Bà trùm chuyên nhập... siêu cây cảnh

hantu

Thành viên
Những cây cảnh thế siêu độc, tuổi siêu cao thuộc hàng bảo vật quốc gia của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc… trị giá quy ra cả ngàn tấn thóc được nhập về Việt Nam dưới bàn tay điều phối huyền diệu của bà trùm cây cảnh Hùng Hương…
I. Làng Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội), một buổi sáng chớm hè bỗng dưng ùn tắc bởi sự xuất hiện của một chiếc xe tải siêu trọng. Chiếc xe mang biển ngoại tỉnh, thùng xe phủ hai lớp bạt kín mít, nhuộm đầy bụi đỏ chứng tỏ nó đã đi một quãng đường rất dài. Phải khó khăn lắm chiếc đại xa đó mới tìm được chỗ đỗ trên con đường làng ven đô chật hẹp, khúc khuỷu.
Xe vừa dừng bánh, hàng chục trai tráng đã túa lên nóc xe, dở hai lần vải bạt, cởi tung những gọng thùng. Những ánh mắt tò mò dõi theo khi thùng hàng lộ ra. Lừng lững trên đó là một siêu cây cảnh cao dễ tới trên 3m như ngẩng cao đầu kiêu hãnh giữa hàng chục cây cảnh cỡ vừa khác xếp rải rác quanh thùng. Đám thanh niên ai nấy đều tíu tít với công việc dường như đã được lập trình sẵn.
Người tót lên túm gọn những dây điện treo tòng teng trên cột để dọn đường cho cây “thăng thiên”, người bận luồn những chiếc cáp vải to cỡ con trăn đất dưới kiện hàng, người cẩn thận kiểm tra từng nhánh, từng cành nhỏ của cây xem có bị chạm vào hai bên thành thùng xe hay không. Khi mọi việc đã đâu vào đấy, một chiếc xe cẩu lập tức áp sát vào xe tải. Móc xích được chốt chặt vào cáp, chiếc cần như một cánh tay thép khổng lồ từ từ nhấc cái khung sắt chứa siêu cây cảnh lên không trung, nhích dần từng mi li mét một.
Đám thanh niên giờ đu người bên thành xe, chỉnh dần từng cành, từng tán cây không bị cọ sát vào thùng. Tiếng máy ì ì nổ, ai nấy đều hồi hộp đến thót tim, mồ hôi túa ra như tắm. Khi cái cây đã được nhấc bổng, lơ lửng giữa không trung, đám đông đang xúm đen, xúm đỏ dưới đất nhất loạt thốt lên “Đẹp quá, to quá”. Người lái xe cẩu hạ dần độ cao, cẩn thận từng centimet nhỏ. Hai chiếc xe nâng được ghép lại rồi đỡ sẵn bên dưới, chờ đón giá hàng. Đám người thoăn thoắt xoay xoay chiếc tay quay kích để chỉnh độ cao hai chiếc xe bằng nhau.
Khi đại cây cảnh ung dung "hạ cánh an toàn", đám đông xúm đến mỗi lúc một nhiều, ai cũng muốn tiến đến thật gần, xem cho thật rõ khiến cho hàng chục người phải dẹp đường, tạo lối đi giữa đám người hiếu kỳ rồi nhanh chóng kéo chiếc xe về một khu vườn nằm sâu trong làng của bà trùm cây cảnh Hùng Hương. Hai lái xe tải đường dài vừa lắc đầu, lè lưỡi khi nhìn thấy cảnh vận chuyển công phu dường ấy, vừa hỏi chủ hàng: “Cây này bao tuổi rồi bác”. “Có lẽ cũng cỡ tuổi cụ, mà không- phải tuổi kị của chúng mình” “Thế nó có giá đến…trăm triệu không bác?”. Trước câu hỏi có phần ngây ngô đó, ông chủ cười nhạt: “Cũng tiền trăm nhưng không dưới trăm ngàn đô”.
Tranh thủ lúc anh xế đang ngồi phệt xuống lề đường nghỉ ngơi, tôi hỏi: “Xe chuyển từ đâu về vậy anh?”. “ Sài Gòn, cây vừa từ Đài Loan về đường biển là chúng em được thuê chở ngay. Mất hai ngày hai đêm cho suốt chuyến đi. Cả chặng đường hơn ngàn cây số, không hề được mở bạt ra vì sợ nắng, gió táp mất lá. Hú vía là đến đích không hề hấn gì. Cũng bõ công 22 triệu từ trong đó ra đây”.
II. Giới chơi cây và sưu tầm cây ở Việt Nam không ai lạ gì về độ “máu” của vợ chồng Hùng Hương. Chị Hương có nghề cây cảnh từ khi chưa lấy chồng, nghĩa là cách đây đã hai mươi năm có lẻ nhưng có lẽ cả miền Bắc này mỗi chị là buôn xuyên quốc gia những siêu cây cảnh trị giá từ vài chục đến cả trăm ngàn đô. Tháng nào hầu như chị cũng đi Đài Loan, đi Trung Quốc để săn tìm những cây quý hiếm.
Trong ngôi biệt thự rộng lớn giữa màu xanh mướt mát của muôn vàn cây cảnh bao bọc, dù rất bận rộn nhưng chị vẫn bật mí một phần con đường để thành bà trùm cây xứ Bắc. Chị bảo: “Cái nôi của cây bonsai phải là Nhật, Đài Loan. Nơi đây người ta không chân đất hay “trọc phú” chơi cây cảnh như ở ta mà có trường lớp đào tạo, có hiệp hội bảo vệ quyền lợi đàng hoàng. Mỗi nước có một “gu” chơi cây riêng. Việt Nam chuộng sanh, chuộng tùng, Đài Loan chuộng ghừa (họ nhà si- PV), Nhật chơi tùng la hán, thông hai lá, còn Trung Quốc ít cây đẹp mà chỉ chuyên về hoa nên là nơi trung chuyển siêu cây cảnh của Nhật ra các nước Đông Nam Á…”.
Nói thú chơi cũng vô cùng nhưng ở Việt Nam hiện nay đa phần mới chỉ chơi bằng tai, tức nghe đồn thổi mà mua, mà bán chứ ít đi sâu vào nghệ thuật. Trong cuộc triển lãm ở Thanh Hoá mới đây, giới buôn cây mới tung ra hàng loạt những cây thuộc diện hàng khủng nhờ…bơm thổi, gắn với những huyền thoại gần như chẳng có căn cứ "nào là cây nguồn gốc cung vua, phủ chúa, nào là cây của giới quan lại, quý tộc triều đình…” “cây đã mấy trăm tuổi, gia truyền dòng họ X, họ Y…” rồi thét giá tới vài triệu đô.
Để vận chuyển cây từ nước ngoài về, trước đó nó đã được xử lý một cách đặc biệt để tăng sức sống rồi đóng trong từng kiện, vận chuyển bằng container lạnh.
Thực sự chỉ có dân trong nghề mới biết được giá trị cũng như nguồn gốc của những cây đó. Có cây chỉ mua vài chục triệu hoặc trên trăm triệu về dăm bữa nửa tháng chăm bẵm cũng bảo là tâm huyết, là sản phẩm của nghệ nhân…chính mình rồi tung hứng lên vài tỉ, người mua sau lại tung hứng lên hàng chục tỉ mà hễ gặp…gà là diệt gọn. Như hành trình của cái cây khá nổi tiếng đắt giá nhất nhì của lần hội chợ xứ Thanh vừa rồi giá ban đầu sang tên tại Đống Đa- Hà Nội chỉ 800 triệu, về tay một đại gia xây dựng ở Hà Tây cũ “giang hồ” đồn 5 tỉ nhưng thực chất mua có 3 tỉ. Sang tên một đại gia khác bỗng dưng được thét lên triệu đô. Vô lý chưa.

