Giới thiệu tác phẩm Đá cảnh nghệ thuật

tranvietdu

Thành viên tích cực
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

@tranvietdu:bạn post lại hình được ko? mình Ko xem được ,cik vào dấu nhân chỉ có vòng tròn quay tít cả tiếng mà hình Ko có.
Bạn nào xem được bầy cách cho mình xem với.Cám ơn.
pót lại cho anh Kita xem lại nhé !
tp"Quan Âm độ thế"
 

dailoc

Thành viên tích cực
Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật - Viên đá của Kita

Kita!
Mãng đá này hình như là thạch anh trắng, hay chất liệu gì khác bạn có biết không?
Đẹp lắm bạn ạ. Nhưng để nó thật sự là tác phẩm nghệ thuật, trước hết bạn phải cảm nhận cho được hình tượng đẹp và tâm đắc nhất về viên đá đã. Trên cơ sở sự lựa chọn đó, bạn thiết kế một mẫu bệ phù hợp để tôn lên vẽ đẹp của nó.
Tôi có cảm giác rất lạ về viên đá này. Có vẻ như đây là một khối… cơm trắng vừa chín tới và đang bốc khói. Hình tượng Hạt cơm! Hay lắm. Dân gian ta chẳng từng ví hạt cơm là “hạt ngọc của trời” đó sao. Chính hạt cơm đã nuôi sống nhân loại, là nguồn gốc của bao điều hạnh phúc trên đời. Vậy thì, theo tôi, bạn có thể gọi tên tác phẩm này là “NGỌC TRỜI”.
Xin chúc mừng bạn!

 

CKT1991

Banned
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

MÌnh có thể gọi là "Ngọc thực" luôn được không anh Dailoc?
 

kita

Thành viên
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

Cám ơn Bác ĐAILỘC & CKT1991 đã cho ý tưởng.
Chúc cho nền nghệ thuật chơi đá ngày càng phát triển.
 

dacanhtrungkien

Thành viên
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật - Viên đá của Kita

Kita!
Mãng đá này hình như là thạch anh trắng, hay chất liệu gì khác bạn có biết không?
Đẹp lắm bạn ạ. Nhưng để nó thật sự là tác phẩm nghệ thuật, trước hết bạn phải cảm nhận cho được hình tượng đẹp và tâm đắc nhất về viên đá đã. Trên cơ sở sự lựa chọn đó, bạn thiết kế một mẫu bệ phù hợp để tôn lên vẽ đẹp của nó.
Tôi có cảm giác rất lạ về viên đá này. Có vẻ như đây là một khối… cơm trắng vừa chín tới và đang bốc khói. Hình tượng Hạt cơm! Hay lắm. Dân gian ta chẳng từng ví hạt cơm là “hạt ngọc của trời” đó sao. Chính hạt cơm đã nuôi sống nhân loại, là nguồn gốc của bao điều hạnh phúc trên đời. Vậy thì, theo tôi, bạn có thể gọi tên tác phẩm này là “NGỌC TRỜI”.
Xin chúc mừng bạn!

Đây là tinh thể thạch anh rồi.nhưng xin hỏi anh là kích thước và trộng lượng
 

kita

Thành viên
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

Chào Bạn dacanh.trungkien .Kich thước dài x rộng x cao = 35 x 13 x 5 cm nặng khoảng 2 Kg
một tảng nữa có kt = 35 x 30 x 5 cm. Lúc đầu là một khối, khi vận chuyển bị gẫy thành 2 .
 

dailoc

Thành viên tích cực
MỘT CÕI ĐI VỀ… - Kỷ niệm 10 năm ngày mất Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

Nhân Kỷ niệm 10 năm ngày mất của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, xin giới thiệu với các bạn yêu đá tác phẩm này. Viên đá tạm lấy tên “Một cõi đi về…”

Trên nền chất liệu đá sõi cứng màu nâu trầm bổng xuất hiện một mãng trắng khuyên tròn, khiến ta phải liên tưởng đến một đêm trăng huyền ảo. Nhưng kìa, bên trong “vầng trăng” ấy lại là bóng dáng hao gầy, trầm tư rất đặc trưng của Người Nhạc sỹ Tài hoa Họ Trịnh.

