"...Hồn ở đâu bây giờ???"

Juniperus

Thành viên
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Tôi có tham vọng tạo ra đc cây bài cổ, cũng như nhiều cây thế giáo cổ khác thêm vào cái cổ, niêm luật của dáng cũ tính tự nhiên nữa thôi... thực lòng ko dấu
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cám ơn Thầy và các ae đả có lòng với định hướng cho bonsai Việt và có lòng chia sẻ. Xin thay cho lời cảm của cá nhân mà gửi tặng Thầy cùng các ae bài hát rất có liên quan...

Nghe lời bình của ca sỹ Khánh Ly về cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và bài hát "Gia tài của Mẹ".
Lời cảm đầu tiên là Tôi vẫn thấy hồn dân tộc đang chảy trong dòng máu nóng của mình và buộc miệng thốt lên rằng: có ai giống như Tôi mà tự hỏi mình rằng ta đả làm gì cho Tổ Quốc? Ta đả làm gì cho bonsai Việt? Và nếu Tôi chưa làm được gì thì Tôi có quyền ấp ủ những ước mơ là kế thừa những nét đẹp của Ông cha Ta, loại bỏ những gì không tốt đẹp, vươn ra thế giới để cùng bạn bè năm châu tiến đến chân thiện mỹ của nhân loại. Song chắc 1 điều là Tôi không bao giờ dẫm lên dân tộc của mình và chối bỏ chỉ vì " gia tài của mẹ dù là nắm xương khô, dù là núi đầy mồ". Tôi không vì sĩ diện mà né tránh bà mẹ mình ghánh khoai bán dạo và Tôi không bao giờ bôi tro lên mặt mà mắn chửi dân tộc mình. Kính vài lời cảm cá nhân
Xin mời Thầy và các ae nghe nhạc. Chúc Thầy và các ae đêm chủ nhật an lành-hạnh phúc
https://m.youtube.com/watch?v=T5EZORls6MQ
 

thienhai

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Cám ơn Thầy và các ae đả có lòng với định hướng cho bonsai Việt và có lòng chia sẻ. Xin thay cho lời cảm của cá nhân mà gửi tặng Thầy cùng các ae bài hát rất có liên quan...

Nghe lời bình của ca sỹ Khánh Ly về cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và bài hát "Gia tài của Mẹ".
Lời cảm đầu tiên là Tôi vẫn thấy hồn dân tộc đang chảy trong dòng máu nóng của mình và buộc miệng thốt lên rằng: có ai giống như Tôi mà tự hỏi mình rằng ta đả làm gì cho Tổ Quốc? Ta đả làm gì cho bonsai Việt? Và nếu Tôi chưa làm được gì thì Tôi có quyền ấp ủ những ước mơ là kế thừa những nét đẹp của Ông cha Ta, loại bỏ những gì không tốt đẹp, vươn ra thế giới để cùng bạn bè năm châu tiến đến chân thiện mỹ của nhân loại. Song chắc 1 điều là Tôi không bao giờ dẫm lên dân tộc của mình và chối bỏ chỉ vì " gia tài của mẹ dù là nắm xương khô, dù là núi đầy mồ". Tôi không vì sĩ diện mà né tránh bà mẹ mình ghánh khoai bán dạo và Tôi không bao giờ bội tro lên mặt mà mắn chửi dân tộc mình. Kính vài lời cảm cá nhân
Xin mời Thầy và các ae nghe nhạc. Chúc Thầy và các ae đêm chủ nhật an lành-hạnh phúc
https://m.youtube.com/watch?v=T5EZORls6MQ
Hay quá bác sĩ ơi! Con vẫn hay nghe nhạc Trịnh, nhạc vàng nhưng lần đầu nghe được bài này. Có rất nhiều người thắc mắc về Trịnh Công Sơn nhưng bài hát này có lẽ là lời giải thích rồi. Quên hết đi hận thù, ta vẫn chung màu da. Mong sẽ có nhiều người cùng nghe.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Tôi có tham vọng tạo ra đc cây bài cổ, cũng như nhiều cây thế giáo cổ khác thêm vào cái cổ, niêm luật của dáng cũ tính tự nhiên nữa thôi... thực lòng ko dấu
Thật lòng là ko hiểu dc,ko hình dung dc cái gì gọi là cây bài cổ,giáo cổ.....có hình minh họa chắc dễ hình dung hơn,dc vậy tốt quá anh Ju.
 

