Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đố khó có thưởng

Mình gởi tới các bạn một câu hỏi hết sức đơn giản,
cũng là nhẳm tạo ít sôi động cho các bạn nhân cuối tuần.

"Lấy 2 chiếc kéo dùng để cắt đọt non dưới đây làm mẫu


Kéo A của Nhật bản sản xuất công nghiệp (có thợ chỉnh lại ở giai đoạn cuối).



Kéo do ông thợ rèn Việt Nam đánh từ nhíp xe.

Theo nhận xét của cá nhân mình : nếu mài đúng và bảo trì tốt , cả hai
chiếc kéo trên đều có khả năng cắt rất bén ngọt. Thí dụ cắt cành mềm
cỡ 5 mm đường kính trở xuống.

Nếu bạn vừa mài 1 trong hai kéo trên xong, bạn muốn cắt cành cỡ 5mm (đk)
thử để xem mức bén của kéo có đạt không.

Câu hỏi :
1. Bạn sẽ nên cắt cành loại gì để thử độ bén cho loại kéo trên?
(có thể đưa ra tên loài cây cũng được).

2.Vết cắt ở cành ra sao để biết là kéo đã đạt mức bén cao nhất cho loại kéo này?

Mời các bạn suy nghĩ và bắt đầu cho xin câu trả lời
-từ 12 giờ trưa chúa nhật ngày 01 tháng 6-2014
-đến 12 giờ trưa thứ hai ngày 02 tháng 6-2014.


Mỗi bạn được quyền trả lời mỗi câu hỏi 2 lần (tức là
được 2 trả lời khác nhau cho mỗi câu hỏi).

Bởi vì có lẽ sẽ có nhiều câu trả lời hợp lý, bạn nào đúng cả
2 câu và tương tự hoặc hay hơn đáp án do mình đưa ra
sẽ nhận được một món quà (tương tự chiếc kéo Nhật ở trên)
gủi tới tận nhà.
(những bạn gởi câu trả lời trước và sau giờ nêu trên sẽ không được tính.
Cùng câu trả lời thì sẽ chỉ tính cho duy nhất 1 người đầu tiên).

Rất mong các bạn Moderator phổ biến rộng giúp.
Mình cũng mong nhận được hỗ trợ thêm phần thưởng từ các bạn
kinh doanh dụng cụ và các bạn hảo tâm.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và tham dự.
==================================
Cây liếc dao (tungaloy) của dao chặt thịt heo có hình tròn dài,thế bên Mỷ , làm thịt heo liếc dao = cái nào ?
Rất tiếc là mình chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn Vuonkienganphuoc.
Bạn có thể vui lòng nói rõ hơn không?

Riêng về dao thì tương đối là dễ dàng hơn kéo nhiều.
Tuy rằng dao ghéo cây của bonsai cũng có hơi hơi giống
lưỡi kéo chút xíu. Thế nên mài dao ghép cây của bonsai
cũng gần giống mài lưỡi kéo, Tuy nhiên không quá ngặt.

Chứ còn liếc dao chặt thịt heo thì có dễ hơn chút xíu.
Mà mình thì chả nghĩ cây liếc dao hình trụ ấy làm bằng Tungsten.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Buồn cười là mua bộ dao có cái tròn tròn dài dài đoán mãi rồi cũng nghĩ là để liếc dao.
Nhưng liếc trơn tuột nên toàn vác đá mài ra mài thật lực, bỏ xó nó mấy năm rồi.
Hôm nay mới hiểu lại đem ra dùng.
Cảm ơn anh!



Trả lời anh cho vui nhé:
đem cắt cuống lá khoai nước sẽ biết kéo nào sắc.
nếu kéo sắc sẽ đứt ngay và vết cắt ko giập, chảy nước .
Kéo ko thật sắc hoặc giơ sẽ làm giập và chảy nước trước khi đứt.
(lưu ý là cắt lá già một chút sẽ chính xác)
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Buồn cười là mua bộ dao có cái tròn tròn dài dài đoán mãi rồi cũng nghĩ là để liếc dao.
Nhưng liếc trơn tuột nên toàn vác đá mài ra mài thật lực, bỏ xó nó mấy năm rồi.
Hôm nay mới hiểu lại đem ra dùng.
Cảm ơn anh!



