Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cây mà không lá thì coi như đang ngủ hay đã chết!
Thành thử lá cây (hoặc hoa trái) là điểm quan trọng nhất của cây
để bảo chúng ta rằng : cây đang sống.
Chuyện này thì chúng ta ai cũng dư biết rồi.
Thế nên, thời gian hồi hộp chờ đợi "khúc củi phôi " nhú mầm chồi lá
có lẽ là thời gian vui sướng nhất của người chơi bonsai: sự hồi sinh.

Mạnh khỏe , bệnh hoạn và cả nét vui buồn của cây đều được lộ qua
nét lá. Bởi vậy, biết về lá là điều cần thiết để liệu mà cưng chiều o bế
cây cho đúng mức hẳn là lẽ đương nhiên. Chúng ta sẽ lần lượt xem
xét chuyện lá cây bonsai dưới vài khía cạnh của trình độ căn bản abc
thế này.


1.Lá : các kiểu dáng và cách phân bố
2.Lá : nhà máy sản xuất
3.Lá : căn bản mỹ thuật bonsai

Mời các bạn theo dõi và góp ý .
 

Cafedilinh

Thành viên
Có ít thời gian nên chạy theo chú Hưng muốn hụt hơi luôn. P3 (cành - nhánh) lẹt đẹt đi sau, chỉ mới được nữa đường... Nay chú Hưng đã qua p4...
Thôi để dành đó, học sau vậy. Giờ lo ru con, lúc nào rãnh thì nghiên cứu cho mấy cái hạt trước đã... Sau này hạt thành cây, học tiếp chắc vẫn không muộn!
 
Hôm nay lại đến Phần 4 rồi...Nhanh thật.:!!
Rất trân trọng và vô cùng biết ơn sự chia sẻ không mệt mỏi của Bác.
Chúc Bác cùng gia đình Thật khỏe,An bình .(Viết chầm chậm thôi Bác):-B
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
1.Lá : các kiểu dáng và cách phân bố

Chúng ta không phải là những nhà nghiên cứu Thực vật học để
phải tỉ mỉ phân loại dạng lá và xếp đặt các kiểu phân bố lá trên
cành vào phần :diệp tự. Thế nhưng, cũng cần phải biết vài chuyện
căn bản ở 2 vấn đề trên nhằm thỏa hai chuyện:

-chọn cây có lá thích hợp cho bonsai,
-kiểu cắt tỉa lá thay đổi theo diệp tự.


Bây giờ chúng ta xem những kiểu lá.
Tên gọi kiểu lá có thể sẽ gây nhiều rắc rối vì mỗi vùng miền gọi một
kiểu. Cho nên, nếu thấy những danh từ dùng cho kiểu lá do mình nêu
ở đây không thích hợp, không chính xác ....xin các bạn vui lòng góp ý
ngay. Mong sao mọi người cùng hình dung đúng loại lá khi một danh từ
mô tả được nêu.

Những hình ảnh trích ra từ trang web và chụp từ sách .













Các bạn thấy quá trời kiểu lá và kiểu phân bố!

Đừng ngại.
Chơi bonsai , chúng ta chỉ cần vài ý niệm đơn giản về lá là đủ. Vì thế,
mời các bạn để ý vào hai hình cuối cùng rồi chúng ta nói chuyện về lá.
==================================
Có ít thời gian nên chạy theo chú Hưng muốn hụt hơi luôn. P3 (cành - nhánh) lẹt đẹt đi sau, chỉ mới được nữa đường... Nay chú Hưng đã qua p4...
Thôi để dành đó, học sau vậy. Giờ lo ru con, lúc nào rãnh thì nghiên cứu cho mấy cái hạt trước đã... Sau này hạt thành cây, học tiếp chắc vẫn không muộn!
Thì mình cứ viết sẵn đây.
Khi nào cần , các bạn lôi ra tham khảo cũng được thôi.
Có điều,lúc đó thắc mắc gì mà không có bạn bè góp ý lại hơi kém vui.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Đặt gach hỏi luôn kẻo quên
(Nếu ko đúng dàn bài, bác cứ khất, trả lời sau cũng đc ạ
Cháu đòi nợ dai lắm, bác khỏi lo^^)
1. Hai cái cây khác loài có lá giống hệt nhau thì hai cái lá này có cùng đặc tính không?
(Hỏi về sinh dưỡng)
2. Điều gì của lá cây quyết định đặc tính có thể gút nhỏ của lá?
(Câu này liên quan sinh dưỡng, mỹ thuật)
3. Lá cây bonsai trông trong chậu và lá cây tự nhiên có khác nhau?
(Câu này chắc liên quan sinh dưỡng)

