Cây hoa đào - sắc xuân và vị thuốc

<img src='http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/02/3B9B8DC4/hoadao.jpg' border='0' alt='user posted image' /> <img src='http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images95810_dao.jpg' border='0' alt='user posted image' />
Nếu lấy 1 phần hoa đào cho vào lọ ngâm với 10 phần mật ong, mỗi ngày uống 1 thìa thì có thể làm bổ ngũ tạng và đẹp dung nhan. Người bí đại tiện, miệng khát, kinh nguyệt không thông, hằng ngày ăn 1-2 quả đào tươi chỉ ít lâu sau là khỏi.

Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc; nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở) tốt hơn khô. Hoa khô thường chỉ dùng trong phạm vi một năm, nếu để lâu dễ mất tác dụng. Theo "Bản thảo cương mục" của danh y Lý Thời Trân (Trung Quốc), hoa đào giúp thông đại tiện rất nhanh, có tác dụng tiêu tích trệ, phù thũng.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây đào:

- Hoa đào, hạt vông vang, hoạt thạch, hạt cau già liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán nhỏ, rây bột. Mỗi lần uống 5-6 g với nước sắc hành trắng vào lúc đói, có thể chữa hậu sản, đại tiện không thông.

- Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.

- Hoa đào thu hái về, chích lấy máu mào gà thượng tuần tháng 7 (7/7), trộn đều, bôi lên mặt, 2-3 ngày sau thuốc tróc đi thì nhan sắc tươi sáng như hoa ("Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh).

- Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da mặt (sách cổ Trung Quốc).

- Nụ đào gần nở phơi khô trong bóng râm 250 g, bạch chỉ 30 g, ngâm với 1 lít rượu trắng trong 1 tháng, mỗi buổi tối uống chừng 30 ml. Đồng thời cho một ít rượu hoa đào ra lòng bàn tay để chà xát lên mặt. Khoảng 1 tháng, những nốt lấm tấm sạm đen trên da mặt sẽ dần biến mất, da mặt trở nên tươi đẹp (theo "Thiên kim dực phương&quot<!--emo&;)--><img src='./images/1/smilies/wink.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='wink.gif' /><!--endemo-->.

- Quả đào gọt vỏ, đem hấp cách thủy với đường phèn để ăn, có tác dụng chữa mệt mỏi, ho hen.

- Nhân hạt đào 30 g giã nhỏ, cho vào 1 lít nước và 100 g gạo nếp, nấu thành cháo ăn để chữa ho hen, khó thở.

- Nhân hạt đào 7 cái rang vàng, nhai nuốt sẽ chữa được chứng hay ngủ mê, bóng đè...

- Lá đào nấu nước tắm chữa được ghẻ lở, ngứa hậu môn, âm đạo.

- Rễ đào sắc uống chữa hoàng đản, máu cam, bế kinh, trĩ.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

 
Top