Bệnh hại cây trồng do dinh dưỡng và các độc chất

trungduart

Administrator
1.Đặt vấn đề

Ngày nay con người chúng ta muốn tăng tối đa năng suất cây trồng, để làm được điều đó thì cần phải sử dụng một lượng lớn phân bón và các chất sinh trưởng. Nhưng đối với các loại phân hữu cơ và phân vi sinh thì lại cho kết quả lâu dài, không như mông muốn của chúng ta. Vì vậy việc sử dụng phân vô cơ và các chất hoá học đã được áp dụng ngày càng nhiều. Nhưng mà việc sử dụng chúng thì đâu phải luôn đúng và mang lại hiệu quả cao đâu, vì thế đa số nông dân đã dùng không đúng, không hợp lý như là dư thừa phân đa lượng (N, P, K…) hay thiếu loại phân vị lượng (Fe, Zn, Cu, B…) dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu các tác động của dinh dưỡng lên cây trồng về hai mặt lợi và hại để từ đó có những giải pháp nhằm làm tăng năng suất cây trồng mà ít gây hại đến chúng.

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố dinh dường nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể do đất trồng không thoả mãn việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc đủ nhưng cây trồng không sử dụng được hoặc bón phân mất cân đối. Bên cạnh đó bón thừa dinh dưỡng cũng gây những tác hại.

Ngày nay trong Nông nghiệp đang đối mặt với những loại bệnh do việc sử dụng các loại nông dược không đúng cách, đúng lúc, đúng nồng độ cần thiết, hay là kỹ thuật canh tác còn thiếu khoa học, không đúng biện pháp thể hiện qua ngộ độc hữu cơ ở lúa, ngộ độc sắt, ngộ độc phèn…Vị vậy vấn đề nghiên cứu bệnh cây do những nhân tố trên gây ra đang được các nhà khoa học khắp nơi nghiên cứu.

2.Định nghĩa


•Bệnh sinh lý cây trồng là gì?
Cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất cây trồng giảm … Đây chính là bệnh sinh lý ở cây trồng, chúng khác với các bệnh ký sinh do nấm, virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh sinh lý không mang tính truyền nhiễm, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện dinh dưỡng, chế độ khí, nước trong đất, thời tiết, khí hậu... gây ra.

•Phân bón là gì?

Phân bón là các hợp chất được cung cấp cho thực vật để đẩy mạnh tăng trưởng. Phân bón thường được trộn vào đất để cây hấp thụ bằng rễ, hoặc phun để cây hấp thụ qua lá.
Phân bón có thể là phân hữu cơ (có thành phần là các chất hữu cơ), hoặc phân vô cơ (gồm các chất hóa học hoặc chất khoáng vô cơ đơn giản). Phân bón có thể được tạo một cách tự nhiên như lá mục hoặc khoáng chất có sẵn trong đất, hoặc được sản xuất bằng các quy trình tự nhiên (chẳng hạn ủ) hoặc hóa học (chẳng hạn quy trình Haber).

•Chất độc là gì?

Trong ngữ cảnh sinh học, các chất độc là các chất có thể gây hư hại, bệnh, hoặc tử vong cho các cơ thể, thường bằng các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào. (theo Wikipedia)

•Sự dinh dường khoáng là sự nghiên cứu về cách thức mà thực vật hấp thu và đồng
hoá các ion vô cơ. Có 16 nguyên tố khoáng giữ vai trò thuyết yếu trong đời sống cây trồng mà chúng không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố nào khác được: N, P, K, Mg, Ca, S, Fe, Cl, Zn, Mn, B, Cu, Mo…
3. Hình thức và hiện trạng gây hại.
3.1 Bệnh do tác nhân dinh dưỡng
2.1.1 Các nguyên tố đa lượng

•Đạm (N)
Trong cây NO3- được hút vào sẽ bị khử thành NH4+. Khi bón nhiều đạm mà điều kiện khử NO3- không thuận lợi (thiếu vi lượng cần cho hoạt động của men chuyển hoá chẳng hạn), đạm trong cây tồn tại nhiều dưới dạng NO3- không thuận lợi cho người tiêu thụ sản phẩm. Quá trình quang hợp không cung cấp đủ gluxit và quá trình hô hấp không cung cấp đủ xêto axit cho cây, đạm trong cây gây hại tồn lại tại nhiều dưới dạng NH4+ độc cho cây.

NH4+ có thể được cây hấp thụ nhanh vào trong tế bào nên thường làm cho pH trong tế bào tăng nhanh, trong khi tế bào sử dụng chậm nên lượng NH4+ tích tụ trong cây gây độc. Tuy nhiên, sự hấp thụ NH4+cũng thay đổi tuỳ theo loại thực vật, đối với lúa NH4+ toả ra có hiệu quả. Việc cung cấp NH4+ cho cây cũng chú ý đến tính chất của phân. Ví dụ khi bón (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ rất nhanh còn SO42- nên môi trường trở nên axít. Hơn nữa,vì NH4+ bị trao đổi với H+ trong rễ, sự hấp thu ammunium gắn liền với sự axit hoá của vùng quanh rễ. NH4+ được hấp thu ở rễ phải được đồng hoá thành glutamine. Nếu có sự tích tụ NH4+ tự do trong cây (do cung cấp quá dư thừa trong đất) sẽ xuất hiện triệu chứng ngộ độc rõ rệt; Vì NH4+ là một chất độc mạnh cho tế bào, với chức năng là một chất không bắt cặp của sự quang phosphoryll hoá trong lục lạp.

-Triệu chứng thừa đạm:
Bón thừa đạm do cây phải hút nhiều nước để giải độc amon nên tỉ lệ nước trong thân lá cao, thân lá vươn dài, mền mại, che bóng lẫn nhau, lại ảnh hưởng đến quang hợp. Giống lúa truyền thống (giống cũ) cao cây, bón nhiều đạm dễ bị đổ non. Đạm hữu cơ hoà tan (amin, amit) trong nhiều cây dễ mắc bệnh. Bón nhiều đạm làm tăng kích thước lá, nhất là về mặt diện tích lá; cây thường có hệ thống rễ kém phát triển và do đó có tỷ lệ lá / rễ cao.Lá trở nên mỏng manh hấp thu năng lượng ánh sáng kém, tỉ lệ diệp lục trong lá có màu xanh tối lại hấp dẫn sâu bệnh nên thường bị sâu phá hại mạnh, đồng thời dễ đổ ngã. Bón thừa đạm quá trình sinh trưởng (phát triển thân lá) bị kéo dài; quá trình phát triển (sinh trưởng sinh thực: hình hoa quả hạt) bị chậm lại. Cây thành thục muộn.

Ở các cây như lúa, cỏ alfalfa nếu bón nhiều đạm thì trị số C/N giảm, dẫn đến thời gian trổ bông chậm ảnh hưởng xấu đến năng suất. Khoai tây sinh trưởng với nguồn đạm phong phú cho thấy sự tăng trưởng quá mức về thân lá và chỉ cho những củ nhỏ (có thể do mất cân bằng về chất điều hòa sinh trưởng). Dư đạm trái cà chua bị nứt

Bón thừa đạm phẩm chất nông sản kém, giá trị sinh học thấp: tỉ lệ NO3- trong rau, quả dễ vượt quá ngưỡng cho phép, rau có vị nhạt, hydrocacbon thấp, tỉ lệ đạm cao dưa muối dễ bị khú.

Đạm là nguyên tố linh động, khi cây thiếu đạm thì đạm từ lá già chuyển về lá non nên các lá già rụng sớm, thể hiện ở lá già trước.
B] -Triệu chứng thiếu đạm:[/B]

Cây thiếu đạm thuờng sinh trưởng kém, diệp lục tố khó thành lập nên lá thường bị vàng úa, cây còi cọc, lùn, lá hẹp, trái mau chín, năng suất kém; số lá, số chồi, số nhánh ít, kích thước nhỏ. Triệu chứng trên xuất hiện ở lá già, các lá này chuyển sang màu vàng, trong khi các lá non bên trên vẫn còn xanh. Ở một số loài thực vật (bao gồm cà chua và một số dong bắp) phần cuốn lá có một số điểm màu tím, do sự tích tụ của sắc tố anthocyanin

-Phòng trị: cây đang tình trạng thiếu đạm, nếu muốn phục hồi nhanh, người ta có thể pha dung dịch có chứa đạm để phun lên lá, sau vài ngày cây sẽ được phục hồi. Các hoá chất có chứa đạm như Urê, Ca(NO3)2, KNO3… đều tỏ ra có hiệu quả cho các loại cây. Nồng độ và thời gian phun thay đổi theo từng loại cây trồng.

