Cây khế và những kỹ thuật cơ bản

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực

Cây Khế

1. Đặc điểm chung

Cây khế thuôc dạng cây bụi cao, thân gỗ, có thể vươn tới 8 đến 10m, nhiều cành và phân cành thấp. Gỗ của khế rất giòn, dễ gãy, vì vậy trong dân gian có câu “hóc xương gà, sa cành khế”. Cây khế được trồng bằng hạt hoặc ghép thì có rễ cọc ăn sâu tới 1,5m; các rễ chùm, rễ lông hút thì tập trung ở tầng đất mặt 30 đến 40cm.

Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn tuy khế phát lộc từ tháng 2-3, song đến tháng 4-5 lá non mới ra nhiều nhất. Sau khi lộc xuân ổn định, khế bắt đầu ra hoa thường từ tháng 6 và kéo dài tới cuối thu, tức tháng 10 –11. Trong khoảng thời gian này hoa khế nở thành nhiều đợt: hoa khế ra từng chùm 20 đến 30 hoa nhỏ, trên thân cành già và cả cành 1 tuổi; trong đó những quả ở cành ngang cây ngọn cong xuống, thường có chất lượng cao hơn cả. Kinh nghiệm còn cho thấy đợt hoa tháng 7 cho quả chín vào cuối thu thường có phẩm chất tốt nhất.

Hoa khế thuộc loại lưỡng tính, sau khi nở nếu gặp thời tiết ấm và khô thì có tỷ lệ đậu quả cao tới 50 đến 70% số hoa nở. Tuy vậy sau đó quả non lại rụng nhiều, có khi tới 75 đến 80% số quả, kể cả quả để lớn. Có thể trồng khế ở khắp các vùng miền nước ta, song chủ yếu là ở vùng thấp, đồng bằng. Tuy nhiên ở nơi cao 500m khế vẫn mọc như tại Đèo Khế ( Thái Nguyên).

Loại đất phù hợp cho cây khế là nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới. Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và vị thơn ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất. Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc


Cho đến nay người ta vẫn trồng khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) được áp dụng rộng rãi.

So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện. Vườn ươm cây khế con cần được căm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.

Ở miền Bắc trồng khế vào mùa xuân, miền Nam có thể trồng quanh năm và nếu trồng vào mùa khô thì cần tưới đều. Đào hố sẵn trước 25 đến 30 ngày, với độ sâu 60cm, rộng 60cm, hố cách hố 5 đến 6m. Nếu trồng xen với cây cao to khác thì trồng khế cách xa các cây đó 8 đến 10m. Chú ý không nên trồng khế quá chậm so với các cây khác (sau 3 đến 4 năm) để khế không bị lấn áp. Bón lót vào mỗi hố 10 đến 15kg phân chuồng hoai mục + 3kg supe lân + 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp vào hố cùng với đất mặt.

Khi trồng cuốc một hố nhỏ bằng cỡ bầu cây khế con, ở chính giữa hố, đặt cây khế vào lấp đất không trồng quá sâu, mặt bầu cao hơn miệng hố 5 đến 6 cm. Nếu đất khô thì phải tưới và che cho cây khế con. Trong 3 năm đầu cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

Sau khi hoa nở và đậu quả khoảng hơn 3 tháng thì những quả khế lứa đầu bắt đầu chín. Cần để quả khế chín kỹ trên cây mới hái vì sau khi tách khỏi cây, quả khế không tiếp tục chín nữa. Cuống quả nhỏ, mảnh nên quả khế dễ bị rụng.





Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 68 (1786)

Một số lợi ích từ khế:

Cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu vitamin,ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗingày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giảinhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gầncuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát,xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lákhế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm.
Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo,tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao vớinước nóng (như cách pha trà) và uống trong ngày.

Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấynước cốt ngậm ngày 2 lần.

Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g,lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g, sắc uống thay nước hằngngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời gian có dịch.

Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế cótác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm,nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8 g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chianhiều lần uống trong ngày.
 

viengvinhkieu

Quản lý mới
Cứ tưởng là cách làm bon sai khế, đây là cây ăn quả chứ đâu phải bon sai.
Thì cũng trên cơ sỏ kỹ thuật như vậy làm bon sai khế thì cũnng như làm các loại bon sai khác thôi, hôm trước không nhớ có một thành viên nào đã nói rằng cây nào ta cũng có thể làm bon sai được mà, cứ thử trồng rồi không cho nó lớn thì tự nó sẽ trở thành bon sai thôi mà, thông cảm nhé!
 

viengvinhkieu

Quản lý mới
tôi cũng đang muốn học cách chăm cây bonsai khế? Ai biết chỉ tôi với
Cách ghép khế cũng như các cây khác chỉ cần chọn những cây khỏe không bị sâu rồi tham khảo cách ghép trong kỹ thuật trồng cây thôi mà chỉ có điều muốn ghép làm bon sai thì chú ý kèm theo ý tưởng của mình vào đó là hoàn hảo, chúc thành công!
 

tankhaison

Thành viên
Chào các bác! Nhà em ở Phú Thọ gần rừng nhiều khế lắm, em đánh về trồng toàn chết. Có bác nào biết cách đánh khế rừng không chỉ em với. Em định chiết một đoạn ngọn khế to bằng bắp đùi rất đẹp nhưng không biết to thế có chiết được không? Cách chiết và thời điểm chiết các bác chỉ em luôn nhé! Nhà em không có máy tính nên nếu có thể các bác gửi vào địa chỉ này gúp em: tankhaison@yahoo.com em cảm ơn nhiều!
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Chào các bác! Nhà em ở Phú Thọ gần rừng nhiều khế lắm, em đánh về trồng toàn chết. Có bác nào biết cách đánh khế rừng không chỉ em với. Em định chiết một đoạn ngọn khế to bằng bắp đùi rất đẹp nhưng không biết to thế có chiết được không? Cách chiết và thời điểm chiết các bác chỉ em luôn nhé! Nhà em không có máy tính nên nếu có thể các bác gửi vào địa chỉ này gúp em: tankhaison@yahoo.com em cảm ơn nhiều!
Ở miền Bắc trồng khế vào mùa xuân, miền Nam có thể trồng quanh năm và nếu trồng vào mùa khô thì cần tưới đều. Đào hố sẵn trước 25 đến 30 ngày, với độ sâu 60cm, rộng 60cm, hố cách hố 5 đến 6m. Nếu trồng xen với cây cao to khác thì trồng khế cách xa các cây đó 8 đến 10m. Chú ý không nên trồng khế quá chậm so với các cây khác (sau 3 đến 4 năm) để khế không bị lấn áp. Bón lót vào mỗi hố 10 đến 15kg phân chuồng hoai mục + 3kg supe lân + 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp vào hố cùng với đất mặt.

Khi trồng cuốc một hố nhỏ bằng cỡ bầu cây khế con, ở chính giữa hố, đặt cây khế vào lấp đất không trồng quá sâu, mặt bầu cao hơn miệng hố 5 đến 6 cm. Nếu đất khô thì phải tưới và che cho cây khế con
Bác định đánh cây về trồng thì lưu ý giữ bầu cây và mùa đánh nhé. Cây khế chiết bình thường như những cây khác mà bạn. còn cách chiết thì như sau:

Chiết cành: Là phương pháp nhân giống được áp dụng rộng rãi. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Dùng dao bén khoanh tròn chổ cần chiết, Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -5 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn, có thể dùng rể luc bình, sơ dừa trộn với bùn...). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt hai đầu. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ
 

nokia66702

Thành viên mới
các bác cho em hỏi ! khế có chiết cành được ko ạ ? và nếu đc thì kĩ thuật chiết như thế nào ?
 

nhatphuong01

Thành viên
Cây khế có thể nhân giống từ rễ, cách này hiệu quả hơn chiết cành mà bạn có thể sở hữu 1 cây có dáng đẹp từ rễ. Bạn chọn 1 rễ tốt, dùng cưa thật sắc cắt rời khỏi thân cây mẹ nhưng ko đào lên khỏi mặt đất, một thời gian từ rễ đó sẽ mọc mầm tạo nên cây mới, đợi khi nào cành lên khoảng 20 - 30cm thì bạn có thể đào lên đem trồng đc. Chúc bạn sẽ có nhìu cây đẹp!
 

Hauphuc

Thành viên mới
Cac Bac cho em hoi, Thoi gian nao trong nam bung cay khe co thu tot nhat va de bao lau cho vao chau? Em chan thanh cam on!
 
Top