Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vài lời mở đầu.

Qua chủ đề "Đồ nghề chơi cây gồm những gì " do bạn Kim Khánh khởi
đăng từ ngày 03 tháng 5-2014 :

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=124686

mình đã suy nghĩ và thấy có lẽ đôi chút tìm hiểu về công dụng của các dụng cụ làm cây,
đặc biệt là các loại dao, kéo, kềm cắt trong Bonsai, chắc hẳn là một điều hết sức cơ bản
nên có.

Có lẽ, bây giờ những bạn yêu cây, đang có trong tay một vài chục cây lớn nhỏ hẳn sẽ
cười bảo:dao cắt cây hay kéo cắt cây nó hoạt động thế nào thì ngay như một chú bé
vài tuổi cũng thấy được, cần gì phải bàn !

Bạn nào có ý nghĩ như trên thì không sai. Nếu bạn dùng kéo cắt cành xong và
đứng cách cây khoảng 1 thước nhìn vết cắt thì đúng thật. Nhưng nếu bạn chịu khó
lấy cái kính lúp (kính phóng đại) nhìn vào vết cắt thì chắc hẳn bạn sẽ kinh ngạc
không ngờ rằng:" Sao cái kéo mình mới mài bén thế, cắt giấy bìa ngọt xớt, mà cắt
cái cành con con bằng cọng đũa nó lởm chởm vậy !".

Thường ra thì có thể tại kéo chưa đủ bén , nhưng đa phần là vì không dùng đúng
loại dụng cụ cắt cành.

Còn như nếu bạn nào thích tiết kiệm , bảo :"Tui dùng kềm cắt dây điện để cắt cành,
tỉa lá , cắt giây quấn, thấy tốt chán. Cây tui làm vẫn sống tốt và đẹp!" Chuyện này
thì mình không phản đối. Thế nhưng bản thân cái cây nó có phản đối không thì chưa
biết được.



(Hình do bạn Nguyenquanghung đăng)

Tương tự như ý bạn Kim Khánh đã trình bày :

"Để định hình cũng như tạo dáng cây, nhiều khi bắt buộc phải đục, khoét, cảo, gọt,
đẽo, lũa... Có nhiều phôi và cây nguyên liệu không thể tạo tác ra được tác phẩm
bắt mắt khi không có dụng cụ phù hợp.

Biết được công dụng và sử dụng qua nhiều loại nhiều cỡ dụng cụ khác nhau là điều
rất tốt song không phải ai cũng có điều kiện để sắm cho mình đủ bộ đồ nghề. Bời lẽ
đó, số lượng chủng loại dụng cụ cần phải được gạn lọc. "

Vậy thì chúng ta biết được cơ bản những khác biệt cần thiết rồi tự mình chọn mua
những dụng cụ cần nhất thời chắc hẳn sẽ vừa tiết kiệm tiền, đỡ lãng phí thời gian
(vì dùng dụng cụ không đúng việc), và điều cần nhất là tăng niềm tự tin và hứng thú
trong việc chăm sóc và tạo tác bonsai.

Từ ý nghĩ trên, mình sẽ tạm thời ngưng đưa ý ở những chủ đề Đỗ Quyên, Tùng Juniper,
Chậu Bonsai để tập trung thảo luận với các bạn chủ đề hết sức căn bản này.
Biết cách xài dụng cụ, biết cách cắt cành, việc thiết kế dáng thế, tạo phát triển cành,
rễ (khi sang chậu)... chắc hẳn sẽ nhiều tự tin hơn.

Mời các bạn cùng mình trao đổi trước hết về 3 mục dưới đây đã (sau đó chúng ta có
thể thu xếp tạo một dàn bài cho chủ đề này nếu chủ đề này đáp ứng được những
yêu cầu của các bạn yêu cây):

A. Cái kéo được hình thành như thế nào và hoạt động ra sao ?
Kéo Á châu khác kéo Âu châu chỗ nào?

B.Kềm cắt xéo hoạt động (cắt cành) khác kềm cắt giây điện chỗ nào ?

C.Dụng cụ bằng Thép và dụng cụ không rỉ sét (inoxydable, stainless steel ) khác nhau
thế nào ? nên mua loại nào ?

Mong được các bạn góp ý để tình hình trao đổi kiến thức được khởi sắc hơn một
chút trong lúc này.

