Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn ly cà phê nóng hổi.

Mình cứ nghĩ : đề cập đến bệnh "đường ruột"(coeliac disease) gây còi ,
là thế nào bạn cũng có ý kiến (sợ nhớ sai ?).
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cảm ơn ly cà phê nóng hổi.

Mình cứ nghĩ : đề cập đến bệnh "đường ruột"(coeliac disease) gây còi ,
là thế nào bạn cũng có ý kiến (sợ nhớ sai ?).
Hi anh. Trong các bài viết của anh có mấy lần lấn sân qua lĩnh vực y khoa nhưng em thấy đúng >90% là chuẩn lắm rồi nên em kg dám xen vào sợ làm mất thời gian anh vì em cũng đang theo dõi chủ đề hấp dẫn của anh mà
Chúc anh sức khoẽ và niên vui anh nhé
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đang theo dõi vấn đề lá bonsai.
Chúng ta đã xác định : rất nhiều kiểu lá , rất nhiều lối xếp đặt,
phân bố lá; thế nhưng chúng ta sẽ chỉ lấy chuẩn trên loại lá đơn
có phiến màu xanh. Vì đó sẽ là hình tượng căn bản giúp chúng ta
thấy được sức khỏe của cây .

Kế tiếp, mời các bạn vào phần 2

2. Lá : nhà máy sản xuất

Mặ dù lấy tiêu đề phụ : nhà máy sản xuất, tức là chúng ta bàn về
nhiệm vụ của lá đối với cây. Thế nhưng, như đã trình bày trước,
chúng ta không phải nhà nghiên cứu khoa học, mà là cố gắng xài
những hiểu biết về lá cây do khoa thực vật học cung cấp đặng
ứng dụng vào việc chăm sóc và tạo tác bonsai. Tức là phục vụ
cho mục đích tạo dựng tác phẩm nghệ thuật.
Vì thế, những bạn nào cần biết thật chi tiết về mọi cấu tạo của lá ,
hoặc nhiệm vụ chi tiết của từng nhóm tế bào trong lá, vui lòng
chịu khó lục tìm tài liệu trong cá sách giáo khoa thực vật.

Tại đây, chúng ta chỉ sơ lược vài chuyện căn bản cần thiết giúp cho
việc chăm sóc dễ kết quả tốt và nhanh. Vì thế, chúng ta sẽ lần lượt
bàn về những mục sau :

2a.Tên gọi các phần của lá : để thống nhất một số danh từ vị trí trên lá.
2b.Nhiệm vụ từng phần của lá và 4 giai đoạn phát triển lá.
2c.Phân bón tác dụng tới lá.
2d.Vài ứng dụng nhiệm vụ của các phần ở lá vào nuôi trồng.


2a.Tên gọi các phần của lá : để thống nhất một số danh từ vị trí trên lá.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2a.Tên gọi các phần của lá : để thống nhất một số danh từ vị trí trên lá.

Các bạn có thể so vài hình trên trang web và hình mình vẽ tay để
đối chiếu danh từ cho tiện tra cứu.








==================================

Ở hình lá sồi màu đỏ cam, mình đề nghị gọi phần lồi là thùy (lobe),
phần lõm là khuyết (sinus).
Nếu có bạn nào có tên gọi khác cho các phần trên,
hoặc còn phần nào của lá chưa rõ cách gọi, xin vui lòng góp ý .
Cám ơn.
Sau đó chúng ta sẽ bắt đầu vào chuyện.
 

thieuhaucaycanh

Thành viên
Đơn giản chỉ chia lá làm 3 phần là cuống lá, gân lá, phiến lá thôi chú
cuống lá và gân lá vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện như chú nói các bài trước, phiến lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp, thoát hơi nước....
phân bón tác dụng tới lá ví dụ cây lấy lá cần nhiều đạm. nên bón đạm cây lá sẽ tốt và nhiều lá hơn đó chú
còn cái khác đợi chú giải thích thêm
==================================
tất cả các bài chú viết đều đọc hết nhưng toàn theo sau không kịp mà thảo luận chú viết nhanh mà toàn đúng nên ngồi học hỏi thôi chú ơi
 