Trả lời anh cho vui nhé:
đem cắt cuống lá khoai nước sẽ biết kéo nào sắc.
nếu kéo sắc sẽ đứt ngay và vết cắt ko giập, chảy nước .
Kéo ko thật sắc hoặc giơ sẽ làm giập và chảy nước trước khi đứt.
(lưu ý là cắt lá già một chút sẽ chính xác)
+CÂY liếc dùng cho mấy anh hàng thịt là cây tròn dài,thế thì bên MỶ họ sử dụng cây như thế nào :vuông (như tungaloy của anh),hay tròn (hỏi câu này bởi vì mổi vùng miền có kiểu cách riêng,áp dụng khoa học kỷ thuật vào sinh hoạt -đời sống)
+Nếu lấy cây tròn dài này ,liếc cho kéo cắt cành có được ko ?
 

GioNui

Moderator
Trả lời anh cho vui nhé:
đem cắt cuống lá khoai nước sẽ biết kéo nào sắc.
nếu kéo sắc sẽ đứt ngay và vết cắt ko giập, chảy nước .
Kéo ko thật sắc hoặc giơ sẽ làm giập và chảy nước trước khi đứt.
(lưu ý là cắt lá già một chút sẽ chính xác)
Sao không chờ tới giờ trả lời để lãnh thưởng vậy anh?
Anh trả lời xong chả ai dám nói nữa...=))

bắt đầu cho xin câu trả lời
-từ 12 giờ trưa chúa nhật ngày 01 tháng 6-2014
-đến 12 giờ trưa thứ hai ngày 02 tháng 6-2014.


(những bạn gởi câu trả lời trước và sau giờ nêu trên sẽ không được tính...).
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Cây liếc dao (tungaloy) của dao chặt thịt heo có hình tròn dài,thế bên Mỷ , làm thịt heo liếc dao = cái nào ?
Buồn cười là mua bộ dao có cái tròn tròn dài dài đoán mãi rồi cũng nghĩ là để liếc dao.
Nhưng liếc trơn tuột nên toàn vác đá mài ra mài thật lực, bỏ xó nó mấy năm rồi.
Hôm nay mới hiểu lại đem ra dùng.
Cảm ơn anh!



Trả lời anh cho vui nhé:
đem cắt cuống lá khoai nước sẽ biết kéo nào sắc.
nếu kéo sắc sẽ đứt ngay và vết cắt ko giập, chảy nước .
Kéo ko thật sắc hoặc giơ sẽ làm giập và chảy nước trước khi đứt.
(lưu ý là cắt lá già một chút sẽ chính xác)
Tôi thấy bà xã tôi củng liếc dao bằng cái vật dụng tròn dài (hình trên)
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Sao không chờ tới giờ trả lời để lãnh thưởng vậy anh?
Anh trả lời xong chả ai dám nói nữa...=))
Vui thôi mà bạn!
Mà từ mai đi công tác ở nơi tận cùng thế giới rồi . Internet chỉ còn là một kỷ niệm mơ hồ!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Stobeornottobe07 và các bạn đã cho ý kiến về cây liếc dao hình trụ.
Bây giờ thì mình đã hiểu rõ câu hỏi của bạn Vuonkienganphuoc.

Ý kiến mình về cây liếc dao ở trên là thế này .

1. Cây liếc dao hình trụ này chẳng qua chính là một cái dũa mịn.
2. Độ cứng của cây liếc dao cũng chỉ nhỉnh hơn độ cứng của lưỡi dao chút xíu.
3. Người ta chỉ cho bạn cách cầm dao và cây liếc để lưỡi dao chạy trên mặt
cây liếc thế nào cho bén.Thường là đặt lưỡi áp trên mặt cây liếc. Vừa đẩy lưỡi
tới trên cây liếc, vừa kéo lùi lưỡi ngang cây liếc. Cũng nên nhớ : đường liếc là từ
lưỡi tới sống lưỡi (để tránh ba-dớ phát sinh).

http://www.youtube.com/watch?v=oIz8QNVb4P8

+ YouTube Video




Bạn có thể chế ra hai cái dũa mịn cắm sẵn vào miếng gỗ
như trường hợp người ta liếc trên hai thanh sành sứ (ceramic).

http://www.youtube.com/watch?v=L1VXqDlIY7k

+ YouTube Video


Tất cả những cách kiểu trên vốn được người ta áp dụng từ lâu lắm rồi.
Mình cứ nhớ hồi 5,7 tuổi theo Mẹ ra chợ đã trông thấy bà bán thịt
dùng cây liếc cho con dao.