Juniperus

Thành viên
1) Các cây như Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Luyến khách, Nguyệt ảnh, ... và cả cây bài trực 123 nó đã thành hình ảnh quen thuộc nên ko cần ám thị nữa ai nhìn cũng đc được tên vốn đó là cái quý, Andy nói rằng kể chuyện, dễ hiểu đã đạt trừ việc biết rồi bị đọc vị kém tự nhiên, bị sao chép dáng cẩu thả của loại non nớt kém tuổi

2) Với gu chơi xưa các cây cổ có tuổi tay cành cao kể trên đc làm đã đạt độ ổn định dáng đến mức chùn phát triển đó là các món hành quý nếu sở hữu, loại có chi tiết tốt đẳng cấp thì dùng ngay, loại bị làm kém tự nhiên thì tính sửa để có tuổi, cái mà nuôi mầm, phôi non cả đời cũng chả làm xong chính là tận dụng cốt

3) Đa số cây cổ phần bông tán và tay do đơn giản nên thường cây ít dữ liệu nhìn bố cục thiếu ấm kín hoặc bông tán chuyển động yếu nên cần khơi mạch dòng chảy, bù mảng chỉnh dáng cho tự nhiên

Nghiên cứu kỹ sửa đc nó là kế thừa các tiền bối, đáp ứng sự phát triển văn hoá mỹ thuật, ko làm phí công các cụ đi trc để giữ lịch sử hằn lên cây tại chính VN; đồng thời có sự sinh động tự nhiên vũ điệu tinh tế

Thêm việc giữ lại dáng thế trong tâm thức rồi triển khai trên phôi già nữa để có tinh chỉnh, có làm mới nữa; trong đó có những cây cũ ko nên sửa nếu dấu ấn lịch sử quá lớn

Cuối cùng, cây đẹp chỉ sinh ra bởi bàn tay đc 1 tâm hồn hướng tới cảm thức ưu nhã chỉ dẫn , ko có chỗ cho những tâm hồn đen tối đến đc thành công nghệ thuật . Nghĩa rằnh xem trong này có thể liệt kê ko ít người mãi mãi ko thể có cây đẹp đc ; vốn tự nhiên đa dạng lắm
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Chủ nhật cuối tuần thấy ae thật là vui,
Với bản thân mình thì hôm nay quả là một ngày may mắn,
Thấy cái bông giả (bằng vải) đứa con cầm chơi trông hệt như thiệt mà mình như giải tỏa mọi thắc mắc nghi vấn bấy lâu.
Điều mà đến giờ mình mới chợt nhớ ra,....

Mục đích mình đến với bộ môn này là gì?
Phải chăng vì vì mình muốn trồng cây, hay để cắt lá...?

Và rồi mình thấy được điều mà từ lâu nó dần mờ nhạt hồi nào không hay,
Đó là vì muốn được thấy cái đẹp, nhìn ngắm nó và hưởng thụ cái phúc trời ban đó.

Củng bởi cái bông giả trông y hệt cái bông thiệt đó khi cầm lên làm mình chã có tí hứng thú nào gây ra,
Nó củng đẹp, mà sao mình không cảm được gì, thậm chí không bằng một đóa hoa dại mọc ven đường như thời ở quê nhỉ?

Phải chăng, cái cảm giác đó nó làm mình khoái chí mỗi lần gặp vì nó không bị gò bó hay ràng buộc?
Vậy ở cây bonsai tại sao đôi lúc mình cố gắng nhưng không sao thích nổi kiểu cắt xén như cái mâm, hoặc như là lấy cái gì đó úp vào cắt theo?
Phải chăng nó không được tự nhiên hay là bị gò bó và ràng buộc bởi điều gì??
.....vv

Một lô các câu hỏi như vậy chợt ào về đủ để mình nhận ra, xưa nay vì muốn tận hưởng cái vẻ đẹp nơi cây cối,
Nhưng vô tình mình đã loay hoay chú tâm vào cái việc của người trồng cây, làm cây, mà quên đi việc của người thưởng thức và đi tìm cái đẹp, đó mới là chính, và củng nhờ nó mà mình bén duyên với môn này.
Mình nghỉ có lẽ nếu đứng nhìn ở khía cạnh tìm và thưởng thức cái đẹp sẽ hướng dẫn thêm cho mình cần làm những gì mà lâu nay vứ hý hoáy lay hay hoài,
Rồi thì cứ như gà mắc tóc,....... ~O)~O)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hết sức cảm ơn những ý kiến của các bạn.
Mình qu3a thực rất vui vì đã không ít bạn đang có những cố gắng trong
việc sáng tạo Bonsai hướng đến tinh thần nghệ thuật hơn.