 

nghiaold

Thành viên mới
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

tác pẩm này ở đâu ma đẹp thế chú.có phải đá thạt không hay tyuết.:O)b-:)(/:)
 

kita

Thành viên
Trả lời: Giới thiệu tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

"MỘT CÕI ĐI VỀ "-rất ấn tượng bác ĐẠILỘC À.
Chúc bác khỏe.
 

dacanhtrungkien

Thành viên
Trả lời: Các tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

tp là một viên đá đem có những vân thạch anh nỗi lên hình một thiếu nữ đang ôm chiếc cặp đi học.tuy con gượng ép nhưng nhình lâu cũng ra.đá cảnh là vậy đó,phải thổi hồn vào và cho cái tên người thưởng lãm mới cảm nhận hết được vẽ đẹp của viên đá...
 

greenstar

Thành viên tích cực
Trả lời: Các tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

Một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài thướt tha,cái màu đen xám đã phần nào tô điểm thêm cho mái tóc dài mà lại đen óng ả.Chơi đá cảnh là vậy, tìm mãi ko ra nhưng đôi khi có duyên gặp gỡ.Mang về nhà lật qua lật lại,nhìn đi nhìn lại,nhìn mãi chẳng ra nhưng lúc buồn lôi ra thì lại thấy cái hồn ở trong đó.Mỗi ngày nhìn lại thấy một chút nữa,chút cảm xúc,chút đam mê và chút tưởng tượng.
Chơi đá cảnh là vậy!
 

vivu

Thành viên tích cực
Trả lời: Các tác phẩm đá cảnh nghệ thuật

Mình lại thấy cô gái tóc dài đang xõa tóc

bác nên chụp nhiều góc độ của mặt vàng của đá biết đâu sẽ ra cảnh khác
 

dailoc

Thành viên tích cực
Giới thiệu lại Viên đá Trường Tồn

Viên đá cảnh nghệ thuật hàm chứa ý nghĩa có tính Quốc gia Đại sự

Sự “xuất hiện” của Viên đá Trường Tồn lúc này có một ý nghĩa đặc biệt. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật của một tác phẩm sinh vật cảnh để thể hiện ý chí bất khuất của con người Việt Nam và mang một ý nghĩa có tính Quốc gia Đại sự.



Bạn đã bao giờ nghe nói đến “thuyết lục địa trôi” ?.

Vâng, đó là một luận thuyết khoa học cho rằng xưa kia các đại lục trên địa cầu đều gắn liền với nhau. Qua quá trình kiến tạo nào đó, rất nhiều triệu năm, chúng đã tự tách rời và trôi dạt. Đã có những lục địa bị nhấn chìm xuống dưới lòng đại dương và cả những lục địa, những quốc gia mới được hình thành để tác hợp và tạo nên hình hài của quả đất chúng ta như này nay.

Nếu như “lục địa trôi” là thật thì cũng có thể khẳng định được sự tồn tại của giải đất Việt Nam thân yêu, hình cong như chữ S của chúng ta, cho đến ngày này và mai sau là một điều kỳ diệu, tất yếu thiêng liêng…



Viên đá này đã nói lên được điều đó. Giải đất hình chữ S thiêng liêng kia vẫn cứ mãi trường tồn, dù cho những cơn biến động khủng khiếp qua hàng triệu năm của tự nhiên, vũ trụ, những biến động khôn lường của lịch sử nhân loại... Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ dễ nhận ra một lục địa rất đỗi quen thuộc, gần như là Châu Đại dương hay Châu Mỹ gì đó đứng bên cạnh “Chữ S” thiêng liêng. Nhưng sao chúng lại gần ta thế? Không có gì khó hiểu cả đâu bạn. Đó là do “Lục địa trôi” đấy. Thậm chí bạn cũng nhận ra rất nhiều giải đất đã bị biến mất nếu đem so với bản đồ Thế giới đương đại. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì Đất Việt vẫn mãi Trường tồn như một sự sắp đặt diệu kỳ của Tạo hoá.

