Tổng hợp tài liệu Thông Trắng NB : Ươm hạt và ghép cành

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Khi cây ở mức 9 tuổi, những chi thứ cấp bắt đầu xuất hiện.
Đó là lúc người ta bắt đầu quấn dây uốn thân và những cành chính.








Đến năm 10 tuổi thì cây được như trên.
Trông thì um tùm như "bụi cỏ", thế nhưng vì đã được uốn thân cành
từ năm ngoái (9 tuổi) nên chỉ cần tỉa thêm tí xíu thì....






Năm 11 tuổi có thể là thế này !
Cũng chả tệ nhỉ ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vấn đề ghép cành cho TT NB (thường là ghép cành chồi TT NB vào gốc Thông Đen NB
vì bộ rễ Thông Đen mạnh ).

Vì chưa có tài liệu nào về ghép cành chồi TT NB, mình dùng đỡ cách ghép cho Thông Đen NB.
Các bạn xem đỡ.
Vấn đề chính yếu của ghép Thông :

-chọn thời điểm khoảng 60 đến 75 ngày trước giai đoạn cây Thông phát đọt nến chồi.
(như vậy sẽ thường vào những ngày cuối năm, cây vùng lạnh chỉ phát 1 đợt chồi đầu Xuân)

-hiện nay người ta có khuynh hướng dùng "plastic phủ thức ăn" quấn kín chồi rồi ghép.
Trong hình đăng ở đây, người ta làm theo kiểu cũ : ghép chồi xong thì dùng bao plastic
phủ kín chồi và chỗ ghép. Chuyện như vậy thì được, nếu ở ngọn cành. Chứ còn ở thân
thì hơi cực.
vấn đề bao phủ là cốt giúp chồi ghép đỡ mất nước, héo khô trước khi mạch nhựa từ
gốc ghép chuyển được đến chồi ghép.

Mở bọc từ từ bằng cách đục lỗ nhỏ, vài ngày sau mới mở rộng bọc.

Hình ảnh trích trong Bonsai Today số 41.











 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự






















Lược dịch phần bài viết đóng khung :

Việc chọn chồi ghép, thực hiện mối ghép, cũng như chăm sóc mối ghép sau đó
thì vốn cũng chả phải chuyện khó khăn gì. Chỉ là có chút khác biệt giữa người
chuyên môn ghép và người ít làm là :

-chọn gốc ghép đủ mạnh hay không ?
-lúc ghép có nhuyễn tay hay không ?

mặc dù người bình thường đã ghép đúng bài bản, thế nhhu7ng :

-gốc ghép không đủ mạnh thì mối ghép khó dính.
-còn mà lúc gắn chồi ghép không dứt khoát, nhích tới nhích lui thì mặt "sinh mô"
(cambium) tiếp giáp của chồi và gốc sẽ " bị trầy trụa" không hoạt động dính
nhau được.

Nên nhớ, khi chồi ghép vừa được cắt vát là cần nhanh tay ghép ngay.
Nhựa cây mà đã "săn lại" là thua !
Nên chuẩn bị kỹ những chuyện cần ở vị trí ghép, để động tác ghép đủ thời gian
thực hiện gọn.

Việc ghép cây vốn chả khó khăn gì, làm nhiều lần quen tay là ăn tiền!

Hết phim.
 

dungvan

Moderator
Cảm ơn chú Hưng đã bỏ thời gian tìm tài liệu giúp.
Chú cho cháu hỏi:

Cái hình (lỗ) tròn trước mũi cái đục trong hình dưới là có ý nghĩa gì vậy ạ?
Chắc không phải là lỗ đục thăm dò tầng cambium chứ ạ ?




Còn ở hình dưới đây, nếu ghép theo kiểu này thì vùng tiếp giáp của lớp cambium chính là chỗ có mũi tên đỏ phải không ạ?

 

dungvan

Moderator
Không ngờ giống này lại lớn chậm vậy, hèn gì đọt nhánh của nó bé tẹo.

Trong hình dưới, cái nhánh cạnh ngón tay có chùm lá ngắn tũn đó là gồm lá của cả 3 năm đó chú Hưng.



