Đất trồng cho bonsai

Ngwabi

Quản Lý Viên
chào anh em bay ngày mai rùi với lại đang ở bên lasvegas cho nên hơi ngược đường . em có trồng thử cã 2 loại nói chung thì thực hành coi loại nào ngon hơn :D cái lợi trong soil Mixture all decomposed granite thì nó nặng hơn loại này có cái hại là nếu mà loại đất này để ước quá là cây đi tiêu. với lại tùy thời tiết và loại cây cũa mổi vùng và loại cây bên em trồng thì những loại cây ngũ đông " deciduous " thì em mix ít cát "sand "hơn nhưng nhiều chất mùn còn . còn loại cây trường xanh evergreen thì nhiều cát "sand" và thời tiết bên em nhiều gió nhất là mùa này hay bị bão cho nên mưa và gió nhiều nếu trồng thông đen JBP nhiều khi phải lấy bao trùm lại cho cây khỏi uống nước tuy là loại đất rút nước nhanh nhưng vì lá cũa nó cho nên phải cho nó nhìn nước chứ không lá kim dài thường lược :D .
 

longduyen

Thành viên tích cực
XIn các bác tiếp tục. tôi đang chờ đợi tiếp.
Cảm ơn các bác đã nhiệt tình chỉ giúp.
Nhưng tôi rất muốn các bác giúp làm sao mà người ta về có thể tìm, tạo ra loại đất có các ĐK như các bác đã nêu.
Cụ thể: Thành phần? Tỷ lệ, cách trộn, sử dụng, lưu ý, dùng cho những loại nào?...
VD bảng mà bác bonhe đưa nhưng tiếc là không thấy được, bị lỗi
Xin các bác chịu khó chỉ giúp
 

bonhe

Quản lý viên
Chào Longduyen, tại vì tôi không sống ở VN, cho nên không thể nói cho bạn biết được là loại đất nào ở VN có đặc tính như những loại đất như tôi đã nêu. Những điều căn bản về đất trồng tôi đã trình bày khá *****, và bây giờ là đến lượt các bạn phải tìm hiểu loại đất mà có thể tìm thấy tại địa phương mình sống. Tôi nghĩ tới một số loại đất có thể dùng cho bonsai tại VN là: sạn (vô cơ không lỗ) (chắc bạn có thể tìm được ở những nơi bán vật liệu xây dựng?), than gỗ xay nhỏ, hoặc là sọ dừa xay nhỏ (hữu cơ)(chắc là dễ tìm). Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dùng thử hỗn hợp: sạn và than gỗ, hoặc sạn và sọ dừa. Tôi sẽ thử với tỷ lệ: 1:1 cho loại cây cho lá, và 2:1 cho cây lá kim.
Khi dùng loại trộn này, bạn nhớ phải dùng phân bón thường xuyên. Chúc bạn may mắn. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
(hữu cơ)(chắc là dễ tìm). Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dùng thử hỗn hợp: sạn và than gỗ, hoặc sạn và sọ dừa. Tôi sẽ thử với tỷ lệ: 1:1 cho loại cây cho lá, và 2:1 cho cây lá kim.
Khi dùng loại trộn này, bạn nhớ phải dùng phân bón thường xuyên. Chúc bạn may mắn. Bonhe
Xin chỉnh lại tỷ lệ. Loại cây không phải lá kim, tỉ lệ là 1:2, còn cây lá kim, thì tỉ lệ là 1:1
Bonhe
 

camauteur

Thành viên
Chào bạn bonhe. Công nhận bạn trồng cây toàn bằng đá mà cây tốt quá chừng, ai mà ác ý đổ nước xi măng vào thì chắc ăn sẽ thành bê tông luôn :D

Chất trồng bằng đá của bạn tôi thấy giống như đá mài và đá rữa ở VN vậy, ở chổ bán vật liệu xây dựng có bán, đá mài màu xám xanh và có cạnh, đá rữa có màu trắng đục và nhẵn, cả hai loại có kích cở 3li và 5 li và là loại đá nặng, tôi sẽ trồng thử cây bằng cách trộn chúng lại với một loại chất hữu cơ nhưng có điều còn bâng khuân là chưa biết trộn với loại chất hữu cơ nào!

Ở chổ tôi có trồng rất nhiều cây Còng (cây me tây), tôi thấy vỏ nứt của cây này giống vỏ cây thông :)
 

camauteur

Thành viên

Tuy nhiên nhìn kỹ loại đá dùng làm chất trồng của bạn tôi thấy rất dễ bị phong hóa còn loại đá dùng trong xây dựng thì rất bền.

