Cách nhìn mới về cây "sanh"

ducquy1910

Thành viên tích cực
nhận được sự góp ý chia sẻ của các thành viên diễn đàn ccvn nay xin phép được bổ sung và đính chính lại, để anh em mới học chơi có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong vấn đề nhìn nhận giá trị của cây (sanh) cảnh nghệ thuật.
để đánh giá hết giá trị của cây "sanh" trong nghệ thuật cây cảnh trước tiên cần làm rõ một số vấn đề sau :

tại sao cây sanh được giới chơi cảnh ưa chuộng đến như vây ? => trong nghệ thuật tạo tác cây cảnh một tác phẩm được đánh giá là có giá trị nghệ thuật cao đòi hỏi phải hội tụ đủ các yếu tố như cổ, kỳ,mỹ...cây phải đạt tiêu chuẩn đẹp từ bộ rễ đến thân cây sau đó mới tới cành và lá. để chọn được loại cây đủ tiêu chuẩn đáp ứng được những yêu cầu trên giới chơi cảnh thường chọn cây sanh cũng là điều dễ hiểu.
với ưu điểm vượt trội so với những loại cây khác, sanh rất dễ trồng và chăm sóc, cây có sức sống mãnh liệt tổi thọ cao, lá xanh quanh năm, đặc biệt bộ rễ khí sinh khiến họ nhà sanh không thể so sánh với những chủng loại khác lúc ký cây lên đá....

đó là quan điểm của giới tạo tác còn giới thích chơi cây thì sao ? => với quan niệm "sanh" có nghĩa sinh sôi, ăn nên làm ra. cây lá xanh quanh năm phát triển vươn rộng cộng thêm bộ rễ khí sinh khiến người xưa quan niệm 'lộc bất tận hưởng' ( cành lá vươn cao để nhận lộc phước). có lẽ vì vậy mà từ xa xưa cây sanh được chọn làm cây trang trí sân vườn trong các hoàng cung của vua chúa, quan lại thời phong kiến... cụ thể như dòng sanh lá liễu (sanh huế), sanh nam điền,... vốn rất được ưa chuộng cho tới bây giờ.
với đà phát triển kinh tế của đất nước thú chơi cây cảnh là món ăn tinh thần không thể thiếu, một thú chơi tao nhã gần gũi với thiên nhiên đang thu hút ngày càng nhiều người quan tâm.

theo triết học phương đông ?
lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, luôn song hành cùng "kim, mộc, thổ, thủy, hỏa" gọi là ngũ hành. luôn luôn chú trọng phần' khí ' bên trong con người, khí vượng thì ăn nên làm ra, còn không thì ngược lại...
cây sanh với dặc điểm lá xanh quanh năm, chi nhánh phát triển rậm rạp cùng bỗ rễ khí sinh được xem là mang nặng phần "âm khí" trái ngược với dòng cây lá kim, chính vì lý do này cây sanh thường cho lên ký đá với mục đích lấy "dương chế âm". ngoài ra một tác phẩm sanh ký đá thường mang biểu trưng của sự vươn lên trong điều kiện khó khăn, khắch nghiệt....

thực trạng hiện nay ?
các tổ chức về dân số đưa ra thông báo việt nam đang là nước có tốc độ dân số già hóa nhất thế giới. số người hết độ tuổi lao động về nghỉ hưu thường chọn cuộc sống thanh nhàn, gần gũi với thiên nhiên cây cảnh.cũng là lý do khiến cây cảnh vn ngày càng có chỗ đứng vững trong xã hội, nhu cầu về thú chơi cây cảnh càng lớn. điều này đang làm rộ lên phong trào trồng và buôn bán cây cảnh đem lại lợi nhuận cao về kinh tế trong đại bộ phận người dân.