Ps: bổ sung về kiểu dáng lá cho bác.
Có một số loại cây mà bản thân cái lá nó thủng lỗ chỗ(phiến lá có chỗ khuyết, không liền lạc).
Ng ta tự nghiên cứu và lý giải đặc tính kì cục đó và đưa ra lời giải thích là
do tổ tiên cây ráy đó sống trong rừng rậm,
Ánh nắng nó loang lổ lúc đc lúc mất(dưới tán cây nó thế)
nên để tiết kiệm mô mà vẫn đủ nắng, nó có hình dáng thật to nhưng lại thủng lỗ chỗ
(Cây này nhà KK có nè^^)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Mr không biết.
Hỏi nhiều nhiều đâm cũng vui.
Từ từ trả lời bạn từng mục một.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tạm trả lời câu hỏi của bạn Mrkhongbiet.

1. Hai cái cây khác loài có lá giống hệt nhau thì hai cái lá này có cùng đặc tính không?
(Hỏi về sinh dưỡng)
2. Điều gì của lá cây quyết định đặc tính có thể gút nhỏ của lá?
(Câu này liên quan sinh dưỡng, mỹ thuật)
3. Lá cây bonsai trông trong chậu và lá cây tự nhiên có khác nhau?
(Câu này chắc liên quan sinh dưỡng)


câu 1. Nếu bạn hỏi về đặc tính sinh lý (ăn uống , hít thở )
thì các lá xanh đều giống nhau, bất kể hình dạng gì .
Bởi vì điểm chính của hình dạng là để thích hợp với vùng khí hậu,
cách lấy ánh sáng...

Còn bạn hỏi về đặc tính sinh trưởng (mức và cách phát triển thì
chúng hoàn toàn khác nhau )Thí dụ hai kiểu lá y hệt nhau ở hai
giống khác nhau.

-Acer carpinifolium(Maple lá trăn)
-Carpinus betulus hay cây Carpinus caroliniana (cây trăn Mỹ )
Cả ba cây trên có lá y hệt nhau, nhưng cây Maple có lá phát triển
khác biệt hoàn toàn hai cây Trăn ở dưới.







Chúng ta cũng nhớ là : Các nhà khoa học Thực vật phân giống và loài cây dựa trên
kiểu phát hoa là chính, chứ không phải dựa trên kiểu lá. Bạn cũng đã thấy, nhiều cây
Maple có kiểu lá chả giống những lá cây Japanese Maple (%, 7 8,9...thùy)nhưng cây
và lá của chúng cùng cách phát triển của giống Maple.

Bạn thấy những loài Maple dưới đây là 4 loài hoàn toàn khác kiểu lá với Japanese Maple,
'nhưng tất cả chúng gần như có cùng một số đặc tính cơ bản vì cùng là giống Maple .







==================================
Trong khi đó có những giống có kiểu lá như Japnese Maple
nhưng lại là một giống hoàn toàn khác Japanese Maple.




Các kiểu lá của Japanese Maple.

Trong khi những lá dưới đây là của cây Sweetgum (Liquidamber styraciflua).
Cây này chẳng hề ăn nhậu gì vối cây Maple, dù nhìn bên ngoài chúng
rất giống nhau, nhưng kiểu trái và hạt khác nhau.




Tóm lại : hai cây có lá giống nhau chưa chắc đã cùng giống cùng loài.
Nghĩa là đặc tính sinh trưởng của hai cây khác giống sẽ khác nhau,
dù chúng có lá giống nhau.

Do đấy, chúng ta rất cần và phải cảm ơn những nhà Thực vật học đã
bỏ công nghiên cứu để xếp những cây có một số đặc tính giống nhau
thành họ thành giống thành loài...nhờ đó việc chơi cây bonsai của chúng
ta dễ dàng hơn. Vì chúng ta biết ngay: những cây cùng giống, cùng họ
có thể ghép nhau hoặc cách phát triển có vài điểm tương tự nhau.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tiếp tục trả lời câu hỏi của bạn Mr.khongbiet.

2. Điều gì của lá cây quyết định đặc tính có thể gút nhỏ của lá?

