Buồn chưa!

nguyendangduoc

Thành viên tích cực
Nếu hội thi hoặc festival nào cũng như vậy thì có lẽ " đèn nhà ai nấy sáng, cây ai nấy chơi"
 

vuongcc

Thành viên
Đọc bài báo này xong, cảm thấy hơi nặng nề. Nếu còn tiếp tục như vậy, bao giờ cây cảnh Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung khá được!!!

http://vietnamnet.vn/vanhoa/201001/Lum-xum-Festival-hoa-Da-Lat-Mot-bonsai-hai-giai-vang-888415/
Thấy thichduthu kêu buồn! muốn vào chia sẻ nhưng k xem được.
kích chuột cào đường dẫn chỉ thấy "bùm" không xe được.
Mình cũng thấy buồn quá!;)
 

culanluasg

Super Moderator
Bạn Thích đừng có buồn ,nói chung kỳ thi nào cũng có tranh luận và tranh cãi ,dù cho ở bất kỳ một hội thi lớn nhỏ nào ,người có giải thì thấy xứng đáng người không có thì buồn và không hài lòng ,theo mình cái được hay mất là có thu hút được sự quan tâm của quần chúng của nhân dân hay không ??? có tạo được một trào lưu mới nào hay không ??? có đạt được mục tiêu phục vụ văn hoá cho bà con ,anh em đến xem hội hay không

-ngay cả các cuộc thi đấu lớn cấp Quốc Gia như Seagame ,ta vẫn thấy nhan nhãn các vấn đề về trọng tài của các nước .ai cũng cố gắng mang thêm chút vinh dự về cho nước nhà cho dù có thể gây chút dư luận trên đài và Báo chí
 

HaPhong

Thành viên
Cũng do ban giám khảo thôi. Một cây đoạt giải dù ở cuộc thi nào đi nữa cũng phải dựa trên đánh giá xác thực của hội đồng ban giám khảo. Theo em lần sau nếu có những festival như thế nên thuê giám khảo là ngừoi nước ngoài như ông Kimura hay ông nào khác cũng được giống như vậy. Giá như anh lnvinh là giám khảo thì càng hay;)
 

hodoan

Thành viên tích cực
Thấy thichduthu kêu buồn! muốn vào chia sẻ nhưng k xem được.
kích chuột cào đường dẫn chỉ thấy "bùm" không xe được.
Mình cũng thấy buồn quá!;)
Tui mạn phép đưa lên đây để mọi người đọc luôn cho tiện (nguồn:vnn.vn)

Lùm xùm Festival hoa Đà Lạt: Một bonsai hai giải vàng?!
Cập nhật lúc 07:58, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)

- Festival hoa Đà Lạt 2010 lại thêm một kết cục không vui nữa khi xảy ra chuyện kiện cáo sau cuộc thi bonsai và tiểu cảnh trong khuôn khổ lễ hội này.

Hai giải vàng "có vấn đề"
Cuộc thi bonsai và tiểu cảnh nằm trong chương trình trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế của Festival hoa Đà Lạt 2010 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1 tại vườn hoa thành phố Đà Lạt. Với sự tham gia của 82 đơn vị trong cả nước và 22.366 tác phẩm bonsai, cây kiểng, gỗ lũa, non bộ, tiểu cảnh... hoạt động này có quy mô lớn gấp hơn hai lần so với festival lần trước.


Cây sanh (trên) và cây linh sam - hai huy chương vàng gây ra cảnh kiện cáo.

Trong 142 tác phẩm dự thi các loại, có 56 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 7 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 14 huy chương đồng và 21 giải khuyến khích. Chương trình tưởng kết thúc tốt đẹp nhưng bất ngờ để lại vị đắng khi kết quả cuộc thi bị nhiều nghệ nhân phản ứng gay gắt.

Chi hội kiểng cổ thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM đã gửi đơn đến ban tổ chức phản ánh rằng công tác chấm thi của ban giám khảo bộ môn bonsai có yếu tố không công bằng và bè phái.

Ngoài ra, chi hội này còn đề nghị ban tổ chức xem xét, phúc khảo tác phẩm dự thi của họ gồm cây khế gân, cây thanh mai, cây mai chiếu thủy và một tiểu cảnh, bằng góc độ chuyên môn và cái nhìn khách quan.