Tiếp theo...
 

trungduart

Administrator
•Lân (P)
Giữa đạm và lân có quan hệ mật thiết. Đạm vô cơ được hấp thụ và tích luỹ trong mô cây nhanh khi hàm lượng lân giảm. Khi hàm lượng lân nhiều trong vùng rễ sự hấp thu đạm vô cơ giảm. Sự hoá già của cây sớm hơn khi hàm lượng laan cao.

-Triệu chứng thiếu lân:
Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém; bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dụng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt trên bong đều giảm. Thiếu lân vừa phải các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang màu nâu rồi chết. Một số trường hợp lá có xuất hiện màu đỏ (huyết dụ ở ngô) hay tím do sắc tố anthocyanin xuất hiện nhiều ở phần thân vầ cuốn lá

Cây bộ đậu, cây lấy dầu cần được cung cấp đủ lân “không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” là kết quả tổng kết của nông dân về vai trò của lân đối với cây bộ đậu và cây lấy dầu.
Trong ruộng lúa thiếu lân thì không thấy có tảo phát triển. Ở giai đoạn còn nhỏ thì sự phân cắt tế bào ở đỉnh sinh trưởng bị ngừng trệ, nên về sau cây tăng trưởng theo chiều dài thường rất khó


Trong trường hợp cà tím thân mọc rất thấp; ở các loại hành củ rễ mọc ngắn, lá không phát triển. Ở nhóm cây cho củ như lhoai lan, khoai tây triệu chứng xuất hiện ở lá không đáng kể, nhưng củ không phát triển. Nhóm cây họ cam quýt thì hiện diện ở lá không rõ lắm, vỏ quả dầy, vị chua, múi sượng và thời gian sinh trưởng kéo dài. Cây ăn quả thiếu lân quả xấu xí.
Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để dùng vào việc tổng hợp hợp chất hữu cơ mới. Do vậy triệu chứng thiếu lân xuất hiện ở các lá già trước.

-Phòng trị: Muốn chữa trị nhanh chóng, người ta thường dùng phân KH2PO4 (0.3- 0.5%) phun lên lá hay có thể dùng phân calcium phosphate pha thành dung dịch rồi phun lên lá. Tuy nhiên cần chú ý thêm về khoáng Mg.

Phân kali (K)
Khi thiếu K+ , sinh trưởng bị đình trệ và sự tái chuyển vị K+ được htúc đẩy từ các lá và thân trưởng thành; khi thiếu trầm trọng thì các bộ phận này trở nên vang úa và hoại tử, tuỳ thuộc vào cưỡng độ ánh sáng mà các lá phơi bày. Sự hoá lignin của các bó mạch cũng bị hư hại, điều này cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu ngập úng của cây thiếu K+. K tích tụ ở các lá non hơn là ở cuống lá. Các chất đạm khi cây hấp thu thường ở dạng NO3-, sau đó sẽ bị khử để cho NH4+ và amino acid, cuối cùng tổng hợp nên protein. Nếu thiếu K thì phản ứng này sẽ bị ảnh hưởng, cây tích tụ nhiều ion NO3- trở nên vô ích. Trường hợp cây hấp thu Nở dạng NH4+ nếu thiếu K sẽ đưa đến việc tích tụ nhiều NH4+ gây độc cho cây, vì quá trình amino acid không xảy ra.

Khi sự cung cấp nước của đất bị giới hạn, cây bị mất sức trương và héo là triệu chứng tiêu biểu cho sự thiếu K. Đối với cây đủ K khả năng chịu hạn cóliên quan đến nhiều nhân tố: vai trò của K trong điều tiết khí khổng và sự quan trọng của K+ đối vớia thế năng thẩm thấu trong không bào, duy trì hàm lượng nước trong mô cao ngay cả dưới điều kiện han. Cây trồng thiếu K thường mẫn cảm hơn với sương giá; ở mức tế bào có liên quan đến sự thiếu nước.

Sự thay đổi về hoạt tính của enzyme và thành phần hợp chất hữu cơ diễn ra trong khi thiếu K làm cho cây trồng có tính mẫn cảm cao hơn đối với sự tấn công của nấm bệnh. Sự thay đổi thành phần này cũng ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng và chế biến sản phẩm sau thu hoạch.Trong trương hợp khác, sự thiệt hại về chất lượng sản phẩm có liên quan trực tiếp đến hàm lượng citric acid và vì vậy chỉ ảnh hưởng gián tiếp bởi K.

Thiếu K cây dễ bị héo, K còn ảnh hưởng đến việc tạo lập một số chất như Thiamine (vitamin B1), khi cung cấp nhiều sẽ gây trở ngại cho sự hấp thu Ca và Mg, đồng thời gây ra sự hấp thu Fe dễ dàng
Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2 đến 1/3 so với bình thường thì triệu chứng thiếu kali trên lá mới xuất hiện. Cho nên khi để triệu chứng thiếu kali xuất hiện trên lá thì năng xuất đã giảm do thiếu kali mà việc bón kali không bù đắp được. Do vậy, không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón kali cho cây.

Kali tồn tại dưới dạng ion ngậm nước, nhờ hình thức tồn tại này mà kali rất linh động. Khi đất không cung cấp đủ kali thì các kali ở các bộ phận lá già được chuyển về các bộ phận lá non, về cơ quan hoạt động mạnh hơn để đảm bảo cho các hoạt động sinh lý của cây tiến hành bình thường. Do vậy hiện tượng thiếu kali xuất hiện ở lá già trước.

Thiếu kali việc vận chuyển đường được hình thành qua quá trình quang hợp ở lá về các cơ quan dự trữ gặp khó khăn. Ví dụ ở cây mía dinh dưỡng kali bình thường, tốc độ vận chuyển đường từ lá xuống thân là 2,5cm/phút, thì ở cây thiếu kali tốc độ vận chuyển đó giảm xuống chỉ còn bằng một nửa.

Do tác động đến quá trình hô hấp và quang hợp, kali ảnh hưởng tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp prôtit. Thiếu K+ mà nhiều đạm (NH4+) tích luỹ độc cho cây. Kali thúc đẩy việc tổng hợp protit do vậy hạn chế được tích luỹ nitrat trong lá. Thiếu kali đạm hữu cơ hoà tan tích luỹ tạo thức ăn dồi dào cho nấm nên cây dễ mắc bệnh. Kali hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

-Triệu chứng thiếu K:

Lúa thiếu kali lá có màu lục tối trong khi mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. số chồi rất nhiều nhưng không nhưng khô mọc dài được
Ngô thiếu kali lá bị mềm đi, uốn cong như gợn sóng và có màu vàng sang. Khoai tây thiếu kali lá quăn xuống, quanh gân lá có màu xanh lục, sau đó mép lá chuyển sang màu nâu.

Tiếp theo..
 

trungduart

Administrator
Ở các cây hai lá mầm, những lá này khởi sự trở nên hơi vàng, đặc biệt gần với những vết nhũn sẩm màu (những đốm chết hoặc đổi màu) mà chẳng bao lâu sau sẽ phát triển. Phần bìa lá có những đốm, đầu tiên màu vàng nâu, kế đến màu vàng cháy sau đó lan dần vào bên trong lá, xuất hiện ở lá già, không có ở lá non. Phần chu vi của lá có nhiều đốm trắng sau đó lan dần vào bên trong. Cuối cùng lá bị khô rồi chết. Triệu chứng thiếu K xảy ra mạnh nhất lúc kết trái và tạo hạt. Ở một số loài cây rau cải thì bìa và ngọn lá có vài điểm trắng nhỏ, lá mọc túm lại không xoè ra, các cây cho củ thì rễ không thành củ được. Các nhóm cây họ đậu có thân lóng ngắn, đường kính thân rộng, tỉ số thân/rễ thấp.
nhiều cây một lá mầm, như ngũ cốc những tế bào ở ngọn và mép lá chết trước tiên và sự hoại tử trải ra các phần non hơn, những phần thấp hơn của cuốn lá. Bắp và các loại ngũ cốc khác thiếu K sẽ phát triển cọng yếu ớt, và rễ dễ nhiềm nhiễm vi sinh vật gây bệnh thối rễ. Làm cho cậy dễ bị đỗ ngã.

