Những thất bại trong việc chăm sóc mai vàng

toainguyen82

Thành viên
Tôi nghĩ chuyên mục này rất ít người tham gia vì với một lẽ cơ bản: Không ai đi vạch áo cho người xem lưng cả hay nói một cách đơn giản là chẳng một ai trồng mai mà thừa nhận mình đã làm sai thế này, mình chăm sai thế khác để người ta biết mình còn yếu kém.

Nhưng một lẽ khác, thành công có nguồn gốc không nhỏ từ những kinh nghiệm thất bại, ấy thế tôi xẽ nói rằng trong năm nay, tôi chăm sóc mai gặp những thất bại , sai sót để anh em ít kinh nghiệm hơn lấy đó mà xem xét cho riêng mình.

và cũng mong vài anh, em, chú bác chia xẽ vài kinh nghiệm sương máu và nói như chú Minh cao là những bài học phải trả học phí bằng cái chết và sự èo uộc của cây.

Nguyễn Toại Nguyện
 

toainguyen82

Thành viên
Cái sai thứ nhất:

tết vừa rồi, do bận quá nhiều công chuyện và với nơi cung cấp chậu không đến kịp nên vào mùng 10 tháng 3 (âm lịch) tôi đem vài cây mai chưa kịp thay chậu ra thay đất.

Hậu quả: trong số 10 cây tôi làm thế thì có 4 đến 5 cây là héo lá non, đọt rũ xuống vào lúc trời nắng, cây bị sốc nặng mặt dù thay đất đúng quy trình. số lá đã mạnh và già bây giờ chuyển sang vàng và rồi rụng bớt. trong đó có 2 cây tình trạng rất tệ, héo lá và gần như muốn chết.

Nguyên nhân: tội làm theo đúng quy trình, ngày 12 tôi làm nhiệm vụ đôn cành, cắt tạo dáng, sau đó ngày hôm sau tôi phải thay chậu, và sáng hôm sau xịt thuốc. như vậy sau 2 tháng cây mai dang bung tược non rất mạnh, và khi thay chậu ảnh hưởng đến rể ( do thời tiết hôm tết rất nóng) nên cây bị sốc nặng.

cách tôi giải quyết: những cây khác tôi để nguyên và tưới nước ngày 2 củ thì vượt qua duy chỉ có 2 cây bị rụng lá rất nhiều và có dấu hiệu suy kiệt. tôi lấy tấm che ra che nhưng thấy hiệu quả kém nên quyết định làm động tác mạnh hơn là cắt xả lại một lần nưã, cất hết tược non, lá non, cắt bỏ một số nhánh và chừa một vài nhánh với ít lá trên một chi và che ít mát cây và đặc biệt che mát bộ rễ cây.

Kết quả: hiện giờ 2 cây vẫn còn sống, tuy nhiên không tốt bằng (nên chú ý là khoảng tháng 3 cây của tôi có bộ lá rất nhiều và non) nên bây giờ cây vẫn không theo kịp những cây làm đúng quy trình.

Anh em thấy đó, đây là một sai lầm của tôi do bởi nhà cung cấp chậu không cung cấp dúng số lượng chậu theo yếu cầu nên buộc tôi thay chậu vào lúc cây có bộ lá đang phát triển.

Cách giải quyết trong trường hợp như thế: nếu sau tết bạn không thể thay chậu hay thay đất được thì bạn cứ để thế mà chăm sóc, không nên thay chậu, bạn cứ chăm sóc bình thường, khi gần đến tết (khi lặt lá hoặc có thể trước đó), nếu bạn muốn có cái chậu đẹp hơn thì bạn nên đập bỏ chậu củ đi và bỏ nguyên bầu vào chậu mới, làm thế cây sẽ không bị sốc.

Anh em nào ít kinh nghiệm hãy lấy đó mà xem như kinh nghiệm của mình nghe.