Thế nhưng, nếu các bạn dùng cây liếc theo những cách như trên
thì mình cũng hơi buồn. Bởi vì điều đó có nghĩa là những chia xẻ
của mình ở đây với các bạn vô tác dụng.

Tại sao ?

Chuyện thì cũng dễ hiểu : giả như các bạn muốn giết một con gà làm thịt.
Giết gà thì dễ rồi (bỏ chuyện cắt tiết sang một bên). Bạn có thể dùng một
trăm cách : bẻ cổ, cắt cổ... để giết gà. Hoặc là bạn dùng một con dao nho
nhỏ lụi tới lụi lui một hồi thì con gà cũng chết. Nhưng xét ra thì con gà lâu
chết (nó đau đớn lâu là mình mắc tội hành hạ súc vật!).
Thế nên mình muốn chỉ cho bạn một cách vừa nhanh gọn vừa giúp con gà
khỏi đau đớn = dùng mũi kim khâu đâm nhẹ vào tử huyệt (ngay tim) là con
gà chết ngay lập tức. Đấy là việc nhẹ nhàng, dễ dàng và nhanh gọn.
(Chỉ là thí dụ . Mình không biết tử huyệt con gà ở đâu đâu đấy!).

Tương tự chuyện mài dao kéo.
Điều mình cà kê dê ngỗng 20 trang là để mong các bạn thấy được góc độ
bén của mỗi loại dao kéo hoàn toàn khác nhau. Chúng ta quan sát kỹ cách
tạo góc bén của lưỡi dao kéo rồi dùng vật cứng vuốt đúng một đường ngay
yếu điểm đó. Thế là dao kéo vừa giữ mãi được độ bén như lúc mới mua, lại
vừa kéo dài tuổi thọ (vì lưỡi không mòn nhiều).

Chứ còn như bạn không ngắm kỹ đường bén của loại dao, cứ cầm mọi con dao
cái kéo rồi liếc lấy liếc để hay mài tới mài lui, thì chuyện xảy ra là độ bén ban đầu
của dao sẽ chắc chắn không còn nữa (vì đổi góc độ bén) và càng ngày càng tốn
nhiều thì giờ mài (vì góc bén ngày một lớn dần).

Mong các bạn hiểu cho.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn cùng mình tiếp tục chuyện mài kéo ở giai đoạn cuối.

Giai đoạn cuối là chúng ta mài liếc cho lưỡi kéo bén ngọt.
Mình gọi là mài tinh.
(Mấy ông thợ mài dao ngày xưa, sau khi dùng đá mài nhám
để mài thô, họ dùng đá bùn để mài tinh)

Thực sự thì mài thô hay mài tinh gì đó cũng cùng một cách thức.
(Ở đây, chúng ta không chính thức mài, nhưng chỉ là vuốt gọt nhẹ.)
Chuốt thô thì dùng vật cứng nhiều, ấn mạnh. Chuốt tinh thì dùng vật
ít cứng hơn. Thế thôi!

Tuy nhiên, để rõ hơn về điều muốn trình bày, các bạn chịu khó xem lại
cách làm bén của 2 loại lưỡi : lưỡi dao lam cạo râu và lưỡi dao phay của
thợ rèn Việt Nam đánh ra.
 

