Những thất bại trong việc chăm sóc mai vàng

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Thất bại 5.
Có lẽ thất bại ai cũng có, nhưng với những thất bại đó chúng ta biết rút ra những bài học cho mình để thành công là rất tốt.
Thế nhưng, khi có được những thành công, rất mong anh em chúng ta hãy cố chia sẽ để mọi người bớt chút đao khổ hơn khi thấy cây mai mình không được như ý muốn. Đó cũng là điều tôi khác khao hơn cả bí quyết nhận được từ 2 ông thầy mai.
Trong việc chăm sóc mai có lẻ chúng ta quá nôn nóng muốn cây mai mình phải có nhiều hoa, phải nở đúng Tết, phải....phải...Vì thế ta cứ bón phân, nó chưa ăn được bao nhiêu thì lại phải ăn tiếp nhất là bón những phân không thích nghi với giai đoạn phát triển hay sinh sản của mai. Sợ cây không tốt ta lại phun thuốc kích thích,,phun đến nỗi lá bị quéo lại vì dư thuốc. Nói chung ta góp phần làn xáo trôn sinh lý của cây thì việc cây không còn biết lúc nào là Tết để trỗ hoa là đương nhiên. Tâm lý nôn nóng trước đây tôi mắt phải rất thường, thời gian sau nầy nhận thấy chính mình là thủ phạm làm cho cây mai gặp các vấn đề xáo trôn đó. Trong một bài viết tôi có nói: Chính chúng ta là thủ phạm làm cho mai mất đi tính tự nhiên của nó. Sau thời gian thấy được lỗi của mình và để kiểm định lại năm nay tôi cũng đã bỏ ra một số cây mai để làm thí nghiệm, có cây tôi không thay đất, không bón phân, không tỉa cành mà chỉ tưới bình thường như các cây khác. Việc sử dụng thuốc BVTV tôi đã ngưng hẳn hơn 4 tháng nay rồi, hàng tháng chỉ dùng thuốc vi sinh Wehg cho cây. Tới giờ nầy tôi không dám kết luận điều gì cả, vì còn phải chờ đợi và phải chờ lâu hơn, phải làm thí nghiệm ít nhất cũng vài ba lần mới dám tạm kết luận.
Tôi rất thích thái độ chân thành của bạn toainguyen và cũng có mong ước như bạn là chúng ta hãy san sẻ những kinh nghiệm dù thành công hay thất bại cho nhau.
 

bonsaithuduc

Thành viên Mua Bán
Thật đáng trân trọng cho những thực hành có kiểm chứng của Toainguyen, cám ơn bạn về những chia sẽ ruột thịt này. "Mai " vẩn bí ẩn như thuở nào....
 

Mai Vàng

Thành viên
Xin toainguyen cho ké về thất bại của mình nhé:

Thời tiết dạo này thay đổi liên tục lúc nắng lúc mưa, cuối tháng trước ở vũng tàu thời tiết lại rất mát, em chủ quan không tưới nước đầy đủ cho cây vì sợ thời tiết mát mà tưới nhiều nước quá thì bị ứ nước, nhưng điều không nghĩ tới đó là trong điều kiện trời râm mát cây mai vẫn cần nước, sự thoát hơi nước qua lá cây vẫn tiếp tục khi trời râm mát mà vẫn có gió...

Đây là kết quả của việc thiếu nước mà 5 cây mai của em phải chịu....



Thế là tết năm nay em không có mai để chơi rồi.....
 

mtdphi

Thành viên
Xin toainguyen cho ké về thất bại của mình nhé:

Thời tiết dạo này thay đổi liên tục lúc nắng lúc mưa, cuối tháng trước ở vũng tàu thời tiết lại rất mát, em chủ quan không tưới nước đầy đủ cho cây vì sợ thời tiết mát mà tưới nhiều nước quá thì bị ứ nước, nhưng điều không nghĩ tới đó là trong điều kiện trời râm mát cây mai vẫn cần nước, sự thoát hơi nước qua lá cây vẫn tiếp tục khi trời râm mát mà vẫn có gió...

Đây là kết quả của việc thiếu nước mà 5 cây mai của em phải chịu....



