bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

maivangnambo

Thành viên tích cực
Chào bạn cây mai của bạn cũng chưa đáng ngại nhưng chắc chắn Tết nầy không chơi được rồi.Cây đang bị nhện đỏ nặng nên bộ lá quang hợp yếu do đó bộ rể bắt đầu suy yếu,thân cây hình như có triệu chứng của sâu ăn da. Bạn có thể xử lý như sau:
-Vệ sinh sạch sẽ thân, cành của cây bằng máy áp lực.
-Lảy hết lá
-Thay chất trồng mới(trấu sống +sơ dừa)tỷ lệ 5-5 +một ít đất sạch.
-Sau khi thay chất trồng mới bạn pha root 2 (2cc/1l nước)bạn tưới chừng 2 lần cách nhau 10 ngày 1 lần
-Bạn nhớ pha thuốc sâu xịt toàn bộ thân ,cành
Vài hàng cùng bạn.
Chúc bạn thành công
 

espanola

Thành viên mới
Chào bạn cây mai của bạn cũng chưa đáng ngại nhưng chắc chắn Tết nầy không chơi được rồi.Cây đang bị nhện đỏ nặng nên bộ lá quang hợp yếu do đó bộ rể bắt đầu suy yếu,thân cây hình như có triệu chứng của sâu ăn da. Bạn có thể xử lý như sau:
-Vệ sinh sạch sẽ thân, cành của cây bằng máy áp lực.
-Lảy hết lá
-Thay chất trồng mới(trấu sống +sơ dừa)tỷ lệ 5-5 +một ít đất sạch.
-Sau khi thay chất trồng mới bạn pha root 2 (2cc/1l nước)bạn tưới chừng 2 lần cách nhau 10 ngày 1 lần
-Bạn nhớ pha thuốc sâu xịt toàn bộ thân ,cành
Vài hàng cùng bạn.
Chúc bạn thành công
Dạ cảm ơn bác!
Cho mình hỏi rõ vài chi tiết
> -Thay chất trồng mới(trấu sống +sơ dừa)tỷ lệ 5-5 +một ít đất sạch.
Trấu sống với xơ dừa mua ở đâu thì đảm bảo sạch và không có sâu bệnh ạ? Mình ở Tân Bình HCM

>-Bạn nhớ pha thuốc sâu xịt toàn bộ thân ,cành
Thuốc sâu là thuốc gì ạ, pha bao nhiêu, xịt bao lâu (mình hoàn toàn ko rành rẽ)
 

pkimduc

Thành viên
Những câu hỏi của bạn đã lập đi lập lại trong chuyên đề Mai này nhiều lần rồi, chịu khó tìm đọc đi bạn sẽ hết thắc mắc nha
 

espanola

Thành viên mới
Những câu hỏi của bạn đã lập đi lập lại trong chuyên đề Mai này nhiều lần rồi, chịu khó tìm đọc đi bạn sẽ hết thắc mắc nha
Dạ vì mình rất ko rành nên mới lên đây hỏi chuyên gia. Mình nghĩ diễn đàn là nơi để trao đổi hỏi han, người có kinh nghiệm chỉ bảo người mới vô. Chứ cái gì đọc cũng xong thì chắc là sách có nhiều, cần gì mở diễn đàn phải ko ạ. Nếu mình có kinh nghiệm như bác thì chắc đọc được, còn không có kiến thức gì mà tự đọc chắc khi mình đọc xong, nghiệm ra, chắc nó khỏi cứu luôn ạ.
Có gì không đúng mong bác chỉ thêm.
 

espanola

Thành viên mới
Nhờ bác maivangnambo giúp cho ý kiến:
- Mình mua thuốc nhện đỏ theo trang 1 hướng dẫn đi rất nhiều nơi mà không có. Người bán chỉ có Reasgant 3.6EC mà thôi. Trên đó cũng ghi là trị nhện đỏ nhưng cho cây ăn trái như cam, quýt, vải, hồng,.. chứ không thấy nói cho mai.
Nhờ bác tư vấn giúp là có dùng được không? Còn nếu muốn mua thuốc theo trang 1 chỉ thì mua ở đâu ạ. Mình đã đi 10 cửa hàng ở QK7, Trường Chinh mà không ai có hết.
- Bác có chỉ là tuốt hết là rồi tưới root 2. Mình thấy root 2 ghi là phân bón lá, vậy không biết tưới có hiệu quả không ạ?

