lên khỏi mặt đất và lan tràn khắp bệ. những rễ này phát triển rất mạnh. việc bạn làm như vây chẳng khác nào dìm bộ rễ của nó chìm quá sâu khiến cho hệ rễ phát triển kém vì thiếu oxi, thậm chí có thể thối rễ do ngập úng.
Thứ hai: sau khi quấn nilon xong bạn đổ đất ngập kín như vậy lớp rễ bên trong nilon luôn bị bí hơi, hơi nước ngưng trong này không thoát đi đâu được kết hợp với nước đọng lại sau mỗi lần tưới nên môi trường bên trong luôn bị ẩm ướt. điều này tác hại rất lớn đến bộ rễ. Nếu bạn muốn cải thiện phần rễ lộ thiên ôm hòn đá này tôi mách bạn làm thế này là hiệu quả nhất. trước hết hãy nuôi cho tay cành lá um tùm, xum xuê. không cắt. sau đó lấy nilon quấn xung quanh hòn đá và rễ. sau đó dùng vải hoặc chăn quấn kín bên ngoài. làm như vậy hiệu quả hơn nhiều.
Lần cuối cùng khuyên bạn đừng làm như vậy. tôi không hiểu bạn làm như thế để đạt được điều gì. thật khó hiểu.
em nghĩ là bác ấy muốn cây nó ôm đá nhanh, nhưng quan điểm của em là phải có thời gian chứ trong vòng vài tháng mà ôm tròn đá thế thì không có
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
em nghĩ là bác ấy muốn cây nó ôm đá nhanh, nhưng quan điểm của em là phải có thời gian chứ trong vòng vài tháng mà ôm tròn đá thế thì không có
đính chính tý nha bạn, ngoài mình khí hậu miền trung. nắng nóng giữa trưa cây quắt hết lá sờ tay vào lớp đá bên trong nilong nóng rực. làm thế chỉ tác dụng tạo thêm lớp cách nhiệt bên ngoài. không có tác dụng bồi bổ cho cây!
nhược điểm như bác x.sty đã phân tích, rễ cây dễ bị ngột do thiếu khí hoặc bị úng nước. bây giờ điều trước mắt là giải quyết những nhược điểm đó ! thank bạn !!!
 

htai

Thành viên
Tuyệt đối không nên đổ đất ngập mặt bệ thế này bạn ơi. làm vậy cũng chẳng giải quyết được vấn đề tốc độ làm thành cây thành phẩm đâu ạ. hơn nữa nhược điểm của nó là sau này khi rễ con ăn ra nó sẽ đâm thẳng vào bầu đất và tung tóe hết. những rễ anh cho bám vào hòn đá cũng bị nới lỏng ra, thậm chí không bám vào đá nữa. chỉ cần sau 1 năm phát triển tốt anh lột đất ra mà xem. đá một nơi rễ một nẻo, không đạt được cái mong muốn của người ta là Rễ phải bám chặt bo lấy đá đâu anh ạ. anh chỉ cần đổ đất làm sao ngập chân bãi đá là được, ngoài ra trong quá trình chăm xóc vẫn phải kiểm soát thường xuyên để tránh rễ không bám chặt vào đá nữa. lúc này lại cần phải chỉnh ạ.
cho cháu hỏi phần bôi đậm nhé ?
_ 1 Mục đích ký đá cây sanh là để rễ bám chặt vào đá mà ( hay là cháu hiểu sai nhỉ )?
_ 2 Chú Xstyle lại tránh rễ không bám chặt vào đá mục đích làm gì vậy ?
_ 3 Tại sao lại phải kiểm soát việc này vậy chú và phải kiểm soát bằng cách nào , theo chú rễ bám như thế nào là hợp lý và ngược lại ( có hình minh họa thì hay quá )?
hai câu 2 và 3 nghĩ mãi sao giống một câu quá , văn kém nên nó xoắn chút , chú rãnh trã lời cháu 3 câu đó với .
cảm ơn chú trước;)
 

vietanhmpt

Thành viên tích cực
Mình ở miền Trung, xin hỏi bạn 1 tí chỗ này: nơi mình dùng đá san hô để ký, thì việc dùng đinh để đính rễ sau khi được cắt tỉa lên đá thấy khá dễ dàng, còn ở miền bắc tôi thấy (như cây của bác chẳng hạn) có dùng 1 số loại đá núi (không biết có phải không), trông rất cứng thì làm sao để đính chặt rễ cây lên.
Thông thường dân ký đá thường dùng dây để cố định rễ. Nếu đá cứng mà dùng đinh đóng có thể sử dụng cách khoan trước vào đá rồi đóng đinh vít vào đó.
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Mình ở miền Trung, xin hỏi bạn 1 tí chỗ này: nơi mình dùng đá san hô để ký, thì việc dùng đinh để đính rễ sau khi được cắt tỉa lên đá thấy khá dễ dàng, còn ở miền bắc tôi thấy (như cây của bác chẳng hạn) có dùng 1 số loại đá núi (không biết có phải không), trông rất cứng thì làm sao để đính chặt rễ cây lên.
Khi ghép đá người ta cho những sợi dây thép nhỏ vao mạch vữa để dùng cố định rễ cây .
 

X.style

Thành viên tích cực
cho cháu hỏi phần bôi đậm nhé ?
_ 1 Mục đích ký đá cây sanh là để rễ bám chặt vào đá mà ( hay là cháu hiểu sai nhỉ )?
_ 2 Chú Xstyle lại tránh rễ không bám chặt vào đá mục đích làm gì vậy ?
_ 3 Tại sao lại phải kiểm soát việc này vậy chú và phải kiểm soát bằng cách nào , theo chú rễ bám như thế nào là hợp lý và ngược lại ( có hình minh họa thì hay quá )?
hai câu 2 và 3 nghĩ mãi sao giống một câu quá , văn kém nên nó xoắn chút , chú rãnh trã lời cháu 3 câu đó với .
cảm ơn chú trước;)
Trời. đọc như vậy mà bạn vẫn hiểu sai ý của tôi à? bạn thử ngẫm xem " để tránh rễ không bám chặt vào đá" có đồng nghĩa với việc "tránh cho Rễ cây tách khỏi đá" không? hic
 
Top