Cá nhân mình rất tâm đắc với những ý của các bạn :

Thienhai :
"Anh cứ yên tâm đi. Người Việt dù có bắt chước cũng chỉ làm ra cây Việt thôi, chả giống ai đâu. Cây bài cũng do học mà ra cuối cùng nó cũng có giống cây nước ngoài đâu.
Cứ làm một cây bonsai đẹp và nghệ thuật thì cái chất Việt Nam tự nó nằm trong đó rồi. Chẳng phải người Nhật khó thể nào làm cây cẩu thả, không khuôn khổ. Người Âu Mỹ chẳng thể làm cây lâu và truyền thống hay Người Indo cũng khó mất đi sự phóng khoáng. Dù tất cả họ cũng học bên Nhật như mình đấy thôi nhưng cuối cùng mỗi nước lại có phong cách riêng cả.

Stobeornottobe07 :
"Có lẽ thay cụm từ "giữ gìn bản sắc dân tộc" bằng"tìm lại bản sắc Việt" có lẽ tương lai lại tốt đẹp hơn!"

Phamthanhkt :
"Hi, vấn đề cây bài nếu em nhớ không nhầm đã được cụ Nick Lenz đề cập ở lời tựa ( hay lời bình?) của cụ trong tập sách của ông Andy, chỉ vài lời của cụ thôi ta cũng có thể tưởng tượng ra "lịch sử phát triển" của trào lưu cây bài !"

Juniperus :
"Tôi có tham vọng tạo ra đc cây bài cổ, cũng như nhiều cây thế giáo cổ khác thêm vào cái cổ, niêm luật của dáng cũ tính tự nhiên nữa thôi."

"Nghiên cứu kỹ sửa đc nó là kế thừa các tiền bối, đáp ứng sự phát triển văn hoá mỹ thuật, ko làm phí công các cụ đi trc để giữ lịch sử hằn lên cây tại chính VN; đồng thời có sự sinh động tự nhiên vũ điệu tinh tế

Thêm việc giữ lại dáng thế trong tâm thức rồi triển khai trên phôi già nữa để có tinh chỉnh, có làm mới nữa; trong đó có những cây cũ ko nên sửa nếu dấu ấn lịch sử quá lớn

Cuối cùng, cây đẹp chỉ sinh ra bởi bàn tay đc 1 tâm hồn hướng tới cảm thức ưu nhã chỉ dẫn , ko có chỗ cho những tâm hồn đen tối đến đc thành công nghệ thuật ."

Nếu các bạn có thể xem lại những bài viết trong chủ đề :
"Thế nào là 1 cây cảnh đẹp" : http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258&page=3
Các bạn dễ dàng bắt gặp những ý tương đồng của bạn Tamchi07 với chuyện chúng ta đang thảo luận :

#22

"Cây trực, muốn tạo bóng đẹp cần quan tâm tới những chi tiết trên cây phôi: triền bệ, chiều chuyển của thân, những cành đã có sẵn để tận dụng hợp lý. Với cây ko trực, tất nhiên cũng phải quan tâm đến những yếu tố này, tuy nhiên chiều chuyển của thân phải được chú trọng nhiều hơn cả. Để cây có hồn, phải tạo được cho ngừoi xem sự liên tưởng của cây đó với 1 sự vật khác, 1 hình tượng khác hay 1 tinh thấn khác nằm bên ngoài cây. Đó chính là hồn và thần của cây..."