chinhtv1970

Thành viên
Nôn thực hành quá, hồi chiều đi làm về, cháu ghé tiệm quen xin được 2 cộng bạc xe HonDa đem về bẻ ra rồi lấy mấy cái kéo ra thử liền.
Đầu tiên cháu đập lại chốt cho ít rơ, sau đó tra dầu. Thử cắt thấy kéo cắt tốt hơn thấy rõ.
Sau đó mài thô bằng cách để kéo đứng như Chú hướng dẫn, rồi dùng cục đá mài vuốt xuôi trên mặt ngoài của lưỡi, sau đó dùng cộng bạc Honda vuốt lại. Kết quả kéo bén ngọt, cắt quá đã .
Vô tình, nhà cháu có 2 cái kéo một kiểu, một đã hơi cùn và một cái còn trong bao chưa sử dụng cháu dùng làm đối chứng. Sau khi mài xong, cháu cảm nhận độ bén của cái kéo cũ chắc cũng cỡ 95% so với cái mới. Học bài xong, đem ra thực hành liền, thành công ngoài mong đợi, cháu cảm ơn Chú rất nhiều.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Nếu chúng ta xem lại dạng tạo góc bén của lưỡi dao lam cạo râu (h.1) và
con dao phay cắt thịt ở nhà bếp (h.2) : góc độ nhỏ và độ cong của đường mài
đã khiến dao lam hết sức bén.

Tương tự , nếu nhìn vào hình 3 , cách tạo góc bén của lưỡi kéo hay lưỡi dao
tháp cây bonsai, các bạn thấy góc A do AB hợp với AC vốn khá nhỏ. Thường thì
ở khoảng 15-20 độ.



Dao ghép cây của bonsai (mặt ngoài, lồi)



Mặt ngoài lồi với độ vát giảm dần ( 3 tầng).



Mặt trong hơi lõm.
Các bạn để ý mặt AB vẫn có , rất nhỏ (như sợi tóc).

Thế nhưng, ở góc bén 15 độ này, độ bén có thể chưa vừa ý cho dụng cụ cắt tinh.

Vì thế, nếu chúng ta muốn dụng cụ cắt bén hơn nữa thì nên làm cho mặt mài hơi lõm
như mặt của lưỡi lam ở hình 1.

Tức là bạn nhìn vào hình 2b và 3b : dùng một vật tròn, chúnhh ta có thể dễ dàng
tạo mặt mài hơi hũm.

Hình vẽ phóng ra cho dễ thấy thì như trên, thực tế mắt khó thấy được vết hũm này,
nhưng xin nhớ rằng nó vẫn có và có tác dụng gây bén rất lớn.

Vậy dùng vật tròn nào để tạo hũm ?

Vật dụng thì rất nhiều, rất rẻ . Bên này mình mua một hộp 4 USD xài mãi chả hư.
Các bạn bên nhà có dư (mình có thấy quảng cáo) , nhưng xét ra cũng chả cần.

Các bạn không có đầu mài tròn như những hình dưới đây thì cứ lấy
mấy cục bi thủy tinh của con nít chơi, cầm chuốt 2,3 cái trên lưỡi là xong ngay.
Ngay cả đến miếng bạc Piston (vì là hình tròn) cũng làm được chuyện này dễ dàng.
Bạn làm được không?







Xin nhớ :
dùng tay cầm vật tròn vuốt nhẹ trên cạnh AC
chứ đừng gắn vào máy (Dremel) mà mài là
dễ hư lưỡi kéo lưỡi dao.


Chúng ta sẽ vuốt tạo cong ở cạnh AC như thế nào thế nào ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nôn thực hành quá, hồi chiều đi làm về, cháu ghé tiệm quen xin được 2 cộng bạc xe HonDa đem về bẻ ra rồi lấy mấy cái kéo ra thử liền.
Đầu tiên cháu đập lại chốt cho ít rơ, sau đó tra dầu. Thử cắt thấy kéo cắt tốt hơn thấy rõ.
Sau đó mài thô bằng cách để kéo đứng như Chú hướng dẫn, rồi dùng cục đá mài vuốt xuôi trên mặt ngoài của lưỡi, sau đó dùng cộng bạc Honda vuốt lại. Kết quả kéo bén ngọt, cắt quá đã .
Vô tình, nhà cháu có 2 cái kéo một kiểu, một đã hơi cùn và một cái còn trong bao chưa sử dụng cháu dùng làm đối chứng. Sau khi mài xong, cháu cảm nhận độ bén của cái kéo cũ chắc cũng cỡ 95% so với cái mới. Học bài xong, đem ra thực hành liền, thành công ngoài mong đợi, cháu cảm ơn Chú rất nhiều.
Cảm ơn bạn Chinhty1970 đã chia xẻ.
Thấy bạn "cứu " được cái kéo dễ dàng , mình rất vui.

