BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI CÂY HOA HỒNG

[c]ama[u]teur

Thành viên tích cực
<span style='font-size:13pt;line-height:100%'><span style='color:blue'>BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI CÂY HOA HỒNG</span></span>

Câu hỏi:
Trên cây hoa hồng của nhà tôi không rõ tại sao vào mùa mưa vừa qua có hiện tượng như sau: trên lá ban đầu xuất hiện những vết tròn mầu đen hoặc hơi xám đem, sau đó phát triển rộng dần ra lớn cỡ móng tay, xung quanh có một lớp lông nhung nhỏ mịn và viền mầu vàng. Nếu nặng có thể làm cho lá phía dưới bị rụng. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Cách phòng ngừa chúng sao cho có kết qủa?

Đòan Văn Công (P. Linh Trung, Thủ Đức, Tp. HCM)

Trả lời:
Qua mô tả của bạn kết hợp với thực tế mà chúng tôi đã có dịp quan sát được vào mùa mưa năm ngóai ở một vài nơi của Phường An Phú Đông (Quận 12) và những tài liệu đang có. Chúng tôi cho rằng có lẽ cây hoa hồng của bạn đã bị bệnh Đốm đen, nếu đúng vậy thì bệnh này do nấm Dipbocarpon rosa gây ra. Bệnh thường gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa nhiều, mưa to và đang có xu hướng gây hại nhiều trong vài năm gần nay.
Bệnh thường phát sinh ở những lá già phía dưới trước, sau đó cứ lây lan dần lên các lá non, đọt non ở phía trên, thực tế cho thấy bệnh có thể tấn công cả nụ hoa và hoa, nhưng chủ yếu vẫn là trên la.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết tròn nhỏ có mầu đen hoặc xám , sau đó cứ lan rộng dần ra, chỗ tiếp giáp giữa mô bị bệnh và mô chưa bị bệnh là một quầng mầu vàng. Nếu nặng nhiều vết bệnh có thể liên kết nối liền lại với nhau tạo thành những mảng lớn. Trên vết bệnh xuất hiện những bào tử mầu đen mịn như nhung. Nếu bị nặng sẽ làm cho lá bị rụng rất nhanh, những lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó là những lá phía trên, làm cho cây hồng sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc, cho hoa nhỏ, xấu và ít hoa.
Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng. Nếu thời tiết nóng, ẩm, lại gặp mưa to, hoặc tưới nhiều dễ làm cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau nay:
-Thiết kế luống, liếp trồng hồng cao ráo, để vườn có thể thóat nước tốt trong mùa mưa.
-Nên dùng cây giống ghép trên gốc ghép là cây tầm xuân dại, vì qua thực tế cho thấy trong cùng một điều kiện những cây này thường bị bệnh gây hại ít hơn.
-Trước khi trồng nên thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hồng ở vụ trướcù đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tiêu diệt bớt nguồn bệnh ban đầu cho vườn hồng.
Trong quá trình chăm sóc thường xuyên thu gom những lá rụng dưới vườn tiêu hủy để giảm bớt lây lan.
-Có thể phun thuốc phòng ngừa trước mỗi đợt cây ra đọt non, lá non. Sau đó phun định kỳ 7-10 ngày một lần. Về thuốc bạn có thể sử dụng bằng một trong các lọai thuốc như: Anvil 5SC; Daconil 500SC; PN-Linhcide 1.2EW; T-vil 5SC; Manage 5WP hoặc 15WP…(Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì).
 
Top