(Có thể mình hiểu sai câu bạn hỏi, nhưng cứ trả lời như vầy)
Yếu tố quan trong nhất khiến lá bị nhỏ là thiếu nước. Thứ nhì nữa là
cường độ ánh sáng (hoặc cao độ , vị trí cây mọc so với mực
nước biển).

Phần này sẽ được trả lời chi tiết hơn trong đề tài về Lá dưới đây.

3. Lá cây bonsai trông trong chậu và lá cây tự nhiên có khác nhau?

Ngoài chuyện khác biệt về kích thước to nhỏ,
mình chả còn thấy chuyện gì khác nhau nữa hết.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại với mục : các kiểu dạng lá và cách phân bố lá ,
mình có thể nói ngay với các bạn 3 chuyện thế này.

a.Bất kỳ cây bạn chơi bonsai có kiểu lá tròn , oval hay dài ngắn thế nào ,
chúng ta cũng lấy hình thức lá tương tự như lá cây sanh (lá đơn) làm chuẩn
để nói chuyện về lá.

b.Điều đó cũng có nghĩa là : chúng ta lấy chuẩn màu xanh lá cây để nói chuyện
về sức khỏe và công việc làm của lá.

c.Khi dùng hai chuẩn : lá đơn và màu xanh lá cây , có nghĩa là những cây được
đưa vào bonsai có dạng lá kép và có lá không đơn thuần xanh lá cây có tỉ lệ
rất nhỏ . Tại sao vậy?

Trả lời câu hỏi tại sao này, chính là trả lời cho câu hỏi ở cuối đề tài cành nhánh bonsai.

Lý do người ta không dùng những loài có lá không phải màu xanh (nhất là tránh những
loại lá có màu sắc vàng ) vì những màu sắc vàng dễ khiến liên tưởng tới bịnh hoạn ,
yếu ớt ở cây.

Ngau cả những loài có lá màu sắc đốm (variagated) cũng tránh dùng > Thí dụ như bông giấy
với loài có lá nửa xanh nửa trắng ,hoặc loài Juniper nào có lá vàng hoặc trắng cũng tránh dùng.



Kế nữa, những loài cây có lá kép như : me. phương , điệp ta (lim xẹt) , điệp tây (còng)
cũng ít được dùng vào bonsai vì lá kép khó tạo vòm lá đẹp.
Tuy nhiên , một số cây lá kép được dùng cho bonsai không phải vì lá (trưng bày lúc
không lá hoặc rất ít lá), nhưng vì hoa (như đậu tía, tử đằng, wisteria) hay gốc thân và vỏ đẹp (như me ).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chúng ta sẽ chú tâm trong bài này về lá đơn màu xanh cho nhóm cây lá bản.
Còn những cây thuộc nhóm lá kim như Thông , Juniper; hoặc lá vảy như Juniper;
hoặc lá mọc vòng như phi-lao(dương liễu, casuariana equitfolia) sẽ gần như không
đề cập. Bạn nào cần chi tiết về những cây trên, vui lòng xem riêng trong các bài
về : Thông đen, Juniper, phi-lao.


Cho nên nếu nói về lá ở cây lá bản , việc trước tiên mình giới thiệu về loại lá đặc biệt ở
hạt. Đó chính là điều chúng ta nên biết, trùng hợp bới việc một số bạn đang ươm hay
sửa soạn gieo ươm hạt giống. Biết một chút về lá của hạt (lá mầm , tử diệp, cotyledon)
sẽ tránh được ít hiểu lầm. Đôi lúc sự hiểu lầm này gây tai hại, nhất là nếu bạn định làm
công việc cắt ngang thân cây con rồi ghim ngọn xuống cho ra rễ (cắt thân giâm đọt ).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hôm trước, bên bài cành nhánh bonsai, câu hỏi nêu ra thế này.

1.Các bạn chắc dư biết mấy cây trong ngành hiển hoa (nôm na là có hoa)
thì hạt của chúng được xếp vào hai nhóm:
-nhóm đơn tử diệp
-nhóm song tử diệp

Mà tử diệp (cotyledon) là lá của hạt (seed leaf).
Có nghĩa là đơn tử diệp thì có 1 lá hạt (như cây bắp- ngô)
Song tử diệp thì có 2 lá hạt (như cây đậu phụng- lạc).

Câu hỏi : Bạn biết có cây nào có hoa mà có nhiều hơn hai tử diệp.

và bạn Stobeornottobe07 đã trả lời khá chính xác.

