Đất trồng cho bonsai

Minh Xuân

Quản lý
em thấy ở tùng la hán.trên các rễ nhỏ có các hạt li ti .có phải là thành phần dạng như là nấm rễ cộng sinh giống như Minh Xuân nói ở trên không??
Gần đúng:). Ở họ Kim giao có sự cộng sinh với vi sinh vật, nhưng không phải với nấm, mà là với vi khuẩn. Nốt sần trên rễ tùng la hán tương tự như nốt sần trên rễ cây họ đậu.
 

bonhe

Quản lý viên
Đất trồng ngoài thành phân vô cơ (nước, không khí, NPK) còn có thành phần hữu cơ, cũng rất có ích cho cây. Đó là:
- Các chất mùn (chất màu đen). Thành phần và tỷ lệ mùn ảnh hưởng lớn đến lý tính của đất (khả năng hút ẩm, giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng, thoáng khí, ...)
- Vi sinh vật.
- Động vật đất (giun dế:))
- Cỏ dại :)))
Đối với cây bonsai những thành phần này có thể không quan trọng, nhưng đối với cây cảnh thân thảo và đối với cây con thì phần hữu cơ chiếm vai trò khá lớn. Ví dụ, đối với các loài thông vai trò của phần hữu cơ thể hiện ở nấm rễ cộng sinh.
Góp vui vài ý với bác bohne.
Cám ơn bác Minh Xuân nhiều. Bác nói đúng. Đất trồng cho bonsai khác với đất cho cây trồng dưới đất ở chỗ: không nên dùng chất mùn vì đây là nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn các mao mạch của đất trồng, dẫn đến sự thoát nước không được tốt, làm cho các mầm mống bệnh, và thúi rễ sẽ không tránh khỏi.
Về loại nấm Mychorrhizal, chắc bác cũng biết rồi, loại nấm này có nhiệm vụ giống như là một bộ rễ thứ 2 của cây, vì nó sẽ hấp thụ nước và khoáng chất từ đất cho cây mà nó cộng sinh. Loại nấm này giúp cho cây sống được trong môi trường khắc nghiệt. Trên thị trường ở đây, có bán những gói nấm này để pha vào đất trồng khi sang chậu. Tôi không biết nó có tốt không, nhưng một anh bạn của tôi đã mất đi một số cây thông đen Nhật bản vì gói nấm này ! Để có loại nấm này trong lúc thay đất mới cho bonsai, tôi thường giữ lại một ít đất cũ.
Bác có thể cho tôi biết tại sao cỏ dại lại có ích cho cây trồng? :confused:
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
UOTE=honglong237;51109]
Ở một số nước trên thế giới, như tại Nhật Bản chẳng hạn, có loại đất đặc chế cho Bonsai, vì nó bán rộng rãi ra ngoài thị trường. Tại nước ta, trong ngành hoa kiểng nói chung, nhà vườn đều có kinh nghiệm pha trộn đất theo cách riêng của từng người, và 1 số thường giấu nghề rất kỹ, không mấy ai chịu truyền kinh nghiệm này cho ai!
bây giờ thì quan niệm giấu nghề không còn nặng nề nữa,quan điểm hiện đại làm mọi người thoáng hơn ,cởi mở hơn.[/QUOTE]