Nguyễn Toại Nguyện
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Nguyện có thấy cách úp chậu kê chậu của anh sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp này rồi chứ?
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
úp chậu kê chậu là như thế nào mong anh cho biết. Cám ơn
Vườn tôi có 100 cây mai nhưng có 200 cái chậu, 1 cái úp xuống làm đôn 1 cái ngửa lên vô cây, khi cần chậu khẩn cấp chỉ cần lật chậu úp lên lau sạch là dùng
 

maivang5canh

Thành viên
Vườn tôi có 100 cây mai nhưng có 200 cái chậu, 1 cái úp xuống làm đôn 1 cái ngửa lên vô cây, khi cần chậu khẩn cấp chỉ cần lật chậu úp lên lau sạch là dùng
Vườn tôi có 100 cây mai nhưng có tới 400 cái chậu,3 cái úp xuống làm đôn 1 cái ngửa lên vô cây.Khi cần có cái làm ghế ngồi.(he he)
:-h
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Vườn tôi có 100 cây mai nhưng có tới 400 cái chậu,3 cái úp xuống làm đôn 1 cái ngửa lên vô cây.Khi cần có cái làm ghế ngồi.(he he)
:-h
Lâu quá mới nghe thấy tiếng chị nhen, lúc này khỏe chưa chị. Chị đi... về rồi à?
 

toainguyen82

Thành viên
thất bại thứ 2:

Khoảng giữa tháng 6 âm lịch, tôi có một cây mai nụ rất to và sợ nở, chính vì thế tôi tiến hành lặt một số nụ, nhưng sau đó những vị trí nụ tôi lặt có một số ra nụ, có một số không ra nụ được.

Nghiên cứu và đánh giá tôi nhận thấy, những nụ nằm ngoài, nằm một mình không kèm lá thì tiếp tục ra thêm 2 đến 3 nụ con, nhưng những nụ tôi lặt mà nằm ngay nách lá phần nhiều là hư.

kết luận rút ra: Sinh lý cây trồng, lực cây dồn vào đỉnh sinh trưởng, khi bạn lặt nụ mà ở những vị trí như nụ ngọn, nụ không kèm nách lá thì khi nụ bị loại bỏ (đỉ sinh trưởng bị triệt tiêu) buộc cây mai phải ra tiếp nụ khác dể duy trì trạng thái sinh lý, trong khi đó, tại nách lá, lá cây hút nhựa của cây, dòng dinh dưởng khi đến vị trí đó nó sẻ chuyển sang nuôi lá và một ít nuôi nụ (bạn cứ hình dung: một chén cơm mà cho 2 người ăn thì thằng mạnh ăn trước, thằng yếu ăn sau ) và kết quả là nụ đó sau khi lặt bị hư. nếu giai đoạn này bạn tăng cường lân hay thuốc kích nụ sẽ tạo ra hiện tượng nở bông cho những nụ chưa lặt, nên lúc này vẫn chỉ có thể để cây bình thường, không nên tăng cường chất tạo nụ. vì vậy một số nụ buộc sau khi lặt không thể hình thành tiếp được.

lại một kinh nghiệm nhỏ để các bạn tham khảo.

Nguyễn Toại Nguyện
 

maivang5canh

Thành viên
Chào bác Lô,cảm ơn nhiều nhen! Về hôm tuần rồi bác ơi .Mấy hôm nay lại cảm tiếp.Ngậm kẹo thuốc từ sáng đến tối mà vẫn còn tắt tiếng.
Sắp tết rồi diễn đàn mình còn im ắng quá hén bác LÔ .
 

toainguyen82

Thành viên
Thật tình mà nói, tôi gặp rất nhiều người nhưng phần lớn không ai dám nhận mình hiểu rõ về mai đơn giản mỗi người sau khi thâm nhập vào lĩnh vực này, đa phần nhận rất nhiều bài học (học phí) thế nhưng những bài học này rất ít người dám thú nhận. chính vì thế người trước sai, người sau không tiếp cận được cái sai của người trước và lặp lại cái sai của người khác và cứ như vậy, sau 4 đến năm năm, một số người không chơi mai tiếp tục vì gặp quá nhiều thất bại về mai vàng nên bỏ nghề và chuyển sang chơi cây cảnh khác ( rất nhiều người sành sỏi trong nghề bon sai đã và từng trả giá cho bài học về Cây mai).

