1 câu hỏi nhỏ

Cao-sang

Thành viên tích cực
Ae chú bác dđ cho e hỏi ngày tổ của " BONSAI" là ngày mấy vậy . E thắc mắc là nghề gì cũng có ngày tổ còn bonsai thì e chưa nge . AE chú bác nào biết có thể cho e biết được khong . Cảm ơn nhiều
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Môt câu hỏi hay hay.
Dù chỉ là một nghề chơi , nhưng có ngày tổ thấy cũng vui vui.
Mình thì quả là không biết.
Thế nhưng chớ là ngày mồng một Tết.
Vì đó là ngày dân ta toàn đi bẻ cây , chả ai đi mua cây.
Còn như lấy ngày giết sâu bọ : Tết Đoan Ngọ , coi bộ không tệ?

Hoặc giả lấy ngày Bắc Bình Vương gởi cành đào về báo tin thắng trận cho người yêu?
 
Mê cây đã lâu, tham gia diễn đàn cũng nhiệt tình, tuy rằng chưa biết làm cây nhưng cái này thì em biết và đặc biệt là biết rất rõ. Ngày tổ của BONSAI là ngày 01 tháng 01 (âm lịch) hàng năm.
 

ductoanvqh

Thành viên tích cực
Khi nào anh em tìm ra ngày tổ bonsai thì chắc lúc ấy mình đã phấn đấu để trở thành thủ tướng! Lúc ấy nhất định mỗi năm mình sẽ cho toàn dân nghỉ một ngày để giỗ tổ như giỗ tổ Hùng Vương hiện nay vậy!!!
Ôi!!! Chém gió thiệt là sướng!!!!
 
Khi nào anh em tìm ra ngày tổ bonsai thì chắc lúc ấy mình đã phấn đấu để trở thành thủ tướng! Lúc ấy nhất định mỗi năm mình sẽ cho toàn dân nghỉ một ngày để giỗ tổ như giỗ tổ Hùng Vương hiện nay vậy!!!
Ôi!!! Chém gió thiệt là sướng!!!!
===========
Tôi không biết là vào tháng mấy ,nhưng ngày thì ngày 15 âl (Ngày Rằm).
Và Ông Tổ là CHÚ CUỘI cây đầu tiên Chú ấy trồng là Cây Đa.:)Sau này vào mùa sốt cây cảnh... Chị Hằng đã mua cây này hiện nay vẫn còn trồng ở Cung Quảng ;Nghe đồn sau khi bán cây Đa Chú Cuội ngày đêm nhớ cây nên đã lên Cung Quảng ngồi mãi dưới gốc cây chẳng chịu về.:p8->(Những ngày trăng tròn vẫn thấy Chú ngồi dưới gốc Cây Đa nhìn về trần gian )
-Cuối năm chém một phát cho vui8->
 

ductoanvqh

Thành viên tích cực
===========
Tôi không biết là vào tháng mấy ,nhưng ngày thì ngày 15 âl (Ngày Rằm).
Và Ông Tổ là CHÚ CUỘI cây đầu tiên Chú ấy trồng là Cây Đa.:)Sau này vào mùa sốt cây cảnh... Chị Hằng đã mua cây này hiện nay vẫn còn trồng ở Cung Quảng ;Nghe đồn sau khi bán cây Đa Chú Cuội ngày đêm nhớ cây nên đã lên Cung Quảng ngồi mãi dưới gốc cây chẳng chịu về.:p8->(Những ngày trăng tròn vẫn thấy Chú ngồi dưới gốc Cây Đa nhìn về trần gian )
-Cuối năm chém một phát cho vui8->
Em nghe đồn là cây đa ấy lúc đầu của Tôn Ngộ Không cho chú Cuội và dặn rằng cây đa này phải bón bằng phân NPK! Nhưng chú Cuội mải đánh bạc hết tiền mua phân! Đến kỳ bí quá chú bèn... Đái vào cây thay phân bón nên cây bay lên cung Hằng Nga!!! Lỗi do chú Cuội BÓN SAI!!!! Dân gian lâu ngày đọc chệch thành BONSAI cho đến ngày nay!!!!
Sao càng chém càng sướng thế nhể!!!!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nghe bàn thấy cũng vui vui.
Hay là ta lấy thứ bảy này làm ngày giỗ tổ bonsai để dễ có cớ ăn nhậu ?
 

NTN35790

Thành viên
Trong sự tích cây khế (http://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/su-tich-cay-khe.html) có đoạn: ....."Tiếng đồn hai vợ chồng người em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay"...
Theo nổ tui ngay sau khi xảy ra sự việc trên thì dân Việt ta nhà nhà trồng khế, người người trồng khế với một ước nguyện được gặp Thần điểu để được đổi đời, được ăn no mặc ấm. Trong quá trình đó tất yếu dẫn đến việc mua bán thương mại giữa những người dân trồng khế, và một thị trường bonsai Việt ra đời từ đó, với chất liệu đầu tiên là khế, và hình ảnh cây khế bonsai đầu tiên là:

Và thuật ngữ "Khế ước" cũng ra đời từ đó.

Nhân dịp năm mới nổ chút. Chúc ae VẶN SỰ NHƯ Ý

 

samphanrang

Thành viên tích cực
- Cao Sang hỏi rất hay .........Bái phục .Theo mình nên chọn ngày mùng 4 tết (Âm Lịch )là hợp lí vì mùng 1,2,3 là 3 ngày ăn chơi thêm 1 ngày nữa là hết ý ...hahahah.............
 

nguyenthehungap8

Thành viên tích cực
theo như truyền thuyết để lại thì từ thời vua Hùng sau khi An Tiêm bị đày ra đảo, khi lượm được hạt dưa hấu do chim để lại và đã gieo trồng đạt sản lượng cao .sau này nghe đồn là ông còn thụ phấn chéo và lai ghép thành công các giống như dưa gang ,dưa chuột,dưa lê...và trông với quy mô lớn để xuất khẩu toàn thế giới.khi đã có của ăn của để ông đã tìm tòi và chơi các cây như xanh,xi ,đa ,lộc ,nhất là xanh với các thế như mẫu tử,huynh đệ... , khi du lịch vào nam thấy giống mct quá lợi hại ông đã vắt óc suy nghĩ và tìm ra dáng kiểng cổ và thế tam cang ngũ thường.(chỉ là nghe đồn thôi nha?).thôi thì cứ lấy ngày ông mất làm ngày giỗ tổ cũng được??????? he..he..chem tý cho vui nha các bác!
 

Kelangduvn

Thành viên
Giỗ Tổ của nghề trông BONSAI theo sách sử để lại là ngày 13 tháng 13 dương lịch hàng năm. =;
 

phong nguyen1

Thành viên tích cực
===========
Tôi không biết là vào tháng mấy ,nhưng ngày thì ngày 15 âl (Ngày Rằm).
Và Ông Tổ là CHÚ CUỘI cây đầu tiên Chú ấy trồng là Cây Đa.:)Sau này vào mùa sốt cây cảnh... Chị Hằng đã mua cây này hiện nay vẫn còn trồng ở Cung Quảng ;Nghe đồn sau khi bán cây Đa Chú Cuội ngày đêm nhớ cây nên đã lên Cung Quảng ngồi mãi dưới gốc cây chẳng chịu về.:p8->(Những ngày trăng tròn vẫn thấy Chú ngồi dưới gốc Cây Đa nhìn về trần gian )
-Cuối năm chém một phát cho vui8->
Anh còn thiếu là chú Cụi ngồi dưới gốc đa nhắm lá đa của chị Hằng mà chảy nước dải tèm lem.
 
Top