-Chữa trị: dùng dung dịch KH2PO4 để phun lên lá cây, nồng độ không được quá 0.7% thương làm lá cây bị cháy. Sau đó có thể dùng phân hột KCl, K2SO4 bón trực tiếp vào đất, ở lúa cần bón 3-4 kg/1000m2. Các loại rau cải từ 6-7 kg/1000m2. Khi sử dụng K nên chú ý là phải sử dụng bón 3-4 lần không bón tập trung 1 lần sẽ đưa đến tình trạng thiếu Mg, Ca.

•Canxi (Ca)
Thiếu Ca thể hiện ở các phần non của cây có lẽ vì Ca được đồi hỏi để liên kết với các đường đa pectate cho sự thành lập lớp chung mới trong phiến tế bào,hình thành giữa hai tế bào con, hay vì Ca được cần để thành lập micritubules của sợi trực phân bào. Mô bị biến dạng và hình thù vặn vẹo là do hậu quả của sự thiếu Ca và các vùng sẽ chết rất sớm; lá mọc không bình thường, bị gợn song, có nhiều đốm và rìa lá bị mất màu. Mô của lá và các điểm tăng trưởng của cây trồng thường bị chết và làm cho cây bị chết đọt. Rể cây kém phát triển và thể hiện triệu chứng nhầy nhựa.

Ca kết hợp với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung, cần thiết cho sự vững chắc tế bào và mô thực vật, mà hoạt động của enzyme này bị ức chế bởi nồng độ Ca cao. Do đó trong các mô thiếu Ca tiêu biểu là sự phân rã của vách tế bào và sự mềm nhũng của mô. Tỷ lệ calcium pectate trong vách tế bào cũng quan trọng cho sự mẫn cảm của mô thực vật đối với sự xâm nhiễm của nấm và vi khuẩn cũng như sự chính của trái. Ca còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng thực vật, trường hợp thiếu Ca, cây không thể đồng hoá nitrate được.

-Triệu chứng thiếu Ca: lá không bằng phẳng, hẹp, nhở, bìa của lá bị uốn cong vào trong. Ở cà chua bìa lá có nhiều điểm màu đỏ, về sau lá bị vàng úa khô héo và chết. Đối với cây cho củ thì phần lá non ở trên không xảy ra trước khi lá vàng úa, nhăn nheo, về sau ảnh hưởng làm củ méo mó và phân nhánh.
-Thừa Ca sẽ làm cho pH của đất tăng lên gây trở ngại cho việc hấp thu Mg, Mn, Zn, Fe, Bo.
-Chữa trị: dùng phân CaCl2 hay phân Ca(HPO4) pha thành dung dịch (từ 0.3-0.5%) để phun lên lá cây, việc phun này có lợi là không làm thay đổi pH của đất. Người ta chú ý đến việc thiếu Ca là do bón nhiều K và N. Một số các hoa màu rất dễ thiếu Ca gồm cà chua, cải salad, hành củ, củ cải trắng…

•Magiê (Mn)
Sự úa vàng của lá trưởng thành là triệu chứng dễ thấy nhất của sự thiếu Mg. Sự vàng úa này thường là giữa gân, bởi vì các tế bào thịt lá cạnh bó mạch lưu trữ cholorophyll lâu hơn tế bào nhu mô giữa chúng. Theo đúng với chức năng của Mg trong sự tổng hợp protein, tỷ lệ của đạm protein bị giảm sút và của đạm không protein gia tăng trong các lá thiếu Mg. Ở cây thiếu Mg tốc độ quang hợp bị giảm sút và có sự tích tụ của carbonhydrate. Khi cây thiếu Mg thì sự vận chuyển carbohydrate từ vị trí nguồn đến nơi chứa bị tổn hại, ngay cả lượng tinh bột ở mô dự trữ của cây có củ và trọng lượng hạt của các loài ngũ cốc cụng bị giảm sút.
Magiê rất linh động, sẵn sang di trú từ các lá già đến các lá non hơn cho nên triệu chứng thiếu magiê có khuynh hướng xuất hiện ở các lá già trước.


Tiếp theo..
 

trungduart

Administrator
Magiê có trong thành phần diệp lục nên là nguyên tố không thể thiếu trong dinh dưỡng cây trồng. Kali vừa đuổi magiê ra khỏi phức hệ hấp phụ trong đất vừa đối kháng với magiê về mặt dinh dưỡng nên chế độ bón nhiều kali dẫn đến thiếu magiê cho cây, thậm chí có thể làm cho cây mắt bệnh.

Thiếu Mg làm giảm lượng P trong cây và ức chế quá trình tổng hợp các hợp chất photpho hữu cơ; ức chế tổng hợp polixacarit-tinh bột và ức chế quá trình tổng hợp protein.

Sự thiếu Mg làm ảnh hưởng đến lục lạp, đến sinh tổng hợp diệp lục và làm cho riboxom bị phân rã thành các phần dưới đơn vị. Hàm lượng Mg cao trong lá (1.5% trọng lượng khô) có thể trở thành mức khủng hoảng dưới điều kiện khô hạn. Khi tiềm năng nước của lá tụt xuống, nồng độ Mg2+ trong nguồn trao đổi gia tăng 3-5 mM lên đến 8-13 mM (hoa hướng dương). Với nồng độ Mg2+ cao như vậy, trong stroma của lục lạp, sẽ ức chế sự quang phosphoryl hoá và sự quang tổng hợp.

-Triệu chứng thiếu Mg: ở cây được thể hiện trên hình thái là xuất hiện các vệt và các dải màu dọc theo gân lá. Lá vàng úa, mép lá cũng hoá vàng da cam hoặc đỏ và đỏ sẫm. Quang hợp xảy ra rất kém. số lượng tế bào giảm thấp. Thể khảm nhiều màu là đặc trưng bệnh thiếu Mg. Ở một số vườn nho, phân Mg giúp cho lượng đường trong trái tăng. Mg còn giúp cho lân di động dễ dàng. Một số cây thiếu Mg hàm lượng lactic acid giảm 25%, citric acid giảm 85%, malic acid giảm 20% nguyên nhân là quá trình hô hấp giảm. Trong thời kỳ sinh dục lúc tạo trái và hạt, thì một số lá nằm chung quanh trái sẽ vàng úa do sự di chuyển của Mg vào trái. Ở nhóm cây họ hoà bản, như bắp, thiếu Mg thì hiện diện sọc vàng và vàng xanh xen kẽ lẫn nhau. Trường hợp dưa leo, cây thuộc họ bầu bí thì phần gân lá vẫn còn màu xanh, nhu mô biến đổi sang màu vàng. Ở cà chua triệu chứng như trên và sọc lá uốn cong xuất hiện nơi gần trái. Nhu cầu Mg của các cây họ đậu cần nhiều hơn ở cây lúa.

-Thừa Mg: có thể gây độc cho cây, giảm bớt tác hại bằng cách bón vôi để tăng pH vì Mg hấp thu vào cây trong điều kiện pH thấp.
-Chữa trị: khi lá vừa có triệu chứng thiếu Mg thì phun dung dịch MgSO4 (1-2%) lên lá, giúp cây không bị rụng lá. Một số vườn cây ăn trái thiếu Mg có thể rụng đến 60% lá. Nếu Mg trong đất quá cao, người ta có thể ngăn chặn bớt cho cây không hấp thu bằng cách bón nhiều vôi vào trong đất hay dùng dung dịch CaCl2 (0.3-0.5%) phun lên lá sẽ làm giảm hấp thu Mg
Lưu huỳnh (S)
Đầu tiên xác bả động thực vật chết thì hợp chất S bị phân giải ở dạng SH2 đầu tiên có khả năng gây độc và nhờ vi khuẩn thiobacillus phân giải biến thành SO4 cây hấp thu tốt. S cũng có thể được hấp thụ ở lá thông qua khí khổng ở dạng khí SO2, là một chất bẩn môi trường được phóng thích ra từ việc đốt cháy than và gỗ… SO2 được chuyển hoá thành bisunphit HSO3- khi nó phản ứng với nước trong tế bào và trong dạng này nó vừa ức chế sự quang tổng hợp và đồng thời gây ra sự huỷ hại chlorophyll.