Cành, nhánh của cây linh sam giải vàng bị các nghệ nhân đánh giá là sai dáng thế.


Theo một số nghệ nhân, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng tại cuộc thi “có vấn đề” gồm tác phẩm cây sanh của Vũ Tiến Dũng (Đà Lạt) và cây linh sam của Nguyễn Ngọc Anh (Gia Lai).

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh Tâm chuyên dạy nghề bonsai, thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, tổ trưởng chấm thi bộ môn non bộ, tiểu cảnh tại hội thi, cho biết, bonsai phải có tiêu chuẩn rõ ràng: chiều cao không quá 1,2m; cành, nhánh phải tự nhiên, rễ phải ôm sát mặt đất.

Theo nhận xét của ông Tâm, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng này không xứng đáng bởi chúng không đúng nghĩa với tên gọi bonsai. Theo ông, cây sanh mất tự nhiên, rễ nổi lên cao, trong khi cây linh sam thì cành, nhánh hoàn toàn sai.

Đứng tên người khác để tiếp tục đi thi?

Ông Nguyễn Thanh Tâm còn tiết lộ chi tiết: “Tại hội hoa xuân Đà Lạt năm 2002, cây sanh này đã đoạt huy chương vàng kiểng cổ, nay cũng chính cây sanh này lại đoạt huy chương vàng bonsai”.

Cây sanh giải nhất kiểng cổ năm 2002 (ảnh do nghệ nhân Thanh Tâm cung cấp)
với cây sanh huy chương vàng bonsai năm 2010 là một, chỉ khác nhau cái chậu!


Sở dĩ ông Tâm nhớ rõ vì tại cuộc thi năm 2002, cây của ông “đấu” với cây sanh trên đến quá trưa, rốt cuộc cả hai đều được huy chương vàng kiểng cổ. Ông Tâm không đồng ý: “Ban giám khảo môn bonsai rất yếu chuyên môn, chỉ tranh giành cho mình... Vì sao cùng một tác phẩm, đã từng đoạt giải vàng kiểng cổ mà bây giờ lại đoạt giải vàng bonsai? Dáng thế của cây chẳng khác gì, chỉ có khác mỗi cái chậu”.

Nghệ nhân Trần Văn Đến (TP.HCM) cho biết thêm, cây sanh này đúng hơn là cây cảnh sân vườn, bởi không đúng dáng thế của bonsai, rễ không lan tỏa xung quanh thân; cây linh sam cũng không thuộc loại bonsai bởi tàn, chi đều trùng, đế và chậu không tương xứng. Một nghệ nhân ở Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng xin không nêu tên cũng phàn nàn rằng tác phẩm đã từng đoạt huy chương vàng rồi thì không nên thi nữa.

Các nghệ nhân ở Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM còn bức xúc cho biết cây sanh đoạt vàng bonsai này là của một thành viên ban giám khảo cuộc thi bonsai, nhưng đứng dưới tên người khác.




Cây bonsai khế gân bên trên được đánh giá cao hơn hai cây sanh và linh sam nói trên nhưng chỉ được huy chương bạc, trong khi cây bonsai khế gân bên dưới lại đồng hạng huy chương bạc.


Trao đổi với phóng viên VietNamNet, một thành viên hội đồng tư vấn xét duyệt danh hiệu nghệ nhân sinh vật cảnh TP.HCM cho biết: “Cuộc trưng bày, triển lãm này có nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại và giá trị cao. Phải nói rằng, ban giám khảo cuộc thi bonsai yếu kém về chuyên môn, kiến thức nông cạn, tự trao giải cho các thành viên giám khảo, không chỉ làm mất lòng tin của nghệ nhân các đơn vị tỉnh thành tham dự mà còn làm mất giá trị nghệ thuật của cuộc thi”.

Đại diện ban tổ chức cho biết, đã giải quyết xong kiến nghị của Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM và giữ nguyên kết quả. Trong văn bản trả lời, ban tổ chức khẳng định kết quả vẫn không thay đổi bởi hội đồng phúc khảo đã tổ chức phúc khảo và thống nhất với kết quả chấm thi của ban giám khảo. Ban tổ chức nói không có chuyện bè phái, vì ban giám khảo của cuộc thi gồm các thành viên đến từ các tỉnh thành khác nhau.