Cám ơn Honglong237 đã đóng góp ý kiến. Rất hay. Tôi cũng từng nghĩ như bạn: người mình hay dấu nghề, nhưng thật ra, những người nước khác cũng dấu nghề không kém. Tôi nghĩ là cũng không nên trách họ, vì nghề làm vườn là nghề mà họ dùng để kiếm sống, cho nên thường nhà vườn này sẽ không chia sẽ kinh nghiệm với nhà vườn nọ (cạnh tranh). Điều này cũng xảy ra tại Mỹ, nơi mà được coi là cởi mở.
Loại đất cho bonsai của Nhật phổ biến trên thế giới là akadama, mà tôi sẽ nói nhiều hơn sau này. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Nói chung, đất nào cũng có thể trồng được bonsai cả, ngoại trừ loại đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Có điều ta phải tăng cường chất bổ dưỡng cho hợp lý vào đất để cây trồng được sinh trưởng tốt hơn. Căn bản là đất phải đạt những đòi hỏi sau đây:
- đất phải có ***** chất dinh dưỡng.
- Đất không mang những mầm mống dịch hại cho cây trồng
- Đất không có tạp chất lẫn vào.
- Đất có khả năng giữ ẩm tốt.
- Đất phải tơi xốp để giúp bộ rễ hô hấp tốt.
- Đất có nhiều mùn và chất hữu cơ…
.
Nhờ Honglong237 mà tôi không phải đánh máy nhiều.:) Chỉ có điều là không nên dùng chất mùn (lý do tôi đã trình bày ở trên). Ngoài ra, đất trồng cần phải có
- độ bền tốt (tức là nó không được phân hủy nhanh - điều này rất là quan trọng tại VN, nơi mà khí hậu nóng ẩm. Lý do: nếu chất trồng phân hủy nhanh, sẽ dẫn đến chất mùn (powder), làm tắc nghẽn các mao mạch của chất trồng, thoát nước sẽ không tốt nữa). Cỏn nếu không thì ta phải thay đất thường xuyên.

Nói tóm lại, đất trồng cần có những đặc tính sau:
- thoát nước tốt
- giữ được khí trời và ẩm độ tốt
- cung cấp dưỡng chất
- có độ bền
- không mang mầm bệnh
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Bài viết của Honglong237 tôi sẽ từ từ chua thêm sau này, bây giờ tôi sẽ nói về những loại chất trồng căn bản. Một số loại mà tôi nêu ở đây, có thể tại VN không có, nhưng dù sao nếu các bạn nắm được khái niệm, thì các bạn có thể tìm ra được câu trả lời cho mình (liệu cơm gắp mắm ;))
Như bạn Minh Xuân có nhắc đến, chất trồng có 2 loại:
- Vô cơ: chia làm 2 loại:
+ có lỗ, khoang nhỏ: đá núi lửa nghiền- màu đỏ, đen hay trắng (lava cinder or pumice) (hình 1: đá núi lửa nghiền, có màu đen; hình 2: đá núi lửa nghiền, có màu trắng). Loại này gọi là đá, nhưng nhẹ vô kể)
+ không có lỗ hoặc khoang: turface (đất sét nung cứng ở nhiệt độ cao- dùng tay không thể bóp bể được); decomposed grannite, viết tắt DG (đá hoa cương bị phân hủy); sạn (thấy ở bầu diều gà :D). Loại này nặng hơn loại trên ( hình 3: turface; hình 4: DG)
- Hữu cơ: vỏ cây xay, phân chuồng, lá mục, than gỗ xay, v.v.. (hình 5: vỏ cây thông xay và đã qua xử lý - phân hủy).
Tôi sẽ viết tiếp về đặc tính của từng loại chất trồng. Xin đón đọc. Bonhe
 

Truly Bonsai

Thành viên
Ở nhiều vườn chuyên trồng xanh họ sử dụng 95% phân gà hoai 6 tháng và 5 % đất để che phủ bên trên cho không bị trôi chấu khi mưa.Nuôi kiểu này cái mầm 1 năm có thể đạt đường kính 3 cm.
 

bonhe

Quản lý viên
- Vô cơ: chia làm 2 loại:
+ có lỗ, khoang nhỏ: đá núi lửa nghiền- màu đỏ, đen hay trắng (lava cinder or pumice) (hình 1: đá núi lửa nghiền, có màu đen; hình 2: đá núi lửa nghiền, có màu trắng). Loại này gọi là đá, nhưng nhẹ vô kể)
+ không có lỗ hoặc khoang: turface (đất sét nung cứng ở nhiệt độ cao- dùng tay không thể bóp bể được); decomposed grannite, viết tắt DG (đá hoa cương bị phân hủy); sạn (thấy ở bầu diều gà :D). Loại này nặng hơn loại trên ( hình 3: turface; hình 4: DG)
- Hữu cơ: vỏ cây xay, phân chuồng, lá mục, than gỗ xay, v.v.. (hình 5: vỏ cây thông xay và đã qua xử lý - phân hủy).
Bonhe
Quên không nhắc. Các bạn chú ý nhìn sự khác nhau giữa chất trồng vô cơ có và không có lỗ (hình 1, 2 : vô số lỗ nhỏ được thấy trên bề mặt) Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Xin lỗi các bạn về sự cố của các bảng so sánh, không hiểu sao đánh máy một đàng mà khi post lên net lại ra một nẻo (các chữ và dấu dính lại với nhau :mad:. Hi vọng Admin có thể sửa giúp. Cám ơn trước. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Tại sao đất trồng cần có những khoảng trống?
Khoảng trống trong đất trồng giúp thoát nước, dự trữ ẩm độ, chất dinh dưỡng và là chỗ để trao đổi khí cần cho bộ rễ.