thiết nghĩ với những người mới chơi trước lúc có ý định phát triển một loại cây nào đó trong bộ môn nghệ thuật cây cảnh cần thiết phải biết nắm bắt được thị hiếu người chơi, hiểu rõ được các khái niệm cơ bản cũng như ý nghĩa trong từng loài, từng tác phẩm nghệ thuật. biết vận dụng tốt những ưu điểm từng loài cũng là bước thành công cơ bản trong quá trình tạo tác, hay còn gọi là thổi hồn cho tác phẩm của mình. phong trào chơi cây theo thị hiếu nhất thời thường không có giá trị lâu bền nhưng nắm chắc được ý nghĩa cơ bản và biết vận dụng linh hoạt để tạo ra tác phẩm mang ý nghĩa thật sự của nó chắc chắn tác phẩm của bạn luôn có giá trị tồn tại lâu dài...

(trong quá trình đăng tải topic luôn được cập nhật đổi mới, để có cái nhìn tổng quát hơn cho các thành viên mới chơi. cảm ơn những ý kiến đóng góp của tất cả mọi người !!!)
...........
 

Thụy74

Banned
Mình ăn đậu hủ nhiều quá hay sao ấy,mà óc mình toàn đậu hủ,chẳng hiểu và hệ thống được gì cả nữa. Thật xin lỗi đã phụ lòng tác giả ạh.
 

hungthanhhoa

Thành viên tích cực
Vấn đề này không có gì mới nhé bạn. Nó cũ như trái đất vậy. Vấn đề về sanh bây giờ có nói cả tháng không hết. Vấn đề bây giờ là làm sao để định hướng cho anh em DD nhận thức rõ giá trị nghệ thuật của nó mà không bị cuốn theo trào lưu và bão giá. Mình cũng đang mong một cách nhìn mới đây. Nhưng với mình thì thật quá sức. Nhiều lúc xem vài cái cây tiền triệu mà ngán ngẩm, tự hỏi: Có lẽ mình không đủ trình độ để ngắm được vẻ đẹp của nó. Cảm ơn bạn chia sẻ và cũng hi vọng bạn sẽ có cách nhìn đúng đắn về cây sanh. Chân thành!!!
 

bactam

Thành viên tích cực
cách nhìn thì ko mới nhưng thấy được,làm được thì............. chao ôi !
 

THANGLONGTN

Thành viên Mua Bán
Cá nhân mình thấy ko phải ngẫu nhiên các cụ chọn cây Sanh để làm ra các thế cây nổi tiếng, nhất là các cây Long cổ, ngay cả những người chưa biết về cây cảnh, thậm chí ko biết tên của nó cũng phải ngắm nghía trầm trồ. Mặt khác mình có đọc ở đâu đó, cây sanh tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở nên được nhiều người ưa chuộng.
Còn trên thực tế khi làm cây này thấy khá dễ dàng ví dụ như cấy đá, uốn, ghép, chiết...thậm chí có nhiều khi nó nằm trên xe cẩu mấy ngày vẫn OK. có lần mua về để giữa sân xi măng nóng như vậy mà vẫn đâm chồi bt. Việc người ta hét giá, ép giá cho cây Sanh là do con người mà thôi chứ cây Sanh đâu có tội gì mà bảo dội hàng hay chê bai làm giá...
Đối với những người nhiều tiền họ ko muốn mua cây rẻ hoặc đặt 1cay rẻ vào khuôn viên của họ, đấy là việc của họ, ví dụ 1 người có 100 tỉ mua 1 cây 1 tỉ = 99 tỉ..có sao đâu. trong thế giới ko phẳng này giá cây sẽ gồ ghề là chuyện bt.
Mục tiêu của người làm cây thương mại và làm cây để chơi đều đáng trân trọng.vì còn phụ thuộc hoàn cảnh của họ, riêng mình thích các loại cây mini cọt kẹt
 

bonsai198

Thành viên
chúng ta không nên quá lo lăng tôi nghĩ răng nghệ thuật bon sai đâu chỉ dành riêng cho cây sanh.va một lúc nào đó nghệ thuật bon sai se trở về đúng vị trí cúa no thôi.
 