Nguyên văn bởi Stobeornottobe07 Xem Bài gửi
Thông có thuộc loài hiển hoa ko anh?Chúng có nhiều lá mầm.
Tử diệp tên theo tiếng Việt chuẩn hiện tại là lá mầm đó anh.
Câu 2 em chịu, chưa đi Âu Mỹ bao giờ!

Thực ra, câu hỏi trên thiếu chính xác (gần như câu hỏi mẹo),vì ngành
những cây có hoa (hiển hoa) được chia làm hai nhánh :

-một nhánh là nhóm hiển hoa khỏa tử : có hoa nhưng sinh ra hạt trần(như hạt ở "quả thông")
-một nhánh là nhóm hiển hoa bí tử : có hoa , hạt sinh ra nằm trong trái (kín)như hạt cam trong trái cam.

Riêng cái nhóm hiển hoa bí tử này (là đa số những cây lấy trái lấy hoa ) được
nghiên cứu kỹ thì thấy có hai kiểu : kiểu 1 lá mầm và kiểu 2 lá mầm.
Sách vở gọi là : đơn tử diệp và song tử diệp.


Trong khi đó, cái nhóm hiển hoa khỏa tử (coi như ở dạng cổ lỗ hơn nhóm bí tử )
thì lại có thể có nhiều hơn hai lá mầm . 8 lá mầm , 22 lá mầm là chuyện bình thường.

Vậy thì :
Lá mầm (tử diệp ) là gì ?
Nó làm công việc gì ?
Mức quan trọng của nó ra sao?


Chúng ta sẽ nói chuyện tử diệp qua 3 vấn đề trên.

Có thể các bạn sẽ nghĩ: cái tử diệp con con thế kia,
sống được có vài ngày , thế thì có liên quan ảnh hưởng gì tới
cả một cái cây to đùng hàng mấy người ôm mà phải tốn công tìm hiểu?

Có thể đó là quan niệm của nhiều người.

Nhưng mình chỉ giải thích ngắn gọn thế này qua thí dụ hài nhi.

Một hài nhi vừa lọt lòng, bạn có biết những giọt "sữa non" đầu tiên
của người Mẹ cho con bú ấy, chính là phương thuốc kỳ diệu nhất cho
sức khỏe suốt đời của đứa bé. Hiện nay khoa học vẫn chưa đủ sức tạo
được thứ sữa nào giống hệt. Nhà sản xuất chỉ dám nói : tương tự sữa Mẹ.

Tử diệp cũng có vai trò y hệt như vậy.
Nếu các bạn không ngại tốn thời gian, mời đọc tiếp về tử diệp. Có thể nhờ đó,
những hạt giống chúng ta sắp gieo sẽ tốt đẹp hơn để tạo những cây dễ khỏe mạnh hơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tử diệp (cotyledon)là gì ?

Cứ theo định nghĩa thì tử diệp là lá của hạt . Bạn Stobeornottobe07
gọi là lá mầm.
bạn muốn gọi là gì thì tùy bạn, với mình(vì thói quen và để tránh lầm lẫn)
các bạn cho mình gọi là tử diệp.

Khi đã gọi là lá của hạt , có nghĩa rằng lá đó giúp cho hạt sống ?

Đúng như vậy. Tử diệp chính là nhà máy sản xuất thức ăn cho cây mới
tượng từ hạt ra. Cho nên, nếu tử diệp không làm việc, những phần dự trữ
ở phôi nhũ sẽ không thể trở thành "thực phẩm đầu tiên" cho cây non.

Tử diệp cần gì để làm việc?
Nó cần một số điều kiện sau đây :

-tử diệp phải trưởng thành.
-tử diệp cần nhiệt độ và ẩm độ (mức thay đổi tùy lòai hạt/ cây)
-tử diệp có thể cần ánh sáng hoặc không cần ánh sáng.