-Triệu chứng thiếu S:
Cũng như thiếu đạm bao gồm sự nhợt nhạt tổng quát toàn lá, kể cả bó mạch (gân), kích thước lá nhỏ. S không thể tái phân bố từ những mô trưởng thành trong vài loài. Vì thế sự thiếu thường được ghi nhận trước tiên ở lá non. Tuy nhiên ở những loài khác hầu hết lá trở nên vàng úa cùng một lúc hoặc ngay cả ở lá già trước tiên. Ở cây ca cao lá vàng úa, về sau biến sang nâu đỏ. Ở cà chua, trà các lá non bị uốn cong lá có màu xanh nhạt dễ bị rụng, đường kính thân và rễ bị hạ thấp. Cây đậu nành thiếu thì hàm lượng đường giảm, hemicellulose gia tăng. Thiếu S thì không tạo lập protein nên cây tích tụ nhiều nitrate và NH3 gây độc cho cây.
lá cây bị chuyển thành màu lục nhạt, cây chậm lớn, các lá non ngã màu vàng, nặng hơn lá rụng hoặc chết đọt các cành. Khi cây cà phê có biểu hiện thiếu S lá mới ra bị trắng.

2.1.2 Các nguyên tố vi lượng
•Sắt (Fe)

Lý do mà sự thiếu sắc đem lại một sự ức chế nhanh sự thành lập cholorophyll chưa được thấu hiểu hoàn toàn. Sắc tích tụ trong lá già tương đối không di chuyển trong mô lipe, cũng như trong đất, có lẽ do nó được lắng tụ nội sinh trong tế bào lá dưới dạng một oxide không hoà tan hay trong dạng các hợp chất ferric phosphate hưu cơ hoặc vô cơ. Bằng chứng trực tiếp về hình thành sự lắng tụ này thì thiếu, và có lẽ một vài hợp chất không hoà tan chưa biết khác được hình thành tương tự. Một dạng ổn định và phong phú của sắt trong lá được tồn trữ trong các lục lạp như một phức hợp protein-sắt gọi là phytoferritin. Sự xâm nhập của sắt vào dòng chuyển vận lipe có thể được tối thiểu hoá bởi sự thành lập của những hợp chất không hoà tan như vậy, mặc dù phytoferritin dường như đại diện cho nguồn dự trữ sắt. Một ý kiến khác giải thích sự di động kém của sắt là nó có thể xâm nhập vào mạch lipe ở một lượng vừa phải nhưng sau đó thoát (rò rỉ) vào mạch gỗ và di chuyển trở lại cùng một lá ban đầu. Trong vài trường hợp khi nó bị lấy vào một bộ phận từ mạch gỗ, sự tái phân phối của nó vào những mô trẻ hơn vào hạt sẽ bị giới hạn.
-Triệu chứng thiếu:
Gây cho cây bệnh bạch tạng hoặc làm xuất hiện những vệt hoại tử màu vàng trên lá. Thường xuất hiện ở phần non nhất của cây, từ dưới dạng mất màu dọc theo gân lá cho đến toàn bộ phần non của cây ngã màu vàng vọt, sự vàng úa này đôi khi tiếp theo bởi sự vàng úa của các gân lá, vì thế những lá non ngay cả trở nên màu trắng với những triệu chứng hoại tử. Tuy nhiên khi toàn bộ lá trở nên vàng là cây ở trong tình trạng thiếu sắt trầm trọng dẫn đến đình trệ sinh trưởng, cây có thể chết.

Sự thiếu Fe thường được tìm thấy trong những loài mẫn cảm, đặc biệt trong họ hoa hồng, bao gồm cây bụi và cây ăn trái và trong hạt ngũ cốc như bắp. Ở ngoài đồng sự thiếu Fe xảy ra không đồng đều. Tại một số nơi các cây có biểu hiện vàng ở lá non trong khi những khu vực lân cận lá có thể xanh. Ngay cả hai cây gần nhau cũng có khi một cây lá non chuyển sang vàng và cây khác lá vẫn xanh. Thường gặp triệu chứng thiếu sắt trên cây ăn trái hơn trên các loại hoa màu khác.
Thừa Fe: gây ngộ độc sắt, biểu hiện thường ở những lá bên dưới, bắt đầu từ những điểm nâu nhỏ ở đầu lá và bắt đầu lan dần xuống đáy. Thường những điểm này liền lại ở gân giữa,màu xanh của lá không thay đổi. Trường hợp trầm trọng lá có màu nâu tím.
-Chữa trị:
Các cây có triệu chứng thiếu nếu được phun dung dịch FeSO4 1% trong vòng 2 tuần một số lá sẽ trở lại xanh, không nhất thiết là toàn bộ lá xanh trở lại. Diệp lục tố trên lá có thể xảy ra từng điểm trên lá, hiệu quả hồi phục thường xảy ra ở lá non.
Mangan (Mn)

Tiếp theo...
 

trungduart

Administrator
Quan sát bằng kính hiển vi điện tử của lục lạp lá rau dền cho thấy rằng sự vắng mặc của Mn gây nên rối loạn của màng thylakoid nhưng có ảnh hưởng đến cấu trúc của nhân và ti thể.
Hàm lượng Mn trong cây 20-500 ppm/trọng lượng khô, trung bình hàm lượng trên 500 ppm có thể gây độc. Đối với lúa với nồng độ 2500 ppm vẫn chưa biểu hiện bất thường.

-Triệu chứng thiếu Mn: trên lá xuất hiện một sự vàng úa giữa gân trên lá non hoặc già, các vệt hoại tử lốm đốm, các mô này sẽ chết, mặc dù những rối loạn khác nhau như vệt xám trên cây kiển mạch, đốm nhũn trên cây đậu, vàng lốm đốm của củ cải đường; Ở cây citrus thì thường tạo thành thường tạo thành những vùng màu xanh dọc theo gân chính, phần thịt lá có màu vàng nhạt. Thiếu Mn làm tăng các nguyên tố khoáng có tính kiềm gây mất cân đối chất khoáng.. Sự thừa Mn cũng gây bệnh cho cây.
Mn và Fe ức chế tác dụng lẫn nhau trong cây. Tình trạng dư thừa sắt tự do trong đất phen ở ĐBSCL thường đưa đến hiện tượng thiếu Mn của cây trồng. Triệu chứng thiếu Mn có khác nhau, từ các chấm màu xám hoặc màu vàng trên lá, tuỳ loài cây trồng.
-Thừa Mn: gây ngộ độc, rễ cây màu nâu, lá bị mất màu và chết khô từ rìa lá vào.