longthanh23

Thành viên
Cám ơn tác giả đã có bài viết rất thú về cây sanh,nhân đây tui cũng muốn bổ sung một vài quan điểm của mình về cây sanh
1.cây sanh là cây thật dễ trồng,dễ sống,nhanh lớn,chiết,ghép,dâm cành đều dễ dàng...
2.là một trong bốn cây chủ đạo sanh,si,tùng,lộc...
3.sanh có nghĩa là sống,là sinh khí...
3.cây dễ uốn nắn tạo tác và thành hình sớm hơn những cây khác.
4.nếu bỏ ra một số tiền lớn để mua cây thì không cây nào ổn định và dễ chăm sóc bằng cây sanh.
5.cây sanh là biểu tượng chính của nghệ thuật bonsai cây cảnh...
vì vậy cây sanh là một trong những đặc trưng chủ đạo trong nghệ thuật bonsai cây cảnh việt nam.

Còn về phong thủy thì mình có một số nhận xét như sau:
Không phải lúc nào cũng đặt hòn non bộ trước nhà là tốt,nếu bạn nói cây sanh bám đá có thể ngăn được khí suy vào nhà là một việc hoàn toàn sai lầm...
cây sanh "sốt" là theo quy luật tự nhiên thôi không phải chịu ảnh hưởng nhiều của phong thủy đâu,nếu dùng cây sanh để chặn sát khí thì không thể được,mình nghĩ là tốt đôi khi trở thành họa vì phi tinh mỗi năm mỗi khác,nếu ứng dụng bát trạch vào thì tùy vào tùng tuổi của gia chủ mà nên hay không nên đặt cổ sanh ký thạch đặt vào trước nhà...mà tác giả nên nhớ rằng cây sanh tuy cái tên là "sanh" nhưng vẫn mang âm khí đó bạn chứ không phải dương khí như nhiều người đã ngộ nhận
....Mình đã nghiên cứu phong thủy và kinh dịch được 8.5 năm nên nhiều khi hiểu biết nông cạn nên tác giả bỏ quá cho và mong được chỉ giáo thêm...Chúc a e trên trên diễn đàn nhiều sức khỏe.
 

Diladen

Thành viên
Cám ơn tác giả đã có bài viết rất thú về cây sanh,nhân đây tui cũng muốn bổ sung một vài quan điểm của mình về cây sanh
1.cây sanh là cây thật dễ trồng,dễ sống,nhanh lớn,chiết,ghép,dâm cành đều dễ dàng...
2.là một trong bốn cây chủ đạo sanh,si,tùng,lộc...
3.sanh có nghĩa là sống,là sinh khí...
3.cây dễ uốn nắn tạo tác và thành hình sớm hơn những cây khác.
4.nếu bỏ ra một số tiền lớn để mua cây thì không cây nào ổn định và dễ chăm sóc bằng cây sanh.
5.cây sanh là biểu tượng chính của nghệ thuật bonsai cây cảnh...
vì vậy cây sanh là một trong những đặc trưng chủ đạo trong nghệ thuật bonsai cây cảnh việt nam.

Còn về phong thủy thì mình có một số nhận xét như sau:
Không phải lúc nào cũng đặt hòn non bộ trước nhà là tốt,nếu bạn nói cây sanh bám đá có thể ngăn được khí suy vào nhà là một việc hoàn toàn sai lầm...
cây sanh "sốt" là theo quy luật tự nhiên thôi không phải chịu ảnh hưởng nhiều của phong thủy đâu,nếu dùng cây sanh để chặn sát khí thì không thể được,mình nghĩ là tốt đôi khi trở thành họa vì phi tinh mỗi năm mỗi khác,nếu ứng dụng bát trạch vào thì tùy vào tùng tuổi của gia chủ mà nên hay không nên đặt cổ sanh ký thạch đặt vào trước nhà...mà tác giả nên nhớ rằng cây sanh tuy cái tên là "sanh" nhưng vẫn mang âm khí đó bạn chứ không phải dương khí như nhiều người đã ngộ nhận
....Mình đã nghiên cứu phong thủy và kinh dịch được 8.5 năm nên nhiều khi hiểu biết nông cạn nên tác giả bỏ quá cho và mong được chỉ giáo thêm...Chúc a e trên trên diễn đàn nhiều sức khỏe.
Bạn giải thích giùm, tại sao Sanh mang khí âm ?
 