Thế là tết năm nay em không có mai để chơi rồi.....
Nhìn cây mai thì có vẻ nguy tới nơi thật, tuy nhiên, em thấy vẫn còn hy vọng vì lá xanh cũng còn 50%, hơn nữa từ giờ đến thời điểm lặt lá cũng chỉ còn khoảng tháng rưỡi. Như vậy, theo em anh maivang đừng vội bi quan, chưa hư mình chưa bỏ; giờ anh cứ tưới nước bình thường đừng để nó phải chịu cú sốc nào nữa, nụ nào bung anh cứ để nó nở, đừng lặt bông.

Còn về việc anh ngưng tưới vì sợ ứ nước em nghĩ cũng hơi sai lầm, anh lo xa quá đó. Thời tiết thế nào thì anh vẫn cứ tưới bình thường là tốt nhất, cái quan trọng là đất trồng cây mình trộn sao cho giữ ẩm được và thoát nước tốt mà thôi.

Vài lời chia sẻ, chúc anh tết này mấy cây mai vẫn đẹp.
 

botgion0710

Thành viên mới
Thất bại trong chăm sóc mai thì em có đầy! nhưng lúc này đây lên diễn đàn mới biết mình đang có 1 sai lầm lớn nữa đó là hôm nay đã tháng 11 rồi thế mà ngày Hôm qua mới rãnh + cao hứng mua 3kg kẽm về uốn cây mai giờ nghỉ kỷ lại còn 2 tháng nữa sợ cành nó không theo khuôn khổ, thì cứ tưởng tượng cành nam cành bắc thôi cũng đủ chán rồi!! giờ lỡ rồi muốn tháo ra cũng không đc! các bác có cách nào hay giúp em với???
 

tienlong

Thành viên
Trong việc chăm sóc mai có lẻ chúng ta quá nôn nóng muốn cây mai mình phải có nhiều hoa, phải nở đúng Tết, phải....phải...Vì thế ta cứ bón phân, nó chưa ăn được bao nhiêu thì lại phải ăn tiếp nhất là bón những phân không thích nghi với giai đoạn phát triển hay sinh sản của mai. Sợ cây không tốt ta lại phun thuốc kích thích,,phun đến nỗi lá bị quéo lại vì dư thuốc. Nói chung ta góp phần làn xáo trôn sinh lý của cây thì việc cây không còn biết lúc nào là Tết để trỗ hoa là đương nhiên. Tâm lý nôn nóng trước đây tôi mắt phải rất thường, thời gian sau nầy nhận thấy chính mình là thủ phạm làm cho cây mai gặp các vấn đề xáo trôn đó. Trong một bài viết tôi có nói: Chính chúng ta là thủ phạm làm cho mai mất đi tính tự nhiên của nó. Sau thời gian thấy được lỗi của mình và để kiểm định lại năm nay tôi cũng đã bỏ ra một số cây mai để làm thí nghiệm, có cây tôi không thay đất, không bón phân, không tỉa cành mà chỉ tưới bình thường như các cây khác. Việc sử dụng thuốc BVTV tôi đã ngưng hẳn hơn 4 tháng nay rồi, hàng tháng chỉ dùng thuốc vi sinh Wehg cho cây. Tới giờ nầy tôi không dám kết luận điều gì cả, vì còn phải chờ đợi và phải chờ lâu hơn, phải làm thí nghiệm ít nhất cũng vài ba lần mới dám tạm kết luận.
Tôi rất thích thái độ chân thành của bạn toainguyen và cũng có mong ước như bạn là chúng ta hãy san sẻ những kinh nghiệm dù thành công hay thất bại cho nhau.
tôi thấy những ý kiến đóng góp của bác minh_cao rất chính xác. Hồi trước mai đa phần trồng bằng gieo hạt, qua mấy mươi năm, cây nào yếu sẽ bị đào thải, cây nào còn sống thì khỏe mạnh vô cùng, ít thấy ai thay đất bón phân, cũng ít thấy ai xịt thuốc. Bây giờ, đa phần là mai ghép và chúng ta chăm bẵm như anh nhà giàu chăm con thơ, hở chút là sợ con bệnh, nghe ai nói có gì tốt, có gì bổ là cứ thế đưa vào. Thay đất, bón phân, quái ... sao mà cây vẫn chưa tươi tốt? lá vẫn chưa xanh? lại mua phân về phun phun, xịt xịt... khà khà... cuối cùng thì cũng có kết quả. Nhưng mà quy luật tự nhiên xanh rồi thì phải già, già rồi thì phải rụng. Chưa đến cuối năm mà lá đã rụng nhiều quá. Thôi chết! Lại mua phân về, lại phun phun xịt xịt... hầu giữ lại những chiếc lá già cỗi ở lại trên cành, lá ơi! mi đừng rụng. bông ơi! khoan hãy nở

những gì anh toainguyen nói về hai sư phụ làm tôi thiết nghĩ có thể "bí quyết" của hai sư phụ là trả cây về với tự nhiên, cho cây sống bằng nội lực của chính mình, bằng bản năng sinh tồn của mình, ta chỉ can thiệp vào trong trường hợp thật cần thiết mà thôi