đá mài (hình mượn ở một trang khác)


đất sét nung ở nhiệt độ cao không biết dùng loại này được không? :D
 

Hoangdanang

Thành viên
Chào bạn bonhe. Công nhận bạn trồng cây toàn bằng đá mà cây tốt quá chừng, ai mà ác ý đổ nước xi măng vào thì chắc ăn sẽ thành bê tông luôn :D

Chất trồng bằng đá của bạn tôi thấy giống như đá mài và đá rữa ở VN vậy, ở chổ bán vật liệu xây dựng có bán, đá mài màu xám xanh và có cạnh, đá rữa có màu trắng đục và nhẵn, cả hai loại có kích cở 3li và 5 li và là loại đá nặng, tôi sẽ trồng thử cây bằng cách trộn chúng lại với một loại chất hữu cơ nhưng có điều còn bâng khuân là chưa biết trộn với loại chất hữu cơ nào!

Ở chổ tôi có trồng rất nhiều cây Còng (cây me tây), tôi thấy vỏ nứt của cây này giống vỏ cây thông :)
Bác trồng thử đi, hôm nào em ghé nhà bác cho tý nước xi măng vào xem thử thành bê tông không :)
 
cho mình hỏi tí nhé.nếu dùng xỉ than tổ ong trộn với các chất hữu cơ như các bạn trình bày ở trên có tốt không,mình thấy xỉ than sau khi đốt xong cũng có nhiều người trồng và nó cũng rất xốp.bạn nào có kinh nghiêm trình bày cho mọi người tham khảo nhé.
cảm ơn
 

Minh Xuân

Quản lý
Có một điều mà những chất trồng của bác bonhe khác xa với các đất trồng ở Việt Nam là đất không có thành phần nhỏ, như không có cát, sét và mùn. Đất ở Việt Nam vì thế rất nặng và bí. Tôi nghĩ mọi người nên thử pha đất kiểu như của bác bonhe, tức là đừng dùng đất sét và mùn mà dùng các loại chất có kích thước hạt to và thoáng hơn, thử xem sao. Đất thoáng như vậy chắc sẽ phải tưới bón nhiều hơn đất nặng như hiện ở Việt Nam.
Những chất để làm đất phải không được cứng quá (không dùng đá được, không là thành bê tông thật:)), bề mặt chất phải có nhiều lỗ xốp mới giữ được nước và chất dinh dưỡng. Ở Việt Nam những loại đá "mềm" như vậy không nhiều. Tôi thấy có khả năng nhất là than tổ ong sau khi đã đun xong là có nhiều và có tính chất tương tự như các loại đá mà bác bonhe viết. Có thể thêm ít chất hữu cơ trộn với than tổ ong để thử trồng.
 

camauteur

Thành viên
cho mình hỏi tí nhé.nếu dùng xỉ than tổ ong trộn với các chất hữu cơ như các bạn trình bày ở trên có tốt không,mình thấy xỉ than sau khi đốt xong cũng có nhiều người trồng và nó cũng rất xốp.bạn nào có kinh nghiêm trình bày cho mọi người tham khảo nhé.
cảm ơn
xỉ than tổ ong là nhiên liệu hóa thạch (than đá), nghe nói có chổ sx cho cả phụ gia như nhớt cặn vào, tôi nghĩ trồng cây sẽ không tốt, chắc dùng đá tổ ong (đá san hô) là tốt nhất nhưng chúng ta đang kêu gọi bảo vệ môi trường :)
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
xỉ than tổ ong là nhiên liệu hóa thạch (than đá), nghe nói có chổ sx cho cả phụ gia như nhớt cặn vào, tôi nghĩ trồng cây sẽ không tốt, chắc dùng đá tổ ong (đá san hô) là tốt nhất nhưng chúng ta đang kêu gọi bảo vệ môi trường :)
Ở Việt Nam, ngoài đá dăm và sỏi khá dễ kiếm, có 1 thứ không hề dễ dàng là nham thạch núi lửa. Tạm thời, em đang nghiên cứu dùng xỉ than để thay cho thành phần này. Em nghĩ, việc xỉ than cháy ở nhiệt độ 500-700 độ cũng khá ***** để loại các thành phần độc hại như bác Camauteur lo ngại. Thành phần đất em đang sử dụng thì như công thức dùng cho các loại cây lá rộng khác, chỉ thêm chút xỉ than thôi.