cuong xth

Thành viên
em có được nghe một vị đại đức nói rằng các linh hồn phiêu bạt thường chú ngụ ở những cây xanh tốt, cổ thụ.
hì hì ... nên về mặt tâm linh thì một tiểu cảnh sanh cổ thụ hoành tráng rất có thể là nơi hấp dẫn các linh hồn
đùa tí bác đừng mắng nhé....
 

longthanh23

Thành viên
Bạn giải thích giùm, tại sao Sanh mang khí âm ?
Theo mình được biết nếu xét về âm dương thì cây chia ra 3 loại:loại mang dương khí,loại mang âm khí và 1 loại lưỡng tính...
Cây thì có hàng ngàn loài cây,trong đó theo mình dc biết có bộ sáu cây như:sanh,si,sung,da,đa,đề...thuộc lục mộc âm tính...và hàng ngàn loài cây mang khí âm mà k thể kể hết...nếu bạn có hiểu nhiều về vấn đề này thì mong bạn hãy chỉ giáo thêm...thành thật cảm ơn!
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Trên thực tế thì họ ficus còn rất nhiều loại có sức sống trường sinh .
Và qua bao biến đổi thăng trầm từ cổ tới nay , và qua bao nhiêu cuộc chọn lọc người chơi lại hướng về chơi cây sanh , vì nó có những ưu điểm sau .
- Trong các bộ cây thế thì cây sanh bao giờ cũng đứng đầu .
- Duy tâm sanh có nghĩa là sinh.
- Lá nhỏ rễ hãm .
- Nuôi nhanh gì hơn 1 số giống cây khác .
- Màu da sáng nhuẫn rễ nhìn .
- Sức chịu đựng ở mọi điều kiện thời tiết rất rễ thích nghi .
- Vì những lý do trên mà người ta chọn sanh để chơi . Các bạn thử nghĩ xem khi người chơi bỏ 1 đống tiền ra mua cây thì ai dại gì đi mua những loại cây khó tính rễ chết . Mà cây đang ở trong nhà mày chết là rất sui .
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Theo mình được biết nếu xét về âm dương thì cây chia ra 3 loại:loại mang dương khí,loại mang âm khí và 1 loại lưỡng tính...
Cây thì có hàng ngàn loài cây,trong đó theo mình dc biết có bộ sáu cây như:sanh,si,sung,da,đa,đề...thuộc lục mộc âm tính...và hàng ngàn loài cây mang khí âm mà k thể kể hết...nếu bạn có hiểu nhiều về vấn đề này thì mong bạn hãy chỉ giáo thêm...thành thật cảm ơn!
Về nguyên lý của ngũ hành thì trong âm có dương , trong dương có âm . Về cây cối thì khi gặp dương khí thì cây đâm chồi nảy lộc , mùa đông khi khí âm thịnh thì đa số cây côi đều phải thuận theo mà mang khí âm . Riêng những cây xanh quanh năm thì lúc nào dương khí cũng mạnh hơn âm khí . Ví như cây thông họ lá kim thuộc dương trong dương . Còn cây sanh mùa đông có dụng lá nhưng không nhiều và theo tôi thì phần dương khí vẫn mạnh hơn .
 