Molipden (Mo)
Mo trong cơ thể thực vật từ 0.1-300 ppm, nhưng lượng cây cần chỉ có 0.04-0.05 ppm; và hàm lượng này tăng lên 0.5 ppm vẫn chưa độc cho cây.
Đạm NO3- sau khi hấp thụ vào trong cây sẽ bị khử để tổng hợp proteon. Quá trình này cần có Mo làm chất xúc tác, nên khi thiếu Mo thì ion NO3- dư thừa dẫn đến dư thừa NH3 độc cho cây.
-Triệu chứng thiếu Mo:vi khuẩn Rhizobium không thể có định đạm cho cây nên trường hợp này cây có triệu chứng thiếu đạm, biến dạng lá cây họ đậu, nốt sần kém phát triển, lá uốn cong dạng muỗng và nếu lúc này bón thêm N thì cây không thể tổng hợp protein mà càng tích tụ NO3- càng làm cho sự sinh trưởng của cây kém. Mo cần cho tổng hợp leghemoglobin chất mang oxi của nốt sần. Khi thiếu Mo nốt sần trở nên màu vàng hay màu xám (bình thường có màu hồng).
Đất chua thường thiếu Mo và ít linh hoạt, cây sinh trưởng kém. Quá trình tổng hợp protein bị ức chế, cây có màu lục nhạt giống triệu chứng thiếu đạm. Đôi khi trên lá xuất hiện các đốm óng ánh sau trở nên vàng và các đốm này rời rạc không lớn dần lên nữa.
Hàm lượng Mo cao cũng gây độc đối với cây. Nếu trong nông phẩm hàm lượng Mo đến >20mg/1kg chất khô thì động vật ăn rau tươi sẻ bị ngộ độc Mo, còn người ăn thì sinh bệnh gut (podagra) địa phương, hiện tượng đó xảy ra ở nơi có mỏ Mo.
Đồng (Cu)
-Triệu chừng thiếu Cu:
Biểu hiện đầu tiên là ở chớp lá, chớp lá trở nên trắng. Các lá non hẹp, trở nên xanh đạm về màu sắc và bị vặn vẹo hoặc nếu không thì bị biến dạng, thường biểu hiện những chấm hoại tử; sự sinh trưởng của lóng giảm kết quả là cây lùn dạng bụi. Các vườn cam quýt thỉnh thoảng bị thiếu, mà trong trường hợp đó những lá non chết dẫn đến tên gọi bệnh chết ngọn. Trên cây ăn trái thân đôi khi bị nứt và chảy nhựa.
gây ra sự phát triển chậm, xuất hiện sự hoại tử, mất nước cây héo. Đối với họ hoà thảo, khi thiếu Cu nghiêm trọng, đầu lá bị trắng, bông không phát triển được.
Đối với cây ăn quả thiếu Cu gây hiện tượng khô đỉnh.
Thiếu Cu cây dễ bị nấm bệnh, nhất là đối với khoai tây, cà chua.
Kẽm (Zn)
- Triệu chứng thiếu:
Thiếu Zn hầu như xảy ra trên lá, lá nhỏ vàng dạng hoa hồng của táo, đào và hồ đào pecan. Nguyên nhân từ sự giảm sinh trưởng của lá non và lóng thân. Mép lá thường bị vặn vẹo và nhăn nheo về diện mạo. Sự vàng úa của gân thường được xuất hiện trong lá bắp, đậu, và cây ăn trái chứng tỏ rằng Zn tham gia quá trình tạo diệp lục tố hay ngăn cản sự phá huỷ diệp lục tố. Các lá non có màu xanh nhạt, thiếu ít gân lá có màu xanh, thịt lá có màu xanh nhạt. Trường hợp trầm trọng các lá non có thể biến đổi thành màu trắng nhạt, lá non nhỏ, cây mọc thành bụi, lóng kém phát triển, cây ra hoa tạo trái ít, năng suất không đáng kể (có thể làm giảm 50% năng suất cây trồng). Còn làm đình trệ sự sinh trưởng của rễ. Trong các phương pháp xử lý trên có ưu và nhược điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng mà liều lượng và cách xử lý cũng thay đổi. Các loài cây thân gỗ nhất là họ chanh bưởi rất nhạy cảm đối với kẽm. Sự thiếu hụt kẽm trong cây làm xuất hiện bệnh lý đặc trưng các lóng đốt và lá bị kìm hãm sinh trưởng, xuất hiện sự hoại tử các tế bào như mô lá, làm tăng tinh thể oxalat canxi trong lá. Sự thiếu kẽm làm giảm quá trình tổng hợp axit amin quan trọng là triptophan. Gây ra quá trình rối loạn quá trình trao đổi photpho và nhiều quá trình sinh lý như quang hợp, hô hấp…

Thiếu Zn xem như là đình trệ tổng hợp ARN mà tiếp theo đó là ngăn cản tổng hợp protein. Vì vậy, cây thiếu Zn thì ngheo protein. Sự kiềm giữ thân trong điều kiện thiếu Zn có thể do nguyên nhân một phần tử yêu cầu biểu kiến của nó để sinh sản một hormone sinh trưởng thực vật, indoleacetic acid (IAA).

- Chuẩn đoán:
Để xác định tình trạng nghi ngờ thiếu Zn, các cây có thể được phun với dung dịch sulphate kẽm (0.5% ZnSO4 và 0.25% vôi) và quan sát sự phục hồi của cây; nếu cây đó thật sự thiếu Zn thời gian phục hồi sinh trưởng từ 10-14 ngày. Các lá mới sẽ xanh và không có dấu hiệu thiếu kẽm nào. Sự thành công của thí nghiệm phun kẽm gia tăng nếu cây trồng được phun khi xuất hiện triệu chứng thiếu kẽm sớm.
- Chữa trị:
+ Bón phân xuống đất bằng cách rải hay bón theo hàng
+ Phun lên lá
+ Ngâm hạt giống
+ Nhúng rễ
+ Đóng một miếng kèm vào thân cây.

Tiếp theo..
 

trungduart

Administrator
Boron (B)
Nó được chuyển vận chậm chạp ra khỏi các bộ phận của mô lipe một khi nó đã được vận chuyển tới đó từ mô gỗ. Do đó thiếu B thường xuất hiện ở phần non.
Cây thiếu B cho thấy một biến đổi rộng về triệu chứng, tuỳ thuộc vào giai đoạn và tuổi cây, nhưng một trong những triệu chứng sớm nhất là chóp rễ không dãn dài ra một cách bình thường, kèm theo bởi sự tổng hợp ức chế của AND và ARN. Sự phân bào trong đỉnh chồi cũng bị ức chế, cũng như trong những lá non. B giữ một vai trò không xác định nhưng thiết yếu trong sự giản dài của ống phấn. Thiếu B sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sinh sản. B làm cho carbohydrate dễ vận chuyển qua màng tế bào. Sản phẩm đồng hoá tích luỹ trong lá và các nơi sinh trưởng non sẽ thiếu đường.
Hàm lượng B trung bình 15-100 ppm là đủ, nếu trên 200 ppm thì có thể gây ngộ độc.
- Triệu chứng thiếu B:
Các điểm sinh trưởng của thân rễ chết dần. Nguyên nhân có thể do quá trình trao đổi acid nucleotic bị đảo lộn. Làm giảm sự phân bào ở của các mô phân sinh, sự sắp xếp bình thường của các hệ thống mạch dẫn bị phá huỷ làm cản trở sự vận chuyển sản phẩm đồng hoá đến các cơ quan khác. Làm hàm lượng ATP thấp trong các điểm sinh trưởng của thân bị giảm. Như thối tim của củ cải, nứt thân của cần tây, ruột nước của củ cải tây (turnip) và đốm kiệt nước của táo;
Gây hiện tượng tích luỹ các chất phenon, chất auxin và làm hư hại các tế bào đỉnh thân, chóp rễ (chủ yếu ở 2 lá mầm) gây hoại tử cho mô cây. Còn liên quan đến sự tích luỹ axit cofeic và axit chlorogenic những chất ức chế sinh trưởng.
- Thừa B: gây ngộ độc B thường thể hiện triệu chứng vàng, nâu và chết cây. Bắt đầu từ mép lá rồi lan dần vào trong.

Clo (Cl)
Triệu chứng thiếu Clo:
Ở lá sự sinh trưởng giảm, héo khô đầu lá và sự phát triển của những điểm vàng úa và hoại tử, các lá thường đạt đến màu vàng cháy, gây nên hiện tượng héo đỉnh lá sau khi trên lá xuất hiện các đốm cuối cùng là có thể có màu đồng thau.Rễ trở nên ngắn về chiều dài nhưng trở nên to hay có dạng chuỳ gần chóp rễ.
Clo thì hiếm thấy thiếu trong tự nhiên, do tính hoà tan và độ hữu dụng cao của nó trong đất và vì nó cũng được chuyển vận trong bụi hay trong những giọt hơi nước tí hon bởi gió và mưa đến lá, nơi mà sự hấp thu xuất hiện.

Niken (Ni)
Thực vật thiếu Ni tích luỹ nhiều Urê trong lá và do đó xuất hiện bệnh hoại tử đỉnh lá (Lincoln Taiz et al, 2006)
Ngoài ra Fe2+ và Al3+ nếu dư thừa cũng gây ngộ độc cho cây giải quyết cấp bách là bón bằng bón phân sulphate mangan. Biện pháp rữa chất độc đi vẫn là biện pháp cơ bản và có hiệu quả lâu dài hơn.