Ban tổ chức cũng cho rằng, tác phẩm dự thi ghi tên nghệ nhân nào thì ban tổ chức biết nghệ nhân đó, chứ không thể biết tác phẩm này chính xác là của ai. Họ có nhờ ai đứng tên, hay tác phẩm từng dự thi ở đâu, ban tổ chức cũng không thể biết.

*

Bài, ảnh: Ngọc Nguyên
 

vohungdung

Thành viên
Sân chơi bị lạm dụng quá, đừng biến nó thành nơi nâng cấp thương hiệu cây nhé.
 

lydainghia

Thành viên tích cực
Tui mạn phép đưa lên đây để mọi người đọc luôn cho tiện (nguồn:vnn.vn)

Lùm xùm Festival hoa Đà Lạt: Một bonsai hai giải vàng?!
Cập nhật lúc 07:58, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)

- Festival hoa Đà Lạt 2010 lại thêm một kết cục không vui nữa khi xảy ra chuyện kiện cáo sau cuộc thi bonsai và tiểu cảnh trong khuôn khổ lễ hội này.

Hai giải vàng "có vấn đề"
Cuộc thi bonsai và tiểu cảnh nằm trong chương trình trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế của Festival hoa Đà Lạt 2010 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5/1 tại vườn hoa thành phố Đà Lạt. Với sự tham gia của 82 đơn vị trong cả nước và 22.366 tác phẩm bonsai, cây kiểng, gỗ lũa, non bộ, tiểu cảnh... hoạt động này có quy mô lớn gấp hơn hai lần so với festival lần trước.


Cây sanh (trên) và cây linh sam - hai huy chương vàng gây ra cảnh kiện cáo.

Trong 142 tác phẩm dự thi các loại, có 56 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 7 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 14 huy chương đồng và 21 giải khuyến khích. Chương trình tưởng kết thúc tốt đẹp nhưng bất ngờ để lại vị đắng khi kết quả cuộc thi bị nhiều nghệ nhân phản ứng gay gắt.

Chi hội kiểng cổ thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM đã gửi đơn đến ban tổ chức phản ánh rằng công tác chấm thi của ban giám khảo bộ môn bonsai có yếu tố không công bằng và bè phái.

Ngoài ra, chi hội này còn đề nghị ban tổ chức xem xét, phúc khảo tác phẩm dự thi của họ gồm cây khế gân, cây thanh mai, cây mai chiếu thủy và một tiểu cảnh, bằng góc độ chuyên môn và cái nhìn khách quan.

Cành, nhánh của cây linh sam giải vàng bị các nghệ nhân đánh giá là sai dáng thế.


Theo một số nghệ nhân, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng tại cuộc thi “có vấn đề” gồm tác phẩm cây sanh của Vũ Tiến Dũng (Đà Lạt) và cây linh sam của Nguyễn Ngọc Anh (Gia Lai).

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thanh Tâm chuyên dạy nghề bonsai, thuộc Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, tổ trưởng chấm thi bộ môn non bộ, tiểu cảnh tại hội thi, cho biết, bonsai phải có tiêu chuẩn rõ ràng: chiều cao không quá 1,2m; cành, nhánh phải tự nhiên, rễ phải ôm sát mặt đất.

Theo nhận xét của ông Tâm, hai tác phẩm bonsai đoạt huy chương vàng này không xứng đáng bởi chúng không đúng nghĩa với tên gọi bonsai. Theo ông, cây sanh mất tự nhiên, rễ nổi lên cao, trong khi cây linh sam thì cành, nhánh hoàn toàn sai.

Đứng tên người khác để tiếp tục đi thi?

Ông Nguyễn Thanh Tâm còn tiết lộ chi tiết: “Tại hội hoa xuân Đà Lạt năm 2002, cây sanh này đã đoạt huy chương vàng kiểng cổ, nay cũng chính cây sanh này lại đoạt huy chương vàng bonsai”.

Cây sanh giải nhất kiểng cổ năm 2002 (ảnh do nghệ nhân Thanh Tâm cung cấp)
với cây sanh huy chương vàng bonsai năm 2010 là một, chỉ khác nhau cái chậu!


Sở dĩ ông Tâm nhớ rõ vì tại cuộc thi năm 2002, cây của ông “đấu” với cây sanh trên đến quá trưa, rốt cuộc cả hai đều được huy chương vàng kiểng cổ. Ông Tâm không đồng ý: “Ban giám khảo môn bonsai rất yếu chuyên môn, chỉ tranh giành cho mình... Vì sao cùng một tác phẩm, đã từng đoạt giải vàng kiểng cổ mà bây giờ lại đoạt giải vàng bonsai? Dáng thế của cây chẳng khác gì, chỉ có khác mỗi cái chậu”.