Cảm ơn các bạn.
 

hoang.htc

Thành viên tích cực
Lúc trước, chơi hàng này





Lúc sau



Còn hiện tại chưa có chụp hình

haizzzz khổ với mấy món này quá chú Tốt Bụng ơi
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Lúc trước, chơi hàng này




Lúc sau



Còn hiện tại chưa có chụp hình

haizzzz khổ với mấy món này quá chú Tốt Bụng ơi
Mình cũng chả khác bạn là mấy!
Nội rìu chặt cây cũng đã 5,7 cái.
Rồi thì kềm cắt cành cỡ 1/2 cườm tay (loper) như của bạn
chắc cũng không dưới 5 cái.

Chả phải là nhiều tiền rồi mua một lúc.
Nhưng là mua xong xài vài lần thấy không đạt tiêu chuẩn,
thế là quẳng sang một bên đi tìm thứ khác.
Nhưng thường ra nhất là xài xong hết bén ngọt mà không biết
mài dũa cho đúng, thế là đành thắt bụng mua cái mới.

Riêng về lưỡi cưa mà nếu còn giữ lưỡi cũ chắc chả dưới 3-40 lưỡi.
Vừa dốt vừa lười nên đã mua loại dũa đặc biệt để dũa lưỡi cưa
mà có bao giờ ngồi làm được đâu.

Thế nên lúc đã yếu , rảnh , mới hồi tâm ngồi tìm hiểu về dao, kéo,
cưa , rìu thì mới thấy mình quả là dốt thật. Cứ tưởng là biết mà té ra
chưa biết tới nơi.

Mình muốn chia xẻ với các bạn cái dốt (tốn tiền ) của mình đấy thôi.
 

acecookvn

Thành viên tích cực
Cảm ơn bác Vũ Hưng đã tạo nên chủ đề mà ai cũng ngĩ là đơn giản nhưng mà rất thiết thực, nhiều lúc mua tùm lum nhìn lại thấy đống dao kéo thấy quá trời mà vẫn chưa rút ra được cái nào thật sự cần thiết. Ngồi hóng bác vậy :)
 

namquangphu

Thành viên
Thực sự em cũng đang lăn tăn về vụ này, không biết phải mua món gì cần thiết trong lúc sửa bonsai mà ko phải lãng phí. Vì hiện nay em thấy trên các topic rao bán dụng cụ cho việc sửa bonsai thì cái nào cũng tối quan trọng. Em hoa hết cả mắt, vì món nào giá cả cũng khá là chát. Mong các anh chị đã đi trước tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm để lớp trẻ khỏi đi vào "vết xe đổ". Chân thành cảm ơn các anh chị!
 

GioNui

Moderator
Mình muốn chia xẻ với các bạn cái dốt (tốn tiền ) của mình đấy thôi.
Cảm ơn chú Hưng!

Hy vọng được nghe nhiều ý kiến đốt tiền của các anh em khác để chúng ta cùng tiết kiệm học phí và tránh lãng phí.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã nồng nhiệt góp ý.

Mình vẫn nghĩ là ở mỗi giai đoạn chơi cây, tùy túi tiền, và tùy sức sáng tác
chúng ta thường dễ dàng rơi vào từng trường hợp sau đây :

-dành thời giờ và tiền bạc (đang rủng rỉnh) cho chơi cây tối đa nên mua dụng cụ tốt
(dĩ nhiên hơi đắt). Nhưng vì không biết cách xài và bảo quản nên dụng cụ tốt cũng
thành cùn nhụt.

-tiền bạc eo hẹp, cây không nhiều, mua loại dụng cụ "cắt đỡ" rồi mai mốt tính !
Thành thứ thường là mua những thứ dụng cụ xài vài lần xong muốn dục bỏ, nhưng
không nỡ!

-Có tiền hay không, không biết, nhưng vì tính tìm tòi sáng tạo cao (?) nên tìm dụng
cụ cắt cây ở khu vực ngành nghề khác (cho rẻ mà tốt ? ) và nghĩ rằng mình đã phát kiến
một chuyện xuất sắc !
Chuyện này thì thấy cũng chả ít. Nhưng thực sự xuất sắc thì mình thấy có vẻ cũng không
nhiều lắm.

Lý do bởi vì kềm, kéo, cưa, và cả dao cắt cây cho người chơi cây hoàn toàn khác với tất cả
những loại dao, kéo, cưa , kềm ở các ngành nghề khác.


Đó chính là điều chúng ta nên biết : dụng cụ bonsai khác biệt ở chỗ nào để có vết cắt thích
hợp cho cây phát triển và dễ dàng tạo nét mỹ thuật tự nhiên trên tác phẩm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cũng vì quá căn bản và tưởng rằng ai cũng biết nên chắc chắn rằng tất cả những
sách vở bonsai mà mình biết, chả thấy tác giả nào đề cập đến những điểm đặc
biệt của kềm kéo bonsai. Vì thế, có mấy tác giả chỉ cho chúng ta cách cầm kềm kéo
sao cho chính xác và cả cách dùng loại dụng cụ gì để cắt cho những trường hợp, mục
đích khác nhau cũng chả thấy mấy sách vở luận bàn.