#102
"Cây đẹp là cây mang càng nhiều nét tự nhiên càng tốt, nhưng vẫn truyền đạt được hết ý tưởng của người làm cây."
 

dungvan

Moderator
Trả lời: Re: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

1) Các cây như Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Luyến khách, Nguyệt ảnh, ... và cả cây bài trực 123 nó đã thành hình ảnh quen thuộc nên ko cần ám thị nữa ai nhìn cũng đc được tên vốn đó là cái quý, Andy nói rằng kể chuyện, dễ hiểu đã đạt trừ việc biết rồi bị đọc vị kém tự nhiên, bị sao chép dáng cẩu thả của loại non nớt kém tuổi

2) Với gu chơi xưa các cây cổ có tuổi tay cành cao kể trên đc làm đã đạt độ ổn định dáng đến mức chùn phát triển đó là các món hành quý nếu sở hữu, loại có chi tiết tốt đẳng cấp thì dùng ngay, loại bị làm kém tự nhiên thì tính sửa để có tuổi, cái mà nuôi mầm, phôi non cả đời cũng chả làm xong chính là tận dụng cốt

3) Đa số cây cổ phần bông tán và tay do đơn giản nên thường cây ít dữ liệu nhìn bố cục thiếu ấm kín hoặc bông tán chuyển động yếu nên cần khơi mạch dòng chảy, bù mảng chỉnh dáng cho tự nhiên

Nghiên cứu kỹ sửa đc nó là kế thừa các tiền bối, đáp ứng sự phát triển văn hoá mỹ thuật, ko làm phí công các cụ đi trc để giữ lịch sử hằn lên cây tại chính VN; đồng thời có sự sinh động tự nhiên vũ điệu tinh tế

Thêm việc giữ lại dáng thế trong tâm thức rồi triển khai trên phôi già nữa để có tinh chỉnh, có làm mới nữa; trong đó có những cây cũ ko nên sửa nếu dấu ấn lịch sử quá lớn

Cuối cùng, cây đẹp chỉ sinh ra bởi bàn tay đc 1 tâm hồn hướng tới cảm thức ưu nhã chỉ dẫn , ko có chỗ cho những tâm hồn đen tối đến đc thành công nghệ thuật . Nghĩa rằnh xem trong này có thể liệt kê ko ít người mãi mãi ko thể có cây đẹp đc ; vốn tự nhiên đa dạng lắm
Phải chăng Hồn bonsai Việt đang ẩn mình trong những điều này chăng ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cũng có thể do những hạn chế cá nhân về các mặt :
-từ ngữ : thiếu sót những "từ thích hợp",
-lý luận : không quen với phương pháp biện chứng,
cho nên những điều mình dư trù giải bày ý kiến cá nhân đến các bạn
sẽ không được rõ ràng, khiến mù mờ khó nhận định.
Dẫu vậy, mình cũng sẽ cố gắng "lách" sao cho phù hợp hiện trạng.
Mong các bạn thông cảm.

Với cá nhân mình, mình rất đồng ý với ý của bạn Juniperus : tâm hồn người chơi
sẽ thể hiện ra cây do người đó làm.
Thế nhưng, tâm hồn và nhận thức đi đôi với nhau để ra kết quả sáng tạo.

Nếu dùng hình tượng một cái cây ngoài thiên nhiên để nói chuyện, mình thấy có lẽ
cũng được.
Chúng ta thử xem việc phát triển rễ : rễ chuột (rễ cái ) cắm sâu vào lòng đất và rễ
bàng (rễ phụ) lan tỏa khắp 4 hướng, liệu có tương tự cách phát triển tri thức con
người hay không ?

Rễ và cành


 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua những học hỏi ở bộ môn sinh học thực vật, chắc hẳn nhiều bạn sẽ đồng ý
rằng : hình dạng cấu trúc bộ rễ của một cái cây sẽ tạo ra "bộ chi cành tương ứng".

Nếu đã đồng ý như vậy, hẳn các bạn có thể dễ dàng chấp nhận những kết luận thế này:

a. Nếu rễ chuột cắm sâu xuống lòng đất, cây sẽ dễ dàng có thân cao.
b. Nếu rễ bàng (rễ phụ) tỏa ra khắp hướng quanh gốc, bộ tàn quanh thân cũng dễ dàng
tỏa đều khắp 4 phương.
c. Nếu rễ chuột bị hạn chế chiều sâu (cây vách núi, khe cạn), chiều cao cây sẽ bị hạn chế.
d. Nếu rễ phụ bị hạn chế 3 phương (cây vách núi), chỉ còn một phía duy nhất phát triển,
thân và cành chính sẽ nhoài hết về một phía.

