Cái Mơn: Nghề làm Mai Vàng nên xem lại?

trungduart

Administrator

Ung thư vì nghề làm mai? Làm mai phải xịt thuốc hàng tuần để giữ sâu và kích thích tăng trưởng, đến mùa tiêu thụ còn phải dùng thuốc kích thích cho ra hoa nhiều và đúng ngày. Các loại thuốc nầy chắc chắn có hại cho sức khỏe nhưng đến mức độ nào thì chưa ai công bố. Thực tế cho thấy từ mười năm trở lại đây, nhất là năm 2008- 2009 có nhiều người chết vì ung thư trong đó đa số là thanh niên tuổi từ 30 đên 50. Những người nầy thường có thời gian dài trồng mai qui mô, những người cao tuổi mắc ung thư thì cư trú trong vùng có người trồng mai. Dịp mai Tết năm 2009 người viết bài nầy đi trên quốc lộ 57 đoạn Cống Cây Còng vào lúc 20g nghe nồng nặc mùi thuốc. Anh bạn ngồi chung Honđa nói: thế nầy mà không ung thư sao được! Đây là hai thực tế nghe thấy nhưng vì không phải là nhà khoa học nên không dám có ý kiến.

Thấy bè bạn chết, dân làm mai hơi ngán và nhiều anh đã can đảm đổi nghề. Những anh khác cũng biết vậy nhưng chưa tìm được nghề nên thí mạng cùi. Có anh tuyên bố cố gắng liều vài năm kiếm ít vốn rồi tính kế khác.

Ích kỷ hơn có anh nói: không sao tôi nhờ người khác xịt thuốc. Nguyên tắc làm tiền trên xác người là điều không cao thượng và có tội. Nhưng thực tế người ta xịt thuốc ngoài sân, anh ở trong nhà vẫn hít thở và lãnh ***** như thường, nhất là trẻ con.

Đất chật, người đông, nhà nhà làm mai, người người trồng mai, môi trường sống Cái Mơn ô nhiễm nặng rồi: khí độc bay lên trời, chất độc ngấm xuống đất, độc tố còn ***** đấy. Trong bầu không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm con người vẫn sống hạnh phúc để thỉnh thoảng nghe người nầy bị ung thư, người khác bị ung thư chết, giật mình chóc lát rồi thôi. Hãy đếm thử xem trong ấp của bạn có nhiêu người chết vì ung thư rồi, bạn chờ đến khi nào nữa? Những người có cơ thể yếu thì bị ảnh hưởng sớm hơn, nhưng không ai có thể chắc mình được miễn nhiễm.

Có thể bạn chống chế: tôi cẩn thận lắm, khi xịt thuốc bao giờ cũng dùng khẩu trang. Suy nghĩ nầy cũng giống như anh bạn khác: trước khi xịt thuốc tôi đóng cửa nhà lại. Thật buồn cười cho bạn: độc tố đâu phải như con cào cào, châu chấu mà bạn có thể che miệng hay đóng cửa là chúng không vào được. Khi có khẩu trang thì bạn không bị sặc máu (xuất huyết) tại chổ, đóng cửa thì con bạn trong nhà khỏi ói mữa nhưng độc tố trong không khí vẫn ảnh hưởng đến mọi người không chỉ gia đình bạn mà cả người hàng xóm. Uống một chai thuốc rầy thì cấp cứu nhưng không qua, ngửi thuốc rầy hằng ngày thì mười năm sau cũng đi cấp cứu và cũng không khỏi vì ung thư. Điều nầy giống như khi bạn “làm một chai” XO thì chết tại bàn nhưng mỗi ngày một ly thì mươi năm sau cũng chết vì xơ gan!

Có thể bạn mỉm cười cho đây là chuyện tào lao, hơi đâu lo chuyện trời sập! Thời nầy có thứ gì an toàn đâu: lúa gạo cũng bị thuốc sâu rầy, rau quả thứ nào sạch bạn chỉ dùm bởi có người mách rau sạch là rau có con sâu bò bên trên! Chiều xịt thuốc, sáng đem chợ bán là chuyện thông thường. Sầu riêng chín để cả tuần không nứt, chém cha cũng bị nhúng vào hóa chất gì đây rồi. Có thứ gì không dùng thuốc mà tốt tươi, vấn đề là lương tâm của thương buôn. Tháng trước đây có đám cưới dọn 70 bàn, đặt cỗ nhà hàng trên tỉnh, mỗi bàn con cá chép to trông thật sang. Sau đám có nhiều người đi cấp cứu. Thủ phạm là mấy con cá chép. Dễ hiểu thôi, làm gì tìm được 70 con cá chép tươi một lần, phải thu gom và ướp đá. Thu trong vòng mấy ngày? ngoài ướp đá có thêm urê và gì khác không?

