BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY HOA HỒNG

[c]ama[u]teur

Thành viên tích cực
<span style='font-size:13pt;line-height:100%'><span style='color:blue'>BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY HOA HỒNG</span></span>


Câu hỏi:
Vườn hoa hồng của gia đình tôi thường bị một chứng bệnh như sau: trên lá non tự nhiên xuất hiện một lớp nấm mốc mầu trắng phủ trên bề mặt của lá, lá mất mầu dần. Nếu nặng có thể làm cho lá bị xoăn lại, khô héo và rụng. Khi được hỏi mấy người có kinh nghiệm chơi hoa kiểng nói đây là bệnh phấn trắng. Xin được nói rõ hơn về căn bệnh này? Và cách phòng trị chúng?



Trả lời:
Ngòai một số sâu bệnh hại như Bệnh đốm đen (Actinonema rosae), Bệnh đốm xám, còn gọi là bệnh đốm mắt cua (Cercospora puderi), Sâu ăn lá (Orgyia postica Walker), Bệnh rỉ sắt (Pharagmidium rosae-multiflorae)...thì Bệnh phấn trắng cũng là một đối tượng dịch hại quan trọng, ảnh hưởng khá nhiều đến sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa của cây hoa hồng.
Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Nấm bệnh thường tấn công trên lá, cành non và cả trên nụ hoa, nhưng chủ yếu vẫn là trên lá. Khi lá còn non bệnh làm cho lá mất độ bóng láng bình thường, Trên bề mặt lá phủ một lớp phấn mầu trắng, trên cành non (chỗ lá bị bệnh) cũng phủ một lớp phấn mầu trắng này. Nếu nặng lá có thể bị nhăn nheo, dị dạng, mất mầu xanh tự nhiên sau đó khô héo và rụng, làm cho cây còi cọc, xơ xác, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa của cây.
Sợi nấm tồn tại gay trên những lá, những cành bị bệnh, đây là nguồn bệnh chủ yếu để lây lan sang các cây khác, ruộng khác và vụ sau. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (ẩm độ không khí trên 80%, nhiệt độ không khí khỏang 20-28 độ C), các sợi nấm tiềm sinh trở lại trạng thái hoặt động hình thành các bào tử, những bào tử này phát tán đi và rơi trên bề mặt lá rồi mọc mầm xâm nhiễm vào bên trong mô lá gây hại, nơi đây lại trở thành nguồn bệnh dự trữ trên đồng ruộng.
Đểhạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-Lên liếp cao ráo, thóat nước tốt, để không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều tạo ẩm thấp trong vườn.
-Không nên trồng qúa dầy để tạo độ thông thóang cho vườn.
-Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa những cành già nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho bông để tạo thông thóang cho vườn.
-Tăng cường bón thêm phân Kali cho cây, biện pháp này không những giúp cho hoa có mầu sắc tươi tắn hơn, hoa lâu tàn hơn mà còn giúp cho cây có sức chống chịu với bệnh được tốt hơn.
-Khi cây đã bị bệnh nên hạn chế bón phân đạm, đồng thời bón bổ xung thêm phân Kali và phân Lân cho cây.
-Cắt bỏ những cành, lá bị bệnh nặng đem ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn chế bệng lây lan.
-Khi phát hiện có bệnh mà điều kiện thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh, nên phun định kỳ khỏang 7-10 ngày một lần bằng một trong những lọai thuốc như: PN-Linhcide 1.2 EW; Viben 50BTN; Binhnomyl 50WP; Cavil 50SC hoặc 50WP; Daconil 75WP; Mancozeb 80WP; Bayleton 250EC...Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc./.
 
Top