longthanh23

Thành viên
Về nguyên lý của ngũ hành thì trong âm có dương , trong dương có âm . Về cây cối thì khi gặp dương khí thì cây đâm chồi nảy lộc , mùa đông khi khí âm thịnh thì đa số cây côi đều phải thuận theo mà mang khí âm . Riêng những cây xanh quanh năm thì lúc nào dương khí cũng mạnh hơn âm khí . Ví như cây thông họ lá kim thuộc dương trong dương . Còn cây sanh mùa đông có dụng lá nhưng không nhiều và theo tôi thì phần dương khí vẫn mạnh hơn .
Mình đồng ý với bạn về nguên lý của ngủ hành nhưng ở đây mình muốn nói tới là bản chất...ví dụ cho dể hiểu là đàn ông và đàn bà,đàn ông thuộc dương đàn bà thuộc âm,trong đàn ông vẫn có 1 phần khí âm,đàn bà vẫn có 1 phần khí dương nhưng........đàn bà vẫn là....đàn bà.
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Mình đồng ý với bạn về nguên lý của ngủ hành nhưng ở đây mình muốn nói tới là bản chất...ví dụ cho dể hiểu là đàn ông và đàn bà,đàn ông thuộc dương đàn bà thuộc âm,trong đàn ông vẫn có 1 phần khí âm,đàn bà vẫn có 1 phần khí dương nhưng........đàn bà vẫn là....đàn bà.
Vậy thì những dòng cây thường xanh quanh năm thì không thể mang tính chất khí âm được .
 

longthanh23

Thành viên
Vậy thì những dòng cây thường xanh quanh năm thì không thể mang tính chất khí âm được .
Khí âm hay dương không quyết định sự xanh tốt hay theo mùa của cây được,bạn dường như vẫn chưa hiểu ý mình,mình muốn nói đến là bản chất,đã là âm thì mãi mãi là âm,dương mãi mãi là dương không thể thay đổi theo mùa hay sự rụng lá đươc.Ví dụ trong miền nam của mình có cây mai vàng thuộc dương khí hay trong trước bàn thiên nhà cho dù có rụng lá đi chăng nữa chỉ còn cành trơ trụi nhưng bản chất của nó vẫn là khí dương...còn cây sanh có mang âm khí thì đau ảnh hưởng gì đến chúng ta.đâu phải âm khí là k tốt,quan trong là chúng ta phải biết vận dụng thôi.chúc bác NaTuan nhiều niềm vui và thành công nhé!
 

namcty_thegioixanh

Thành viên
Em cũng xin được nói ra cùng các bác ý kiến ngu muội của mình:Cây sanh em nghĩ là mang dương khí...Theo cảm nhận của em khi nhìn ngắm cây sanh em thấy tưng bừng thị giác hơn các cây khác,cây càng già càng hoàn thiện bao nhiêu thì càng thu hút con mắt nhìn bấy nhiêu,vì bao quát tổng thể cây sáng hơn và thể hiện sức sống và sự trường tồn...mà ở các cây khác không đạt được điều đó...em vd:ở cây Tùng Cối,cây càng già thân cây càng tối,các chỗ lũa chỉ khiến em có cảm giác cây không đủ sức để làm liền kín những vết thương...mà o trên đời vết thương nào nỗi đau nào ai cũng mong muốn hàn gắn lại rồi nhờ thời gian xóa nhòa đi...Ở cây Sanh thì thể hiện được điều đó...Dương là tiến lên,là hoàn thiện mình..vậy thì cây Sanh phải mang dương khí
 

