Bắt đầu từ abc ,phần 3 : cành , nhánh bonsai

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rất cảm ơn các bạn đã tham gia vào phần 2 : thân bonsai.
Dù mới chỉ ở mức sơ cấp , có lẽ chúng ta đã duyệt qua mọi
khái niệm cần thiết về thành phần kiến thiết thân và nhiệm vụ
của từng khần : vỏ bảo vệ cây , nhu mô tải nhực luyện , sinh
mô đẻ tế bào nhu mô và tế bào gỗ , tế bào gỗ tải nhựa nguyên .

Xét ra thế là tạm đủ . Chúng ta sẽ xét thêm về những kỹ thuật thực
hành trên thân cây ở cấp 2 .

Sang tuần sau , chúng ta sẽ bước vào phần 3 : cành cây bonsai .

Mình tạm đề nghị dàn bài sơ lược như sau :

1. Cành và nhánh : có phải bộ phận thân thu nhỏ .
2. Nhiệm vụ của cành : sinh lý và mỹ thuật.
3. Cách phát triển cành.
4.Sơ lược một số kỹ thuật thiết kế cành .

Cảm ơn các bạn .
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/editpost.php?do=editpost&p=1444861
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Từ những năm cuối thế kỷ 15, thiên tài Leonardo da Vinci đã quan sát thiên
nhiên và ghi lại vô số chuyện. Từ những phác thảo của mình về những chuyển động
của động vật và cách sinh trưởng phân bố các phần của thực vật, Cụ Leonardo da
Vinci đã phát minh ra vô số những điều kỳ diệu vốn được coi là "ảo tưởng " trong
thời Cụ sống. Và giờ đây, 500 năm sau, chúng ta đang lần lượt thực hiện.




Riêng về phần cây cối, những nhận xét và ghi chép của Cụ khi phân tích cấu trúc hoa lá ,
cách xếp đặt lá và quy tắc sinh trưởng cành nhánh của một vài loại cây cối cũng vẫn
là những điều hết sức đặc biệt quý giá cho khoa học và cho cả những người yêu nét
mỹ thuật ở cây cối . Tức là cho dân chơi bonsai.







Riêng tại bản phác thảo dưới đây , Cụ Leonardo da Vinci đã ghi lại
suy đoán của Cụ về nguyên tắc phát nhánh và cành :




Theo bạn , Cụ Leonardo muốn đưa ra ý nghĩa gì qua phác thảo trên ?

(Câu hỏi này đã từng được đưa ra ở một đề tài khác , nhưng xét vì có lẽ còn nhiều bạn
chưa rõ vấn đề , nên mình đưa ra lại)
 

NguyenYenSon

Thành viên mới
Riêng tại bản phác thảo dưới đây , Cụ Leonardo da Vinci đã ghi lại
suy đoán của Cụ về nguyên tắc phát nhánh và cành :




Theo bạn , Cụ Leonardo muốn đưa ra ý nghĩa gì qua phác thảo trên ?

(Câu hỏi này đã từng được đưa ra ở một đề tài khác , nhưng xét vì có lẽ còn nhiều bạn
chưa rõ vấn đề , nên mình đưa ra lại)
Cụ Leonardo cho rằng một cây phát nhánh và cành tăng theo cấp số nhân, với công bội là 2.
 
Cụ cho rằng: độ dài các cành đâm ra cùng một vị trí thì tương đương về độ dài, độ lớn, và khả năng tạo phân nhánh tiếp theo.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cụ Leonardo cho rằng một cây phát nhánh và cành tăng theo cấp số nhân, với công bội là 2.
Ý bạn là 1 x 2 = 2 , 2 x 2 = 4 , 4 x 2 = 8...
Điều này xem ra quá đúng với hình vẽ của Cụ Leonardo Da Vinci.
Mình thì nghĩ : Cụ ấy cũng dư biết là có những cây tẽ đôi nhánh , có những cây tẽ 3 ,4...
Lúc đó có thể chúng ta lại phải đổi công bội chăng?
Thành thử có thể là Cụ Leonardo Da Vinci muốn nói chuyện gì khác ?

Cụ cho rằng: độ dài các cành đâm ra cùng một vị trí thì tương đương về độ dài, độ lớn, và khả năng tạo phân nhánh tiếp theo.
.