Ở trường hợp"c" và "d" ở trên, dĩ nhiên quanh thân có thể phát ra những cành ngược hướng
phát chính. Dẫu vậy, những cành này khó lòng lớn mạnh, và thường thui chột sớm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Phát triển sinh lý

Cá nhân mình thì thấy việc phát triển sinh lý của con người, nếu so sánh với cái cây,
có rất nhiều điểm tương đồng.

a. Xem như 20 năm đầu cuộc sống, những học hỏi từ trường lớp và gia đình sẽ là
căn bản như bộ rễ cây phát triển.
b. Những 20 năm kế tiếp, va chạm thực tế kết hợp với những học hỏi từ thuở thiếu
thời sẽ kiến tạo nền tảng nhận thức, tương tự thân cây cao to theo bộ rễ.
c. Kết quả sinh lý phát triển như thế nào trong 40 năm sẽ đưa đến nhận thức sáng tạo
tương ứng. Có lẽ không khác lắm với việc phát triển chi cành ở cây.

Vậy thì, nếu trong 20 năm đầu đó, đầu óc của một người chỉ phát triển duy nhất ở một
hướng (một nền tảng , thí dụ : đặt hoàn toàn trên nền tảng khoa học ), có phải rồi thì
toàn bộ nhận thức sẽ chỉ dễ dàng phát triển ở một hướng ?

Khi mọi sự việc trong cuộc sống (môi trường) được "nhìn nhận" dưới một quan niệm (một
căn bản nhận thức, tỉ như : chuyện gì có thấy mới tin, nói có sách mách có chứng) có
phải là "rất giàu về một mặt nào đó " nhưng lại dễ nghèo nàn về mặt khác ? (như cây
chuyển sức phát triển (cành) về một phía ?

Mà cuộc sống con người thì rõ là : đầu óc có nhiều hướng phát triển. Phát triển đủ hướng hay
chỉ chăm chăm vào một hướng là tùy thuộc rất nhiều vào những gì được thu nhận trong 20 năm
đầu cuộc đời ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sửa chữa và kiến tạo một cây bonsai

Qua những trình bày ý kiến cá nhân ở trên, nếu bây giờ mình có một cây
mà rễ chỉ phát một phía, cành chỉ mạnh một bên , vậy thì :
-Hoặc là cứ giữ nguyên dạng cây và chấp nhận một vài kiểu dáng hạn chế
trong kiến tạo bonsai : gió lùa hoặc cây đổ.
-Hoặc muốn cây phát đều chi cành các phía quanh thân thì cần phải "tốn thời gian
khơi cho rễ phát quanh gốc".
Sau khi cây phát nhiều chi cành quanh thân, việc
tạo dáng thường là có nhiều lựa chọn hơn.

Dĩ nhiên, cái việc "tốn thời gian khơi cho rễ phát quanh gốc " ấy sẽ căn bản dựa trên
chuyện : cái gốc ấy liệu có khả năng phát rễ ở những hướng "từng bị chai lì (già)" theo
thời gian hay không ? Có lẽ tùy thuộc rất nhiều vào giống cây ?
Điều này có nghĩa là : chả phải giống cây nào cũng có thể tạo rễ quanh gốc ở những điểm
chai cứng theo thời gian được.


Một giả định

Giả sử như từ một gốc phôi có rễ ở một phía, nếu muốn tạo rễ ở 3 phía còn lại,
liệu sự thể sẽ cần làm thế nào để đạt ?

Đương nhiên, căn bản là giống cây có thể vẫn còn khả năng phát rễ ở những điểm
chai quanh gốc. Từ đó, những khai mở nếu được áp dụng :
-tách nhẹ lớp vỏ,
-bôi thuốc ra rễ,
-tạo ẩm môi trường...
sẽ từ từ giúp (kích thích đủ) để cây bật rễ từ những điểm chai.
Một khi đã có rễ nhú ra, việc rễ phát triển chỉ còn tùy thuộc thời gian và vùng đất cho rễ
phát triển có thích hợp (màu mỡ ...)hay không mà thôi.

Một thí dụ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Một thí dụ

Mình xin dùng thí dụ với một ngành "nửa khoa học, nửa mỹ thuật" và bản thân
mình "hoàn toàn mù tịt" để giãi bày ý mình đến các bạn : ngành kiến trúc !
(Thiết nghĩ ngành này chắc cũng rất nhiều bạn mù tịt như mình. Thế nhưng
có lẽ nó lại dễ làm nổi được ý mình nghĩ ?)