longthanh23

Thành viên
Em cũng xin được nói ra cùng các bác ý kiến ngu muội của mình:Cây sanh em nghĩ là mang dương khí...Theo cảm nhận của em khi nhìn ngắm cây sanh em thấy tưng bừng thị giác hơn các cây khác,cây càng già càng hoàn thiện bao nhiêu thì càng thu hút con mắt nhìn bấy nhiêu,vì bao quát tổng thể cây sáng hơn và thể hiện sức sống và sự trường tồn...mà ở các cây khác không đạt được điều đó...em vd:ở cây Tùng Cối,cây càng già thân cây càng tối,các chỗ lũa chỉ khiến em có cảm giác cây không đủ sức để làm liền kín những vết thương...mà o trên đời vết thương nào nỗi đau nào ai cũng mong muốn hàn gắn lại rồi nhờ thời gian xóa nhòa đi...Ở cây Sanh thì thể hiện được điều đó...Dương là tiến lên,là hoàn thiện mình..vậy thì cây Sanh phải mang dương khí
Bạn nhìn thấy cây sanh thì tưng bừng thị giác đúng ko?cây càng hoàn thiện thì càn thu hút....nhưng đâu phải như vậy mà khẳng định là khí dương....bạn nhìn phụ nữ bạn thấy có tưng bừng thị giác k?có thu hút không?nếu có thì bạn dám khẳng định phụ nữ thuộc dương k?thân!
 

mùa hoa sữa

Thành viên
nhận được sự góp ý chia sẻ của các thành viên diễn đàn ccvn nay xin phép được bổ sung và đính chính lại, để anh em mới học chơi có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong vấn đề nhìn nhận giá trị của cây (sanh) cảnh nghệ thuật.
để đánh giá hết giá trị của cây "sanh" trong nghệ thuật cây cảnh trước tiên cần làm rõ một số vấn đề sau :

tại sao cây sanh được giới chơi cảnh ưa chuộng đến như vây ? => trong nghệ thuật tạo tác cây cảnh một tác phẩm được đánh giá là có giá trị nghệ thuật cao đòi hỏi phải hội tụ đủ các yếu tố như cổ, kỳ,mỹ...cây phải đạt tiêu chuẩn đẹp từ bộ rễ đến thân cây sau đó mới tới cành và lá. để chọn được loại cây đủ tiêu chuẩn đáp ứng được những yêu cầu trên giới chơi cảnh thường chọn cây sanh cũng là điều dễ hiểu.
với ưu điểm vượt trội so với những loại cây khác, sanh rất dễ trồng và chăm sóc, cây có sức sống mãnh liệt tổi thọ cao, lá xanh quanh năm, đặc biệt bộ rễ khí sinh khiến họ nhà sanh không thể so sánh với những chủng loại khác lúc ký cây lên đá....

đó là quan điểm của giới tạo tác còn giới thích chơi cây thì sao ? => với quan niệm "sanh" có nghĩa sinh sôi, ăn nên làm ra. cây lá xanh quanh năm phát triển vươn rộng cộng thêm bộ rễ khí sinh khiến người xưa quan niệm 'lộc bất tận hưởng' ( cành lá vươn cao để nhận lộc phước). có lẽ vì vậy mà từ xa xưa cây sanh được chọn làm cây trang trí sân vườn trong các hoàng cung của vua chúa, quan lại thời phong kiến... cụ thể như dòng sanh lá liễu (sanh huế), sanh nam điền,... vốn rất được ưa chuộng cho tới bây giờ.
với đà phát triển kinh tế của đất nước thú chơi cây cảnh là món ăn tinh thần không thể thiếu, một thú chơi tao nhã gần gũi với thiên nhiên đang thu hút ngày càng nhiều người quan tâm.

theo triết học phương đông ?
lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, luôn song hành cùng "kim, mộc, thổ, thủy, hỏa" gọi là ngũ hành. luôn luôn chú trọng phần' khí ' bên trong con người, khí vượng thì ăn nên làm ra, còn không thì ngược lại...
cây sanh với dặc điểm lá xanh quanh năm, chi nhánh phát triển rậm rạp cùng bỗ rễ khí sinh được xem là mang nặng phần "âm khí" trái ngược với dòng cây lá kim, chính vì lý do này cây sanh thường cho lên ký đá với mục đích lấy "dương chế âm". ngoài ra một tác phẩm sanh ký đá thường mang biểu trưng của sự vươn lên trong điều kiện khó khăn, khắch nghiệt....
...........
Ấu trĩ wa!
 
Top