Khác với thị trường cây cảnh hết sức “u u minh minh”, giá tuỳ thuộc vào…mặt khách mà quát, thị trường những cây cảnh những nước tiên tiến rất minh bạch. Chị Hương đưa cho tôi xem cuốn catalog của Đài Loan in năm 2003, trong đó có những cây thuộc hàng bảo vật quốc gia, ghi rõ chủ nhân, số điện thoại, các thông số kỹ thuật khác đi kèm. Lật giở chị chỉ vào một trang in ảnh cây ghừa thế trực, đường kính gốc cỡ 1,3m mà chị đã chở về sáng nay. Cái cây được một số người am hiểu nói có thể “đập chết, ăn thịt” được nhiều siêu cây cảnh trong nước bởi dáng vẻ cực bề thế, mốc meo, “gầm ghì” không giống ai. Nó trông từa tựa như cây đa làng đã ngàn năm tuổi, ngạo nghễ trường tồn qua bao phong ba, bão táp để rủ rỉ cho đời những chuyện dâu bể.
Nói về chuyện vận chuyển những siêu cây cảnh mới thật là kỳ công. Đi biển hàng tuần mà những cây này không hề chịu suy suyển bởi hơi muối là một bí quyết không dễ tiết lộ. Rồi là suốt chặng đường thiên lý Nam Bắc cả ngàn km, qua biết bao “ổ gà”, “ổ voi” rung xóc, không ít cây bị xước, thậm chí cành gẫy lìa chỉ còn ít vỏ dính tòng teo. Ngay khi về vườn, những cây này được chăm sóc chế độ đặc biệt. Được băng bó rồi xịt một loại hoá chất đặc biệt của Nhật vào giúp chóng liền sẹo và vết thương không bị mục để rồi vài tuần sau được định giá bạc tỉ, lên sàn chuyển nhượng…
nguon:http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-VN/61/158/1/24/24/33872/Default.aspx
 