Bạn biết không, người Bình định giấu nghề rất khéo, họ gần như chẳng chỉ nhiều cho bạn đâu, họ đa phần thấy người khác làm và bắt chước, ai thấy cái hay tự cho rằng mình nắm được bí quyết, tuyệt chiêu thì giấu khư khư. thấy người khác cây bị bệnh mà cười thầm. thậm chí nếu bạn có hỏi họ vẫn chỉ cho bạn một cách làm còn tệ hại hơn. đơn cử như tôi từng nghe anh xuanVupc nói cây anh bị bọ trĩ, nhưng khi được hỏi thì họ bảo cây bị cháy lá và chỉ thuốc trị cháy lá cho
thật buồn cho những người như thế.
Nếu nói như anh lô thì; cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến trái tim thôi các bạn ạ.

Tôi nghĩ tôi gặp không ít thất bại, trong chuyên mục này tôi cố gắn truyền tải hết những việc mà tôi đã gặp trong năm để các bạn nắm để sang năm sau, các bạn sẽ thành công hơn và ít thất bại hơn.

Nguyễn Toại Nguyện
 

toainguyen82

Thành viên
thất bại thứ 3:

Tôi có một cây mai bộ khoảng giữa tháng 9, bộ lá còn rất tốt (nếu không nói là cực tốt), nhưng nụ còn nhỏ, có người bảo hãm nó lại có thể thực hiện bằng động tác nhổ lên, cắt ít rễ và trồng lại.

Kết quả: đúng như anh ta nhận định, cây bị chận hẳn, bộ lá bắt đầu già sụ và một số nụ phát triển nhanh và có triệu chứng nở hoa. những bông hoa ban đầu rất sấu, nhỏ và màu sắt thì nhợt nhạt, cây gần như không còn ra nổi đọt non.

phân tích: Bạn biết đấy, thời điểm tháng 9 tháng 10 là cực kỳ quan trọng đối với cây mai (là giai đoạn quan trọng cho cây tạo nụ và phát triển nụ). nụ hình thành từ nhiều nguồn và cần nhiều yếu tố, Trong đó có một điều quan trọng là bộ rễ phải khỏe mạnh. bạn biết không, vào những tháng này tại Bình Định, rất ít người biết được ngoài đó hiện tại cây mai bộ rễ hiện đang rất yếu (yếu do sinh lý, cây đang giai đoạn sinh sản, rễ yếu do không khí lạnh, không nắng vbà trời mưa liên tục) và mọi người tăng cường lân và kaly, và họ nhận thấy sau đó 1 tuần cây bắt đầu vàng lá và rụng lá, thậm chí lá đang sanh vẫn rụng. bạn cứ hình dung, cây không hấp thu được phân do rễ yếu thì bạn cố bón càng ảnh hưởng cho cây. trường hợp này nhẹ hơn trường hợp nhổ cây lên cắt rể và trồng suống

Ta phải làm: Truớc ngày tưới phân 3 đến 5 ngày, bạn phải tăng cường hổn hợp kích rễ cực mạnh để vực dậy bộ rễ đang ngủ yên báo với nó rằng, mày phải thức dậy và ăn để chóng chọi với cái lạnh trong lúc mày đang mang bầu.