Cho nên, nếu chúng ta nắm được một số cơ bản về dụng cụ bonsai, thiết nghĩ chúng
ta sẽ dễ dàng có quyết định để : mua món nào cho đáng món đấy! Và ,dĩ nhiên, đồng
thời biết dùng đúng chỗ đúng lúc món dụng cụ + biết cách giữ gìn đề món dụng cụ ấy ở
với chúng ta mãi mãi suốt cuộc chơi. Điều đó chả thú vị lắm sao?

Chắc hẳn các bạn cũng dễ dàng đồng ý với mình: người càng chơi chuyên nghiệp thì càng
cần những dụng cụ tinh xảo và bền ( gần tương đương đắt tiền), nhưng người có dụng cụ
đắt tiền trong tay cũng chưa chắc đã là người chơi chuyên nghiệp.


.......................................
Có thể vài tháng chúng ta chưa phải cầm đến con dao hay vài ngày chưa cần
đụng đến kềm để cắt cành, nhưng cái kéo tỉa chi dăm hay lá cây có lẽ
là dụng cụ chúng ta dùng mỗi ngày.

Bởi vì đã chơi cây thì cầm kéo mỗi ngày cắt tỉa một vài cây và tưới cho cây là một
nguồn vui tuyệt diệu.

Vì thế việc đầu tiên là chúng ta để ý xem cái kéo hoạt động ra sao ?
Nó được thực hiện thế nào ? Kéo cắt cây khác kéo cắt tóc , cắt vải thế nào ?....
 

anhmytg1974

Thành viên tích cực
Hồi mới chơi cây cứ quan niệm ,mua 10 cái kéo cắt cành và các dung cụ bon sai loại rẻ tiền xài ngon hơn là mua 01 cái kéo "xịn" hay những dụng cụ xịn khác.... nhưng từ khi xài được 1 vài món " xin " mới biết Mình sai lầm... giờ quyết định mua món nào đáng món đó ....có chúc ý kiến xin AE nhận xét thêm ... Cám ơn !
 

chaulong_075

Thành viên
Cháu cám ơn bác Hưng đã đưa ra 1 chủ đề rất hay và thiết thực !..
kính chúc bác nhiều sức khỏe và niềm vui ạ!...
Cháu đang đợi tiếp bài viết của bác đây !...
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Hồi mới chơi cây cứ quan niệm ,mua 10 cái kéo cắt cành và các dung cụ bon sai loại rẻ tiền xài ngon hơn là mua 01 cái kéo "xịn" hay những dụng cụ xịn khác.... nhưng từ khi xài được 1 vài món " xin " mới biết Mình sai lầm... giờ quyết định mua món nào đáng món đó ....có chúc ý kiến xin AE nhận xét thêm ... Cám ơn !
Có hàng xịn đây anh,nhưng ít người sờ vào ,hic!

URL=http://s1071.photobucket.com/user/buiquocthai263/media/tuong/9_zpsc2880a8b.jpg.html]
[/URL]
Cảm ơn anh trai.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước khi gởi tiếp tới các bạn vài ý kiến của mình về kềm kéo, các bạn cho phép
mình nói trước chuyện này.

-cũng biết kinh doanh là chuyện cần thiết cho phát triển.
-thế nhưng những điều được trình bày ở đây chỉ hoàn với chủ đích : giúp các bạn
yêu cây thấy rõ được "tính chất cần thiết của dụng cụ mình xài".
-do đấy, có thể sẽ bất lợi cho một vài món hàng nào đó hoặc thuận lợi cho một
món hàng nào khác.
-điều này hoàn toàn ngoài ý muốn của mình.
-rất mong được sự cảm thông của các bạn đang làm công việc kinh doanh.

Cảm ơn các bạn trước.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Lịch sử và cách hoạt động của cây kéo

nếu các bạn mở từ điển Wikipedia (tiếng Việt) thì hẳn sẽ thấy người ta định nghĩa cái kéo
hết sức đơn giản :

"
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia




Kéodụng cụ cầm tay để cắt đồ vật. Nó bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định. Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy. Kéo được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừngdây điện. Kéo cũng được sử dụng để cắt tócthực phẩm.


Quả thực cái kéo quá đơn giản. Có lẽ nó chỉ có vẻ rắc rối hơn lưỡi dao một chút,
vì nó có tới 2 lưỡi ?
Thế nhưng thực sự thì cái kéo không phải là 2 lưỡi dao cộng lại.