Bonhe
 

Minh Xuân

Quản lý
Tại sao đất trồng cần có những khoảng trống?
Khoảng trống trong đất trồng giúp thoát nước, dự trữ ẩm độ, chất dinh dưỡng và là chỗ để trao đổi khí cần cho bộ rễ.

Bonhe
Có thể xem đất trồng như một môi trường gồm 3 thành phần:
- Phần rắn hay phần đất nền.
- Phần lỏng hay phần nước (dung dịch đất)
- Phần khí là phần còn lại.
Cân bằng giữa ba phần này tạo nên tính chất của đất đối với cây trồng (tính màu mỡ của đất). Vì thế khi pha đất phải tính cả 3 phần này thì cây mới sống tốt.
 

bonhe

Quản lý viên
Có thể xem đất trồng như một môi trường gồm 3 thành phần:
- Phần rắn hay phần đất nền.
- Phần lỏng hay phần nước (dung dịch đất)
- Phần khí là phần còn lại.
Cân bằng giữa ba phần này tạo nên tính chất của đất đối với cây trồng (tính màu mỡ của đất). Vì thế khi pha đất phải tính cả 3 phần này thì cây mới sống tốt.
Cám ơn bác Minh Xuân.
Như Honglong 237 có nhắc đến đất chuyên cho bonsai ở Nhật, tôi sẽ nói về loại đất này, để xem các bạn ở VN có thể tìm nguyên liệu nào mà gần giống với loại đất này không. Đất cho bonsai ở Nhật, phổ thông nhất là Akadama. Akadama có nghĩa là hạt đất sét đỏ. Đất này được đào lên ở Honshu (phía bắc của Tokyo), và nó nằm giữa lớp đất trên bề mặt và lớp cát phía dưới. Sau đó, nó được phơi khô trong lò nóng. Tính pH 6.5 - 6.9. Akadama có tính thoát nước cao, mà cũng giữ một lượng nước vừa ***** cho cây, cho nên nó rất đuợc ưa chuộng cho bonsai, đặc biệt cho loại cây lá kim!. Akadama có 3 loại: mềm, cứng vừa, và cứng. Cũng có các kích cỡ khác nhau ( tùy tuổi cây và kích thước chậu mà chọn lựa cho thích hợp) (sẽ nói sau). Mặc dù nó tốt, nhưng vì giá thành nhập từ Nhật quá mắc, cho nên dân bonsai ở Mỹ đã tìm các loại đất khác có đặc tính gần giống như akadama và rẻ hơn nhiều - thí dụ như turface - cũng là loại đất sét nung, có kích thước từ 3-6mm.
Ở VN, tôi thấy đất đỏ ở Lâm Đồng, Bảo Lộc, Ban Mê Thuột, Long khánh có thể là nguồn đất tốt cho các cây lá kim. Không biết bác Minh Xuân nghĩ sao?

Các bạn cũng nên để ý dùng thử than củi xay nhỏ xem sao. Đây cũng là một nguồn nguyên liệu quí giá cho bonsai. Than củi cũng có những khoảng trống và nhẹ, cho nên sẽ có tính thoát nước tốt, đồng thời có tài liệu nói là nó cũng giúp vi khuẩn cộng sinh của cây lá kim. Bạn Minh Xuân nghĩ sao? Như bạn Camauteur có nói là nguồn nước ở quê bạn có nhiều tính acid, nên cho thêm than củi vào chất trồng thì sẽ làm cho đất ngọt hơn. Bonhe
 