Thành phần giá thể trồng cây như bác bonhe nói là để dùng trồng cây bonsai, chủ yếu họ thông, tùng trong điều kiện chăm sóc tốt. Cây sống chủ yếu bằng các loại phân được trộn cùng giá thể. Thành phần vỏ cây và nham thạch núi lửa là dùng để cung cấp khoáng chất và men cho các vi khuẩn cộng sinh với cây họ thông tùng. Thành phần đá trộn lẫn, ngoài tác dụng cung cấp khoáng chất, em nghĩ có lẽ tăng độ nặng để cố định cây trong chậu, đỡ bị lệch, đổ thôi. Điều này các bác có thể hình dung rất rõ vì bonsai nhiều cây dùng chậu bé nhưng tán lá rất nặng, lại lệch đế nên không dễ gì giữ thăng bằng cho cây được. Thành phần đất như vậy có tác dụng thoát nước nhanh thích hợp với cây lá kim.

Đối với cây ở Việt Nam, ngoài họ thông, tùng các bác tham khảo như trên, đa số các loài cây ở Việt Nam là cây lá rộng, là loại cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Do đó, cây ở Việt Nam chịu điều kiện khắc nghiệt hơn ở chỗ chịu nắng to và bay hơi qua lá rất nhanh. Từ điểm này, đất trồng bonsai nói riêng cũng như cây cảnh nói chung ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất, phải giữ được nước. Đó là nguyên nhân đất trồng ở Việt Nam được thêm các thành phần sét, mùn để tăng khả năng giữ nước, cung cấp cho cây.
 

Minh Xuân

Quản lý
Trồng cây bằng than tổ ong chẳng có vấn đề gì. Tôi bao nhiêu năm nay dùng than tổ ong pha với cát và đất để gieo hạt và trồng xương rồng, cây lên bình thường. Cây con xương rồng chắc là phải khó tính hơn mấy cây bonsai.
Vấn đề bác bonhe đặt ra là chuyển hoàn toàn sang dạng đất trồng không có phần đất sét. Cái lợi là nhẹ, dễ đánh chuyển cây (không lo đứt rễ), dễ tưới và bón hơn, cây có thể mọc nhanh hơn (do được tưới bón tốt). Cái dở là những vật liệu tương tự ở VN rất hiếm, trong điều kiện khí hậu VN có thể phải tưới và bón rất vất vả. Tuy nhiên, những ai chơi cây bonsai nên thử trồng theo kiểu đó xem. Suy đoán nhiều không bằng thử nghiệm. Cứ lấy xỉ than trộn với chất mùn hữu cơ (có trong các loại giá thể cho cây cảnh) trồng vài cây xem sao. Chú ý là đừng trộn với đất sét nếu không thì chẳng khác gì mấy loại đất đang dùng là mấy. Đất trồng nhẹ sẽ cho phép trồng cây ở qui mô lớn tốt hơn là đất nặng.
 

bonhe

Quản lý viên
Chào bạn bonhe. Công nhận bạn trồng cây toàn bằng đá mà cây tốt quá chừng, ai mà ác ý đổ nước xi măng vào thì chắc ăn sẽ thành bê tông luôn :D

Chất trồng bằng đá của bạn tôi thấy giống như đá mài và đá rữa ở VN vậy, ở chổ bán vật liệu xây dựng có bán, đá mài màu xám xanh và có cạnh, đá rữa có màu trắng đục và nhẵn, cả hai loại có kích cở 3li và 5 li và là loại đá nặng, tôi sẽ trồng thử cây bằng cách trộn chúng lại với một loại chất hữu cơ nhưng có điều còn bâng khuân là chưa biết trộn với loại chất hữu cơ nào!

Ở chổ tôi có trồng rất nhiều cây Còng (cây me tây), tôi thấy vỏ nứt của cây này giống vỏ cây thông :)
Chào bạn Camauteur, cám ơn lời khen của bạn. Tôi nghĩ đá mài, đá rửa ở VN là loại không có lỗ, và chính vì thế nó nặng nhiều hơn loại đá có lỗ. Dù sao, khi bạn lựa loại đá rửa mà có nhiều góc cạnh, thì đặc tính của chúng sẽ gần giống như loại đá có lỗ, tức là nó sẽ tạo ra những khoang nhỏ giữa các mẫu đá, và chính những khoang nhỏ này sẽ giúp giữ nước, khí trời và chất dinh dưỡng. Chỉ có điều là nó sẽ nặng hơn nhiều.

