ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ NGUỒN RƠM RẠ ĐƯỢC XỬ LÝ NẤM Trichoderma sp

mai vu duy

Thành viên
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ NGUỒN RƠM RẠ ĐƯỢC XỬ LÝ NẤM Trichoderma sp

Kính gửi quí cô chú anh chị bài nghiên cứu ủ rơm rạ để làm phân bón. Ở nghiên cứu này, nhóm thực hiện để tạo ra phân hữu cơ bón cho lúa, nhưng mọi người có thể tham khảo để ứng dụng ủ làm phân bón cho cây cảnh....Cô chú anh chị có nhu cầu xem bài nghiên cứu toàn văn, xin liên với Duy, Duy sẽ gửi qua mail đến mọi người tham khảo. Trân trọng.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ NGUỒN RƠM RẠ ĐƯỢC XỬ LÝ NẤM Trichoderma spp, VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Azospirillum lipoferum VÀ VI KHUẨN HÒA TAN LÂN Pseudomonas syringae

Nguyễn Thành Hối, Trịnh Quang Khương, Võ Thị Tú Trinh, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc

Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ

Tạp chí Công nghệ Sinh học 13(4A): 1-11, 2015
TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng phân rơm hữu cơ vi sinh được chế biến từ rơm rạ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 nghiệm thức (NT) phân ủ gồm NT1: đối chứng; NT 2: sử dụng rơm ủ với nấm Trichoderma; NT 2: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân; NT 3: rơm ủ với nấm Trichoderma + vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas syringae; NT 4: Rơm rạ ủ với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas syringae + phân lân + phân đạm, NT6 rơm rạ được ủ nấm Trichoderma spp. + phân vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013 tại 3 xã: Trường Long Tây, huyện Châu Thành A; Long Bình, huyện Long Mỹ và Vị Thanh, huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang. Kết quả sau 2 vụ thí nghiệm cho thấy: chất lượng phân rơm (rơm rạ được ủ nấm Trichoderma spp. + phân vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân) sau 7 tuần ủ có tỷ số C/N và ẩm độ (%) giảm là 19,0 đến 19,8 (vụ Đông Xuân 2012-2013) và 63,8 đến 64,9%; 62,9-64,9% (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013). Nhiệt độ (oC) và mật số vi sinh vật tăng: 43,5 đến 44,3 oC; 40,8 đến 41,4 oC và 9,9 đến 10,6 x 106 CFU/100g phân rơm ủ; 8,0-9,4 x 106 CFU/100g phân rơm ủ (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013). Đối với hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tăng 1,09 đến 1,17% và 0,84 đến 0,97%; 0,28 đến 0,29 và 0,23 đến 0,25 (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013); 2,42 đến 2.56 % (vụ Đông Xuân 2012-2013).

Từ khóa: Phân hữu cơ vi sinh, rơm rạ, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas syringae, nấm Trichoderma spp.

 
Top