Hơn 50 năm trước, khi còn trong thời kỳ chiến tranh, ngành kiến trúc gần như
ít được đề cập. Ai ai cũng được nhắc nhở chuyện chiến đấu, lấy đâu ra thì giờ
mà tính chuyện xây dựng. Mãi đến khi qua thời kỳ xây dựng, ngành kiến trúc
mới bắt đầu được chú trọng.

Thế là những ý hường kiến trúc đã được khơi mở dần. Nhưng phong trào xây dựng
đang ở thời kỳ cần phát triển thật nhanh, bởi vậy số lượng KTS nội địa chắc hẳn
chưa thể đáp ứng trong việc thiết kế những cao ốc "ra vẻ". Vậy thì đành là mời,
mướn KTS nước ngoài thôi. Mà KTS nước ngoài thì thiết kế theo " kiến thức nước
ngoài" chứ chả thể nào có được " cái nhìn của người Việt". Thế nên kết quả là
những công trình có dáng dấp "quốc tế" ?

Trong khi đó, nếu xem lại ngành Kiến trúc, có phải KTS ở Việt Nam sẽ phải đánh vật
với :

-lịch sử kiến trúc (sách vở người ta gọi là : văn phạm Kiến trúc, the Grammar of Achitecture)
tức là phải xem lại các kiến trúc cổ đại từ thời : Ai cập cổ(Ancient Egypt) cho đến thời văn
minh Lưỡng Hà (vườn Babylon ), kể cả Ba tư, sang đến Ấn độ, Trung quốc và cả đến
những đền đài của Nhật bổn. Tiếp đó sẽ là Hy lạp, La mã, Gô-tích, Phục hưng...

-Mặc dù Kiến trúc mà học thì rốt lại cũng chỉ là "liên kết " đúng chục yếu tố :
Vòm trần, Cột, Tháp, Vòng cung (Arches + Arcades), Cửa chính, Cửa sổ, Mảng mặt
(mảng tường trang trí dưới mái, pediments + gables), Mái , Vòm hẹp (vòm hông, vaulting),
Cầu thang.
Thế nhưng lấy giấy bút ra "cộng " chúng lại với nhau mà không có "một đầu óc sáng tạo
dựa trên kinh nghiệm nhận thức riêng (do nền học của 20 năm đầu)" thì cũng khó lòng
để đưa ra một "tác phẩm hợp với khu vực".

Dẫu vậy chăng nữa, chí ít thì KTS cũng phải học cho đủ cả 2 phần :
_văn phạm Kiến trúc
-và 10 "nguyên tố" cấu tạo Thiết kế kiến trúc(như trên) cái đã.

Áp dụng vào Bonsai
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Áp dụng vào Bonsai

Với những ý kiến giãi bày ở trên, thế bây giờ áp dụng vào Bonsai sẽ thế nào đây ?
Qủa thực chả phải chuyện nhỏ.
Có lẽ sẽ có hơi chút lan man, các bạn chịu khó vậy.

a.Thế nào là một cây cảnh đẹp ?

Đấy là chủ đề của những bài viết hết sức nghiêm túc, rất ấn tượng, của bạn Tamchi07,
khiến mình cảm phục.

forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=4258

Dẫu là đầy thiện chí, thiện tâm, thế nhưng bạn Tamchi07, cùng những bạn khác góp ý từ
những năm 2009, có lẽ vẫn là "cứ bơi bơi" trong "cõi nghệ thuật". Lý do đơn giản là mỗi
người đều có thể cảm nhận nét đẹp của từng tác phẩm đăng lên (dưới khía cạnh nào đó),
nhưng rồi chẳng sao giải thích rõ được. Mọi chuyện chỉ là đưa ra nhận định : nét hay,
nét đẹp, nét thần của tác phẩm một cách rất chung chung tùy cảm nhận của mỗi người.

Mặc dù đã có những phân tích hết sức tinh tế về từng phần của một tác phẩm (rễ, thân,
cành, lá), thí dụ như về hệ rễ của cây không trực :

