Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

chaulong_075

Thành viên
Cháu cám ơn chú rất nhiều, bữa giờ cháu vẫn thường xuyên lên đọc bài giảng của chú
có chổ phải đọc đi đọc lại để cố gắng nắm bắt những điều chú chia sẻ
Cám ơn chú rất nhiều ạ!..
Chúc chú thật nhiều sức khỏe!...
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3. Kiểu lưỡi

Sau khi cắt thữ lưỡi kéo ở nhiều điểm trên lưỡi, nếu bạn thấy lưỡi kéo
khi thử bằng ngón tay và cả khi cắt không tạo cảm giác bén nhẹ như
ý bạn muốn (thường là so với cảm giác lúc kéo còn mới) , và bạn quyết
định phải mài, chỉnh kéo phần lưỡi kéo.

Vật thì bạn cần quan sát lưỡi kéo để biệt chắc chắn lưỡi kéo vốn được
tạo hình, được mài thể nào : chỗ nào lồi, chỗ nào hũm , chỗ được
uốn (đúc) hơi cong ... Và từ đó bạn suy ra : chắc chắn bạn sẽ mài ở
cạnh nào nhiều cạnh nào ít.

Bên dùng chiếc kính lúp để giúp thị lực.










Ở đây mình phô cái xấu của mình cho các bạn thấy, chứ chả phải là khoe hàng(vì chả có món nào đáng tiền).

Vấn đề là trong số 20 cái kéo ở trê (cả cũ lẫn mới) gần như chả có cái nào
có kiểu mài lưỡi giống cái nào !
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Chẳng biết bạn thấy thế nào chứ như tớ nhìn mấy cách mài kéo dưới đây thì thấy mình đúng là con bò thật.

Ở nhà mình thường bị vợ mắng vì làm nhiều chuyện chả giống ai.
Ngoại trừ cách mài bằng cục đá, 4 kiểu còn lại mà đem ra áp dụng và kêu đó là mài kéo
thì thế nào cả nhà, từ già tới trẻ, từ bên nội tới bên ngoại đều kêu mình điên.
Núi em nói đúng ý anh wá xá .
chuyện mày dao mày kéo tuy không phải là chuyện lớn lao gì , nhưng không phải ai cũng biết và làm được tốt cái chuyện nhỏ nhặc này

anh có cái tính hay chảnh chó là đồ giởm không thèm sài chỉ chăm chăm vaò mấy thứ đắc tiền . và cho là tiền naò cuả đó
chẳng phải riêng gì mấy cái dụng cụ làm vườn mà luôn cả dao kéo trong nhà bếp anh cũng mua lọai đắt hơn bình thường
thế mà khi sài bị nhục lại không biết cách mày

luôn cả cái cây mày dao tùng gà loy cuả chú Hưng anh cũng mới biết đến
trước gìơ cũng chỉ dùng đá mày hay là lặc cái đích chén lên để liết dao thôi
luôn cả việc dùng cục đá để mày cũng chưa chắc là mình đã mày đúng cách
nên thấy dao kéo vẩn nhục hơn so với lúc mới mua rất nhiều
chứ có biết mấy kiểu mày kia đâu .
thú thật là hôm qua mới tìm mua một cây tùng gà loy về để sải thử xem sao
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


bạn ngó kỹ cái lưỡi của cây kéo tỉa đọt (và chi dăm nhỏ hơn cọng nhang)
sẽ thấy nó khác với lưỡi của cây kéo cặt cành 3,4 mm dưới đây.

Sự khác biệt ở ngay mặt mép lưỡi.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

u
chứ có biết mấy kiểu mày kia đâu .
thú thật là hôm qua mới tìm mua một cây tùng gà loy về để sải thử xem sao
Nếu đã mua thì phải mua cho đủ.
bạn cần thêm 2 món rẻ tiền :

-giấy nhám nước 600 grit -
-cục đá mài hình chữ nhật.
Cứ việc vào Home depot mua, mỗi thứ chỉ 4,5 USD.

Bởi vì : tungaloy thì cắn vào lưỡi tốt thật , nhưng mạnh quá, không tốt lắm cho thứ mới tinh.
Đá mài là để chỉnh cạnh AB.
Giấy nhám là để bảo trì mỗi ngày (trước khi cắt).
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Nếu đã mua thì phải mua cho đủ.
bạn cần thêm 2 món rẻ tiền :

-giấy nhám nước 600 grit -
-cục đá mài hình chữ nhật.
Cứ việc vào Home depot mua, mỗi thứ chỉ 4,5 USD.