Hoàn toàn không phải !


Mỗi lưỡi của kéo sẽ có một nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau trong công việc cắt.
Chính vì thế, mặc dù đã được phát minh từ vài ngàn năm nay, nhưng tới bây giờ,

người ta vẫn cố gắng tìm tòi để sáng tạo thêm những chi tiết sao cho chiếc kéo
làm việc hữu hiệu hơn trong những việc cái kéo đã và đang làm : cắt giấy, cắt vải,

cắt tóc ; đồng thời cho cả những việc thuộc khu vực đặc biệt: y khoa , bonsai...


Hai danh từ của Âu Mỹ là để chỉ cùng một cái kéo:


-The scissors hoặc a pair of scissors = cái kéo nhỏ hoặc vừa (cỡ dưới 15 cm chiều dài lưỡi)
-The shears = cái kéo lớn (lưỡi dài hơn 15 cm)
Trước kia họ dùng the shears cho cái kéo xén lông cừu. Sau này dùng cho mọi thứ
kéo lớn, kể cả kéo cắt cây.




Thoạt tiên, người ta chế ra cái kéo gồm 2 lưỡi nối nhau bằng một nửa vòng thép (tác dụng

như lò xo). Tức là tay chỉ bóp vào cho hai lưỡi nghiến nhau. Hai lưỡi rời nhau là do vòng
thép dưới đuôi. Rõ ràng là như vậy thì sức bóp cho hai lưỡi kéo sẽ phải tốn hơn bình thường.
Cho nên loại kéo khởi thủy này để cắt xén lông cừu chỉ do cánh đàn ông làm việc.







Kéo ở vùng Tiểu Á thời thế kỷ thứ 2.


Sau này người ta chế ra loại kéo xỏ ngón cái và ngón giữa vào 2 lưỡi .
hai lưỡi xoay quanh một cốt trục cố định. Thế là ra đời cái kéo mà chúng

ta thường thấy và thường dùng bây giờ.


Đến nay, nếu các bạn vào Internet và click vào từ Scissors thì sẽ thấy

hình ảnh vài trăm loại kéo .


Thế nhưng , dù cả trăm loại kéo cắt thì người ta cũng gom cái kéo về một trong

hai loại :
-kéo mài cạnh cắt(honed edge) , còn gọi là cạnh lồi (convex edge)
và kéo láng cạnh cắt ( non-honed edge), còn gọi là cạnh vát (bevel edge)





Hình dạng lưỡi kéo cạnh lồi (convex) hay còn gọi là : kéo mài cạnh cắt (honed edge )





Cắt ngang lưỡi kéo loại láng cạnh cắt hay còn gọi : loại vát cạnh (bevel)


Mỗi loại (mài hay láng cạnh) đều có ưu và khuyết điểm.

Riêng chúng ta chơi bonsai mà mua kéo cắt cây thì cố gắng mua loại thứ nhất(cạnh lồi)
Chứ mà hí hửng bỏ món tiền to ra mua loại thứ hai (vát cạnh) ,dù là hạng nhất thế giới,
thì cắt cây không thể tốt được.

Có nghĩa là bạn mua chiếc kéo loại cạnh lồi 20 K (loại cắt râu tôm do mấy ông thợ
rèn VN đánh, bán ngoài chợ) thì chắc chắn là nó cắt cây tốt gấp trăm lần một cái kéo
loại vát cạnh hạng nhất (như kéo hớt tóc), giá 400 USD( 8 triệu ) !

Bây giờ thì bạn đã có thể tưởng tượng sơ sơ rằng không phải cái kéo nào cũng là
cái kéo cắt cây bonsai.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chúng ta sẽ xem cái kéo gồm những thành phần như thế nào (vốn
là mình tạm dịch mỗi phần sang tên Việt Nam) rồi từ đó chúng ta sẽ
xem cái kéo thực sự hoạt động thế nào.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Nhìn vào hình trên các bạn sẽ thấy quá nhiều chi tiết được đặt tên
cho một cái kéo cắt giấy bình thường. Thực sự thì chúng ta chả cần
nhớ gì lắm những chi tiết này cho thêm rối. Có điều, mình ghi ra đấy
để các bạbb thấy: tinh thần khoa học của Âu Mỹ họ nghiên cứu chi
tiết tỉ mỉ như vậy đấy.

Các bạn vui lòng chỉ cần để ý vài danh từ chi tiết đặc biệt ở cây kéo trên,
sau đó chúng ta sẽ xem nó thực sự hoạt động thế nào.