 

caycanhankhe

Thành viên
Xin phép anh hqvuhototbung cho phép tôi được đặt một câu hỏi nhỏ về lá:
Có nhiều cây có lá bình thường như hồi giờ, bỗng nhiên lá nhỏ lại cả cây dù chế độ dinh dưỡng như nhau; hoặc từ rễ nảy ra một chồi mang loại lá nhỏ ( đột biến).
Vậy có ảnh hưởng gì đến cây không.Cám ơn anh nhiều.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

Xin phép anh hqvuhototbung cho phép tôi được đặt một câu hỏi nhỏ về lá:
Có nhiều cây có lá bình thường như hồi giờ, bỗng nhiên lá nhỏ lại cả cây dù chế độ dinh dưỡng như nhau; hoặc từ rễ nảy ra một chồi mang loại lá nhỏ ( đột biến).
Vậy có ảnh hưởng gì đến cây không.Cám ơn anh nhiều.
Cảm ơn bạn đã hỏi.
Một câu hỏi hết sức thực tế, thú vị và cũng hết sức khó trả lời cho thông.
Mặc dù câu hỏi của bạn hơi tương tự như của bạn Mr.khongbiet, nhưng
chi tiết hơn : đột biến.

Dĩ nhiên, không phải khoa học gia, chúng ta chả cần vào chi tiết sâu xa. Tuy
nhiên, cũng báo với các bạn là hiện nay ngành nghiên cứu di truyền học đang
có khuynh hướng phát triển mạnh. Kể cả ở động vật cũng như thực vật.
Những nghiên cứu di truyền cốt để thỏa mãn sự hiểu biết , lẫn cố giúp cho
việc lai tạo những giống mới hiệu quả, năng suất thu hoạch cao, ít bệnh...
Ngay cả chiều cao cây cũng là vấn đề đang được nghiên cứu mạnh(cây
cao khó hái trái hơn cây thấp).

Dông dài như vậy để bạn thấy : Chưa có câu trả lời cho câu hỏi lý do đột biến vào
lúc này.
Kết quả đột biến(lá nhỏ ) như bạn nêu trên có 2 trường hợp :

-gen di truyền trong cây có thay đổi vì một lý do nào đó .
-cây bị nhiễm một virus nào đó gây tình trạng "còi".

Tương tự như một cháu bé mắc bệnh "đường ruột"(coeliac disease) cho nên
không lớn nổi, cứ là lùn tịt. Trong khi cha mẹ cháu bé có chiều cao bình thường.
Nhưng những người Pygmee thì có gen lùn, nên ai cũng có chiều cao dưới 1 mét.

Ảnh hưởng lá nhỏ cho cây

Dĩ nhiên là lá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sức phát triển của cây(còn chuyện gì nữa thì khộng biết).
Bởi lá là nhà máy sản xuất nhựa luyện. Diện tích tổng số mặt lá toàn cây càng cao
thì mức nhựa luyện càng lớn. Cây sẽ càng có sức dự trữ nhiều để phát triển.
Chắc bạn cũng thấy rõ. Như cây Du lá rí dưới đây(cây cao 10 cm) làm sao phát nhanh
bằng cây Du lá thường(lá to để bên cạnh ).





Hoặc như Linh sam lá rí hạt gạo chắc chắn là lớn chậm gấp trăm lần
loại LS lá trung , hay kém gấp ngàn lần LS lá to.
==================================
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


(cây của bạn Hoangbach12345.
Xem trong :http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=111336 )
==================================
Tóm lại: dân chơi cây , nhất là bonsai, rất thèm thuồng có sự đột biến ở lá.
Nếu bạn có những cây đột nhiên lá nhỏ lại, đó là kho tàng Trời cho. Nếu bạn có khả
năng tách , chiết nhân giống và đăng ký chủ quyền thì bạn có cơ hội làm giàu.
(Mình cũng biết là chuyện đăng ký chủ quyền giống cây bên nhà vốn không dễ dàng).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại với lá của hạt, phần chúng ta gọi là tử diệp.
Tử diệp cần gì để làm việc?
Nó cần một số điều kiện sau đây :

-tử diệp phải trưởng thành.
-tử diệp cần nhiệt độ và ẩm độ (mức thay đổi tùy lòai hạt/ cây)
-tử diệp có thể cần ánh sáng hoặc không cần ánh sáng.

tử diệp phải trưởng thành
Có nghĩa là , nếu hạt chưa chín kỹ, tử diệp chưa đủ già, nó sẽ không thể làm việc tốt.
Đó là trường hợp như hạt Thông . Chúng ta ngâm nước 24 tiếng, rồi cho hạt thọ hàn
3 tháng ở nhiệt độ 3-5 độ C, chính là giúp cho tử diệp của hạt chuyển từ trạng thái
non nớt tới dạng trưởng thành.