Tôi biết chắc dù có nói thêm nữa cũng chẳng thuyết phục được bạn, mà tôi có muốn thuyết phục bạn đâu. Bài nầy được viết theo yêu cầu của vài bạn hữu dựa trên những thực tế tại quê nhà, gọi là chuyện chúng mình! Tôi biết bạn thương vợ, thương con nên có chết cũng cam. Bạn nên nhớ vợ con cần bạn hơn cần tiền của; còn bạn thì còn tương lai, bạn mất đi không biết vợ con đi về đâu!

Để chấm hết bài tâm sự nầy tôi xin ghi lại đây câu chuyện chúng mình:

Trúng mai, anh cất được nhà, sắm được xe, vợ con sáng ra, bà con hàng xóm khen rằng anh giỏi! Sau khánh thành nhà, anh ngày ốm thêm, đi khám tổng quát bác sĩ cho biết : ung thư, còn sống được sáu tháng! Xin ý bác sĩ:

- Còn cách gì chữa tri, tốn bao nhiêu?

- Không thể chữa trị, nếu muốn kéo dài thời gian thì 40 triệu đồng nhưng may rủi, có thể không chịu nỗi.

Đúng lúc nầy có người đến mua đám mai sau cùng, được giá đúng 40 triệu.

Vợ hỏi chồng:

- Bây giờ chúng ta có ***** tiền chữa bệnh, anh tính sao?

- Ung thư thì còn gì mà chữa trị, tiền để em nuôi con!

Tuần lễ sau vợ ở lại nuôi con, anh đi không bao giờ trở về!
Tg Mai táng Chung
 

satruky

Thành viên tích cực
Thật là thương tâm khi đọc bài này. Không riêng gì nghề trồng mai, nông nghiệp thời kinh tế thị trường là vậy đó. Từ lúc ngâm hạt giống để gieo cho đến lúc thu hoạch, người nông dân phải tiếp xúc với rất nhiều hóa phẩm độc hại nhằm đạt năng suất cao nhất. Cũng giống như thuốc lá vậy, hút thuốc thụ động cũng bị tác động không kém, nhất là qua nhiều năm. Nếu a e nào may mắn bước chân ra khỏi đồng ruộng chừng 10 năm, quay về lại làng quê xem thử, đa phần bạn bè cùng trang lứa đều già đi trước tuổi so với chúng ta. Xin chia sẻ nỗi khổ này cùng với anh Lô, DaiLoc, Maivangxuhe và các nghệ nhân trồng mai. Chúc các anh một năm mưa thuận, gió hòa và được mùa mai tết.
 

giangsuphong1988

Thành viên tích cực
thật là buồn wá! em thích cây mai lắm, em cũng thường hay phun thuốc trừ sâu và thuốc kích thích nữa, chỉ chơi mai được 1 năm thôi nhưng em đã thấy có một vòng xoáy rất kì lạ mà bất cứ ai chơi mai cũng gặp phải, đó là muốn cây đẹp thì phải có phân hóa học, thuốc trừ sâu, trị nấm, nhưng chính phân hóa học lại chính là nguyên nhân gây bệnh cho mai, nó làm đất bạc màu, cây mất sức đề kháng vì phát triển wá nhanh, khi xưa ông cha trồng mai ko có phân hóa học và thuộc trừ sâu nên ko có nhiều tác phẩm đẹp như bây giờ, làm gì cũng có cái giá của nó, "sinh nghề tử nghiệp" là chuyện ko tránh khỏi, yêu nghệ thuật, làm nghệ thuật đôi lúc trả giá bằng chính sức khỏe và tính mạng của nghệ nhân, chẳng lẽ đây là vòng xoáy mà những người muốn làm đẹp cho đời phải gặp, như vậy thật ko công bằng, xin hỏi có giải pháp nào ko? em xin có giải pháp là chế phẩm sinh học, ko hại bản thân, ko hại môi trường, đã được áp dụng trông nông nghiệp, đã có bác nào áp dụng trong cây cảnh chưa, xin cho em 1 lời khuyên!
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Nghề nào nghiệp đó.Để hạn chế số lần tiếp xúc với hóa chất bạn nên phun 3 trong 1 :thuốc trừ sâu+ngừa nấm+bám dính .
 