Xin cảm ơn
 

Tongli

Thành viên
Re: Trả lời: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Dạ vì mình rất ko rành nên mới lên đây hỏi chuyên gia. Mình nghĩ diễn đàn là nơi để trao đổi hỏi han, người có kinh nghiệm chỉ bảo người mới vô. Chứ cái gì đọc cũng xong thì chắc là sách có nhiều, cần gì mở diễn đàn phải ko ạ. Nếu mình có kinh nghiệm như bác thì chắc đọc được, còn không có kiến thức gì mà tự đọc chắc khi mình đọc xong, nghiệm ra, chắc nó khỏi cứu luôn ạ.
Có gì không đúng mong bác chỉ thêm.
Anh hiểu sai ý của anh pkimduc rồi anh ơi. Ý anh Pkimduc là câu hỏi giống hệt như anh đã trả lời rất nhiều ở những trang trước rồi. Anh lùi lại những trang trước là gặp thôi.:>
 

binrom

Thành viên mới
cây của con bị nấm hồng nặng quá mấy chú ơi ! bây giờ xith nấm hồng có ảnh hưởng j đến nụ hoa ko ạh ! nếu xịt thì bao nhiêu lâu xịt lại ạh
mong mấy chú tư vấn giúp con
 

nguyenvanlinhtpst

Thành viên
Cảm ơn chủ thớt đã chia sẽ bài viết rất hay và ý nghĩa cho những người chưa chơi, đang chơi và đã chơi em MAI...vàng#:-S
 

Văn Công

Thành viên
Các bác cho em hỏi. cây mai bình định nhà em khi bình thường thì ko sao. Khi em moi gốc ra thì có rất nhiều con bọ có kích thước khoảng 1mm màu trắng đục. bò quanh rễ và chốn ở gốc. Xin hỏi bọ này là bọ gì. cách trị như thế nào. con bọ này ảnh hưởng tới cây như thế nào ạh.
 

ntt1505

Thành viên mới
Kính gửi bác chủ thớt
Nhờ bác giúp em chuẩn đoán và kê toa điều trị cây mai của em với. Hôm tết nó vẫn ra bông nhưng đánh giá là cây không sung lắm. Sau ngày rằm em thay đất 1 phần cho cây nhưng thấy cây không phát triển mà có vẻ suy thêm. Nhờ bác xem giúp
Xin cảm ơn bác nhiều
Đây là một số hình ảnh cây mai của em
[/URL] Uploaded with ImageShack Uploaded with ImageShack.us[/IMG].us[/URL][/IMG]
[/URL] Uploaded with ImageShack.us[/IMG] Uploaded with ImageShack.us
[/URL] Uploaded with ImageShack.us[/IMG]
 

hoa_xuan

Thành viên
Trả lời: Re: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Các bác cho em hỏi. cây mai bình định nhà em khi bình thường thì ko sao. Khi em moi gốc ra thì có rất nhiều con bọ có kích thước khoảng 1mm màu trắng đục. bò quanh rễ và chốn ở gốc. Xin hỏi bọ này là bọ gì. cách trị như thế nào. con bọ này ảnh hưởng tới cây như thế nào ạh.
Nó là con rệp sáp đó bác ơi, nó thường chui vào dưới lớp vỏ cây bị bong tróc hút dinh dưỡng của cây, khi cây bị rệp sáp thì có kiến đen sống cộng sinh với nó . Loại này cũng rất khó trị ,bác mua Supracid hay suprathion pha thêm chất bám dính phun thân và gốc .

Nếu bác mua thuốc trên ở Cà Mau không có thì cuối tuần này tôi đi cm bac nhăn tin vào đttôi đem về cho. bác ở tp cm phường mấy?
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Re: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Kính gửi bác chủ thớt
Nhờ bác giúp em chuẩn đoán và kê toa điều trị cây mai của em với. Hôm tết nó vẫn ra bông nhưng đánh giá là cây không sung lắm. Sau ngày rằm em thay đất 1 phần cho cây nhưng thấy cây không phát triển mà có vẻ suy thêm. Nhờ bác xem giúp
Xin cảm ơn bác nhiều
Cây mai có vấn đề về bộ rễ vì bạn thay đất , có thể bạn đã bón phân , có thể vừa thay đất gặp trời quá nắng nóng...Tôi thấy nó bị yếu nhiều, có thể bị suy hay die . Nếu bạn đã bón phân nhiều thì nên tưới thật nhiều vài lần rồi đưa cây vào bóng râm tưới giử âm cho cây. Dùng Dokemon 22,4 D phun cho cây vài lần ( cách tuần ) và sau đó chỉ nên phun thuốc kích rễ Root 2 và B1 khio nào thấy lá non phát triển thì đưa ra nắng từ từ.
 

letradalat

Thành viên
Nam hong toi nghe noi la xit anvil 5ec hoac regent la het. Con bo trang do la rep sap phan trang dung suprathion hoac Ditarex ket hop nuoc rua chen My hao. KN MAI BINH DINH. VUI
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Các bạn viết chữ Việt có dấu dùm, vì đây là quy định của diễn đàn . Chữ Việt mình viết đầy đủ mà có lúc hiểu được nhiều nghĩa khác nhau , chứ viết không dấu đọc và hiểu đúng thì khó lắm.
 

ntt1505

Thành viên mới
Re: Trả lời: Re: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Chân thành Cảm ơn bác nhiều để về làm thử theo tư vấn của bác xem có cứu vãn được không.
 