Hiện nay, tranh chấp trên Biển Đông và cả trên thềm lục địa của Việt Nam đang diễn ra khá phức tạp. Có nước xưng hùng, xưng bá, gây hấn, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của ta. Sự “xuất hiện” của Viên đá Trường Tồn lúc này có một ý nghĩa đặc biệt. Nó vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật của một tác phẩm sinh vật cảnh để thể hiện ý chí bất khuất của con người Việt Nam và mang một ý nghĩa có tính Quốc gia Đại sự.

Bỗng dưng nhớ đến mấy câu thơ Thần, từng sang sảng làm rung chuyển cả đất trời:
“Nam quốc Sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư…”
 

dailoc

Thành viên tích cực
Sơn Lâm - Viên đá đoạt giải vàng Hội Hoa Xuân TP HCM

Đây là viên đá đã đoạt giải Vàng tại Hội Hoa Xuân TP HCM – 2011.
Tác giả là nghệ nhân Phạm Văn Tuấn. Xin giới thiệu với các bạn và mời các bạn tham gia nhận xét về viên đá này:

 

dailoc

Thành viên tích cực
Tác phẩm mới: Viên đá Số Một!

Là số 01 nhưng xin bạn chớ vội hiểu nhầm. Đây chỉ là tên gọi của viên đá chứ không hề có ý xếp bất cứ thứ hạng nào cho nó cả.



Số 01, con số đầu tiên của dãy số tự nhiên. Cũng là con số chỉ thứ hạng mà bao học trò phải ao ước mỗi lần thi cử. Nhưng nếu xét theo một khía cạnh khác, con số 01 còn là hai thành tố cơ bản của hệ nhị phân, là nền tảng của phát minh vĩ đại của con người: máy vi tính…
Nhưng nếu đặt viên đá theo chiều ngược lại, bạn sẽ có một con số 10 trọn vẹn. Biểu tượng cho sự toàn diện, tuyệt mỹ… Ngoài ra con số 10 còn gợi cho ta bao điều. Chiếc áo số 10 của Danh thủ túc cầu Thế giới chăng?...



Tuy nhiên, vấn đề không chỉ có thế. Bạn còn có thể “đọc” được từ viên đá này, với những ý nghĩa rất khác nhau đấy. Chữ “Ôi”. Một thán từ chỉ có thể thốt lên khi con người kinh ngạc nhận ra điều kỳ diệu nào đó…
Hay bạn cũng dễ dàng nhận ra nét chữ “NO” rất bay bướm. Một sự chối từ rất… điệu nghệ: No! Thank!...
Chao ôi! Chỉ một viên đá dạng “cuội ngâm sỏi”, có kích cớ khá khiêm tốn 5 x 6 x 18 cm, nặng chưa đầy 1 kg… lại có nhiều điều để diễn đạt đến thế.
 

dailoc

Thành viên tích cực
Giới thiệu tác phẩm: Về tổ.




Đây cũng là viên đá thuộc dạng “cuội ngậm sỏi”. Trên nền chất liện đá xanh lại lẫn vào một mãng thạch anh vàng nhạt, có hình một chú chim. Một vòng cung, cũng bằng thạch anh vắt ngang bụng, cho ta có cảm giác về hình ảnh của một chú chim đang đậu trên vành tổ.
Viên đá có kích thước cỡ vừa: cao khoảng 45 cm, mặt cát ngang khoảng 18 cm. Nặng khoảng 10kg.
Về tổ. Đó là hình tượng mà tác giả muốn thể hiện ở viên đá này…
 

dailoc

Thành viên tích cực
Cảm ơn sự động viên của các bạn. Hôm nay mình xin giới thiệu tiếp với các bạn viên đá có tên: Quê Mẹ!


Viên đá này có chất liệu rất mịn, cứng và bóng. Toàn thể có màu xanh, đục.
Kích thước khoảng 15 x 10 x 30 cm.
Có hình tượng đặc trưng của một dãy núi điệp trùng. Bên hông sườn núi có nỗi lên một khối đá trông như một mái nhà tranh hiền hoà.
Quê mẹ. Sự phong hoá của thiên nhiên đã làm nên một hình ảnh rất quen thuộc với con người Việt Nam. Xa xa, khuất sau luỹ tre già, một mái nhà tranh thoáng hiện bên sườn đồi…

 
Top