Vài lời mạo muội, mong các bác đừng cười :-h
 

cto-mini

Thành viên tích cực
Thất bại 6
Bạn có biết tại sao mai dáng đổ rất ít xuất hiện trên thị trường không? phía dưới là kinh nghiệm và bài học trong việc trồng mai thác đổ.





Cây mai khác với nhiều cây khác như sanh, si, ...... vì sức sống nó yếu hơn và nó tuân thủ tuyệt đối quy luật cây thì "quang hướng động thuận" tức là cây bao giờ củng phải hướng lên thì nó mới phát triển tốt được. chính vì thế, nếu ban đầu (sau tết) bạn đem một cây mai và tạo dáng thác đỗ như tôi đã từng trình bày trước đây về kỷ thuật tạo cây thác đỗ thì cây mai của bạn cuối năm gần như là hư phần ngọn. chính vì thế mà rất nhiều người đã và từng thất bại với dáng thác đổ. vì vậy họ tìm cách để có một cây thác đổ đúng nghĩa bằng một biện pháp trung gian, tức là sau tết, họ không tạo một cây thác đổ mà chỉ tạo dáng cây xiên( hay còn gọi là bay) sau đó, đến tháng 11 hoặc 12 họ đem cây đó vào một cái chậu và trúc ngược phần đọt xuống và nhổng gốc lên trời, để làm động tác này đa phần họ phải loại bỏ rất nhiều rể nổi lên trên và cạy bỏ rất nhiều đất. nhưng như thế thì bạn biết đó, cây sẽ không phát triển nửa kể từ khi bạn làm động tác nhổ gốc, bỏ bớt rể và vào chậu mới giai đoạn này và hậu quả tiếp theo là đa phần bông sẽ rất rất nhỏ, nó sẽ không bằng cây bình thường, ngoài ra, do chủ ban đầu họ tạo dáng cây xiên nên khi lật thàn cây thác đổ ắc buộc họ phải chỉnh lại phần lớn dàn sương, chi và đôi khi còn để thẹo do quấn kẻm vào giai đoạn tạo nụ và một việc nữa là sau khi chơi tết song, nếu tay nghề của người chơi thấp đa phần cây sẽ suy và chết phần ngọn bị trúc xuống. Đó là một trong những vấn đề gặp phải khi tạo cây thác đổ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết kết hợp sinh lý của cây mai kèm với quy trình chăm sóc đặc biệt thì bạn vẫn có thể trồng một cây hoàn toàn bằng kỷ thuật tạo dáng thác đổ ngay từ đầu .
Điều này là do Nguyện vấp vào các nguyên nhân:
- Cây mai thác đổ cần phải kê cao và xoay ngọn về hướng mặt trời mọc
- Để cây u xù không tỉa, không tạo thành chi có từng có lớp tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt nhất
- Tưới cây theo kiểu bình quân, những cây đã tạo dáng thác đổ sẽ bị thiếu nước do miệng chậu nhỏ hơn cây cùng kích cở.
Việc lật cây lại chỉ thực sự cần thiết khi cần nuôi ngọn của phôi chưa đủ dài, Nguyện xem kỷ topic này nhen, khi cây đã đủ tàn chỉ cần kê cao lên , tỉa tán, lưu ý chút là chơi vô tư đâu cần lật lên lật xuống
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4588
Trong việc chăm sóc mai có lẻ chúng ta quá nôn nóng muốn cây mai mình phải có nhiều hoa, phải nở đúng Tết, phải....phải...Vì thế ta cứ bón phân, nó chưa ăn được bao nhiêu thì lại phải ăn tiếp nhất là bón những phân không thích nghi với giai đoạn phát triển hay sinh sản của mai. Sợ cây không tốt ta lại phun thuốc kích thích,,phun đến nỗi lá bị quéo lại vì dư thuốc. Nói chung ta góp phần làn xáo trôn sinh lý của cây thì việc cây không còn biết lúc nào là Tết để trỗ hoa là đương nhiên. Tâm lý nôn nóng trước đây tôi mắt phải rất thường, thời gian sau nầy nhận thấy chính mình là thủ phạm làm cho cây mai gặp các vấn đề xáo trôn đó. Trong một bài viết tôi có nói: Chính chúng ta là thủ phạm làm cho mai mất đi tính tự nhiên của nó. Sau thời gian thấy được lỗi của mình và để kiểm định lại năm nay tôi cũng đã bỏ ra một số cây mai để làm thí nghiệm, có cây tôi không thay đất, không bón phân, không tỉa cành mà chỉ tưới bình thường như các cây khác. Việc sử dụng thuốc BVTV tôi đã ngưng hẳn hơn 4 tháng nay rồi, hàng tháng chỉ dùng thuốc vi sinh Wehg cho cây. Tới giờ nầy tôi không dám kết luận điều gì cả, vì còn phải chờ đợi và phải chờ lâu hơn, phải làm thí nghiệm ít nhất cũng vài ba lần mới dám tạm kết luận.
Tôi rất thích thái độ chân thành của bạn toainguyen và cũng có mong ước như bạn là chúng ta hãy san sẻ những kinh nghiệm dù thành công hay thất bại cho nhau.
những bài này rất hữu ích, cảm ơn AE đã tham gia thảo luận , để mình học hỏi kinh nghiệm áp dụng thực tế
Mới ,ụm được gốc mai vàng này :)):)):)):)):)) - nhờ các AE tư vấn chi tiết hơn nữa về cách chơi mai thác đổ.