ntt1505

Thành viên mới
Re: Trả lời: Re: bài trị bệnh cho mai vàng của camauteur đã sửa

Cây mai có vấn đề về bộ rễ vì bạn thay đất , có thể bạn đã bón phân , có thể vừa thay đất gặp trời quá nắng nóng...Tôi thấy nó bị yếu nhiều, có thể bị suy hay die . Nếu bạn đã bón phân nhiều thì nên tưới thật nhiều vài lần rồi đưa cây vào bóng râm tưới giử âm cho cây. Dùng Dokemon 22,4 D phun cho cây vài lần ( cách tuần ) và sau đó chỉ nên phun thuốc kích rễ Root 2 và B1 khio nào thấy lá non phát triển thì đưa ra nắng từ từ.
Bác Minh_cao cho em hỏi là Dokemon 22,4 D hay Dekamon 22,43 L
Vì em không rành về thuốc nên lên mạng tìm nhưng không thấy chỗ nào có Dokemon 22,4 D cả. Mong bác xem giúp
Cảm ơn bác
 

trungduart

Administrator
trungduart cập nhật thêm bài viết sưu tập taị trang của sở nông nghiềp, tuy có sự trùng lặp nhưng cũng có phần giúp anh em bổ sung thêm.


Phòng trừ sinh vật hại cây mai
Hoa Mai là biểu tượng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sắc vàng tươi thắm của hoa mai vẫn được người đời cho là màu của may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Cây Mai có sức đề kháng cao, dễ trồng, dễ sống. Mặc dù, trên đất xấu cằn cỗi hoặc gặp vùng thời tiết thay đổi bất thường nhiều giống cây trồng không sống được thì cây mai vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, cây Mai dễ bị ảnh hưởng bởi úng ngập làm thối rễ, vàng lá và chết dần; các loài sâu bệnh hại thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá, bệnh mốc cam, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh đốm đồng tiền, bệnh vàng lá…
Chúng tôi xin giới thiệu một số sinh vật hại chủ yếu trên cây hoa Mai như sau:

I. SÂU
1. Sâu ăn lá (Delias aglaia)
Họ: Pieridae - Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng


Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.

Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng 20 – 25mm, sải cánh rộng 60 – 70mm. Thân và cánh mầu đen, trên cánh có nhiều đốm mầu trắng và mầu vàng hình bầu dục.

Trưởng thành thường hoạt động ban ngày. Trứng được đẻ rải rác trên các đọt non, lá non.

Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi đẫy sức sâu dài khoảng 25 – 28mm.

Sâu non thường nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau làm tổ để sống và hóa nhộng ở trong đó.

Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non.

Biện pháp phòng trừ

Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non.

Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin, Abamectin hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha…

2. Bọ trĩ (bù lạch) (Thrips sp.)

Họ: Thripidae - Bộ: Thysanoptera
Triệu chứng


Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng đều chích hút dinh dưỡng ở lá non. Triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên.

Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém.

Đặc điểm hình thái

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng.

Đặc điểm sinh thái

Trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bọ trĩ thường gây hại nặng trong mùa khô, khi mùa mưa đến bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Biện pháp phòng trị

Khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng; mặt khác cũng sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại khác đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp…

Khi mật số bọ trĩ cao có thể sử dụng một số loại thuốc như: Malvate 21EC, Trebon 10EC, Confidor 100SL, Admire 50EC, Regent 5SC, Vimite 10ND, Bifentox 30ND, Virigent 800WG…Về liều lượng và cách pha chế nên theo khuyến cáo có in sẵn trên nhãn thuốc.

Khi phun, chú ý phun tập trung vào mặt dưới của lá non, đọt non. Ngoài ra, để hạn chế tác hại của bọ trĩ, nên trồng thưa để vườn mai luôn được thông thoáng.

3. Nhện đỏ (Rầy lửa) (Tetranychus sp.)

Lớp Nhện: Arachnida - Bộ: Acarina
Triệu chứng

Nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám.

Khi bị hại nặng bộ lá bị cằn lại, thô cứng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai.

Đặc điểm hình thái

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 – 0,4mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm.

Nhện sinh sản rất nhiều, vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích luỹ mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Đặc điểm sinh thái

Nhện đỏ ngoài gây hại trên cây mai, chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng như cây ăn trái, cây rau màu và một số loại cây hoa kiểng khác.

Nhện thường tập trung thành từng đám ở mặt dưới các lá già, chích hút nhựa. Đôi khi nhện còn tập trung ở các mắt thân làm lá vàng và rụng.

Nhện đỏ thường gây hại nặng trong các tháng mùa nắng.

Biện pháp phòng trừ

Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn mai.

Thường xuyên kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.

Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…Chú ý phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc.

4. Rệp sáp (Dysmiccocus sp.)

Họ: Pseudococcidae - Bộ: Homoptera
Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện.

Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .


Đặc điểm hình thái

Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn. Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt.

Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn

Đặc điểm sinh thái

Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa.

Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển. Rệp sáp dysmicoccus sinh sống phá hại trên nhiều loại cây.

Biện pháp phòng trừ

Dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster.
 
Top