Ông Tổ nghề hoa cảnh

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Hôm nay bỗng dưng em thắc mắc, nghề gì cũng có ông Tổ nghề! Vậy ông Tổ nghề cảnh là ai?
Qua tìm hiểu em sưu tầm được một bài viết khá thú vị về vấn đề này, xin chia sẻ cùng Anh chị em:


Điển tích làng

Vị Khê nằm ven đê sông Hồng gần thành phố Nam Định. Những vườn cây cảnh nối nhau. Đền thờ Thành Hoàng làng và ông Tổ cây cảnh nằm ở giữa làng. Tục truyền, ông Thành Hoàng làng tên là Nguyễn Công Thành, là tướng của Ngô Quyền, được cử trấn thủ vùng Nam Định, Thái Bình bây giờ.

Ông lập trang trại tại làng Vị Khê lấy tên là Nguyễn Gia Trang. Trong đền cũng ghi lại điển tích của ông tổ cây cảnh. Vào thời vua Lý Cao Tông, năm 1211, quan Thái uý Lộ chính Tô Trung Tự đưa quân đi sửa đê. Tới Nguyễn Gia Trang, quan Thái uý đã thấy nơi đây là vùng đất đẹp, trù phú và dân cư thuần phát, ông đã cho lập trại để đi lại.

Ông đã khuyến khích dân sản xuất, mở rộng nghề nông trang, dạy dân trồng hoa cảnh. Nhà Trần lên ngôi biến cung Tức Mạc tại Thiên Trường trở thành trung tâm thứ 2 của đất nước. Vương Công quý tộc khắp nơi đã tụ tập về đây ăn chơi khiến cho nghề cây cảnh của Nguyễn Gia Trang thêm điều kiện phát triển. Ngày đó, làng thường tiến vua những đặc sản của làng. Qua nhiều triều đại, nhiều vua chúa đã ghé thăm làng và ban nhiều sắc phong.

Cây cảnh xưa và nay

Với triết lý của các bậc hiền sỹ ngày xưa, không phải ai cũng có thể chơi được các thứ cây cảnh. Như với thế cây Trực, gia đình nào phải là gia đình có cách sống trung trực, có trước có sau với làng xóm láng giềng. Bộ Tứ Quý là cầu mong cuộc sống 4 mùa đều no ấm đầy đủ. Bộ Ngũ Phúc khẳng định gia đình có phúc hậu, có đức độ và con cháu đề huề.

Bộ Huynh đệ đồng khoa là gia đình có nhiều người đỗ đạt công vinh hiển hách. Bộ Tam Đa biểu hiện cả dòng họ cùng đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm no… Nhìn vào gia đình chơi bộ nào, người ta có thể hiểu được phần nào về gia đình đó. Những thế cây đó còn là những bài học để các cụ răn dạy con cháu ăn ở có lễ nghĩa, chuyên cần học tập và vươn tới một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Mỗi thế cây còn được tạo thế với những vẻ đẹp khác nhau và mang một triết lý khác nhau như thế Hạc Lập, thế Mẫu Tử, thế Quần Tụ… Để tạo được dáng cây, những nghệ nhân mất có khi cả cuộc đời với sự kiên nhẫn tỷ mỷ cùng sự sáng tạo vô bờ bến. Từng nhánh cây, từng chồi non đều được uốn, tạo dáng từng ít, từng ít một. Có khi phải mấy năm mới được hình hài một nhánh cây đẹp.

Và để hoàn thành một cây hay nguyên cả một quần thể cây cho đúng thế thì còn mất thì giờ hơn nữa. Nhưng chưa phải là hết. Để giữ thế cây luôn theo ý muốn, các nghệ nhân còn luôn phải chăm chút, chỉnh sửa bởi cây luôn phát triển, chỉ ít lâu không tỉa, cây sẽ mất thế ngay. Khó là khó như thế nhưng ở Vị Khê, vẫn còn rất nhiều nghệ nhân đang mê say để tạo ra nhiều thế mới.
[ theo Báo Việt Báo ]
----------

Em sưu tầm được cái này thôi, ai có ý kiến hay điển tịch khác thì đóng góp thêm ạ! Xin cảm ơn mọi người!
 

ANTHANHPHATSVC

Thành viên
cảm ơn bạn chia sẻ đúng vậy đấy bạn ah ,bây giờ đang triển lãm vị khê định kỳ hằng năm đấy.
~O)
 

dungvan

Moderator
Về Điển tích của Làng Vị khê thì đúng, năm ngoái khi về Vị khê có nghe chuyện này, và tôi cũng có nghe nói về một lần Làng Vị khê có tham gia trưng bày cây ở Huế, không nhớ vào thời Vua nào, thấy kể rằng dân làng phải khiêng cây đi bộ ròng rã từ NĐ vào Huế để tham gia, xong lại khiêng ra, hình như cũng có giải thì phải. Tôi chỉ nhớ mang máng vậy, có bạn nào ở Vị khê nói kỹ giúp.
Theo suy nghĩ của tôi thì đây chỉ có thể coi là Ông Tổ của nghề Hoa Cây Cảnh của Làng Vị khê hoặc vùng này, hoặc là cả MB thôi, còn các vùng miền khác trong cả nước thì thế nào?
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Bất cứ nghề nào hằng năm người ta đều có cúng kiến và tỏ lòng biết ơn với ông Tổ nghề. Vậy tại sao chúng ta lại quên đi ông Tổ nghề Hoa cảnh?
 

haibien

Quản Lý Viên
Về Điển tích của Làng Vị khê thì đúng, năm ngoái khi về Vị khê có nghe chuyện này, và tôi cũng có nghe nói về một lần Làng Vị khê có tham gia trưng bày cây ở Huế, không nhớ vào thời Vua nào, thấy kể rằng dân làng phải khiêng cây đi bộ ròng rã từ NĐ vào Huế để tham gia, xong lại khiêng ra, hình như cũng có giải thì phải. Tôi chỉ nhớ mang máng vậy, có bạn nào ở Vị khê nói kỹ giúp.
Theo suy nghĩ của tôi thì đây chỉ có thể coi là Ông Tổ của nghề Hoa Cây Cảnh của Làng Vị khê hoặc vùng này, hoặc là cả MB thôi, còn các vùng miền khác trong cả nước thì thế nào?
Miền bắc là gốc rồi bác.
 
Top