Bởi vì : tungaloy thì cắn vào lưỡi tốt thật , nhưng mạnh quá, không tốt lắm cho thứ mới tinh.
Đá mài là để chỉnh cạnh AB.
Giấy nhám là để bảo trì mỗi ngày (trước khi cắt).
cái cục đá thì ở nhà có rồi . có cả lọai mặt mịn và sần
giấy nhám thì dể thôi , cái đó bán đầy ngoài tiệm ấy mà
riêng con tung gà loy mua về chứ cũng chưa biết cách dùng thế nào nưả đây ?

cu T gà loy này cũng khó tìm chứ không phải chơi
vaò mạng tìm mãi không thấy chổ naò bán
chui vô trang wed cuả anh Kdanh đưa nó bán giá chính thức là 28 đềng giảm 5 đồng còn 24
thế nhưng khi mua ra tín tiền mới sóc , tiền ship thêm 15 đồng nưả , thôi nghỉ chơi luôn
lan mang một hồi tìm được trang mạng khác bán giá 28 đồng nhưng tiền ship chỉ có 2 đồng
save được 5 đô để dành mua cây phá ihihi
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
May quá, sáng nay điện thoại hỏi thăm. Một cậu thợ quen vừa ghé ngang
vứt cho mình mấy cái bạc séc-măng (Piston ring).
Lấy một cái bẻ ra (đập là gãy) làm 2 đoạn nhét vào khúc trúc .
THế là có có hai cái dao gọt lưỡi dao kéo.
(một dài một ngắn ) Khoe với các bạn đỡ buồn.



 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn tiếp tục để bước vào phần thực tập mài dao kéo.

Chúng ta đã qua các giai đoạn quan sát và cắt thử . Cuối cùng tạm xem
như đã biết được : chiếc kéo cần phải được mài lưỡi để trở về mức bén
như ban đầu.

Nhưng các bạn luôn nhớ giùm chuyện quan trọng này ở chiếc kéo khi mài.
Vì đây là trường hợp một chiếc kéo cùn lâu ngày, vì thế sẽ có nhiều công việc.
Tóm gọn là có 3 giai đoạn : mài thô lưỡi để thử ngay xem kéo có cắt trở lại
được không (giai đoạn mài thô này phải làm ở cả 2 cạnh). Khi lưỡi mài thô
làm được công việc cắt (miễn là cắt đứt nhưng chư bén ngọt cũng được) tức là
bề cong lưỡi (theo chiều dài lưỡi không bị hư), chúng ta sẽ bước qua việc
chỉnh trục = khép nhỏ khoảng hở lưỡi kéo. Cuối cùng sẽ tới việc mài nhuyễn để lưỡi
cắt ngọt.

Nếu sau giai đoạn mài thô, cây kéo vẫn không cắt được (dù đã gồng tay và cả
đập vào trục chốt cho sít lưỡi) thì thường là lưỡi kéo đã hư độ vênh. Nếu bạn
chưa có kinh nghiệm sửa được độ vênh lưỡi kéo thì hay nhất là cất kéo đi , chờ
ông thợ mài dao kéo tới sửa dùm.

Cũng may là chuyện hư độ vênh này cũng thường hiếm xảy ra cho kéo bonsai.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thử lưỡi mài dao

Trước khi làm công việc mài gọt một lưỡi dao bằng giấy nhám, đá mài , hay
miếng bạc séc-măng, bạn nên thử trước xem mức cắn của vật mài và lưỡi kéo
được mài xem chúng "cắn nhau " cỡ nào.

Nên thử trên sống của lưỡi kéo.



Bạn thấy phần sống của lưỡi kéo trên đen đều do bị oxit hóa nhẹ.
Dùng tay rờ (vuốt ngang ) cạnh sống, thường thì chúng ta không thấy bén.





Lấy lưỡi gọt bạc séc-măng cạ mặt trong của vòng bạc lên mặt canh
sống lưỡi kéo 2 lần. Có thể bạn rờ thử thấy cạnh sống dao đã trở nên hơi bén.
Nếu chưa bén, kéo thêm 2 lần hoặc hơn cho đến khi rờ thấy hơi bén là được.
Phải kéo càng nhiều lần chứng tỏ miếng bạc séc măng càng ít cứng hơn kéo.
Không sao! chỉ cần cứng hơn chút xíu là đả đủ xài.

