Độ phì nhiêu của đất và cách cải thiện độ phì

nguyenhuythac

Thành viên mới
Độ phì nhiêu của đất và cách cải thiện độ phì

Về khả năng đáp ứng nhu cầu của cây thì các loại đất khác nhau rất nhiều. Phần lớn đất chỉ có độ phì tự nhiên trung bình nhưng có thể tăng độ phì bằng cách bón phân cho đất. Để có thu hoạch cao thì độ phì tự nhiên của đất không quan trọng bằng tiềm năng của nó sau khi đã loại đi những yếu tố hạn chế. Thuật ngữ "độ phì của đất" bao gồm nhiều tính chất cần được cải thiện một cách liên tục. Để cải tạo độ phì có thể dùng dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.


Các yếu tố làm nên độ phì của đất:

-Độ sâu: (xác định thể tích đất mà hệ rễ cây có thể vươn tới) Phần lớn cây trồng ưa độ sâu khoảng 1m nếu không có lớp cản nào.

-Cấu tượng của đất (dựa trên sự phân bố và kết dính các hạt theo kích thước). Yếu tố này xác định sự phân bố kích thước lỗ xốp quyết định việc cung cấp không khí và nước cho rễ cây.

-Phản ứng của đất: Là chỉ số thể hiện và điều chỉnh các quá trình hóa học và các cân bằng hóa học.

-Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

-Khả năng lưu giữ các chất dinh dưỡng tan vào đất và của phân bón.

-Hàm lượng mùn và chất lượng mùn: bao gồm tỷ lệ dạng khoáng hóa dược.

-Lượng và hoạt tính các sinh vật trong đất là tác nhân của các quá trình chuyển hóa.

-Hàm lượng các chất độc và phế thải, hoặc tự nhiên (như muối ở đất mặn, nhôm ở đất chua) hoặc nhân tạo (do ô nhiễm).​


Loại đất năng suất cao có độ phì cao, là tự nhiên hoặc đã được cải tạo phải:

-Huy động được chất dinh dưỡng dự trữ.

-Chuyển hóa được phân bón thành dạng dễ hấp thụ.

-Tích lũy được chất dinh dưỡng tan trong nước ở dạng dễ háp thụ để khỏi bị rửa trôi đi.

-Cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cân đối cho cây do tự điều chỉnh được.

-Lưu trữ và cung cấp đủ nước.

-Duy trì được độ thoáng khí tốt, đủ oxi dùng cho rễ.

-Không cố định chất dinh dưỡng, tức là không chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành dạng không hấp thụ được.
Đất có độ phì cao có thể cho năng suất hoa màu cao không cần bón phân, nhưng nếu được bón có thể cho năng suất cao hơn nữa. Độ phì cao của đất là nền tảng cho mọi biện pháp canh tác thành công. Có nhiều cách đưa độ phì của đất vào quá trình canh tác:


-Khai thác không cần bón phân (ví dụ trong luân canh).

-Sử dụng càng nhiều càng tốt các yếu tố tạo độ phì cho đất mà không phải bù vào và không gây ảnh hưởng xấu (ví dụ chỉ cần bón những lượng phân N và P vừa phải).

-Duy trì và cải thiện độ phì của đất để đảm bảo năng suất cao ổn định (ví dụ bằng cách bón phân để bù vào những mất mát).​

Phải luôn chú ý đến độ phì rất khác nhau giữa các loại đất. Dưới đây là các chỉ dẫn về các đặc điểm vùng đất.

Đất vùng nhiệt đới:

-Thường rất chua (cần bón vôi để đưa pH đến 5,5 hoặc lớn hơn).

-Thường thiếu P hoặc khả năng cố định P (nên dùng phân photphat và thường cần kết hợp bón vôi).

-Thường thiếu K, Mg và S ở những vùng đất ẩm (vì thế cần bón những chất dinh dưỡng này cho đất).

-Thường kém hấp thụ và lưu trữ chất dinh dưỡng (vì thế cần bón phân làm nhiều lần).

-Thường thiếu N mặc dù các chất hữu cơ chóng bị vô cơ hóa.​

Đất vùng cận nhiệt đới có đặc trưng là:

-Thiếu nước (vì thế nếu không có hệ thống thủy lợi thì phải dùng phân bón với đầy đủ nước).

-N là chất dinh dưỡng chủ yếu vì hàm lượng mùn thấp.

-Thường thiếu P, nhất là vùng đất cát.

-Có phản ứng trung tính (do đó thường thiếu Fe và Zn).

-Thường là nguồn cung cấp tốt S, Mn và B.

-Có thể trị mặn.​


Đất các vùng ôn đới ẩm có các đặc tính là:

-Thường rất chua (độ axit cao), cần được bón vôi.

-Có những chướng ngại cho rễ phát triển (ví dụ có lớp cứng ở dưới).

-Thường kém thoáng khí (đất nặng, hệ thống cống rãnh tự nhiên kém).

-Thường thiếu N dễ tiên và cả P,K, Mg.

-Ở vùng đất cát dự trữ dinh dưỡng thấp và cũng chỉ lưu trữ được ít do đó bị nước dư cuốn trôi đi nhiều.

-Cố định một phần P và Mo (do tính axit tự nhiên), và Cu (trong các vùng đất hữu cơ).

-Khí hậu lạnh làm chậm sự hấp thụ chất dinh dưỡng...​
Phản ứng của đất về việc bón vôi

Muốn đất cho sản lượng cao, trước hết nó phải có khoảng pH tối ưu (những giá trị cho dưới đây được đo ở huyền phù đất trong nước).



Đất có độ pH nhỏ hơn 4,5-5 có thể rất hại cho cây vì gây thiếu chất dinh dưỡng (như P, Mg...) và làm cây ngộ độc (do Al, Fe, Mn). Cần bón vôi để tăng độ pH, ít nhất đến 5,5. Khoảng pH 5,5-6,5 được coi là thỏa đáng để tạo sản lượng trung bình cho hầu hết loại cây trồng. Người ta đã xác định được các giá trị pH và khoảng pH cho các loại đất khác nhau để tạo được sản lượng cao với các loại cây khác nhau.
Bán dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh tại TP.HCM
Có thể dùng mọi loại chất vôi để làm tăng pH. Ở nhiều vùng đất axit (đất chua), bón vôi có chưa magie carbonat sẽ có lợi kép vì vừa điều chỉnh được pH lại vừa cung cấp thêm Mg. Tuy nhiên, việc bón vôi, nhất là ở vùng nhiệt đới, thường cho kết quả xấu, không phải vì vôi không có hiệu lực mà là vì bón như vậy chưa bổ sung đủ phân thích hợp để hiệu chỉnh được các hệ số quan trọng khác.


Để có năng suất cao ở vùng đất trung tính hoặc hơi kiềm dùng phân đạm có thể có lợi vì có thể tạo nguồn cung cấp tốt hơn các chất vi lượng như Mn hoặc Zn (có khuynh hướng bất động).

Thạch cao dùng làm chất cải tạo cho đất mặn (để loại Na và cung cấp Ca, cải thiện cầu tượng đất).
 
Top