Hình như là nó đang bắt đầu nhú chồi thì phải:



Chính vì đọt nhánh của loài JWP này nhỏ như vậy nên khi ghép cháu phải lấy lui xuống dưới, tức là sử dụng mầm ghép là đoạn nhánh ít nhất có 3 năm tuổi và chọn mầm ghép là những nhánh mập mạp thì nó còn to chút xíu, đủ để cầm được bằng 2 ngón tay khi gọt vát nêm.
Và chính vì kích thước mầm ghép nhỏ quá và chủ yếu là ghép lên cành nên cháu phải sử dụng cách ghép như mấy hình dưới đây chú ạ:











Quấn dây bó mối ghép xong thì cháu dùng keo liền sẹo phủ lên đầu mối ghép chống khô mối ghép. Giờ thì chờ đợi cầy may.

Oil based clay là chất gì vậy chú?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Oil based clay là chất gì vậy chú?

Thường thì đất sét, thạch cao mà dùng nước để trộn nhão thời chúng sẽ chóng khô.
Để giúp những thứ này lâu khô, độ dẻo bền, thì người ta thường trộn với những thứ dầu nhẹ.
Nhưng cũng phải coi chừng khi dùng cho cây : nếu dầu (kiểu như nhớt máy) có mặt,
chúng có thể làm cháy, chết tế bào thảo mộc.

Ở đây, bạn dùng "sáp ong"thứ thiệt, hoặc 'keo liền sẹ dạng dẻo như sáp ong" là tốt nhất.
Nếu bạn tháp ghép xong mà không trùm bao plastic cho mối ghép được thì đặt cả chậu cây
vào hộp Plastic có dậy nắp là giải pháp tương đối tốt. Chủ yếu là giúp chồi tháp lâu khô.

(Bên Mỹ, trong kỹ nghệ tháp gốc hoa hồng, người ta rưới sáp lỏng (ấm ) vào cả thân, chỗ tháp
và cành cây rồi cất vào tủ lạnh. Khi lôi ra bán cho người tiêu dùng, lớp rễ được bọc dăm bào ,
mạt cưa ẩm.
Người trồng chỉ việc tháo bọc dăm bào và trồng. Khi cây bung chồi, bén rễ, những mảng
sáp ong bám trên chồi, thân, tự động bong ra !)

Những núm nhỏ bạn thấy chính là chồi nến trong tương lai.
Tuy nhiên, những chồi nến này từ khi tượng hình như trên , cho đến khi
vọt thành nến Thông thì mất thời gian khá dài. Có khi tới 4-6 tháng chứ chả ít.

Những điều bạn thắc mắc với vòng đục lõm và mũi tên chỉ thì đúng như bạn nghĩ.
Đó là cách xác định lớp Cambium.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
chú Dũng dạo này hơi bị pro nha chơi luôn thông trắng luôn ta
có cây ghép nửa mới ghê chứ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu thích kiểu lá ngắn của Thông 5 lá, các bạn bên Việt Nam nếu không có
hạt TT NB thì có thể chuyển qua loài Thông Đại hàn.
(Pinus koraiensis is commonly called Korean pine.)
hiện nay họ đã có chủng loại lùn để trồng sân vườn và chơi Bonsai rất đạt.
Thứ Thông này lá có thể ngắn lại, nhưng sọc trắng không nổi rõ như TT NB.
Lý do là lá hơi mảnh, nhuyễn.
Ngoài lý do đó, TT Đại Hàn có lợi điểm là bộ rễ khá mạnh.
Loài Thông này được trồng rất nhiều để lấy hạt làm thức ăn.
Nếu đưa vào Bonsai, nên ngắt bỏ "quả Thông" để cây dễ mạnh.




Còn như bạn Vincentvo thì có thể xuống Dallas mua vài chậu Bristlecone Pine
hay còn gọi là Pinus aristata. Loài thông 5 lá này có lá rất ngắn. Chỉ có chuyện mình
không thích là khi cây hơi lớn, lá cứ bị nhựa Thông rỉ ra thành thử lá cứ lấm tấm trắng
như nhiễm rệp.
Loài Thông Pinus aristata này là một trong những loài sống rất thọ (trên 2000 năm tuổi).