 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
@ cto-mini: Cây của Công có co đầu tiên tương đối nhưng toàn thân thì bị đơ, nếu nuôi thành cây đổ thì không đẹp. Có 2 phương án hoặc dựng lên làm cây xiêu hoặc cắt ngắn thân nuôi lại phần đổ cho lắc lượn.
 

cto-mini

Thành viên tích cực
cây đấy hoành gốc 40cm, thân cong tự nhiên nó vậy, vót ngọn - giờ cắt ngang không nở anh lô ơi

anh có ảnh dàn chi xương cây mai thác đổ của anh, em xin để tham khảo thêm ?
 

thichtumlum

Thành viên Mua Bán
Làm gì mà căng thẳng thế anh toainguyen82. Theo em chơi cây cảnh nói chung và cây mai nói riêng thì học cả đời cũng chưa hết , mỗi ngày tích góp một ít. Kinh nghiệm thì AE trên diễn đàn cũng đã nhiệt tình chia sẽ cho nhau khá đầy đủ nhưng có thể đa số AE chưa xem trọng nó để áp dụng hoặc rất nhiều lý do chủ quan khác mà dẫn đến sai lầm của mỗi người.
 

pni

Thành viên
Chào các Bác!
Lâu lắm rồi mình chẳng vào đây. Hôm nay đọc bài này mình thấy cũng hay nhưng chưa đủ mình có ý thế này:
Mỗi ngừoi có kinh nghiệm cai đắng khác nhau, đôi khi làm như thế với người này là sai nhưng người kia thì lại không!
Ngày xưa Mai trồng hạt không ghép, tháp. Còn bây giờ đủ thử không đếm hết. Sâu bọ thì phát triển không ngừng và kháng được nhiều loại thuốc. Xin thưa các Bác bọ trĩ, nhện đỏ, nấm hồng, rệp đâu phải chỉ tấn công Mai nó tấn công nhiều cây trồng khác. Nông nghiệp càng phát triển... càng đa dạng sinh học thì cũng lắm hệ lụy và cây Mai cũng phải gánh một phần trong đó.
Mới chơi Mai cả ngày cứ miệt mài chăm sóc đôi khi kết quả tệ hơn cả những cây ít được chăm sóc vì sao??? bởi vì ta chưa hiểu được Mai. Các Bác mới học chơi Mai cứ trồng nhiều đi và miệt mài đeo đuổi sau 10 năm Bác sẽ có kiểu chăm sóc khác bây giờ
 

toainguyen82

Thành viên
Thất bại thứ 7:

Một lần, tôi được trò chuyện với một Sư phụ về Sứ Đại, ông bảo, ông từng một thời là dân trồng mai chuyên nghiệp. ông bảo với tôi rằng.