phuvienthon

Thành viên
cảm ơn diễn đàn (thông qua nguồi trình bày). Tôi đã đọc 3 mục trình bày của tiền bối này trước đây và cũng cố theo dõi những phần còn lại (có thể thêm nữa mặc dù vừa đủ theo chương trình đã giới thiệu từ đầu), ai dè dẻ dẻ...giè giè, giè!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! hy vọng sẽ không còn tái diễn trường hơp tương tự mà vô hình trung mất đi giá trị của DĐ
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nếu để ý anh sẽ thấy sở thích của bác Hưng là học bonsai
=>Mấy bài viết này đều hồi tố, nếu anh đọc mà ko ưng thì hãy phản biện ạ.

Rất muốn nghe các anh phản biện, miễn là trên tinh thần cầu thị để tất cả chúng ta đều học hỏi lẫn nhau.

Xn cảm ơn các anh^^
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
cảm ơn diễn đàn (thông qua nguồi trình bày). Tôi đã đọc 3 mục trình bày của tiền bối này trước đây và cũng cố theo dõi những phần còn lại (có thể thêm nữa mặc dù vừa đủ theo chương trình đã giới thiệu từ đầu), ai dè dẻ dẻ...giè giè, giè!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! hy vọng sẽ không còn tái diễn trường hơp tương tự mà vô hình trung mất đi giá trị của DĐ
Diễn Đàn mà , mời bạn cứ góp ý .
Rất mong nhận được những chỉnh sửa từ bạn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đơn giản chỉ chia lá làm 3 phần là cuống lá, gân lá, phiến lá thôi chú
cuống lá và gân lá vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện như chú nói các bài trước, phiến lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, hô hấp, thoát hơi nước....
phân bón tác dụng tới lá ví dụ cây lấy lá cần nhiều đạm. nên bón đạm cây lá sẽ tốt và nhiều lá hơn đó chú
còn cái khác đợi chú giải thích thêm
==================================
tất cả các bài chú viết đều đọc hết nhưng toàn theo sau không kịp mà thảo luận chú viết nhanh mà toàn đúng nên ngồi học hỏi thôi chú ơi
Những cơ bản bạn nêu trên là phần tổng quát.
Gần như mọi người đều đã biết.
Tuy nhiên, rồi từ những cơ bản của cuống của phiến , của gân lá, chúng ta
mới bắt đầu thảo luận những chuyện của bonsai. Vì sách vở thực vật chỉ
là tổng quát về sinh trưởng , dinh dưỡng. Trong khi đó, mục đích cuối của
bonsai là mỹ thuật.

Thí dụ ngay như cái cuống lá thôi cũng đã lắm chuyện. Sau khi tìm hiểu sơ
kết cấu cuống lá, chúng ta thấy ngay ở cuống có "một cái cầu tre" với một
mớ tế bào đặc biệt. Vấn đề là khi nào cái cầu tre này "sụp" = lá rụng. Khi nào
cái cầu tre "lỏng chân" = lá rũ. Còn mớ tế bào cuống lá khi nào thì teo,khi nào
thì nở để lá xoay qua xoay lại theo chiều ánh nắng...

Hoặc như gân lá, lúc bình thường bạn chả thấy gân hiện lên ở lá cây MCT. Thế
nhưng đến một lúc bạn thấy lá nổi gân rất rõ. Lúc đó bạn sẽ cần tự hỏi :
Á! chuyện gì đây? và bạn cần tìm hiểu giải quyết vấn đề dựa trên căn bản
gân lá là xa lộ tải nhựa nguyên và nhựa luyện.

Hoặc là bạn có bao giờ đặt câu hỏi: sao cây này lá bóng lưỡng (như lá cây sanh)
còn cây kia lá không thể bóng (như lá cây trứng cá) ? Tại sao lá phải bóng ?
Tại sao lá không cần bóng ?....

Còn rất nhiều câu hỏi tại sao về cây cối , và các nhà khoa học cũng đang cố
tìm hiểu giải thích cái đám rừng này. Coi bộ cũng mới được vài phần ngàn.
Còn chúng ta chơi cây, có lẽ cũng chả cần được giải thích chi tiết. Nhưng qua
vài hiểu biết cơ bản, chúng ta sẽ dễ vui với cây hơn, ngắm công trình chăm sóc
cây của chúng ta thích thú hơn . Thế là đủ phải không nào?