Truongkhanh89

Thành viên
Tôi rất ủng hộ các bài viết loại này của Trungduart thời gian gần đây .
Cái khó của người sản xuất hoa cảnh , hay cả người nông dân nói chung đều vì kiến thức có hạn , vì áp lực kinh tế , vì sức ỳ trong bản thân mà ra ,vì vậy muốn thay đổi tư duy ở người sản xuất thì buộc phải phối hợp nhiều mặt mới được , trong đó có phần của các anh em trong diễn đàn của chúng ta phải không các bạn ?trồng cây thì buộc phải sử dụng thuốc đó là điều đương nhiên , nhưng chọn thuốc để sử dụng , sao cho vừa rẻ vừa hiệu quả mà lại không độc hại điều đó cũng không phải đơn giản .
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Số lần phun thuốc BVTV của tôi so với nông dân khác(kể cả anh em làm cây giống, cây ăn trái) là ít, vì tôi chú trọng tới phòng ngừa dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng....Khi cần thiết tôi chọn thuốc ít độc theo cẩm nang thuốc BVTV của bộ Nông nghiệp mà xài. Ưu tiên cho các thuốc vi sinh, thuốc thế hệ mới, tuy nó có đắt tiền
Thực tế mà bài viết này đưa ra là có, vì đa số nông dân trình độ RẤT kém, tôi từng chứng kiến họ xịt thuốc mà ko quan tâm tới liều lượng, ko biết cây bị dịch hại gì, pha 5,6 loại thuốc vô, xịt kiểu bao vây. Chẳng quan tâm gì đến độ độc của thuốc mà mình đang sử dụng, thuốc gì xịt mà sâu té xuống chết ngay mới là thuốc hay
 

Hoangcm

Thành viên Mua Bán
các loại thuốc dùng cho mai vàng em thấy loại nào cũng độc cả .....
 

Văn

Thành viên tích cực
Đây là thực trạng đáng buồn và đáng báo động các bác ạ,
Một lời khuyên theo kinh nghiệm của tôi là nên hạn chế tối thiểu việc dùng thuốc trừ sâu mà đặc biệt là thuốc có gốc hóa học,khi cần thiết ta nên dùng loại có gốc thực vật(hiện có bán trên thị trường và giá hơi cao như anh Lo đã nói)
Tăng cường bón phân hữu cơ như phân chuồng,tro...hạn chế tối đa dùng phân hóa học.
Như Mai nhà tôi,chỉ bón phân chuồng,bánh dầu,và một ít phân vi sinh chứ không dùng phân hóa học,cây vẫn tốt và rất ít sâu bệnh.
Thêm nữa nên chọn giống cây(ở đây nói đến Mai) có tính kháng bệnh cao(ví dụ như mai ngọn xanh) rất ít bị bệnh.
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
"các loại thuốc dùng cho mai vàng em thấy loại nào cũng độc cả ..... "
Đâu có ai dạy làm mai nên sử dụng thuốc BVTV dùng sản xuất rau sạch phải ko bạn? Nhưng tôi thì có
 

phamtriu.tb

Thành viên Mua Bán
nông dân nói chung mà,riêng chi cây mai đâu tiên sinh,nhà vãn bối làm nông nghiệp cũng chịu chung hiểm họa,nhưng vì miếng cơm manh áo cả thôi,ngậm ngùi quá
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Xin có vài ý với các bạn nuôi mai( làm kinh tế, nuôi vài cây chơi):
- Đừng tham quá, nuôi ít cây thôi, ông bà ta có câu "cây không giao lá, cá không giao đuôi", đừng nuôi quá nhiều, cây chật chội dể sâu bệnh. Làm sao sân mai của mình có ***** nắng cho cả những cành bên dưới. Ánh sáng đã phòng trị cho chúng ta hầu hết sâu bệnh.
- Tỉa cành tạo tán cho cây mai thông thoáng, tạo điều kiện cho ánh sáng lọt vào thân cây càng nhiều càng tốt.
- Định kỳ bấm đọt đồng loạt, sao cho cây mai khi ra đọt thì ra đọt gần như đồng loạt, ta sẽ hạn chế được số lần phun thuốc(mổi cơi đọt ta chỉ cần 2 lần phun)
 
Top