Thế còn các bạn khác thì sao ?
Các bạn có gặp khó khăn hay thuận lợi gì,
hay là phát kiến thêm điều gì mới.
Vui lòng lên tiếng giùm.

.................................

Đêm cũng đã khuya.
Chúc các bạn ngủ ngon.
Ngày mai, cuối tuần, chúng ta bàn tiếp thêm tí xíu
chuyện làm tăng độ bén bằng cách tạo cong mặt chuốt.
Sau đấy chúng ta bàn chuyện : liếc dao kéo để bảo trì độ bén muôn niên.
Cuối cùng thì chúng ta sẽ xem nên thử dao kéo mới mài cách nào
để biết nó thực sự bén.

Cũng mời các bạn suy nghĩ trả lời câu đố.
Ngủ ngon và tránh mơ chuyện dao kéo ban đêm .
 

GioNui

Moderator
...cắt giấy nhám, cắt giấy nhôm, cắt cổ chai, mài trên đá mài ướt, hay cắt cái kim găm
chỉ giúp kéo bén một thời gian (tuy là khá lâu nếu ít dùng thường xuyên), nhưng gần như không bao giờ hư kéo.
Việc cắt giấy nhôm và cắt dây nhôm có khác nhau nhiều không chú Hưng?

Bữa trước cháu đi chơi, ngồi coi tiền bối tỉa cây. Cái kéo tỉa nghe lóc bóc rất vui tai.
Tỉa đến cành có sợi dây nhôm đang quấn, dây chừng 3mm, tiền bối thẳng tay dùng
kéo cắt bỏ mà chẳng đắn đo hay lưỡng lự gì cả. Cháu nghĩ thầm trong bụng:

- Ông này dùng kéo như vậy thì chẳng mấy hồi mà nó hư.

Tiền bối ấy còn khoe: cái kéo này xài mấy năm rồi đó.
Mình thì lại nghĩ tiếp:

- Ổng xài từa lưa như vậy mà vẫn còn ngon, thằng kéo này lỳ ghê.

Bây giờ ngẫm lại, biết đâu cái động tác cắt luôn dây nhôm lại có tác dụng mài kéo...:-?

Chả biết tiền bối cố tình hay vô ý luyện trúng bí kiếp.
Đúng là cười người hôm trước, hôm sau người cười mấy hồi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chuyện như bạn Gionui kể thì mình quả thật không biết rằng
việc cắt dây nhôm của kéo cắt cây sẽ có thể "mài"kéo.
Tuy rằng phải nói : độ cứng của dây nhôm chả ăn thua gì với
độ cứng lưỡi kéo. Tuy nhiên với những kéo nhỏ, cắt giây nhôm
ở 1/3 lưỡi phía trong thì không sao (gần chốt trục) , chứ phía
ngoài mũi kéo sẽ làm yếu độ cà xiết của mũi kéo và mòn
chốt trục.

Tránh đừng vừa cắt cây vừa cắt dây thì chắc chắn hơn. Tuy nhiên,
nếu thỉnh thoảng lỡ cắt cành còn dính dây quấn thì cũng không đến
nỗi hư kéo.

............

Cắt vài lớp giấy nhôm là để tạo sọc răng cho lưỡi kéo và có thể cả mặt AB.
Sọc răng mịn giúp lưỡi kéo bén hơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự



Nhìn kéo như trên mà bảo là do chính tay bạn Thienhai tự làm từ A đến Z
thì cũng hơi khó tin ấy nhỉ ? Giỏi thật ! Rất đẹp.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
trông có vẽ khá hơn rồi .
nhìn cũng đẹp mắt , sắc sảo nhưng chưa biết độ sắc bén và độ bền như thế naò thôi
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Mình đã được xài thử cây kéo của thienhai cách đây gần 1 năm.
Bén như kéo Nhật,chỉ có chổ chốt kg trơn bằng và phần mũi kéo có cảm giác hơi nặng hơn cán so với kéo Nhật.Nhưng ăn xa hàng Trung quốc.....
Mình đã góp ý với Hải,hy vọng đợt này sẽ rất hoàn chỉnh.Chúc mừng.
 
Top