 

Hinoki

Thành viên tích cực
Cháu có câu hỏi:
Dùng bộ rể Thông đen nuôi Thông trắng thì có sống tốt ở khí hậu miền Nam VN không?
(ghép sát gốc TT vào TĐ như anh dungvan ghép)
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Tổng hợp tài liệu Thông Trắng NB : Ươm hạt và ghép cành

Cháu có câu hỏi:
Dùng bộ rể Thông đen nuôi Thông trắng thì có sống tốt ở khí hậu miền Nam VN không?
(ghép sát gốc TT vào TĐ như anh dungvan ghép)
Tưởng thằng em lọ mọ đã sưu tầm được loài này rồi chứ nhỉ
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu có câu hỏi:
Dùng bộ rể Thông đen nuôi Thông trắng thì có sống tốt ở khí hậu miền Nam VN không?
(ghép sát gốc TT vào TĐ như anh dungvan ghép)
Dĩ nhiên là gốc ghép mạnh (rootstock) thì chồi ghép (scion) dễ sống mạnh.
Nhưng điều đó không có nghĩa "gen" của chồi ghép thay đổi!

Tức là gen của cây TT NB đã được chương trình hóa : cường độ ánh sáng (vĩ độ cao trên +25),
cường độ tia cực tím ( càng lên cao, tia cực tím càng mạnh)....cho vùng ôn và hàn đới, với
độ cao trên 500 mét.
Bạn đưa xuống vùng Saigon mà muốn cây sống dù tháp gốc thì cây cũng rất khó sống.

Bản thân mình cũng thử trồng 3 loài Thông 5 lá : Mỹ, Nhật, Hàn mà chưa thứ nào sống ra hồn
quá 3,4 năm là từ từ chết ?
 

Caphedangvn

Thành viên tích cực
mình rất hay uống coffe, mà coffe không đường.
thấy nick bạn có vẻ chắc củng gu uống coffe đây, ~O)~O)
Cảm ơn bạn Thắng, mình nghiền cà phê cũng hơn 20 chục năm nay rồi. Những năm 200x mìh hay bay vào Biên Hòa - Đồng Nai công tác suốt, ngồi suốt Vườn Bàng nhậu. Dạo này mình cũng ít vào do có họp hành toàn xem qua TV thôi.
Khi nào mình vào liên hệ bạn thăm vườn và giao lưu, học hỏi nhé, đặc biệt là mấy anh lá kim, thông này!
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn Thắng, mình nghiền cà phê cũng hơn 20 chục năm nay rồi. Những năm 200x mìh hay bay vào Biên Hòa - Đồng Nai công tác suốt, ngồi suốt Vườn Bàng nhậu. Dạo này mình cũng ít vào do có họp hành toàn xem qua TV thôi.
Khi nào mình vào liên hệ bạn thăm vườn và giao lưu, học hỏi nhé, đặc biệt là mấy anh lá kim, thông này!
Cảm ơn bạn,
Ở BH chỉ có 1 sân bay,
Vậy chắc bạn hay vào A42 không,
Mình đoán đoán vậy?
Nói vườn thì ghê quá, vì mình chỉ chơi theo lối văn nghệ cho vui thôi,
Mọi việc coi như mới toanh,
Mới bắt đầu làm lại một thời gian ngắn gần đây thôi.
Nên chưa có gì hết,
Hy vọng độ mươi năm nữa thì mới có cái coi cho đỡ buồn.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Dĩ nhiên là gốc ghép mạnh (rootstock) thì chồi ghép (scion) dễ sống mạnh.
Nhưng điều đó không có nghĩa "gen" của chồi ghép thay đổi!

Tức là gen của cây TT NB đã được chương trình hóa : cường độ ánh sáng (vĩ độ cao trên +25),
cường độ tia cực tím ( càng lên cao, tia cực tím càng mạnh)....cho vùng ôn và hàn đới, với
độ cao trên 500 mét.
Bạn đưa xuống vùng Saigon mà muốn cây sống dù tháp gốc thì cây cũng rất khó sống.

Bản thân mình cũng thử trồng 3 loài Thông 5 lá : Mỹ, Nhật, Hàn mà chưa thứ nào sống ra hồn
quá 3,4 năm là từ từ chết ?
Nếu vậy mình xài đèn tia UV và để cây chỗ ít nắng được không chú?
Con hỏi cho mấy anh chứ con thấy 9 năm như cái bụi là sợ rồi hjhj. Có điều trồng loại này 10 năm tốn có 1 cái chậu đất nung với ít đá tính ra cũng đỡ tốn tiền quá chừng.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Lâu lâu ngó ngó mà nghe im ru. Kiểu gì rồi cũng có cách mà.
Có lẽ ông bác có cách rồi. Vì con vẫn nhớ hồi ở vườn Hinoki ông bác có nói con trồng thông trắng đi. Khi đó con đang nhắc đến màu xanh trắng ở lá một loại tùng.
 
Top