Nhìn hình trên thì quả đúng điều bạn nghĩ .
Tuy nhiên , trên thực tế thì không hoàn toàn đúng lắm .
Như ở cây Sơri Gò Công mình thấy thì cành giữa phát dài , lớn; hai cành từ hai
nách đốt lá luôn luôn nhỏ , ngắn hơn.Hoặ cây Japanese mapple cũng tương tự.
Nói chúng : có vẻ chấp nhận được , tuy chưa chính xác lắm.

Bạn ráng suy nghĩ xem có thể còn chuyện gì khác không ?
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Theo em, hình vẽ thể hiện cành cây như những thân cây thu nhỏ dần =>ông muốn nói cành cây là sự tiếp nối của thân cây mang các đăc tính chung về hình thái và sinh lý của thân cây.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn những đóng góp ý kiến của các bạn.

Thực sự thì nhận xét của Cụ Leonardo Da Vinci thế nào , mình không rõ .
Cứ như suy nghĩ của riêng mình, chắc là ý Cụ ấy không phải muốn
đề cập đến số lượng (cành ) hay chiều dài cành.
Có lẽ Cụ Leonardo Da Vinci muốn đề cập đến "thể tích" hay "khối lượng"?





Nếu các bạn xem điều mình ghi chú trong phác họa của Cụ Leonardo Da Vinci
dưới đây .




Các bạn thấy hình cây với cành nhánh được chia thành 4 khoảng a,b, c, d.
Mình gọi là 4 vòm cành nhánh .
Các số theo sau a, b, c, d trong hình là số cành nhánh .

(vòm a= nhánh 1+ nhánh 2 )

Nếu gọi V là thể tích khối gỗ của tất cả các phần thân , cành , nhánh của
một vòm . Các bạn có nhận thấy :

Va = Vb = Vc = Vd

Nghĩa là chúng ta có thể phát biểu : Một cây mọc bình thường ở thiên nhiên
nếu được phân chia thành vòm ở những khoảng cách bất kỳ nào đó nhưng
đều nhau thì tổng thể khối lượng cành nhánh ủa các vòm sẽ bằng nhau.


Điều này nói lên được chuyện gì căn bản của một cây lá bản phát triển bình
thường ngoài thiên nhiên ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Phải thuôn nhỏ đều ở tất cả các cành nhánh.
Đúng vậy !
Mình gọi đó là : có sự liền lạc .

Cây cối có một tình trạng rất giống ở ở người : hồi xuân.
Điều khác biệt là : người già hồi xuân thì vẫn là người già (?).
Còn cây cối , khi hồi xuân (rejuvenation) sẽ thường không
được "mắt nhìn của chúng ta " chấp nhận là một cây già !

Cho nên , dù các bạn đào về một gốc cây già cui, nhưng đã cắt
bỏ mọi cành nhánh. Khi gốc đâm tược , các bạn cũng không
thể thấy ngay được hình ảnh một cây già với những tược non
đó . Tại sao ?
Có lẽ chính vì không có sự liền lạc , tỉ lệ thuận mắt với độ lớ của
thân chuyển đến cành , hay cả số lượng cành lưa thưa... Tức là
có khá nhiều chi tiết khiến chúng ta khi mới nhìn gốc cây già cui
ấy đã đánh giá ngay được : Đó chưa phải là "một cây già ".



Như cây mini bonsai trên , dù gốc già thật là già , nhưng
chắc các bạn cũng đồng ý là chưa thể gọi đó là một "cây già "được .
Chắc là phải chờ thêm vài năm nữa cho cành nhánh thêm nhiều
sẽ thành "cây thiệt già "?





Từ mớ rễ , gốc bằng ngón tay , cây si vọt đọt cao ngòng .
Bạn thấy ngay tình trạng hồi xuân , tươi trẻ của gốc .
Nếu bạn ắt ngắn lại , cây vẫn chả có vẻ gì là già vì chưa có sự liền lạc
giữa thân với cành .




Nhưng nếu chờ thêm 3 năm nữa , sự việc thay đổi ngay ,
một khi mắt thấy được sự liền lạc giữa thân , cành . Và tỉ
lệ khối thể tích thân , cành ở mức chấp nhận.
Thế là cây trở thành cây già !


==================================
Ngoài thiên nhiên , tình trạng này cũng thường xảy ra .
Khi cây bị hủy hoại một phần thân , ngọn hay cành nhánh do
mưa bão , mối mọt , sét đánh... Sức sống còn lại của cây từ
thân , rễ sẽ giúp cây đâm tược trở lại.