Minh Xuân

Quản lý
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đất đai bị phong hóa mạnh. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có nhiều đất sét mà vẫn gọi là miền Đông đất đỏ. Đây là đất phong hóa từ đá núi lửa nên rất giàu chất dinh dưỡng cho cây. Vùng này vì thế rất trù phú, trồng đ ủ cà phê, hồ tiêu. Tất nhiên lấy đất này trồng bon sai cũng rất tốt.
Miền Bắc có đất phù sa sông Hồng cũng là đất sét tốt, tuy hơi nhiều cát. Hoặc đất vùng núi Lào Cai, Yên Bái, nhưng lại hơi nhiều sắt (mâu nâu). Vì thế đất miền Bắc không màu mỡ bằng đất miền Nam.
Bạn Camauteur chắc ở vùng Tây Nam Bộ, nước bị nhiễm phèn chua. Vì thế nước tưới cây nên đựng trước ra bể lắng. Có thể bỏ ít vôi bột vào như người ta vẫn khử chua cho ruộng lúa vậy.
 

bonhe

Quản lý viên
Một trong khoảng 60 cây thông đen Đại hàn trong giai đoạn huấn luyện (2 năm tuổi)
 

bonhe

Quản lý viên
Cây thông đen Nhật bản loại vỏ sần sùi (cork pine) trong giai đoạn huấn luyện (30 năm tuổi), và đất trồng của nó.
 

bonhe

Quản lý viên
Một cây thông đen Nhật vỏ xùi khác và đất trồng của nó (tôi dùng DG-decomposed granite và than củi xay). Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
và cây thông đen Nhật gần hoàn thiện (cũng còn phải 3-4 năm nữa), và chất trồng là đá núi lửa nghiền trộn với akadama.

Tôi hi vọng là với bài viết này, các bạn có thể biết thêm được một số thông tin mới, mà có thể giúp cho nhóm cây lá kim sẽ được dùng cho bonsai nhiều hơn ở VN. Keep it green! Cám ơn sự theo dõi của các bạn. Bonhe
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
chào bonhe cây thông thì không thèm chỉ thèm cây hồng vàng phía sau kia kìa hôm kia đi qua chổ anh nhưng không có thời giờ ghé thôi đợi dịp khác ghé . mấy ngày này ở Santa Ana lạnh hơn trên River side nhiều . bên anh trồng đá núi lữa được chứ bên em mà trồng khi trời lạnh xuống chết là cái chắc bên em thi đá hoa cương nhiều hơn và cám ơn anh về thông tin & bài viết bữa nào mời đi ăn cá nướng hen ngay góc đường busha & bolsa
 

bonhe

Quản lý viên
chào bonhe cây thông thì không thèm chỉ thèm cây hồng vàng phía sau kia kìa hôm kia đi qua chổ anh nhưng không có thời giờ ghé thôi đợi dịp khác ghé . mấy ngày này ở Santa Ana lạnh hơn trên River side nhiều . bên anh trồng đá núi lữa được chứ bên em mà trồng khi trời lạnh xuống chết là cái chắc bên em thi đá hoa cương nhiều hơn và cám ơn anh về thông tin & bài viết bữa nào mời đi ăn cá nướng hen ngay góc đường busha & bolsa
Hi Ngwabi, đá hoa cương thì quá nặng. Cách đây khoảng nửa năm, có một người cho tôi một bao DG, nhưng rồi chỉ dùng một lần thôi, vì nó quá nặng so với turface. Không biết bạn có dùng thử turface MVP chưa, rất tốt.

Cám ơn lời mời của bạn, nhưng thời khóa biểu của tôi không cho phép:mad:

Nếu còn ở Cali, thì mời tới xem bonsai show của Nanpu-Kai ở Los Angeles. Đây là một bonsai club của Nhật, mà sáng lập viên là ông John Yoshio Naka, được coi là một trong những bonsai club lâu đời nhất tại Mỹ. Hai ông thầy tôi là thành viên của nhóm này và có cây triển lảm, có nhắc tôi nên đi xem. Có lẽ ngày mai tôi sẽ đi xem và chụp hình luôn. Địa chỉ: Japanese American Cultural & Community Center. 244 South San Pedro St., Los Angeles. Sat. 8/22 10 am - 5pm
Sun 8/23 10 am - 5 pm
Bonhe
 
Top