Thường thì khi thấy sống dao vị gọt lộ sáng kim loại là cạnh sống dao đã hơi bén.





 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu dùng miếng Tung aloy để gọt thì mức cắn của Tungsten
rất cao nên nó tạo ngay một vệt sáng ở sống dao ngay từ cái vuốt đầu tiên.

Dù là dùng bạc séc măng hay cây tungaloy, các bạn nhớ phải ấn cạnh trong của vòng
hay của góc vuông xuống mặt lưỡi kéo





Các bạn nào bên hà đã có điều kiện thử xin vui lòng cho biết ngay.
Hoặc như bạn Vincentvo đã có cây tung aloy thì thử gọt ở sống lưỡi kéo xem .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn lưu ý : dùng cạnh bén của vòng bạc hay cây tungaloy
để gọt lưỡi dao.




nếu bạn nào không có hai món trên , có thể dùng nhiều món khác , tuy kết quả chậm hơn
Thí dụ : dũa móng tay loại diamond, giấy nhám nước...

Các bạn cũng cứ lấy thử giấy nhám nước loại mịn (400-600 grit) hoặc dũa móng tay
chà nhẹ lên chỗ sống lưỡi kéo.
Nếu thấy nó có vết trầy trụa là được.
Bạn nào có đá mài nhỏ cũng có thể dùng (Đá mài nhỏ tức là bạn cầm dễ dàng cục đá mài
vuốt lên mặt lưỡi kéo được.
Tránh cầm kéo mài lên cục đá = rất dễ hư kéo).

Mời các bạn thử và cho nhận xét xem mặt lưỡi hay sống lưỡi trầy nhiều ít
hoặc sống lưỡi đang từ cùn sang bénnn ra sao.

Cảm ơn.
 

ninhkientruc

Thành viên
Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Không phải mình lo bò trắng răng như bạn nghĩ đâu.
Vấn đề chính yếu là tỉ lệ những bạn chơi cây có đủ thì giờ rảnh
để suy nghĩ tìm tòi và sáng ý như những người trong ngàng chữ nghĩa
mà lại về hưu cũng chả nhiều là mấy.

Chuyện sinh kế hiện nay nó choàng lên nhiều thú chơi.

Thành thử, thôi thì mình mạn phép, cho mình coi như đang ngồi
nói chuyện với những bạn như bạn Dương Liễu (ở Quảng Ngãi) vốn là
kỹ lưỡng nhưng hơi chậm một chút.

Bởi vậy có lẽ những bạn hơi nhanh tay nhanh chân (như mình ) sẽ hơi
bực mình khó chịu.Mong các bạn chịu khó một chút.

Cảm ơn các bạn.
Bác hqvuhototbung đã tâm huyết dành nhiều thời gian viết chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI, qua các bài viết chia sẻ của Bác em cũng như anh em trong diễn đàn mới hiểu rõ về từng loại dụng cụ bonsai; cụ thể là cái kéo suốt ngày dùng đến nó mà chưa hiểu rõ về nó, ngay cả việc mài thì cũng nghĩ đơn giản là mài theo cạnh vát mặt ngoài chứ có biết đâu đến việc là phải mài mặt bên trong của kéo cũng như chọn loại đá mài...; Bác viết rất kỹ và rất khoa học, bọn em càng đọc càng thấy thích thú và rất bổ ích. Cảm ơn bác hqvuhototbung rất nhiều.
Ninhkientruc
 

namquangphu

Thành viên
Không biết ngôn ngữ bình dân của mấy bác thợ sửa xe hon đa gọi mẫu bạc séc-măng là gì nhỉ?

Hay là cũng gọi như trên?
Mấy anh thợ ở tiệm sửa xe bình dân gọi đó là "Bạc pít tông" bác ạ!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn Ninhkientruc và namquangphu đã góp ý.

Mời các bạn tiếp chuyện mài kéo.

Một khi đã thử đồ cắt gọt và thấy được mặt (điểm ) cần mài cho lưỡi kéo
cũ và cùn. Chúng ta sẽ thử mài một hoặc 2 nhát và thử ngay xem nó có
còn cắt được không ? Mình gọi là mài thô.