Nghệ nhân Trần Văn Đến (TP.HCM) cho biết thêm, cây sanh này đúng hơn là cây cảnh sân vườn, bởi không đúng dáng thế của bonsai, rễ không lan tỏa xung quanh thân; cây linh sam cũng không thuộc loại bonsai bởi tàn, chi đều trùng, đế và chậu không tương xứng. Một nghệ nhân ở Hội Sinh vật cảnh Lâm Đồng xin không nêu tên cũng phàn nàn rằng tác phẩm đã từng đoạt huy chương vàng rồi thì không nên thi nữa.

Các nghệ nhân ở Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM còn bức xúc cho biết cây sanh đoạt vàng bonsai này là của một thành viên ban giám khảo cuộc thi bonsai, nhưng đứng dưới tên người khác.




Cây bonsai khế gân bên trên được đánh giá cao hơn hai cây sanh và linh sam nói trên nhưng chỉ được huy chương bạc, trong khi cây bonsai khế gân bên dưới lại đồng hạng huy chương bạc.


Trao đổi với phóng viên VietNamNet, một thành viên hội đồng tư vấn xét duyệt danh hiệu nghệ nhân sinh vật cảnh TP.HCM cho biết: “Cuộc trưng bày, triển lãm này có nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại và giá trị cao. Phải nói rằng, ban giám khảo cuộc thi bonsai yếu kém về chuyên môn, kiến thức nông cạn, tự trao giải cho các thành viên giám khảo, không chỉ làm mất lòng tin của nghệ nhân các đơn vị tỉnh thành tham dự mà còn làm mất giá trị nghệ thuật của cuộc thi”.

Đại diện ban tổ chức cho biết, đã giải quyết xong kiến nghị của Chi hội kiểng cổ - Hội Sinh vật cảnh TP.HCM và giữ nguyên kết quả. Trong văn bản trả lời, ban tổ chức khẳng định kết quả vẫn không thay đổi bởi hội đồng phúc khảo đã tổ chức phúc khảo và thống nhất với kết quả chấm thi của ban giám khảo. Ban tổ chức nói không có chuyện bè phái, vì ban giám khảo của cuộc thi gồm các thành viên đến từ các tỉnh thành khác nhau.

Ban tổ chức cũng cho rằng, tác phẩm dự thi ghi tên nghệ nhân nào thì ban tổ chức biết nghệ nhân đó, chứ không thể biết tác phẩm này chính xác là của ai. Họ có nhờ ai đứng tên, hay tác phẩm từng dự thi ở đâu, ban tổ chức cũng không thể biết.

*

Bài, ảnh: Ngọc Nguyên
Sau cuộc thi festival Đà Lạt, nghệ nhân lydainghia có phát biểu: ".........Thi thố fesitval làm gì cho mệt, quan liêu lắm rồi, các nghệ nhân có cây đẹp nên chia sẻ trên diễn đàn www.caycanhvietnam.com để những người thực thụ thưởng thức và bình chọn, đừng nên tham gia fes fiết gì, vừa mất tiền nong, vừa mất thời gian, lại đem về sự bực mình.....". Tòa báo chúng tôi tâm đắc phát biều của nghệ nhân trên.............
(Trích tuần báo "Cây cành dành cho người yêu cây cảnh", phát hành ngày 8/1/2009)
 