#100

"Cây không trực: Những cây không trực trong thiên nhiên thường do nhiều yếu tố tác động vào khiển chúng không đứng thẳng được. Có thể kể ra như: sạt đất 1 phía khiến cây mất thăng bằng, bản thân cây mọc ở vị trí không thuận lợi cho phát triển, bị gió bảo đẩy khỏi vị trí dứng thẳng, bị gẫy thân chính và phát triển từ các mầm cạnh...v.v và v.v,,, rất nhiều yếu tố không thể kể hết được ra đây.
Khi cây không đứng thẳng những rễ ở chiều ngược lại với thân cây sẽ phát triển mạnh hơn để giữ cây cân bằng lại, vì thế thông thường những rễ mặt của phần ngược với chiều thân sẽ phát triển mạnh hơn phần bên trong. Cũng có những trường hợp có thêm các tác nhân khác làm cho những rễ bên trong chiều nghiêng thân phát triển, nhưng ít khi gặp những trường hợp này. Vì thế, khi trồng – chọn mặt trước của những cây cảnh dạng này nên lưu ý tới triền bệ để trông cây mang vẻ tự nhiên. Như vậy, cây không trực, hoàn toàn có thể chấp nhận những cây không có bệ trải đều xung quanh là bệ đẹp."

Hoặc về thân, bệ :

#92
"Vậy thì bệ thế nào là được coi là đẹp? Câu trả lời là: Tùy thuộc vào dáng cây, mỗi dáng một kiểu không giống nhau hoàn toàn giống nhau.
Nếu dáng trực thẳng và dáng làng: bệ rễ nên trải đều xung quanh.
Dáng xiêu, hoành, huyền ( không trực ) thì lại thuận theo chiều thân, thường hay lệch, phía thân lộ ra ngoài nhiều thì rễ nhiều,
Bệ ko nên quá to, kích thước các rễ nên vừa phải và tỷ lệ hợp lý so với đường kính cây và kích thước tổng thể của cây. Chiều rộng của bệ, cũng tùy thuộc vào từng cây, rất khó để có thể đưa ra 1 tỷ lệ vàng cho tương quan này. "


các bạn trong chủ đề "Thế nào là 1 cây cảnh đẹp", ngoài việc phân tích
từng thành phần, đã không thể đưa ra một ý kiến tổng hợp : bố cục tác phẩm.

Điều này rất giống với việc : học Kiến trúc ở phần "10 nguyên tố !

Tương tự như mình bảo :
-cô A có bàn tay đẹp,
-cô B có cặp giò đẹp
-cô C có gương mặt đẹp
Rồi bây giờ ngắm cô D thấy không có bàn tay đẹp (như A), cặp giò không nổi bật(như cô B)
và gương mặt không đẹp (như cô C), vậy thì cô D chắc chả đẹp ?
Hoặc là : Cô D có đôi bàn tay như cô A, có cặp giò như cô B, và gương mặt như cô C,
vậy cô D sẽ rất đẹp ?

Tóm lại : thế nào là một cây cảnh đẹp (dù là cảm nhận của từng cá nhân) cũng chả nên phân tích
từng phần. Nó đẹp vì nhìn thấy nó đẹp.
Đấy là ý mình nghĩ vậy !

Ngoài chuyện Cây đẹp (Mỹ thuật), còn chuyện Nghệ thuật (truyền đạt).
Nếu chỉ đẹp không thôi, có thể cái cây bằng nhựa cũng đẹp.
(đẹp như thật; theo ý của bạn Tmt_arc, #1431 :

Củng bởi cái bông giả trông y hệt cái bông thiệt đó khi cầm lên làm mình chã có tí hứng thú nào gây ra,
Nó củng đẹp, mà sao mình không cảm được gì, thậm chí không bằng một đóa hoa dại mọc ven đường như thời ở quê nhỉ?

Mà muốn cái cây truyền đạt được điều chúng ta "gán lên nó", chắc chắn chúng
ta phải học cách truyền đạt thôi.

b.
Học cách truyền đạt
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
b. Học cách truyền đạt

Với suy nghĩ cá nhân, việc học cách truyền đạt không khó khăn gì trên mặt
lý thuyết. Ấy nhưng, khi áp dụng những điều đã học hỏi "về truyền đạt" để
"bảo" được cái cây nó "kể ra câu chuyện" thì chả dễ dàng gì !

Cái khó khăn trên xảy ra có lẽ chính yếu là do : "rễ ở gốc cây chỉ phát ra ở một phía"?
Thành thử, muốn rễ phát ra ở nhiều phía, chúng ta cần khơi động và kích thích
mọi vùng quanh rễ, song song với việc tạo vùng đất "mầu mỡ" cho rễ non dễ phát triển.
Dẫu vậy, căn bản vẫn là "chỗ quanh gốc, chưa rễ ấy, liệu có thể phát rễ hay không ?
Hay là đã chai cứng theo thời gian rồi" ?