Nguyễn toại Nguyện
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Rất cám ơn bản tự kiểm rất thành thật của toainguyen - Ý quên ! xin lỗi đã nghỉ hưu rồi mà vẫn cứ tưởng là còn đang làm việc- Tôi sẽ copy lại các bài học của bạn và tiếp tục nghiên cứu các ý kiến nầy để có dịp tổng kết lại thành những bài học chung cho những người trồng mai. Slogan của tôi bên dalatrose là: Chỉ có sư chân thành mới đem lại hạnh phúc thực sự cho mình và cho người khác. Sư chân thành nói lên cái mà bạn nghĩ là sai lầm chắc chắn bạn sẽ không còn sai lầm và cũng giúp cho người khác rất nhiều. Một lần nữa xin cảm ơn toainguyen nhiều
 

toainguyen82

Thành viên
sai lầm thứ 4.

Hồi đầu tháng 6 vừa qua (âm lịch), tôi có tiến hành lặt lá toàn bộ hai cây mai để thử áp dụng cái điều mà nhiều người cho rằng việc lặt lá cây mai vào tháng 5, tháng 6 là một bí kiếp để mai không ở bông thất thường vào những đợt trái gió trở trời vào những tháng giáp tết. nhưng sự thật có như thế? tôi tiến hành lặt lá 2 cây và cho đến hôm nay, kết quả là: một cây thì bộ lá phát triển rất tốt (lá không nhiều) nhưng sức sống rất mãnh liệt, thời tiết có thay đổi thế nào cũng khó có thể làm hư hại đến nó, nhưng hôm nay, ngày 27 tháng 11 (22/10 AL) cây mai đó bắt đầu nở, nụ lớn có, nụ nhỏ có, nụ cực nhỏ có. Một cây còn lại ( lặt hết lóa vào tháng 7 AL) thì bộ lá bị hư hại nhiều đơn giản là do cây bị nhện đỏ và bị thán thư, ai cũng biết, sau 15 đến 25 ngày bộ lá non sau khi bị lặt sẽ phát triển rất mạnh, nhưng do đặt thù thời tiết vào những tháng đó nếu không chăm sóc cây kỹ rất dễ dẫn đến bị bệnh. nhưng cây này hoa không nở và nụ còn rất nhỏ.

Kết luận cho trường hợp 1: (hoa nở): qua quan sát tôi phát hiện nụ sẽ mọc lên từ những vị trí mà trước đó bạn lặt lá (tại đây nụ sẽ phát triển rất mạnh) còn những lá hình thành sau đi kèm với nó là những nụ nhỏ. những nụ nở đa phần là những nụ hình thành nơi mình đã lặt lá trước đó. còn những nụ mà có lá thì tết này có thể nói là không sợ thời tiết.
Kết luận cho trường hợp 2: sau khi lặt lá bạn phải đặt biệt chú ý đến cây vì cây lúc này ra lá non nên rất yếu và rất dễ bị sâu bệnh tấn công.
 

memai

Thành viên
Toainguyen82 cho hỏi hỗn hợp kích rễ cực mạnh tên là gì vậy? và nếu làm theo bạn nói thì bộ lá rụng ít đi phải không? Tôi thì thấy bón lân và kali vào đất lá rụng nhiều hơn là phun bón lá có cùng công thức.
 

linhmai

Thành viên
linhmai xin cảm ơn anh toainguyen- " người cùng khổ "- vì những chia sẻ của anh ,nhưng chắc anh khổ nhiều rồi còn em mới bắt đầu khổ vì mới chơi mai . nhưng em cũng đóng học phí bộn rồi . hi vọng nhờ kinh nghiệm các anh,các chú chia sẽ sẽ giúp giảm được học phí.
mấy ngày diễn đàn nâng cấp buồn quá trời,nhưng nhận được tin chúc mừng của bác Minh rất vui-cảm ơn bác
 

toainguyen82

Thành viên
Thất bại 6
Bạn có biết tại sao mai dáng đổ rất ít xuất hiện trên thị trường không? phía dưới là kinh nghiệm và bài học trong việc trồng mai thác đổ.