cuongtdn

Thành viên
Một cái được của cuộc thi năm nay( theo bài báo) là số lượng cây tham gia nhiều gấp 2 lần năm ngoái, điều này chứng tỏ sức thu hút của cuộc thi này đối với những người đam mê cây cảnh. Còn về phần mà báo chí gọi là" có vấn đề gì đó" thì bất cứ cuộc thi nào cũng có, cái chính là cuộc thi năm sau có rút được kinh nghiệm để hạn chế bớt đi hay không thôi. Xin chúc mừng các bác đoạt giải cao và cũng xin chia sẻ với các bác chưa đoạt giải hoặc giải chưa cao trong cuộc thi năm nay, mong các bác tiếp tục phát huy tinh thần "chơi cây" trong những năm tiếp theo để người xem được mãn nhãn.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Sau cuộc thi festival Đà Lạt, nghệ nhân lydainghia có phát biểu: ".........Thi thố fesitval làm gì cho mệt, quan liêu lắm rồi, các nghệ nhân có cây đẹp nên chia sẻ trên diễn đàn www.caycanhvietnam.com để những người thực thụ thưởng thức và bình chọn, đừng nên tham gia fes fiết gì, vừa mất tiền nong, vừa mất thời gian, lại đem về sự bực mình.....". Tòa báo chúng tôi tâm đắc phát biều của nghệ nhân trên.............
(Trích tuần báo "Cây cành dành cho người yêu cây cảnh", phát hành ngày 8/1/2009)
Bạn lydainghai viết hay lắm... Mình nhớ không lầm vào năm 1993 hay 1994 gì đó. Hội HOA XUÂN NÚI ....x...**** Tỉnh...y... HỘI HOA LAN CÂY CẢNH CỦA TỈNH TỔ CHỨC CUỘC THI TÀI ....... Rất nhiều nghệ nhân tham gia. Trong đó có tôi là: gừng nhân chứ không phải nghệ nhân... Cuộc thi tài thu hút rất nhiều người, đủ mọi tầng lớp....nghệ nhân thực thụ cũng có, nghiệp dư cũng có, ngừơi chưa từng cầm cây kéo, cây cưa cũng có vài ba tác phẩm ***** dự thi.... cuối cùng cuộc thi tài cũng thành công tốt đẹp.... không kém phần bát.... nháo....
Các bạn thử đón xem ai là người giựt giải...... VÀNG... BẠC... ĐỒNG.:confused::confused::confused:
a/ NGHỆ NHÂN THỰC THỤ....
b/ GỪNG NHÂN NGHIỆP DƯ....
C/ NGHỆ NHÂN... CHƯA TỪNG CẦM CƯA KÉO...
Gợi ý: BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI LÀ .... BÁN CÂY CHO NGƯỜI GIỰT GIẢI .....he..he..he.
Buồn c..h...ư...a....!?
Chúc các bạn khám phá thú vị.;););)
 

NDCan

Thành viên tích cực
Chuyện này mình đã thấy vài lần . Có người nói BGK bị khiếm thị . Năm 2008 tại Fettivan SVC Hải Dương mình còn thấy có người bức xúc giật giải đồng treo trên cây ném xuống bể nước nhà thi đấu . Buồn thât.......................
 

NGUYENTHOQN

Super Moderator
bạn lydainghai viết hay lắm... Mình nhớ không lầm vào năm 1993 hay 1994 gì đó. hội hoa xuÂn nÚi ....x...**** tỉnh...y... HỘi hoa lan cÂy cẢnh cỦa tỈnh tỔ chỨc cuỘc thi tÀi ....... rất nhiều nghệ nhân tham gia. Trong đó có tôi là: gừng nhân chứ không phải nghệ nhân... Cuộc thi tài thu hút rất nhiều người, đủ mọi tầng lớp....nghệ nhân thực thụ cũng có, nghiệp dư cũng có, ngừơi chưa từng cầm cây kéo, cây cưa cũng có vài ba tác phẩm ***** dự thi.... Cuối cùng cuộc thi tài cũng thành công tốt đẹp.... Không kém phần bát.... Nháo....
Các bạn thử đón xem ai là người giựt giải...... VÀng... BẠc... ĐỒng.:confused::confused::confused:
A/ nghỆ nhÂn thỰc thỤ....
B/ gỪng nhÂn nghiỆp dƯ....
C/ nghỆ nhÂn... ChƯa tỪng cẦm cƯa kÉo...
gợi ý: ban giÁm khẢo cuỘc thi lÀ .... BÁn cÂy cho ngƯỜi giỰt giẢi .....he..he..he.
Buồn c..h...ư...a....!?
Chúc các bạn khám phá thú vị.;););)
cÙng 1 cÁch nhÌn .........cÙng 1 cÁch nÓi .........cỦa nghỆ gỪng hƯƠng ĐỒng cỎ nỘi.
 

xonebibi

Thành viên
em thấy cây sanh chỉ già chứ còn rât bình thường,chả nhẽ cây DL chỉ thế thôi sao.Mà cái cung cách chấm kiểu này thì mãi vẫn ........ không khá được.
 
Top