Mài gọt thế nào ?

Trước tiên bạn mở gần như tối đa lưỡi kéo .
Chống phần vòng tay cầm trên mặt bàn.
Một mũi kéo mở chĩa thẳng vào ngực bạn.
Tay trái giữ vững kéo cho thẳng.
Mắt bạn cần nhìn thấy thật rõ đưởng mài mà chút nữa
miếng bạc hoặc cây tung aloy sẽ chạy trên đó.



Bạn đặt cạnh cắt của cây Tungaloy vào mặt cần gọt.
Vuốt thử trước một đường suốt ra tới mũi xem có cấn đâu không.
Không cần dùng nhiểu sức ở lần vuốt đầu tiên.
Mọi lớp mặt suôn sẻ, đường vuốt trơn tru. Bạn vuốt tiếp lần thứ nhì
với thêm chút lực nhấn xuống mặt được gọt.
Chỉ cần bạn cảm thấy có gì đó cản tay bạn. Thế là đủ.



Các bạn đừng trông mong sẽ có một lớp kim loại "lột ra" như dăm bào
lúc bào gỗ. Nếu có chuyện tương tự, lưỡi kéo hư ngay.

Bình thường thì vuốt xong lần thứ 2 là đủ. Bạn dùng ngón tay thử xem lưỡi
vừa gọt có bén hơn trước không? Chỉ cần bén hơn chút xíu là đã quá tốt.

Bạn tiếp tục làm chuyện tương tự cho lưỡi thứ nhì.

Sau khi cả hai lưỡi đã được gọt thô , bạn có thể dùng miếng giấy báo cắt thử.
Nếu lưỡi kéo vẫn cắt được một cách bình thường, nhẹ nhàng (tuy vết cắt chưa ngọt)
chúng ta có thể yên tâm là cạnh AB của mặt trong lưỡi vẫn còn tốt.

(Nếu cắt không được, chúng ta sẽ giải quyết sau).

Còn nếu cắt được nhưng phải hơi gồng tay. Có nghĩa là mức sít sao cũa hai mặt phẳng
lưỡi kéo quanh trục hở nhiều quá.
Rất dễ dàng.

Các bạn đặt lưỡi trên xuống mặt đe. Lưỡi trên là lưỡi có mũ của chốt trục.
Lưỡi dưới ngửa lên trời (có con tán vòng). Đập vài búa nhẹ vào đầu chốt trục.

Mỗi lần đập xong một búa , bạn nên thử lại ngay xem kéo cắt còn phải gồng
tay hay không. Nên nhẩn nha làm. Làm vội, quá chặt sẽ khiến kéo dùng không
thoải mái, sẽ khó chữa cho lỏng ra (vì phải làm lại chốt trục).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sau giai đoạn mài thô và sửa trục, nếu cây kéo bonsai có mức cắt trung bình
và nhẹ tay khi cắt miếng giấy báo cũ (hơi bèo nhèo cho nó khó ), chúng ta sẽ
tiến hành việc mài tinh,

Thường thì mài thô và sửa trục xong, các bạn chỉ cần vuốt nhẹ cây tung aloy
thêm một lần nữa ở mỗi cạnh là đủ dùng(nên nhớ lần vuốt cuối cùng đừng
dùng nhiều sức). Và kết quả thường là một đường hơi sáng ở chót mép lưỡi
kéo .



Nếu cần cho lưỡi kéo bén ngọt hơn , chúng ta sẽ tiến hành công việc y hệt
như việc bảo trì lưỡi kéo lúc mới mua. Vài chuyện lặt vặt của chuyện mài tinh này,
mình sẽ trình bày sau >

Kế tiếp đây , chúng ta trở lại vấn đề : mài thô xong mà lưỡi kéo không cắt được.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tại sao mài thô xong, lưỡi kéo có bén hơn một chút , nó lại cắt tệ hơn
lúc lưỡi cùn lụt chưa mài. (Cho dù không đụng chạm đến trục chốt).

Đó chính là vì lưỡi kéo đã bị mất hẳn mặt trợt AB phía trong lưỡi.

Để dễ hình dung hơn một chút mặt trợt AB, mờuii các quan để ý đến vệt sáng
của mặt trợt này trên mặt trong mép lưỡi ở chiếc kéo cắt vải (từng mua ở
Việt Nam , nhà sản xuất Hiệp ở Tân Bình).