3.2Độc chất
Trải qua một thời gian dài dùng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tuy đã mang lại năng suất cao cho lúa nhưng cũng để lại những hậu quả nặng nề, đất trồng trọt bị thoái hoá, độ chua ngày càng tăng gọi là hiện tượng axit hoá đất trồng trọt hay gọi một cách khác là đất bị “phèn nhân tạo” khi độ ph < 5,5. Một nguyên nhân khác do thâm canh kém, sử dụng chất hữu cơ tươi như việc dùng rơm, rạ sau thu hoạch bón trực tiếp cho lúa thời gian phân huỷ ngắn không đủ điều kiện khoáng hoá hữu cơ đã tạo ra một số độc tố như Fe2+, Al3+, SO42-, H2S, CO2 và các axit hữu cơ,…

2.2.1 Ngộ độc hữu cơ:
• Nguyên nhân:
Là do nông dân thường gieo sạ ngay sau khi thu hoạch vụ trước dẫn đến ngộ độc chất hữu cơ do rơm, rạ, tàn dư thực vật của vụ trước không được xử lý và chưa kịp phân huỷ do bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí (ngập nước) tạo ra các chất độc gốc hữu cơ như: phenol, hydro sulphite (H2S), ethylen, axit hữu cơ rất độc cho cây lúa.
• Hình thức:
Các chất độc này tích luỹ ngày càng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình khoáng hoá dưỡng liệu từ dạng hữu cơ sang dạng vô cơ để cung cấp cho rễ của cây lúa. Đồng thời các axit hữu cơ và H2S sẽ gây nên tình trạng cạnh tranh Oxy ở vùng rễ, làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và gây hại cho rễ của cây lúa.
• Triệu chứng:
Rõ nhất là bộ rễ bị thối đen và có mùi hôi đặc trưng, trên lá có vết bệnh đốm nâu hoặc các lá bị vàng xỉn màu, lá không có khuynh hướng xoè ngang mà dựng đứng lên, cây lúa vàng và lùn, lúa phát triển kém, ít đẻ nhánh, không bắt phân. Thường xuất hiện từ 15-30 ngày sau khi sạ, có nơi bị sớm hơn khi lúa mới sạ vài ngày và gây thiệt hại rất nặng. Ngộ độc hữu cơ có thể xảy ra trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn đầu nếu bị nặng có thể làm cho cây lúa bị cằn cõi và có bón phân hoài thì cây lúa cũng không phát triển, ở giai đoạn trổ đồng mà bị ngộ độc hữu cơ kết hợp với các bệnh hại khác như bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn thì càng làm cho cây lúa bị bệnh nặng hơn, nếu có trổ thì cũng bị lem lép hạt.
• Biện pháp đề phòng và cách khắc phục:
- Nên giãn thời vụ gieo cấy để có đủ thời gian cho rơm, rạ kịp phân huỷ thành chất hữu cơ dễ tiêu, tốt nhất là sạ 2 vụ lúa xen canh với 1 vụ màu bằng ngô hoặc các cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc,…) mà vẫn đảm bảo mức thu nhập.
- Nên cắt gốc rạ, thu gom rơm tập trung để đốt hoặc ủ phân, cũng có thể xuống giống ngay sau khi làm đất, nhưng để đảm bảo cho lúa không bị ngộ độc chất hữu cơ nên để đất trống ít nhất 2 tuần trước khi xuống giống. Kinh nghiệm của bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long là dùng thuốc trừ cỏ (200 lít/ha, pha 100cc/bình 16 lít, 2 bình/công) phun lên gốc rạ giúp cho gốc rạ mau phân huỷ.
- Trong trường hợp cày, vùi gốc rạ trên mặt ruộng thì nên để đất trống 3 tuần mới nên gieo sạ lại. Cày, vùi rơm rạ xong tháo nước ngập khoảng 2 tuần sau đó tháo hết nước và thay nước mới vào để làm đất gieo sạ.
- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc chất hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả độc bớt khí CO2, rải phân Supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos,…có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sạch bùn. Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim, ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kì 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế được hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ rất cao. Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy nâu tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần phải ngừng bón phân đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công. Tiếp tục bón phân DAP (1-1,5 bao/ha) + phân Urê (1 bao/ha).
- Có thể chủ động giải quyết ngộ độc chất hữu cơ ngay từ đầu vụ bằng cách phun thuốc Gramoxone để tiêu diệt hết tất cả các loại cỏ dại hoặc lúa rài, lúa chét hay gốc rạ để khi cày, vùi chúng bị phân huỷ nhanh hơn.

Tiếp theo..
 

trungduart

Administrator
2.2.2 Ngộ độc phèn:
•Nguyên nhân: do vùng có tầng phèn gần mặt đất, xa kênh gạch hoặc nằm trong khu đê bao khép kín bị thiếu nước, có váng vàng trên mặt đất hoặc trên mặt nước bám vào gốc lúa.
•Triệu chứng:
Cây lúa bị lụn dần, bộ rễ có màu vàng nâu, quăn queo, không có rễ mới và vuốt trên ngón tay cảm thấy nhám, lá bị vàng và cháy khô ở chóp lá, trên lá có những chấm nâu sét nhỏ. Lúa chậm bén rễ hồi xanh, lúa cấy xuống bị chuyển sang màu nâu tía, không đẻ nhánh hoặc bị kéo dài thời gian sinh trưởng, khó trổ, nếu ngộ độc nặng có thể bị thất thu vì bị “trẻ mãi không già”.
•Cách phòng chống:
- Lúc làm đất trước khi sạ cần phải đánh rãnh phèn để tháo xả phèn trước khi cần thiết.
- Nếu nằm trong vùng đất phèn nhiều, phải đào mương phèn chung quanh ruộng để ém phèn lúc tháo nước cho khô đất giữa vụ.
- Sau khi tháo nước khô giữa vụ và cho nước vào xong, cần phải theo dõi rễ lúa xem có bị phèn hay không. Nếu có, thì rải 100-200kg vôi bột/ ha.
Ngoài ra còn có thể dùng thân cây chuối tiêu băm thành mảnh rắc ra ruộng, rắc tập trung ở nơi lúa bị vàng và có biểu hiện ngộ độc (theo kinh nghiệm lâu năm của các bà con nông dân).
•Cách điều trị:
- Ngưng bón phân đạm (NPK,DAP, Urê).
- Tháo nước phèn ra khỏi ruộng (xả phèn).
- Rải vôi bột cho ruộng (200 kg/ha).
- Cho nước ngoài kinh rạch vào (thay nước).
- Phun phân bón lá Hydrophos (giàu P).
3 ngày sau quan sát rễ lúa. Nếu có đâm rễ trắng ra là lúa đã phục hồi. Có thể bón phân bình thường.

2.2.3 Ngộ độc phân bón:
•Nguyên nhân: một số trường hợp do điều kiện khách quan hay do thói quen tăng liều sử dụng của nông dân khi bón phân qua gốc hay phun phân qua lá đã làm cho cây trồng hấp thu một lượng dinh dưỡng lớn trong một khoảng thời gian ngắn đã làm cho cây bị ngộ độc.
•Triệu chứng: lá thường bị héo, vàng, trường hợp cây đang mang quả thì quả bị vàng và rụng,…hiện tượng này có thể xảy ra một số khu vực hoặc bị nặng có thể bị cả diện tích. Đặc biệt là hiện tượng ngộ độc hay xảy ra khi phun phân bón qua lá quá liều. Trong những trường hợp đó nếu không giải độc ngay sẽ làm mất mùa và trường hợp nặng cây sẽ bị chết. Bón phân dư thừa có thể làm giảm năng suất và làm hại đến chất lượng quả. Ví dụ, các quả từ cây được bón quá nhiều phân có thể nhỏ hơn bình thường. Chúng có thể có vỏ dày hơn, hàm lượng đường thấp hơn và phát triển chậm hơn. Lạm dụng phân bón còn làm ô nhiễm đất và nước tưới.
•Biện pháp làm hạn chế và cách khắc phục:
- Để làm hạn chế những trường hợp rủi ro đó xảy ra, trước hết nông dân cần tìm hiểu kĩ sản phẩm, những sản phẩm có chất lượng cao và có độ ổn định cao về chất lượng mới nên dùng. Nếu có thể cần phân tích đất và lá cây để theo dõi chính xác tình trạng dinh dưỡng của cây và điều chỉnh chương trình phân bón. Khi nắm được các thông tin đó người ta sẽ có khả năng tối ưu hoá các phân bón và qua đó làm tăng năng suất và làm giảm giá chi phí.