Cây mai khác với nhiều cây khác như sanh, si, ...... vì sức sống nó yếu hơn và nó tuân thủ tuyệt đối quy luật cây thì "quang hướng động thuận" tức là cây bao giờ củng phải hướng lên thì nó mới phát triển tốt được. chính vì thế, nếu ban đầu (sau tết) bạn đem một cây mai và tạo dáng thác đỗ như tôi đã từng trình bày trước đây về kỷ thuật tạo cây thác đỗ thì cây mai của bạn cuối năm gần như là hư phần ngọn. chính vì thế mà rất nhiều người đã và từng thất bại với dáng thác đổ. vì vậy họ tìm cách để có một cây thác đổ đúng nghĩa bằng một biện pháp trung gian, tức là sau tết, họ không tạo một cây thác đổ mà chỉ tạo dáng cây xiên( hay còn gọi là bay) sau đó, đến tháng 11 hoặc 12 họ đem cây đó vào một cái chậu và trúc ngược phần đọt xuống và nhổng gốc lên trời, để làm động tác này đa phần họ phải loại bỏ rất nhiều rể nổi lên trên và cạy bỏ rất nhiều đất. nhưng như thế thì bạn biết đó, cây sẽ không phát triển nửa kể từ khi bạn làm động tác nhổ gốc, bỏ bớt rể và vào chậu mới giai đoạn này và hậu quả tiếp theo là đa phần bông sẽ rất rất nhỏ, nó sẽ không bằng cây bình thường, ngoài ra, do chủ ban đầu họ tạo dáng cây xiên nên khi lật thàn cây thác đổ ắc buộc họ phải chỉnh lại phần lớn dàn sương, chi và đôi khi còn để thẹo do quấn kẻm vào giai đoạn tạo nụ và một việc nữa là sau khi chơi tết song, nếu tay nghề của người chơi thấp đa phần cây sẽ suy và chết phần ngọn bị trúc xuống. Đó là một trong những vấn đề gặp phải khi tạo cây thác đổ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết kết hợp sinh lý của cây mai kèm với quy trình chăm sóc đặc biệt thì bạn vẫn có thể trồng một cây hoàn toàn bằng kỷ thuật tạo dáng thác đổ ngay từ đầu .
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Thất bại 6
Bạn có biết tại sao mai dáng đổ rất ít xuất hiện trên thị trường không? phía dưới là kinh nghiệm và bài học trong việc trồng mai thác đổ.