Các bạn có thể thấy một vệt sáng suốt mép trong của lưỡi.
Bề rộng của AB ở lưỡi này chình là khoảng cách giữa đầu mũi tên xanh
tới đầu mũi tên vàng.



Các bạn cũng có thể thấy 2 chuyện :

-khoảng AB này nhỏ xíu. Lưỡi có bề bản 20 mm, mà khoảng AB này cũng chỉ 1/2 mm.
-khoảng AB này không đồng đê2u suốt chiều dài lưỡi. Chỗ lớn chỗ nhỏ vì tùy thuộc
hoàn toàn vào độ vênh của điểm F ở sống lưỡi.

Cho rõ chuyện, các bạn vui lòng xem tuần tự 4 hình phác dưới đây để xem
tại sao mất mặt AB và chúng ta cần tái tạo lại AB thế nào để cái kéo lại cắt được.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự



Khi lưỡi kéo được đặt chĩa mũi về phía bạn và lưỡi kéo ngửa lên trời như hình trên, nếu bạn
cắt ngang lưỡi kéo, bạn sẽ có thiết diện như 4 hình dưới đây.




Ở hình 1 là tình trạng lưỡi kéo vốn đã bị cùn.
Đỉnh bén A đã bị mòn mất.
Tuy nhiên , vì điểm B rẩt nhỏ nhưng vẫn còn, nên " chiếc kéo rất cùn "
vẫn còn có thể "gắng gượng" cắt đỡ.

hình 2 :dù chỉ là gọt sơ (mài thô) ở cạnh AC để tái tạo điểm A bén trở lại
cũng vô tình làm biến mất mặt trợt AB (đồng thời trên thực tế , điểm A
tụt vào bên trong mặt lõm -phía phải).
Thế là lưỡi kéo không còn mặt trợt cạ nhau = không cắt được.

hình 3: nếu mặt trợt AB được tái tạo bằng cách mài tại A để có AB mới.
Trục AB sẽ hướng tới điểm F' lệch với F của sống lưỡi.
Tùy F' nằm bên trái hay bên phải của F (bên ngoài hay bên trong của vòm cong lưỡi)
cái kéo lại có thể gắng gượng cắt được chút xíu hoặc chả cắt được chút nào.
Nói chung là không tốt.

hình 4: để đưa được chính xác mặt AB vào đúng điểm F của sống dao,
chúng ta phải đưa cả ba điểm A, B, F vào một trục mới (y).
Tức là úp mặt trong của lưỡi kéo lên mặt đá mài hoặc giấy nhám (dán trên
mặt kiếng phẳng) và mài nhẹ để đưa trục (x) cũ chuyển về (y) .

Làm chuyện này cần hết sức từ tốn nhẹ nhàng. Bởi vì những chiếc kéo bonsai
vốn là có khoảng AB cực nhỏ. Đã vậy, điểm A chính là giao điểm của AC với AB
và cả hai cạnh AC và AB đều được tạo sọc răng cưa rất nhuyễn. Tuy nhuyễn nhưng
những sọc này lại hết sức quan trọng để tạo độ bén.


Chính vì thế, trong thú chơi bon sai, chúng ta nên cố gắng (chuyện này rất khó)
tạo được thói quen :

-cầm kéo cho đúng
-cắt cho đúng
-liếc kéo trước khi cắt cho đúng
-cất kéo cho đúng.

Nếu có thể liếc kéo cho đúng thì những chiếc kéo (dù là hàng rẻ tiền ) vẫn có thể
tạm gọi là xài muôn niên. Một khi chiếc kéo đã bị làm sai khiến phải chỉnh sửa
(như tạo AB mới chả hạn) là đã khó lòng trở lại mức bén ban đầu.

Mời các bạn thực tập và cho ý kiến.

Phần tiếp theo, mình sẽ bàn đến chuyện mài tinh , tức là chuyện
liếc kềm kéo trước khi cắt để cố giữ độ bén không đổi ở kềm kéo.
Sau đó chúng ta sẽ nói đến các chuyện : cầm kéo và cách cắt cành.
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Cây liếc dao (tungaloy) của dao chặt thịt heo có hình tròn dài,thế bên Mỷ , làm thịt heo liếc dao = cái nào ?
 
Top