2.4. Một số trường hợp ngộ độc khác:
•Ngộ độc do thuốc cỏ:
- Các đọt non của lá lúa có màu xanh đậm, lá lúa bị úa tròn se lại giống như là lá hành.
- Một bụi lúa có thể bị ngộ độc bình quân từ 1-3 đọt non.

Tiếp theo....
 

trungduart

Administrator
•Ngộ độc do Toxicity:
- Nguyên nhân: do bà con nông thường sử dụng quá dư thừa các nguyên tố vi lượng như: Cu, Xn, B, Mn,…Hiện tượng này thường xảy ra trên đất có hàm lượng axit cao.
- Triệu chứng: thường xuất hiện những đốm chấm nhỏ về phía của rìa lá, nghiêm trọng hơn là toàn bộ rìa lá héo quăn lại như triệu chứng thiếu kali.
•Ngộ độc do sắt (ion Fe2+):
Đây là một phản ứng tự nhiên của cây lúa, do bộ rễ lúa tạo ra một lớp màng ngăn cản trở sự xâm nhập của Fe ở bên ngoài màng rễ hoặc có khi chúng còn làm ngăn chặn các chất dinh dưỡng khác nhất là đối với Phốt pho và Kali.
•Ngộ độc do Bore T (B):
- Nguyên nhân: do nông dân bón quá dư thừa hàm lượng phân B.
- Triệu chứng: biểu hiện của ngộ độc thường xuất hiện trên các lá già, các rìa lá và ngọn lá bị cháy xém hoặc bị biến thành màu vàng, đôi khi phiến lá có thể xuất hiện các đốm màu nâu nhỏ. Ngộ độc nghiêm trọng thì các lá có thể bị rụng hoặc bị héo cho tới khi chết.
4.Các bệnh do thiếu thừa dinh dưỡng gây ra
4.1Bệnh ngẹt rễ (lúa)
•Nguyên nhân
guyên nhân chính là do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí. Hiện tượng này thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, … Khi đó trong đất tích tụ nhiều khí độc như CH4; H2S; các ion Fe2+, Ngoài ra, khi không đủ oxi, các chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn, tạo ra các axít hữu cơ làm tăng độ chua của đất, tác động xấu đến sự hô hấp của rễ.
•Triệu chứng:
Khi bệnh mới phát sinh thì ngọn lá lúa biến vàng, ngọn lá đỏ khô. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.

•Chữa trị:
Những chân ruộng như trên, thì cần bón lót vôi bột 20-25kg/sào (360m2) trước khi làm đất +2-3 gói PenacR P (gói màu vàng, có tác dụng kích hoạt vi sinh vật có ích sinh trưởng mạnh và ức chế vi sinh vật có hại). Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho các chân ruộng này. Bón lót nhiều lân, nhiều kali, giảm đạm. Cấy xúc hoặc cấy nông tay. Khi lúa chớm bị bệnh, cần tháo cạn nước trong 5-7 ngày cho khô nứt chân chim (độ ẩm khoảng 60%). Bón vôi bột (25-30kg/sào) hoặc lân supe (15-20kg) làm cỏ sục bùn, phun phân bón qua lá: A-H 503; K-H; Atonic; YogenR; đạm Thiên nông, … 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5ngày. Làm đất và vệ sinh đồng ruộng.
Chú ý: tuyệt đối không được bón đạm. Khi nào lá lúa xanh trở lại, ra thêm lá, rễ trắng mới thì mới được bón đạm. Cần phân biệt với vàng lá do bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn gây ra.
4.2Bệnh thối đỉnh quả cà chua
•Nguyên nhân:
Do thiếu calci khi quả đang được hình thành và do bón nhiều đạm, cây sinh trưởng nhanh, rối loạn độ ẩm do mưa to, hạn hán và ít tỉa lá khi trồng trọt.
Áp lực nước là nhân tố gây bệnh quan trọng. Do Nấm Geotricum candidum xâm nhập gây hại.
•Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên các quả xanh đang phát triển. Trên đỉnh quả xuất hiện đốm màu nâu, đốm lan rộng dần trở thành những vùng thô, lõm và chuyển thành màu đen. Các vùng bị hại co lại gây biến dạng quả, quả xanh, quả chín đều có thể bị hại.
•Biện pháp phòng trừ
- Chọn đất trồng phải đảm bảo nước tưới và thoát nước tốt.
- Ổn định độ ẩm đất.
- Bón vôi cho đất trước khi trồng ít nhất một tháng.
- Bón đầy đủ phân hữu cơ, tránh bón thừa đạm.
- Khi thấy có triệu chứng thối đỉnh quả cà chua có thể sử dụng Clorua calci, Nitrat calci.

Tiếp theo..
 

trungduart

Administrator
4.3Bệnh cháy lá lúa
•Nguyên nhân
Bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra.

•Triệu chứng
Đầu tiên lá lúa xuất hiện những vết màu nâu nhỏ như đầu mũi kim, sau lan dần tạo thành những vết bệnh có hình con mắt, phần giữa vết bệnh có màu xám trắng, rìa có màu nâu. Nhiều vết bệnh tạo thành làm cho lá lúa bị cháy khô. Bệnh nặng có thể làm chết cả bụi lúa.

•Khắc phục
- Sử dụng giống kháng bệnh: nên tham khảo các giống lúa nào ít nhiễm bệnh để trồng. Nếu với giống lúa đã trồng dễ nhiễm bệnh nên chuẩn bị phun thuốc phòng trừ sớm.
-Sạ thưa, sạ theo hàng.
- Giảm bớt lượng phân đạm, chỉ bón theo nhu cầu của cây lúa.
- Không để ruộng khô, thiếu nước.
- Thường xuyên theo dõi ruộng lúa để phát hiện bệnh sớm, kịp thời phun thuốc diệt trừ.

•Biện pháp phòng trừ
Áp dụng biện pháp 4 đúng: dùng đúng thuốc, pha đúng liều lượng chỉ dẫn, phun thuốc đúng lúc, và phun đúng chỗ (đúng cách).
Phát hiện bệnh và phun trừ thuốc sớm mới đạt hiệu quả.
Sử dụng các loại thuốc như: Beam, Kasai, Fuji- one, Rabcide... Liều lượng phun từ 600-800 lít (thuốc đã pha) cho 1ha canh tác (75-100 bình/ha).
Khi phun phải hạ thấp vòi phun xuống phía dưới phần giữa và dưới của lá lúa, để thuốc bám vào thấm dần và trừ bệnh hiệu quả hơn.
4.4 Hiện tượng lốp, đổ ở lúa
•Nguyên nhân
Lúa lốp đổ là do bón nhiều đạm; bón không cân đối đạm, lân và kali
Có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng lốp, đổ non:
- Do đặc tính của giống
- Do điều kiện ngoại cảnh ( thiếu ánh sáng, mưa nhiều, gió bão và đất quá tốt)
- Do kỹ thuật canh tác( mật độ, bón phân và tưới tiêu không hợp lý).
+ Hiện tượng ruộng lúa lốp: Diện tích lá quá cao, quá trình quang hợp và tích luỹ chất khô tiến hành không được bình thường, lượng gluxít ở lá bị giảm sút, từ đó giảm khả năng tổng hợp protit của cây.
+ Hiện tượng lúa đổ: lúa sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu. Do đó, sức chống đỡ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên, dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau lúc trỗ.
• Biện pháp phòng chống lốp, đổ:
- Chọn giống chịu phân và chống đổ ( thấp cây, chịu phân, lá ngắn hẹp và đứng)
- Bón phân đạm hợp lý và cân đối với lân và ka li.