Tử diệp cần nhiệt độ và ẩm độ

Khi đã trưởng thành, nếu tử diệp gặp khoảng nhiệt độ và nhiệt độ thích hợp
(thường là nhiệt độ đầu Xuân , ẩm độ cao do tuyết tan hoặc mưa Xuân), nó sẽ
hút nước (do lớp vỏ cung cấp sau khi sàng lọc) và nở lớn.

Khi tử diệp thực sự làm việc, nó sẽ dùng nước để biến thực phẩm dạng dự
trữ cất ở nó (chúng ta gọi là phần phôi nhũ) thành "thức ăn cho mầm rễ"



Rễ được tiếp "năng lượng" phát triển . Đủ sức , rễ lấy thêm nước
giúp tử diếp biến đổi phôi nhũ thành đủ "thức ăn cho mầm lá ".

Nhìn những hình trên, các bạn sẽ thấy có 2 kiểu nảy mầm của hạt.
Một loại hạt nằm yên dưới đất và một loại hạt trồi lên trên mặt đất
(sau khi rễ phát triển).
Điều này nhằm tương ứng với 2 loại tử diệp.

tử diệp có thể cần ánh sáng hoặc không cần ánh sáng

Loại hạt nằm dưới đất : tử diệp không cần ánh sáng vẫn có thể biến đổi
phôi nhũ thành thức ăn cho cây non.
Loại hạt trồi lên trên mặt đất sẽ cần ánh sáng (tử diệp có diệp lục tố ) mới đủ
năng lượng biến hết phôi nhũ ra thức ăn cho cây con.

Như vậy, ở đa số cây lá bản, tử diệp là một lớp mỏng của phôi nhũ sẽ làm
việc để chuyển toàn bộ số phôi nhũ ra thứ cây con cần. Tử diệp này cần ánh sáng ,
cần nước như thế nào, hoàn toàn khác nhau theo loài. Do đấy , chúng ta cần
nghiên cứu và ghi chép giữ làm kinh nghiệm.
Chính việc : tử diệp cần vưon ra nắng hay không cũng là điều chúng ta cần nắm
để vùi hạt ở đúng độ sâu cần thiết . (Thí dụ như hạt cây Du, Ulmus mà hễ có ít
đất vùi lên mặt hạt là nó không đủ sức nảy mầm. Cho nên phải để hạt trên đất
ẩm mà thôi).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn cũng đã nhìn vài hình ở trên để thấy : đơn tử diệp
hay song tử diệp, tương ứng với hạt sau khi gieo sẽ giữ nguyên
phôi nhũ (đơn, như hạt bắp,ngô) hay tách làm đôi (song tử diệp,
như đậu phọng , me....), trông chúng chả giống hình cái lá như
chúng ta thường hình dung về lá.



(hai tử diệp ôm lấy hai lá đầu tiên = lá thật )

Ngược lại ở nhóm hiển hoa khỏa tử như Thông, tử diệp lại có hình
chiếc lá kim rất rõ ràng. Chính những tử diệp này thường bị người ta lầm là lá thật củea cây Thông.








Các bạn sẽ thấy như ở những hình hạt Thông ở trên.
Khi đủ sức phát triên, toàn bộ tử diệp của hạt Thông sẽ xòe ra ánh sáng mặt trời
để chuyển toàn bộ những dự trữ "trong tử diệp " cho chồi mầm lá Thông (bé tí ti ở giữa).

đầu tiên là tử diệp được rễ tiếp nước , sẵn sàng bung ra khỏi vỏ.
Hình thứ nhẩt, các bạn thấy số tử diệp ở hạt thông rất biến đổi , 6,7,8 tử diệp.
Hình thứ nhì, cây Thông con với 5 tử diệp =chưa có mầm lá thật phát triển (vì tử diệp
chưa nhận được đủ nắng và nước ).

Cho nên , đó là lý do người ta khuyên bạn:

Chọn những cây Thông con có tử diệp mập, thẳng để cắt thân giâm đọt.
Chứ những cây con có tử diệp loăn quăn thì loại bỏ , vì sẽ cho cây yếu ớt (thiếu ăn).



Vài hình ảnh và ý niệm để các bạn thấy được sự quan trọng của tử diệp.

Nếu chúng ta nắm được vài căn bản về hạt giống và cung cấp cho hạt (tùy loài)
những thứ tử diệp cần, chắc chắn cây con sẽ hết sức khỏe mạnh, chóng lớn.
 
Top