Các bạn nhắc tới đá tổ ong, tôi mới nhớ ra là đá tổ ong rất giống như đá núi lửa ở bên này. Tức là nó có nhiều lỗ nhỏ, và tương đối nhẹ. Tôi nhớ có nhiều vùng ở miền nam VN có nhiều loại đá này. Nếu muốn dùng đá tổ ong, thì xin nhớ là phải dùng đúng kích thước cho cây trồng trong chậu (tức là phải kiếm máy xay đá cho nhỏ ra). Đây là một chất trồng rất tốt.

Bạn bâng khuân không biết dùng loại chất hữu cơ nào? Như bạn có nói là nước vùng bạn ở có tính toan (acid) nhiều. Than củi xay sẽ là chọn lựa số một đấy, vì nó sẽ làm cho ngọt đất hơn :). Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên

Tuy nhiên nhìn kỹ loại đá dùng làm chất trồng của bạn tôi thấy rất dễ bị phong hóa còn loại đá dùng trong xây dựng thì rất bền.

đá mài (hình mượn ở một trang khác)


đất sét nung ở nhiệt độ cao không biết dùng loại này được không? :D
Loại đất tôi dùng trong hình trên, như đã nói, là hỗn hợp của đá núi lửa và akadama (loại đất sét phơi khô của Nhật, loại này tốt cho cây trồng, nhưng chỉ khoảng 1-2 năm, thì nó sẽ thành mùn đất, không tốt cho cây trồng nữa). Còn đá núi lửa thì bền vô địch, bạn phải dùng búa mới ghè vỡ nó được.

Đúng rồi, tại sao không thử dùng gạch thẻ xay nhỏ? Sáng kiến rất hay. Khi nó xay nhỏ ra, nó sẽ giống như là turface ở đây vậy, hoặc giống như là akadama loại thật cứng. Nói tóm lại, khi các bạn nắm nguyên tắc của chất trồng cho bonsai rồi, thì các bạn có thể tìm thấy nhiều vật liệu chung quanh nơi mình sống, để biến chế nó thành chất hữu dụng cho bonsai. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
cho mình hỏi tí nhé.nếu dùng xỉ than tổ ong trộn với các chất hữu cơ như các bạn trình bày ở trên có tốt không,mình thấy xỉ than sau khi đốt xong cũng có nhiều người trồng và nó cũng rất xốp.bạn nào có kinh nghiêm trình bày cho mọi người tham khảo nhé.
cảm ơn
Chào bạn Lengoctan, tôi không biết gì về xỉ than tổ ong, nhưng như bác Minh Xuân viết, thì xỉ than tổ ong có thể dùng làm chất trồng được, nhưng không biết nó có bền không? Còn như tôi có viết ở trên, đá tổ ong sẽ là một vật liệu rất tốt (hình như ở Phan Rang, Thủ Đức có nhiều đá tổ ong thì phải?)
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Có một điều mà những chất trồng của bác bonhe khác xa với các đất trồng ở Việt Nam là đất không có thành phần nhỏ, như không có cát, sét và mùn. Đất ở Việt Nam vì thế rất nặng và bí. Tôi nghĩ mọi người nên thử pha đất kiểu như của bác bonhe, tức là đừng dùng đất sét và mùn mà dùng các loại chất có kích thước hạt to và thoáng hơn, thử xem sao. Đất thoáng như vậy chắc sẽ phải tưới bón nhiều hơn đất nặng như hiện ở Việt Nam.

bề mặt chất phải có nhiều lỗ xốp mới giữ được nước và chất dinh dưỡng. Ở Việt Nam những loại đá "mềm" như vậy không nhiều. Tôi thấy có khả năng nhất là than tổ ong sau khi đã đun xong là có nhiều và có tính chất tương tự như các loại đá mà bác bonhe viết. Có thể thêm ít chất hữu cơ trộn với than tổ ong để thử trồng.
Chào bác Minh Xuân, đất mà tôi đang xử dụng đúng là cần phải tưới nước và phân bón thường xuyên hơn. Tôi đang sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt, mùa hè như lúc này, nhiệt độ ban ngày lên khoảng 40 độ C , và tôi phài tưới cây 2 lần một ngày. Đúng ra để không phải tưới cây nhiều, tôi có thể dùng loại đất mà được bán đầy ngoài các cửa hàng bán cây. Đất này chủ yếu là cát nhỏ, trộn với các vỏ cây, lá mục, peat moss. Nó sẽ không thoát nước và giữ không khí tốt, điều này sẽ không tốt cho bộ rễ cũng như cây trồng.