em lại không đồng ý với ông nhà báo viết như này:..."Nói thú chơi cũng vô cùng nhưng ở Việt Nam hiện nay đa phần mới chỉ chơi bằng tai, tức nghe đồn thổi mà mua, mà bán chứ ít đi sâu vào nghệ thuật"...
không biết là do ông nhà báo hay người chủ mà lại có ý như vậy.
ý là đa phần dân mình chỉ buôn cây lỗ hay lã không biết.chứ ít đi sâu vào nghệ thuật.pó tay??
 

vietsovigaz

Thành viên mới
Chào các bác trên diễn đàn,

Bây giờ nói đến cây cảnh thì đâu đâu cũng nghe những lời như Vua Cây Cảnh, Ông Trùm này nọ, giờ có cả Bà trùm. Mà bài báo này hình như chủ đích là phê phán giới chơi cây trong nước: ''Nói thú chơi cũng vô cùng nhưng ở Việt Nam hiện nay đa phần mới chỉ chơi bằng tai, tức nghe đồn thổi mà mua, mà bán chứ ít đi sâu vào nghệ thuật.'', và "Chị bảo: “Cái nôi của cây bonsai phải là Nhật, Đài Loan. Nơi đây người ta không chân đất hay “trọc phú” chơi cây cảnh như ở ta mà có trường lớp đào tạo, có hiệp hội bảo vệ quyền lợi đàng hoàng. Mỗi nước có một “gu” chơi cây riêng. Việt Nam chuộng sanh, chuộng tùng..." Và tôn sùng một Ông trùm hay Bà trùm nào đó: " Giới chơi cây và sưu tầm cây ở Việt Nam không ai lạ gì về độ “máu” của vợ chồng Hùng Hương. Chị Hương có nghề cây cảnh từ khi chưa lấy chồng, nghĩa là cách đây đã hai mươi năm có lẻ nhưng có lẽ cả miền Bắc này mỗi chị là buôn xuyên quốc gia những siêu cây cảnh trị giá từ vài chục đến cả trăm ngàn đô. Tháng nào hầu như chị cũng đi Đài Loan, đi Trung Quốc để săn tìm những cây quý hiếm."???! => Vậy ra, trong cái giới chơi cây cảnh nghệ thuật ở Ta toàn là những người buôn cây không biết thưởng thức nghệ thuật, không biết cảm thụ cái cốt cách, cái hồn của mỗi tác phẩm?! Quan điểm cá nhân tôi cho rằng:Bất luận đã trong một cuộc chơi thì phải có sự tìm hiểu, học hỏi và nảy sinh giao lưu; Vậy thì rõ ràng vấn đề kinh tế sẽ phải tính đến khi có sự giao lưu trao đổi. Đành rằng không có gì là hoàn hảo, nhất là trong một cuộc chơi (CCNT) mang tính xã hội rộng lớn như hiện nay thì cũng không ít người mua cây để muốn khoe khoang hay khuếch trương đẳng cấp, vị thế của mình mặc dù họ không có tình yêu cây thực thụ và cũng chẳng hiểu biết gì về nó.