Cây mai khác với nhiều cây khác như sanh, si, ...... vì sức sống nó yếu hơn và nó tuân thủ tuyệt đối quy luật cây thì "quang hướng động thuận" tức là cây bao giờ củng phải hướng lên thì nó mới phát triển tốt được. chính vì thế, nếu ban đầu (sau tết) bạn đem một cây mai và tạo dáng thác đỗ như tôi đã từng trình bày trước đây về kỷ thuật tạo cây thác đỗ thì cây mai của bạn cuối năm gần như là hư phần ngọn. chính vì thế mà rất nhiều người đã và từng thất bại với dáng thác đổ. vì vậy họ tìm cách để có một cây thác đổ đúng nghĩa bằng một biện pháp trung gian, tức là sau tết, họ không tạo một cây thác đổ mà chỉ tạo dáng cây xiên( hay còn gọi là bay) sau đó, đến tháng 11 hoặc 12 họ đem cây đó vào một cái chậu và trúc ngược phần đọt xuống và nhổng gốc lên trời, để làm động tác này đa phần họ phải loại bỏ rất nhiều rể nổi lên trên và cạy bỏ rất nhiều đất. nhưng như thế thì bạn biết đó, cây sẽ không phát triển nửa kể từ khi bạn làm động tác nhổ gốc, bỏ bớt rể và vào chậu mới giai đoạn này và hậu quả tiếp theo là đa phần bông sẽ rất rất nhỏ, nó sẽ không bằng cây bình thường, ngoài ra, do chủ ban đầu họ tạo dáng cây xiên nên khi lật thàn cây thác đổ ắc buộc họ phải chỉnh lại phần lớn dàn sương, chi và đôi khi còn để thẹo do quấn kẻm vào giai đoạn tạo nụ và một việc nữa là sau khi chơi tết song, nếu tay nghề của người chơi thấp đa phần cây sẽ suy và chết phần ngọn bị trúc xuống. Đó là một trong những vấn đề gặp phải khi tạo cây thác đổ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết kết hợp sinh lý của cây mai kèm với quy trình chăm sóc đặc biệt thì bạn vẫn có thể trồng một cây hoàn toàn bằng kỷ thuật tạo dáng thác đổ ngay từ đầu .
Điều này là do Nguyện vấp vào các nguyên nhân:
- Cây mai thác đổ cần phải kê cao và xoay ngọn về hướng mặt trời mọc
- Để cây u xù không tỉa, không tạo thành chi có từng có lớp tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt nhất
- Tưới cây theo kiểu bình quân, những cây đã tạo dáng thác đổ sẽ bị thiếu nước do miệng chậu nhỏ hơn cây cùng kích cở.
Việc lật cây lại chỉ thực sự cần thiết khi cần nuôi ngọn của phôi chưa đủ dài, Nguyện xem kỷ topic này nhen, khi cây đã đủ tàn chỉ cần kê cao lên , tỉa tán, lưu ý chút là chơi vô tư đâu cần lật lên lật xuống
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4588
 

mtdphi

Thành viên
sai lầm thứ 4.

Hồi đầu tháng 6 vừa qua (âm lịch), tôi có tiến hành lặt lá toàn bộ hai cây mai để thử áp dụng cái điều mà nhiều người cho rằng việc lặt lá cây mai vào tháng 5, tháng 6 là một bí kiếp để mai không ở bông thất thường vào những đợt trái gió trở trời vào những tháng giáp tết. nhưng sự thật có như thế? tôi tiến hành lặt lá 2 cây và cho đến hôm nay, kết quả là: một cây thì bộ lá phát triển rất tốt (lá không nhiều) nhưng sức sống rất mãnh liệt, thời tiết có thay đổi thế nào cũng khó có thể làm hư hại đến nó, nhưng hôm nay, ngày 27 tháng 11 (22/10 AL) cây mai đó bắt đầu nở, nụ lớn có, nụ nhỏ có, nụ cực nhỏ có. Một cây còn lại ( lặt hết lóa vào tháng 7 AL) thì bộ lá bị hư hại nhiều đơn giản là do cây bị nhện đỏ và bị thán thư, ai cũng biết, sau 15 đến 25 ngày bộ lá non sau khi bị lặt sẽ phát triển rất mạnh, nhưng do đặt thù thời tiết vào những tháng đó nếu không chăm sóc cây kỹ rất dễ dẫn đến bị bệnh. nhưng cây này hoa không nở và nụ còn rất nhỏ.

Kết luận cho trường hợp 1: (hoa nở): qua quan sát tôi phát hiện nụ sẽ mọc lên từ những vị trí mà trước đó bạn lặt lá (tại đây nụ sẽ phát triển rất mạnh) còn những lá hình thành sau đi kèm với nó là những nụ nhỏ. những nụ nở đa phần là những nụ hình thành nơi mình đã lặt lá trước đó. còn những nụ mà có lá thì tết này có thể nói là không sợ thời tiết.
Kết luận cho trường hợp 2: sau khi lặt lá bạn phải đặt biệt chú ý đến cây vì cây lúc này ra lá non nên rất yếu và rất dễ bị sâu bệnh tấn công.
Theo kinh nghiệm của em về việc lặt lá mai vào tháng 6 thì việc này sẽ giúp cây ra nụ nhiều và đều. Tuy nhiên lặt trụi lá lúc đó sẽ khiến cây yếu đi và dễ bị sâu bệnh tấn công, gặp mưa dầm càng khổ; ngoài ra, tuy cây sẽ có nụ nhiều và đều nhưng những nụ này thường bị "lem lép", làm nụ bình thường người ta bung ra 4 - 5 bông, nụ này có thể chỉ bung ra 2 - 3 chọt :|. Vì vậy sau một năm thử nghiệm cách làm này em đã không làm nữa, để cây làm nụ bình thường, vừa thuận theo tự nhiên vừa đỡ tốn thêm công sức.
 