Những điểm quan trọng là :

1.Cây kéo có 2 lưỡi khác nhau :

-lưỡi trên (thường là mũi nhọn) có đóng hiệu kéo và lỗ khuyết để
đầu mũ của ốc trục nằm ẩn vào đó. Ngón cái xỏ vào khoen lưỡi trên.

-lưỡi dưới (thường có đầu tà ).
Ngón giữa (và những ngón trỏ,áp út, út ) sẽ xỏ vào khoen cầm ở lưỡi
dưới
2. Cốt trục : có thể là một đoạn kim loại có mũ tán hoặc một ốc mũ
có con tán vặn răng để chốt 2 lưỡi kéo. Khoảng hở để "hai vùng giao
mặt" (hình trên) của hai lưỡi kéo trợt nhau (do chốt trục tạo ra ) khá
quan trọng cho việc cắt.

3.Cạnh cắt :là phần bén cạnh để cắt.
Có hai kiểu cạnh cắt : cạnh cắt láng mịn hoặc cạnh cắt răng cưa.
Cạnh cắt răng cưa (serrate) còn được gọi tên là cạnh cắt laser (laser edge).
Các bạn cũng nên lưu ý : hai lưỡi kéo có thể có 2 cạnh cắt giống nhau, cùng
láng mịn hay cùng răng cưa. Thế nhưng cũng có thể là một lưỡi cạnh láng,
một lưỡi cạnh răng cưa (thường thì lưỡi láng là lưỡi dưới, và lưỡi răng cưa là
lưỡi trên). Cũng có thể một lưỡi răng cưa thô và một lưỡi răng cưa mịn.

4.Cán kéo (tay cầm) được chế tạo nhiều kiểu để có khác biệt về lực tạo trên
điểm cắt và cách kiểm soát lực khiến lưỡi kéo chuyển động.

Để ý 4 điểm trên, bây giờ chúng ta xem chiếc kéo chúng ta đang có trong tay
thực sự hoạt động như thế nào. Sau đó có lẽ các bạn sẽ đoán được ngay : đây
có phải là chiếc kéo tỉa chồi hay là chiếc kéo cắt giấy!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nguyên tắc hoạt động của chiếc kéo

-Nguyên tắc hoạt động căn bản của chiếc kéo là hai cạnh bén
của 2 lưỡi kéo cạ vào nhau tạo ra điểm " phá gãy nối kết" của
một mặt phẳng (hoặc vật thể có đường kính, bề dày nhỏ như
trường hợp sợi tóc , miếng bìa mỏng....).

-Thế nhưng ở cái kéo , sự cạ sát này được gia tăng nhờ hai điểm
chính :

a. chuyển động trái chiều của ngón cái và ngón giữa.
b. điểm cạ sát nhỏ và lực ma sát cao nhờ độ cong lưỡi kéo.

Chúng ta xem chuyển động của các ngón tay tác dụng ra sao trên
hai lưỡi kéo.

Nếu bạn giơ bàn tay phải (giả định bạn thuận tay phải) ra trước mặt
như hình mình chụp dưới đây:

(Rất tiếc là photobucket đang dọn dẹp nên bị kẹt. Sẽ đăng hình sau.)

Giơ tay phải ra trước mặt ở tư thế như bạn đang cầm kéo.
Chuyển động ngón cái và 4 ngón còn lại , bạn sẽ thấy : ngón cái có
hướng chuyển động xa lòng bàn tay; ngược lại, bốn ngón kia chuyển
về phía lòng bàn tay.

Từ hoạt động trái chiều này của ngón cái và các ngón khác. hai lưỡi kéo
sẽ vừa là đưa lên đưa xuống (nghiến vào nhau) nhưng đồng thời sức cạ
vào nhau gia tăng vì một lưỡi bị đẩy về trái, một lưỡi bị đẩy về phải.

Các bạn cầm cái kéo và thử xem có thấy chuyện này không nào .





Bởi thế, khi một cái kéo có trục chốt đã mòn khiến 2 lưỡi kéo khó cạ sát nhau để cắt,
bạn cầm kéo gồng tay cứng lên một chút để gia tang sức đẩy sang trái và ép sang
phải của 2 lưỡi kéo thì lúc đó lại cắt giấy được.

Cho nên một cái kéo cắt giấy không cắt điược mảnh giấy vì nhiều lý do : lưỡi kéo mất độ cong,
lưỡi kéo có khoảng hở cao (ta hay gọi là "độ rơ lớn" thường do trục chốt mòn hoặc đầu tán
lỏng), chứ kông hẳn là lưỡi kéo không bén.
 
Top