Hy vọng bạn có thêm ý kiến khác biệt.
 

soncm

Thành viên tích cực
Nhanh thật! mới mấy ngày ko on đã sang bài 4 rồi.
Cảm ơn anh Hưng vẫn giữ mãi phong độ.
 

khat_lp

Thành viên tích cực
Những cơ bản bạn nêu trên là phần tổng quát.
Gần như mọi người đều đã biết.
Tuy nhiên, rồi từ những cơ bản của cuống của phiến , của gân lá, chúng ta
mới bắt đầu thảo luận những chuyện của bonsai. Vì sách vở thực vật chỉ
là tổng quát về sinh trưởng , dinh dưỡng. Trong khi đó, mục đích cuối của
bonsai là mỹ thuật.

Thí dụ ngay như cái cuống lá thôi cũng đã lắm chuyện. Sau khi tìm hiểu sơ
kết cấu cuống lá, chúng ta thấy ngay ở cuống có "một cái cầu tre" với một
mớ tế bào đặc biệt. Vấn đề là khi nào cái cầu tre này "sụp" = lá rụng. Khi nào
cái cầu tre "lỏng chân" = lá rũ. Còn mớ tế bào cuống lá khi nào thì teo,khi nào
thì nở để lá xoay qua xoay lại theo chiều ánh nắng...

Hoặc như gân lá, lúc bình thường bạn chả thấy gân hiện lên ở lá cây MCT. Thế
nhưng đến một lúc bạn thấy lá nổi gân rất rõ. Lúc đó bạn sẽ cần tự hỏi :
Á! chuyện gì đây? và bạn cần tìm hiểu giải quyết vấn đề dựa trên căn bản
gân lá là xa lộ tải nhựa nguyên và nhựa luyện.

Hoặc là bạn có bao giờ đặt câu hỏi: sao cây này lá bóng lưỡng (như lá cây sanh)
còn cây kia lá không thể bóng (như lá cây trứng cá) ? Tại sao lá phải bóng ?
Tại sao lá không cần bóng ?....

Còn rất nhiều câu hỏi tại sao về cây cối , và các nhà khoa học cũng đang cố
tìm hiểu giải thích cái đám rừng này. Coi bộ cũng mới được vài phần ngàn.
Còn chúng ta chơi cây, có lẽ cũng chả cần được giải thích chi tiết. Nhưng qua
vài hiểu biết cơ bản, chúng ta sẽ dễ vui với cây hơn, ngắm công trình chăm sóc
cây của chúng ta thích thú hơn . Thế là đủ phải không nào?

Hy vọng bạn có thêm ý kiến khác biệt.
Cháu cảm ơn bác nhiều. Bác gợi mở ra nhiều vấn đề cơ bản tối quan trọng mà hay bị bỏ qua ở trong việc chơi bonsai ở VN. Chúc bác thật nhiều sức khỏe để trường kỳ chia sẻ. Mời bác ly cà phê buổi trưa ~O)
 

GioNui

Moderator
Bác gợi mở ra nhiều vấn đề cơ bản tối quan trọng mà hay bị bỏ qua ở trong việc chơi bonsai ở VN.
Mình không nghĩ là bỏ qua, nhiều khi muốn biết chi tiết hơn về bản chất sự việc,
nhưng trước giờ chẳng thấy ai đề cập sâu và khoa học giống như chú Hưng để học hỏi.

Dân chơi bonsai thì nhiều, các kỹ sư nông nghiệp, các nhà sinh học cũng không thiếu,
nhưng những người nắm lý thuyết mà chịu khó quan sát thí nghiệm... và tìm cách liên hệ
với thực tế bonsai thì lại quá hiếm.

Có mấy ai lang thang trên vùng hoang mạc giữa đêm để tìm cơ sở suy luận về mối liên hệ với gió,
sương đêm giúp cho thông tùng phát triển tốt ở vùng đất khô cằn?
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Mình không nghĩ là bỏ qua, nhiều khi muốn biết chi tiết hơn về bản chất sự việc,
nhưng trước giờ chẳng thấy ai đề cập sâu và khoa học giống như chú Hưng để học hỏi.