Trên đây là vài lời tâm sự mạo muội. Tôi mong rằng: BQT website ngày càng phát triển để Diễn đàn thực sự là sân chơi, nơi giao lưu, học hỏi của mọi người yêu và chơi CCNT.

Trân trọng.
Bùi Quang Việt
0989.189996 hoặc 0906.148111
 

tuanvdqn

Thành viên mới
Bạn hantu nói rất đúng. Tôi cũng là một bạn hàng chuyên cung cấp cây Chà Là cho chị Hương và cũng đã có cơ hội được chiêm ngưỡng vườn cây tiền tỷ của chị Hương rồi. Quả là rất tuyệt vời, ko biết bạn ở đâu nhỉ? Nếu có thể thi rất vui nếu được làm quen cùng bạn. Và cuối tuần này tôi cũng qua HN để gặp chị Hương nếu có thể chúng ta sẽ liên lạc và gặp nhau ở đó. Số ĐT của tôi có sẵn đó nếu tiện thì bạn liên lạc nhé. Chúc bạn vui ve
 

TRUNG LONG

Thành viên
ôi đàn bà là những niềm đau,dù sao cũng kính phục chúc chị đưa thêm về việt nam nhiều cây đẹp , hàng độc tầm cỡ thế giới em giám chắc chị sẽ có đầu ra , con người việt không chịu thua ai đâu
 

GIA KHỔNG HUỲNH

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Bà trùm chuyên nhập... siêu cây cảnh

em lại không đồng ý với ông nhà báo viết như này:..."Nói thú chơi cũng vô cùng nhưng ở Việt Nam hiện nay đa phần mới chỉ chơi bằng tai, tức nghe đồn thổi mà mua, mà bán chứ ít đi sâu vào nghệ thuật"...
không biết là do ông nhà báo hay người chủ mà lại có ý như vậy.
ý là đa phần dân mình chỉ buôn cây lỗ hay lã không biết.chứ ít đi sâu vào nghệ thuật.pó tay??
ĐỒNG Ý KIẾN VỚI ANH ,
BÀ TRÙM NÀY THÌ CỦNG KHÁ NỔI TIẾNG TRÊN MẠNG THÔNG TIN VỀ BUÔN CÂY CẢNH ,
NHƯNG BÀ ẤY TO MỒM QUÁ:-t:-t:-t
 

khongtridaisu

Thành viên mới
Thông tin thời nay thật là nhiễu loạn, có người nói ăn bưởi thì có lợi cho sức khỏe, rồi một thời gian sau thì báo khác lại giựt tin là có hại cho sức khỏe. Người dân chẳng biết đâu mà theo. Theo mình, những thông tin về nghệ thuật cây xanh đều chỉ có một mục đích là nâng cao trường phái, loại cây ... của những người đăng lên thôi. Thôi thì trong thời đại như vậy thì tôi nghĩ thôi :
"Bâng khuâng đứng giữa muôn dòng nước
Chẳng chọn dòng nào, cứ để nước nó trôi" Đạo thơ chút, anh em nhẹ tay dùm
 
Top