Những tược này sẽ cần một thời gian khá dài mới có thể trở thành
cành nhánh có mức tỉ lệ thuận mắt nhìn của chúng ta để được
gọi là cây già trở lại.
Ông Robert Steven gọi thời gian cây chuyển mình từ giai đoạn hồi
xuân đến lúc đạt kiểu dáng già trở lại là "Sự chuyển dạng"(the transformation).

Bạn xem vài hình trong sác của ông Robert Steven .
(Pictures from Mission of Transformation by Robert Steven ,2009 .
For training purpose only )










 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tóm lại , phần mở đầu dể biết về cành nhánh của một bonsai là gì ?

Điều mình muốn gởi tới các bạn : Một gốc phôi già cỗi nếu không có vự hỗ trợ của
cành nhánh sẽ không thể tở thành một cổ thụ.
Vì thế , nhiệm vụ của người chơi bonsai là : tìm hiểu cách thiết kế cành nhánh
trên thân cây để sao cho sớm giúp cây trở nên già lão .
Còn chuyện già lão mà có đẹp lạo hay không thì lại là bước kế tiếp.
 

GioNui

Moderator


Các bạn có nhận thấy :

Va = Vb = Vc = Vd

Nghĩa là chúng ta có thể phát biểu : Một cây mọc bình thường ở thiên nhiên
nếu được phân chia thành vòm ở những khoảng cách bất kỳ nào đó nhưng
đều nhau thì tổng thể khối lượng cành nhánh của các vòm sẽ bằng nhau.
Đến đây Gió núi chợt nảy ra một định nghĩa mới cho bonsai thành phẩm:

Chừng nào tổng thể khối lượng cành nhánh của các vòm bằng nhau thì cây mới được gọi là thành phẩm. :D
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đến đây Gió núi chợt nảy ra một định nghĩa mới cho bonsai thành phẩm:

Chừng nào tổng thể khối lượng cành nhánh của các vòm bằng nhau thì cây mới được gọi là thành phẩm. :D

Cảm ơn bạn Gionui.
Ý của bạn cũng hay!

Nhưng cũng nên nhớ là : mắt chúng ta khi nhìn một cây để xác định
nó non trẻ hay già lão (trưởng thành) chính là một sự so sánh chớp
nhoáng từ cây trước mắt với hàng trăm hàng ngàn hình ảnh những
cổ thụ, vốn được lưu trữ từ lâu, trong bộ não.
Chứ bộ não chúng ta không phải chờ đến khi lấy thước ra đo đếm
mới quyết định cây già cây non.
Nên chi mới có câu :"thuận mắt là được".

Chỉ có điều : nếu không giải thích (như điều Cụ Leonardo Da Vinci đưa ra)
thì chúng ta không hiểu bộ não dựa vào đâu để so sánh và đưa ra quyết
định cây già cây non.
 

soncm

Thành viên tích cực
đến đây gió núi chợt nảy ra một định nghĩa mới cho bonsai thành phẩm:

chừng nào tổng thể khối lượng cành nhánh của các vòm bằng nhau thì cây mới được gọi là thành phẩm. :d
8->8->8->8->8->:)):)):)):)):))
 

dungvan

Moderator
Đến đây Gió núi chợt nảy ra một định nghĩa mới cho bonsai thành phẩm:

Chừng nào tổng thể khối lượng cành nhánh của các vòm bằng nhau thì cây mới được gọi là thành phẩm. :D
Có thể đúng với cây thiên nhiên, chưa đúng với cây do người tạo, bởi mỗi người có một quan niệm và sở thích về một dáng cây nào đó nên họ sẽ tạo cây theo dáng mà họ thích.
Tuy nhiên, điều này thì đúng này: Kết cấu và tỉ lệ về khối lượng cành lá giữa các khu vực ( vòm ) sẽ ảnh hưởng đến độ bền về dáng của cây bonsai. Tỉ lệ này không hợp lý, lúc mới tạo xong, có thể rất đẹp, nhưng về lâu dài, cây sẽ phá dáng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã góp ý nồng nhiệt , dù mới chỉ ở phần dẫn nhập.
Mời các bạn chính thức xem xét vấn đề cành nhánh ở bonsai cấp abc.

1. Cành và nhánh : có phải bộ phận thân thu nhỏ

Chắc các bạn cũng dễ dàng đồng ý với mình : cành và nhánh có cùng
kiểu kết cấu như thân cây. Đồng thời , những nhiệm vụ tải nhựa ở cành
nhánh cũng chả khác gì thân cây.

Bây giờ hỏi các bạn : cành và nhánh khác nhau thế nào ?
 
Top