Cho nên, với mình, những bạn nào mà cứ nói kiểu như vầy :
-thôi! tui thuộc trình abc, chả biết được chuyện này đâu!
-tui thuộc hàng nông dân, không cần hiểu chuyện lý thuyết.
-đưa cây ra làm chứng, có thấy mới nói được...
thì quả là rất khó phát rễ ở những điểm chai để phát chi cành quanh thân chăng ?

Mà đã vậy thì chịu khó trồng cây cho nó sống được rồi. Chuyện cắt tỉa thì cứ thấy người ta
có hình dáng nào thích rồi theo đó cắt theo. Thế là cũng có cây vừa ý để chơi.
Chuyện thần hồn gì đó chả thành vấn đề.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình cũng đoán là nói ra những điều "khó nghe" như trên thì chắc sẽ phải
chịu "búa rìu" dư luận. Nhưng đã lỡ yêu cây, yêu người, nên đành là cứ "thừa
lúc các bạn say ngủ" nói ra cho hết ý nghĩ trong lòng. Mọi chuyện hậu quả
tính sau vậy !

Nếu như bạn nào nghĩ rằng: " muốn học việc diễn đạt của cây Bonsai" thì
sự việc cũng đơn giản, tuy hơi dài dòng. Mặc dù bạn không cần phải là một
họa sĩ, không phải một kiến trúc sư, không phải một nhiếp ảnh gia, thế nhưng
bạn sẽ phải là một người biết trồng cây (hiểu sinh lý cây) và có đầu óc kiến
tạo hệt như 3 ngành nghề trên : hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh.

Chuyện sinh lý cây thì miễn bàn ở đây, còn chuyện của 3 ngành : hội họa, kiến trúc,
nhiếp ảnh thì gom lại chỉ có hai chuyện :
-bố cục tác phẩm
-truyền đạt ý tưởng

Nếu bạn nào nghĩ rằng : cá nhân bạn cần biết rõ hai chuyện trên để làm ra tác phẩm
có thần, có thể kể chuyện, thì mời bạn cùng mình bước vào "vùng đất màu mỡ này
của Nghệ thuật" để khám phá, học hỏi dần. May ra có như vậy, bạn và mình, sẽ không
phải "bơi bơi trong vùng nghệ thuật mênh mông " không định hướng, như các bạn ở chủ
đề "Thế nào là 1 cây cảnh đẹp ?" từng bị hồi 6 năm về trước.

Liệu các bạn có chấp nhận việc khai triển 2 chuyện :
-bố cục tác phẩm
-truyền đạt ý tưởng
từ các ngành : hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh
(nghệ thuật thị giác) hay không ?
thì mình đành là phải chờ ý kiến của các bạn thôi.


Chúc các bạn một tuần lễ an bình.
 

ptaagu

Thành viên
Cây "búa" đầu tiên đây ạ! Nhưng không phải dành cho chú mà dành cho chính con, dùng để chặt "cái rễ đã hơi quá khổ" của con! Con thích "cây trực" và con muốn có "bộ rễ" không chỉ "đầy đủ" mà còn phải gồ ghề vững chãi !

Tuy nhiên, con thuộc dạng học trò hay "lanh chanh" và "hay hỏi lung tung" nên nếu làm chú buồn, xin chú lượng thứ!
 

GioNui

Moderator
Liệu các bạn có chấp nhận việc khai triển 2 chuyện :
-bố cục tác phẩm
-truyền đạt ý tưởng
từ các ngành : hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh
(nghệ thuật thị giác) hay không ?
thì mình đành là phải chờ ý kiến của các bạn thôi.
Cháu nghĩ 2 chuyện trên chính là cốt lõi của chủ đề này nói riêng và nghệ thuật Bonsai nói chung.

Chờ xem những diễn giải của chú và các anh chị em khác để làm rõ vấn đề.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Theo tôi, để phù hợp khả năng đọc-phân tích- tổng hợp- thu nạp của đa số người chơi cũng như dễ sử dụng cho truy cứu tài liệu sau này (trên 100 trang đã quá dài) ta nên dừng topic này.Anh V.Hưng mở topic khác với một bố cục được xây dựng lại (vì tôi tin là sẽ không chỉ dừng ở hai vấn đề anh nêu )sẽ hợp lý hơn.
 
Top