Như tôi viết ở trên, không cần phải dùng loại đá có lỗ. Nếu dùng loại đá không lỗ, nhưng có nhiều góc cạnh, thì kết quả cuối cùng cũng sẽ giống như đá có lỗ, nhưng sẽ nặng hơn. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Thích Đủ Thứ;56583 Đối với cây ở Việt Nam said:
Chào TDT, như tôi có trình bày, nếu bạn dùng nhiều chất mùn, sét trong chất trồng, thì có thể sẽ phải thay đất trồng thường xuyên hơn, kẻo không cây sẽ không sống mạnh được. Nếu muốn đất trồng giữ nước nhiều hơn, thì thêm chất hữu cơ vào trong chất trồng nhiều hơn thôi. Ngoài ra, VN mình 6 tháng mưa hàng năm, cho nên đất trồng có nhiều cơ hội úng nước nhiều hơn là những vùng ít mưa như nơi tôi đang ở (chỉ vài trận mưa mỗi năm thôi, mà nhiệt độ mùa hè chắc chắn không thua miền Trung VN), mà cây của tôi vẫn sống khỏe (tôi có khá nhiều cây lá rộng nhiệt đới). Do đó, tôi nghĩ là bạn nên thử dùng loại đất thoáng hơn, như bác Minh Xuân có nhắc khéo, nếu các bạn không thử, thì sẽ không thể nào biết được loại đất nào tốt cho cây của mình. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Đây là minh chứng cho việc dùng chất trồng có kích thước lớn hơn là cát sẽ giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Cây thông đen Đại Hàn này khoảng 18 tháng tuổi. Mùa đông (tháng 2/2009) vừa rồi, tôi đã dùng kỹ thuật áp hệ thống rễ của nó vào đá, sau đó trồng nó vào chậu nhựa 1 gallon (nói sơ qua chút, vì tôi muốn luyện nó thành loại bonsai rễ trên đá, cho nên trồng trong chậu tương đối cao; còn thường thì tôi thích dùng rỗ nhựa để huấn cây. Khi có dịp, tôi sẽ viết một đề tài về huấn luyện bonsai từ khi cây còn nhỏ).

Chất trồng: vô cơ 100%, gồm: turface (đất sét nung) và đá núi lửa trắng (pumice) tỷ lệ 1:1.

Hình được chụp sáng nay. gốc cây khoảng 1.3 cm, và phần rễ lộ ra, đo được khoảng 0.8 cm .

Ở hình 1, các bạn thấy vết sẹo ở thân cây tạo bởi dây đồng uốn vài tháng trước. Có thể các bạn cho là tôi đã quấn dây vụng, hoặc là đã không để ý chăm sóc cây kỹ, tức là không cắt bỏ dây đồng đúng thời gian. Thật ra, đó là chủ đích của tôi :p. Có ai biết lý do tại sao không?

Nói tóm lại, để cho bộ rễ cây phát triển nhanh và khỏe, thì cần phải dùng chất trồng với kích thước tương đối lớn (nhớ để ý kích thước của chậu khi chọn lựa kích thước chất trồng, kẻo không hố to :). Bonhe
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
.

Ở hình 1, các bạn thấy vết sẹo ở thân cây tạo bởi dây đồng uốn vài tháng trước. Có thể các bạn cho là tôi đã quấn dây vụng, hoặc là đã không để ý chăm sóc cây kỹ, tức là không cắt bỏ dây đồng đúng thời gian. Thật ra, đó là chủ đích của tôi :p. Có ai biết lý do tại sao không?

Nói tóm lại, để cho bộ rễ cây phát triển nhanh và khỏe, thì cần phải dùng chất trồng với kích thước tương đối lớn (nhớ để ý kích thước của chậu khi chọn lựa kích thước chất trồng, kẻo không hố to :). Bonhe
kekekek bác làm khó anh em nhiều đó quấn dây cho ăn xâu vào thân là chủ nhân có chủ ý đó mà :D muống cho cây mau ốm đó thôi kekekek ui tôi nói lộn rùi mau mập và to thêm cái này cũng tùy vết ăn hằn vào cây và cây này là cây còn non nếu như cây mà lớn tí xíu nữa hay nói chung là khi vỏ cây đã xù lên mà làm kiểu này là chết chắc ::p khó mà liền lại .
 
Top