5.Quản lý
Nguyên tắc sử dụng 4 đúng:
• Nguyên tắc thứ nhất Đúng lọai.
Thế nào mới gọi là đúng lọai phân hay đúng lọai thuốc? Để sử dụng đúng phân bón cho cây trồng, điều đầu tiên cần quan tâm là trong thời điểm sử dụng, mục đích bón để làm gì? Tạo và nuôi củ, thúc đọt và nuôi lá, xử lý ra hoa hay nuôi trái…chính mỗi giai đọan có một lọai phân thích ứng, còn chi tiết hơn trong từng giai đọan lại có những thời kỳ khác nhau, như thời kỳ hình thành, lớn lên và ổn định (già, chín) thì cũng có từng lọai phân tương ứng, ví như phân đạm có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, phân lân kích thích rễ, thúc đẩy hình thành mầm hoa; phân kali có vai trò ổn định, cải thiện chất lượng…còn đối với thuốc BVTV, để sử dụng đúng thuốc cần phải biết đối tượng gây hại cây trồng là gì ? sâu gì ?, bệnh gì ? thuộc nhóm nào bộ cánh cứng, cánh mềm, bào tử hay tơ nấm…cách gây hại của chúng ra sao? đụt cành, cắn lá, chích hút, cháy lá, thúi trái, xì mủ…từ đó mới chọn cho đúng thuốc để phòng hay trị. Có làm được như vậy mới mang lại hiệu quả sử dụng và cũng cần lưu ý chọn phân thuốc ít có ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.

•Nguyên tắc thứ hai Đúng liều.
Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn, nhưng biên độ quá lớn, như sử dụng từ 10-20 ml cho bình 8 lít. Khi nào thì dùng 10ml và khi nào thì dùng 20ml?. Xét về giá trị kinh tế nếu dùng 10ml thì giá chừng ấy, còn dùng 20ml thì giá lại tăng gấp đôi, nói về kết quả sử dụng, nếu dùng 10ml thì có diệt được đối tượng gây hại không? Quả thật là bài toán khó cho nông dân hiện nay. Tuy nhiên để dùng 10ml hay 20ml, trước hết cần xác định là ngừa hay trị? Nếu ngừa nên dùng ở liều thấp, bên cạnh đó cũng cần lưu ý thiết bị phun, phun bằng máy thì nên dùng liều thấp…Riêng đối với phân bón thì rất khó xác định được liều dùng nào mới đủ. Muốn làm được điều đó phải phân tích nhu cầu cây trồng cần để sản xuất ra 1 tấn lá làm rau, hoa hay quả…chúng lấy đi trong đất bao nhiêu dinh dưỡng, có được như vậy mới sử dụng đúng liều lượng phân bón. Tuy nhiên trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.

•Nguyên tắc thứ ba Đúng lúc.
Lúc nào thì bón phân hay phun thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất? Đối với việc bón phân, nên bón vào đầu giai đoạn hay đầu mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu lúc đó ra sao? Bởi chính những yếu tố này có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của lá, rễ. Nếu lá, rễ họat động kém thì khả năng sử dụng phân bón cũng kém. Do đó, bón phân trong điều kiện này cũng không phải là đúng lúc…Còn việc phun thuốc lúc nào để phòng ngừa trị được sâu bệnh tốt hơn? Điều này đòi hỏi nông dân phải làm tốt công tác dự báo, phải biết khi nào đối tượng gây hại sẽ đến, chúng đến bằng cách nào? nhờ gió, mưa, sương mù, nguồn nước sông hay do con người…nếu đến rồi thì phải biết chúng hoạt động ra sao? ban ngày hay ban đêm? gây hại ở giai đọan nào của cây?...có được như vậy mới chọn đúng thời điểm thích hợp để xử lý.

•Nguyên tắc thứ tư Đúng cách.
Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng. Trong sử dụng phân bón các nhà khoa học luôn luôn khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, bỡi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.

Đối với việc sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá. Riêng việc sử dụng thuốc BVTV cần chú ý đến từng đối tượng gây hại trên từng bộ phận cây trồng mà có những cách sử dụng khác nhau, như rãi hay tưới thuốc quanh gốc, bôi (quét) thuốc nơi vết bệnh, phun…
Với việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên, ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản, còn tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, để làm được điều này cần tăng cường tốt công tác khuyến nông để giúp nông dân có đủ kiến thức về quy luật phát sinh, phát triển của đối tượng gây hại; quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cũng như tác dụng của từng lọai thuốc BVTV, phân bón …Đặc biệt là công tác dự báo của ngành là hết sức cần thiết để nông dân biết mà chủ động phòng ngừa.


Tiếp theo...
 

trungduart

Administrator
Vệ sinh đồng ruộng
Những biện pháp kĩ thuật nhằm tạo sự thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển trong môi trường không hoặc ít có nguồn sâu bệnh hại. Vệ sinh đồng ruộng gồm các biện pháp sau:
- Kĩ thuật làm đất thích hợp như cày, phơi ải, xới, bừa trục…, cải tạo tính chất lí hoá của đất, đồng thời hạn chế sự tồn tại và lan truyền của sâu bệnh.
- Trừ diệt cỏ dại xung quanh ruộng và trong ruộng: cắt cỏ, phát bờ, đắp bùn lên bờ và các giải pháp khác nhằm hạn chế nguồn thức ăn và nơi cư trú của các loài sâu bệnh.
- Thu gom và xử lí đúng lúc các tàn dư của cây trồng sau khi thu hoạch.
Ý kiến cá nhân
- Ngoài ra chúng ta cần phải có thời gian cho đất nghỉ ngơi giữa các mùa vụ. Đối với lúa thì thời gian này từ 15-30 ngày. Nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật sẽ phân huỷ các hợp chất hữu cơ….
- Mô hình canh tác cũng là một khâu rất quan trọng trong việc làm giảm hay ngăn chặn các mầm bệnh. Chúng ta phải hạn chế những hình thức canh tác độc canh, thâm canh tăng vụ như trồng lúa vụ 3; vì thực tế các mô hình canh tác này hiệu quả không cao, mà còn gốp phần vào việc làm tăng dịch bệnh trên cây trồng.
- Kỹ thuật canh tác: Mật độ gieo trồng là yếu tố rất quan trọng, nếu gieo trồng với mật độ thưa thì lãn phí đất và không gian nơi trồng, không tận dụng được tối đa những yếu tố tự nhiên để canh tác. Nếu mà gieo trồng với mật độ quá dầy thì dẫn đến cây trồng phải cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng nước …bênh cạnh đó các loại sâu bệnh cũng sẽ dễ tấn công hơn ảnh hưỡng đến năng suất cây trồng nhiều hơn. Ví dụ ở lúa, các nhà khoa học khuyến cáo nên sạ hàng với lượng giống 8-12 kg/hecta. Nhưng đa số bà con nông dân lại gieo trồng với lượng trung bình 15-20 kg/hecta. Cá biệt ở Tịnh Biên vùng đồng bào dân tộc Kherme lượng giống lúa đem ra gieo trồng lên đến 25-30 kg/hecta.

6.Kết luận
Bệnh do dinh dưỡng và các độc chất gây ra chúng cũng có tác hại vô cùng lớn. Năng suất cây trồng giảm, cây trồng thì sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí có thể chết, cũng là tác nhân gốp phần cho những vi sinh vật khác tấn công cây trồng (như bệnh cháy lá lúa do nấm tấn công,…)

Biết được những tác hại của từng loại nguyên tố khoáng khi mà sử dụng không hợp lý. Với những đặt điểm sinh lý thể hiện rõ nét trên cây trồng. Những ảnh hưởng của các độc chất độc chất đối với cây trồng.

Đặt ra cấp bách tuyên truyền chuyển giao kỹ thuật canh tác, sử dụng nông dược và phân bón đến nông dân. Người nông dân thì không hiểu rõ hoặc nắm bắt được tất cả những kỹ thuật nên việc sử dụng không mang lại hiệu quả cao.

Xác định được những nguyên nhân, triệu chứng của từng loại yếu tố dinh dưỡng và độc chất từ đó đưa ra biện pháp quản lý, phòng trị…như là bón phân cân đối, hợp lý; sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, cải thiện lại biện pháp canh tác… nhằm tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.

hết
 
Top