toainguyen82

Thành viên
Thất bại 5.

Cố gắn tìm xem trong bộ nhớ của mình còn cái gì để trình bày cho anh em biết không. thôi thì cố viết thêm vài thứ nữa.

Tôi đang phân vân có phải tại chúng ta chăm sóc quá chu đáo và nhiệt tình (thuốc men và chất dinh dưỡng (kích thích)) mà chúng ta không quản được nó.
suy nghĩ như thế này: gần nhà tôi tại Hóc Môn có một sư phụ (khá lớn tuổi) có khoảng 7 cây mai, ông cụ luôn để trên sân gạch tào trời nắng, và tôi thấy gần như cụ rất ít chăm sóc mai. tôi để ý thấy cụ đem những cây này rê vào sát nhà chơi và chơi song khoảng 15/1 cụ bắt đầu xả tàn (do những cây để trước nhà) và nhà có nhiều con cháu nên tôi thấy cụ ít xịt thuốc và tưới phân. thế nhưng, năm rồi trong khi tôi lặt lá mai vào ngày 15 thì cụ đến ngày 19 mới lặt (vì thế mai cụ nở rất chuẩn) cho đến giờ cây mai của cụ lá rất già nhưng mà tôi thấy bộ lá già này lại đầy nghị lực khó mà làm lay chuyển nổi. những hôm nay, mai trong vườn cũng như trong tự nhiên bắt đầu nở trong khi vườn của cụ không thấy một bông.

Quay ra Bình Định, tôi thấy nhà cụ tổ Sự vẫn như thế, tôi hỏi ông có thường xuyên xịt thuốc không thì ông bảo là do mai gần nhà và ông đã già nên bây giờ gần như rất ít sử dụng thuốc, thậm chí tôi còn thấy cây của ông bị bọ trĩ quấy phá. việc thay chậu, thay đất ông bảo đâu có thời gian đâu mà thay, thậm chí anh thấy 2 cây mai cổ ngoài kia đã trên 13 năm tôi chưa hề đụng đến bộ rễ của nó.
nhưng năm nào cũng thế, cả làng Bình Định điều ngạc nhiên trước những cây mai của cụ. nó nở một cách mảnh liệt và tuyệt vời. những cái bông không biết từ đâu mà từ khi lặt lá người ta thấy nhánh thì ít mà nụ thì nhiều.

Cả 2 người, cách nhau hơn 700 cây số, thế nhưng cho đến thời điểm này, tất cả họ làm cho cây mai mà trông vẻ bề ngoài rất giống nhau. Mong một ngày nào đó một trong hai cụ thương tôi mà truyền cho kỷ thuật chăm sóc mai, khi ấy tôi hứa với quý vị nó sẽ là kỷ thuật chung của chúng ta. nhưng điều đó chỉ là khác vọng.

Có lẽ thất bại ai cũng có, nhưng với những thất bại đó chúng ta biết rút ra những bài học cho mình để thành công là rất tốt.
Thế nhưng, khi có được những thành công, rất mong anh em chúng ta hãy cố chia sẽ để mọi người bớt chút đao khổ hơn khi thấy cây mai mình không được như ý muốn. Đó cũng là điều tôi khác khao hơn cả bí quyết nhận được từ 2 ông thầy mai.
 
Top