Dân chơi bonsai thì nhiều, các kỹ sư nông nghiệp, các nhà sinh học cũng không thiếu,
nhưng những người nắm lý thuyết mà chịu khó quan sát thí nghiệm... và tìm cách liên hệ
với thực tế bonsai thì lại quá hiếm.

Có mấy ai lang thang trên vùng hoang mạc giữa đêm để tìm cơ sở suy luận về mối liên hệ với gió,
sương đêm giúp cho thông tùng phát triển tốt ở vùng đất khô cằn?
comment này của GioNiu vô cùng sâu sắc. Rất đồng tình và TKS bạn

Cám ơn anh Hưng vì tất cả lòng nhiệt huyết.

Chúc anh Hưng cùng các ae vui khỏe và tiếp tục làm những gì có thể cho bonsai Việt. Trân trọng
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chúng ta đã có tên gọi những phần chính bên ngoài lá.
Mời các bạn lướt qua 4 thành phần bề dày lá để từ đó ,
chúng ta có cơ sở nói chuyện về công việc của lá .



Các bạn nhìn sơ đồ trên sẽ thấy mọi chuyện có vẻ rối rắm.
Chỉ là nhiều ghi chú quá , và còn trộn tiếng Việt tiếng Mỹ .
Chứ thực ra, chúng ta chỉ cần biết 4 thứ ở lá theo hình chụp
từ khính hiển vi dưới đây, các bạn sẽ thấy vần đề hết sức đơn
giản :
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Qua tiết diện ngang của lá ở trên, các thấy chúng ta chỉ cần
để ý tới 3 khu vực :
-khu vực 1 : lớp tế bào biểu bì làm nhiệm vụ bảo vệ. Lớp tế
bào này sẽ có những tế bào hình hạt đậu làm nhiệm vụ đóng mở
để trao đổi không khí, hơi nước (như cửa sổ vậy).
-khu vực 2 : những tế bào hợp nhau thành mạch dẫn nhựa .
-khu vực 3 : những tế bào làm nhiệm vụ quang hợp . Tức là lấy
ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng để chuyển hóa nhựa
nguyên (nước và muối khoáng , cây chưa xài được) thành nhựa
luyện cho cây xài và để dành.

Từ 3 khu vực trên( + với khí khổng =4) , cùng với tên gọi các vị trí
trên lá, mời các bạn vào câu chuyện làm việc của lá cây đối với bonsai.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Trong thời gian anh Hưng chuẩn bị bài cho công việc của lá. em xin có vài ý nhỏ khi nào đến phần có liên quang anh Hưng trả lời giúp 1 vài ý sau.TKS anh

Vì lá là nhà sản xuất cho cây do vậy: Căn cứ vào đặc điểm sinh lý hoạt động của lá và các trạng thái thể hiện trên lá (cháy bìa lá,cuốn mép lá, vàng lá, đốm lá loan lổ, lá mỏng không bóng, khô lá, nhạt màu...) cho ta biết được những triệu chứng của cây đang cần gì? thừa thiếu những gì ? ( dư hay thiếu phân, dư hay thiếu nước, thừa hay thiếu nắng,nấm và sâu bệnh ...). với những nhận biết triệu chứng sớm qua lá cây từ đó ta có hướng khắc phục cho cây trước khi muốn đạt đến kết quả thẩm mỹ cho cây bonsai ạ.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trong thời gian anh Hưng chuẩn bị bài cho công việc của lá. em xin có vài ý nhỏ khi nào đến phần có liên quang anh Hưng trả lời giúp 1 vài ý sau.TKS anh

Vì lá là nhà sản xuất cho cây do vậy: Căn cứ vào đặc điểm sinh lý hoạt động của lá và các trạng thái thể hiện trên lá (cháy cuốn lá, vàng lá, đốm lá loan lổ, lá mỏng không bóng, khô lá, nhạt màu...) cho ta biết được những triệu chứng của cây đang cần gì? thừa thiếu những gì ? ( dư hay thiếu phân, dư hay thiếu nước, thừa hay thiếu nắng,nấm và sâu bệnh ...). với những nhận biết triệu chứng sớm qua lá cây từ đó ta có hướng khắc phục cho cây trước khi muốn đạt đến kết quả thẩm mỹ cho cây bonsai ạ.
Cảm ơn bạn đã hỏi và góp ý.
Những chuyện bạn đề cập ở trên xem ra cũng chỉ có một nguồn gốc
gây bệnh.
Để mình hỏi và bạn so sánh với cơ thể con người thử xem sao nhá.

-cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc
-vàng lá = màu da lợt, trắng bệch
-đốm lá loang lổ = da lợt lạt hoặc lang beng
-lá mỏng không bóng = da khô , nhăn
-khô lá = da khô, nhăn nheo
-nhạt màu= da trắng bệch (bủng)

Nếu ở người , những bệnh như trên bạn sẽ chú tâm vào chuyện gì để tìm cách chữa ?

Một câu hỏi hết sức nghiêm túc .

Bạn ráng suy nghĩ trả lời thử (hơi lấn sân cho vui!).
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Cho cháu hỏi ngoài lề tí chú.
Cây Trinh Nữ (chết giã, mắc cỡ)


Bình thường thì lá không sao.
khi có 1 lực nào đó tác động thì lá xếp lại.
Vì sao lại xảy ra như vậy zậy chú?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cho cháu hỏi ngoài lề tí chú.
Cây Trinh Nữ (chết giã, mắc cỡ)


Bình thường thì lá không sao.
khi có 1 lực nào đó tác động thì lá xếp lại.
Vì sao lại xảy ra như vậy zậy chú?
Bạn chịu khó chờ, một hai bữa tới chỗ "cuống lá " mình kể bạn nghe chuyện.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cảm ơn bạn đã hỏi và góp ý.
Những chuyện bạn đề cập ở trên xem ra cũng chỉ có một nguồn gốc
gây bệnh.
Để mình hỏi và bạn so sánh với cơ thể con người thử xem sao nhá.

-cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc
-vàng lá = màu da lợt, trắng bệch
-đốm lá loang lổ = da lợt lạt hoặc lang beng
-lá mỏng không bóng = da khô , nhăn
-khô lá = da khô, nhăn nheo
-nhạt màu= da trắng bệch (bủng)

Nếu ở người , những bệnh như trên bạn sẽ chú tâm vào chuyện gì để tìm cách chữa ?

Một câu hỏi hết sức nghiêm túc .

Bạn ráng suy nghĩ trả lời thử (hơi lấn sân cho vui!).
Không biết em hiểu có đúng ý anh kg? nhưng em cho đây là câu hỏi nghiêm túc để mở đầu cho câu trả lời của anh sau đó thì phải?

Vân. Em cũng sẽ nghiêm túc trả lời những gì trong khả năng chuyên môn có thể 1 cách bình dân ngắn gọn nhất theo y học trên 1cơ thể người:

- cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc : Tóc là chất sừng (keratin), khi nội sinh trong 1 cơ thể khỏe đủ chất nhất là các protein tạo thành, về ngoại sinh: do tiếp xúc hóa chất các loại dầu gội, nắng gió, duỗi tóc bằng nhiệt....Không biết cách chăm sóc bảo vệ tóc...

- vàng lá = màu da lợt, trắng bệch : Do thiếu máu, suy thận mãn-> phù trắng mềm, suy dinh dưỡng thể phù...

- đốm lá loang lổ = da lợt lạt hoặc lang beng: Nội sinh: có bệnh bạch tạng hay tăng hắc tố da, Ngoại sinh: Do nấm da như hắc lào, lan ben...

- lá mỏng không bóng = da khô , nhăn: Tiêu chảy mất nước và những bệnh gây mất nước khác, suy dinh dưỡng thể teo đét

- khô lá = da khô, nhăn nheo: Như ý trên

- nhạt màu= da trắng bệch (bủng): nội sinh:phù thủng do bệnh thận, suy dinh dưỡng thể phù. Ngoại sinh: Do dùng thuốc nhóm corticoide ( Dexa ), do ngộ độc hóa chất.....

chúc anh Hưng và các bạn vui khỏe. có gì chưa rỏ em xin bổ sung ạ
 
Top