Mày còn ngu lắm Nguyện ơi. Trông nghề cây cảnh lắm chuyện khó lường. Ông chỉ tôi rất nhiều thứ, trong đó có một vấn đề mà đến giờ tôi ngẫm vẫn chưa ra, nay nói ra đây để anh em lấy đó mà suy ngẫm.

Ông bảo: mày có nhận dưỡng mai của người ta không?

Tôi trả lời là : có.

Thế mày có nhận dưỡng cây của người khác không mua của mày không.

tôi nói là: không dưỡng cây người khác, chỉ dưỡng cây của mình trồng.

Ông nói: Thế là cũng khôn một chút đấy.

Thế mày nhận dưỡng một cây mấy năm.

Tôi nói: thì từng năm, năm nào tính năm đó.

Ông bảo, tao hỏi một cây mày nhận dưỡng lại bao nhiêu lần.

Tôi nói: bao nhiêu cũng được.

Ông bảo. mày ngu rồi đấy con ạ. Tao khuyên mày một điều là không nên nhận dưỡng cùng một cây quá 3 năm nghe con.

Tôi hỏi: Tại sao lại thế?

Ông bảo: Mày tự trả lời đi, tao chỉ nói thế.

( Đó là một phần câu chuyện rất dài mà tôi được tiếp chuyện).

Nếu bạn là nhà vườn bạn nghĩ sao? nếu bạn là người gửi mai bạn nghĩ thế nào? Tại sao lại như thế?
 

Mai Vàng

Thành viên
Anh toai nguyen da co cau tra loi chua,theo em duoc thay co cay mai duoc gui nhiu nam ma van cho hoa dung tet,thuc su em van ko biet sao bac kia lai noi vay.cau hoi nay ma dc anh dua ra khi of o quan 2 thi hay biet may
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Những thất bại trong việc chăm sóc mai vàng của toainguyen là những bài học rất hay. Toainguyen có thể biên tập lại và lưu trử trong Tàng Kinh Các không?
 

toainguyen82

Thành viên
Những thất bại trong việc chăm sóc mai vàng của toainguyen là những bài học rất hay. Toainguyen có thể biên tập lại và lưu trử trong Tàng Kinh Các không?
rất Cám Ơn Bác Minh Cao đã đánh giá tốt. Thật tình có sao nói thể. nên không biết cái hay cái dở nằm chổ nào.

Tàng kinh các là một chuyên mục rất chất lượng và với những bài viết có chọn lọc nó sẽ là nơi để mọi người truy tìm những thông tin và kiến thức bổ ích khi muốn biết về mai. Nguyện đây nghiên mình cám ơn bác về ý tưởng tuyệt vời đó (giảm cái khổ người khác là hạnh phúc lớn nhất của mình. bác đang gieo những hạt giống rất tốt).

Có thể nói: Nguyện không dám mạo muội viết bậy viết càng trong đó. Rất mong bác Minh cao hãy trích giùm những phần bác cho là hay để không làm mất đi giá trị của một chuyên mục.

Nguyễn Toại Nguyện
 

newhorizon

Thành viên mới
Nhà em có trồng vài cây mai, nhưng do giữa năm không có thời gian về chăm sóc bón phân nên kết quả là cây chỉ toàn lá, nụ chỉ bằng 1/2 cọng chân nhang (không có khả năng trổ vào tết này). Vậy em phải làm sao? Có nên lặt lá hay không? với những nụ còn nhỏ thì xử lý như thế nào?
Em cảm ơn các anh.
 

tienlong

Thành viên
Thông thường chỉ sợ cây yếu mà còn ép cho ra hoa thì cây sẽ mất sức, năm sau dưỡng lại rất tốn công. Còn theo mô tả thì cây của bạn cứ nhặt lá bình thường để lại một ít nụ to mà bạn cho là còn có hi vọng, những nụ quá bé thì bỏ
Có mấy tấm ảnh anh Hoanglong70 vừa mới chụp đăng ở bài "lảy lá Mai vàng" trang 9 bạn tham khảo thêm xem sao

 

duylungoc

Thành viên
lâu ngày ngồi đọc lại bài viết này cảm thấy thật bổ ích, cảm ơn anh Toainguyen82 đã chia sẻ rất nhiệt tình. ah, mà lâu rồi không thấy a lên diễn đàn nữa nhỉ?
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
Topic này lâu rồi mà đọc lại vẫn thấy hay. Mình cũng thắc mắc là lâu quá không thấy Toainguyen vào chia sẽ cùng anh em?
 
Top