Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ở đâu mà rẻ vậy cà?
Đồ mới hay xài rồi bạn ơi?
Mình cần mua vài trăm cái, chỉ dùm đi
Coi chừng bạn có thể sẽ mắc lỗi "phí của phí công" như mình đã từng.

Kiếm vài cái thử xem có xài cho trường hợp nào đấy không đã.
Chứ mua về cả trăm rồi chắc gì đã dùng được.
Mình xếp xó cả đống rổ to bao nhiêu năm, rồi cuối cùng phải đem bỏ thùng rác.
(thứ to mà mỏng thì chịu không nổi khối đất trồng, thứ dày thì quá cứng, lỗ to
nên không có rễ con)
Bởi đa số những loại không ở dạng rổ tròn (như hình trên) sẽ nảy sinh
rất nhiều chuyện bực mình sau khi rễ đã chui ra khỏi lỗ rổ (và chui xuống đất).

Những loại "rổ" lỗ to, khung dày cứng là nên tránh dùng tối đa.
Chúng sẽ không thể giúp bạn có nhiều chóp rễ con gần gốc .
Đến lúc cắt bỏ cái rổ cứng(dày) mà muốn giữ an toàn cho mấy chóp rễ
thì quả là gian nan.

Loại rổ cỡ bạn đang xài ở vườn là nhất hạng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Cảm ơn bạn ntbinh đã đăng hình.
Trông cây Thông đen khỏe mạnh đang phát chồi quả là thích.
Chúc mừng bạn. Có vẻ là cây đang vui sống trong rổ an toàn.

Sẵn đây có 2 chuyện nhắc chừng bạn :

-Nếu cây mới ở trong rổ 1 tháng thì bạn vẫn chưa thể nói chắc được là rễ cây đã
hồi phục (sau cơn động rễ do chuyển chậu). Bởi vậy, cứ tưới tắm bình thường và tránh
đừng tưới mạnh vào thân để giúp thân cây không bị lắc vì rễ chưa vững.
Khoàng,3 tháng nữa, khi chồi phát triển thêm, đó mới là dấu hiệu cây đã thực sự
an toàn phát triển.
-Nếu được, nên cố định cành mồi ngay bây giờ bằng cách đặt rổ cây vào một rổ to
hoặc khay. Cố định "một phần" cành mồi vào que tre.




Bạn lưu ý : cố định "một phần chuyển dịch" của cành mồi mà thôi.
Nghĩa là thế này:

-nếu bạn có que tre thất chắc chắn và bạn cột chặt cành mồi vào que tre,
cây sẽ không bị sục sịch trong rổ. Đó là điều tốt để rễ đỡ bị động trong
loại đất trồng to hạt.
-nhưng một khi rễ đã ổn, cây bắt đầu phát đọt (nến Thông xuất hiện lá) mà cái
cành mồi bị cột chặt không lắc lư theo gió được thì cái cây nó lại chậm phát.
Do đấy, khi cây đã ổn rễ, bạn nên đánh một vòng cao su quanh cành mồi và
hãm cành mồi chuển dịch bằng khoảng nào đó với cành tre cố định.
(Tức là cành mồi vẫn lúc lắc trong cái vòng nhỏ cao su. Điều này sẽ kích thích cây
phát rễ nhanh để cố giữ vững gốc).

_chuyện thứ 2 : nếu bạn đã uốn phần gốc như hình trên thì trong tương lai,
thân cây rất cần một đoạn uốn lơi nữa ở phần trên.
Nhắc chừng bạn vậy thôi. Bởi trong phép tạo dáng, nếu chỉ có một đoạn uốn vòng
dưới gốc mà phần thân phía trên thẳng thì hóa ra "đột ngột" đổi (chứng tỏ do người)
nên người xem dễ tức mắt. Bởi vậy, sau đoạn uốn gắt tới một đoạn uốn lơi
rồi sau đó dõai thẳng vẫn là nhìn dễ chịu hơn.
 

LangTuDocHanh

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Mình vô rổ nhựa cây thông đen được gần 1 tháng. Mình mới tập chơi thông đen và trồng rổ nhựa, nhờ chú Hưng và anh em diễn đàn xem và góp ý kiến.

Cây mới mua và thay chậu luôn hả e?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình gởi tới các bạn phần Dàn bài đề nghị.
Bởi có thể các bạn đã có nhiều thắc mắc muốn tìm hiểu về vấn đề này, mình mong
các bạn sẽ nêu ngay những thắc mắc đó ra. Chúng ta sẽ xếp vào đâu đó trong dàn
bài và sẽ tư từ bàn thảo tới. Nếu không làm như vậy, sự việc trồng rổ tuy đơn giản
nhưng lại đâm lung tung , khó nắm bắt hết các chi tiết để áp dụng thực tế cho
ngon lành.


Dàn bài đề nghị (và chờ thêm ý bổ sung từ các bạn)

1.Tại sao dùng rổ với chất liệu bằng nhựa ?


2. Một số điểm nên biết về rổ nhựa

2a. Tên gọi một số điểm trên rổ (để tránh hiểu lầm khi thảo luận)
2b. Phân định vùng đất trồng trong rổ (giúp rõ ràng trong các thao tác : tỉa rễ, phân bón, xoay rổ...)
2c. Tuổi thọ rổ nhựa liên quan vị trí đặt rổ.

3.Rổ nhựa và các liên quan việc phát triển rễ

3a.
mục đích khởi đầu
3b. ưu điểm nảy sinh thứ nhất
3c. ưu điểm này sinh thứ hai
3d. những phát kiến nảy sinh từ việc trồng rổ.

4. Một vài khác biệt khi áp dụng cho cây lá bản
4a.
rễ chuột
4b.
khan nước
4c. phù rễ

5.Kỹ thuật đặt cây vào rổ

5a.
Đất trồng
5b.Thông lỗ rổ, cắt chân đế
5c. Giây chằng (cố định cây)
5d. Nhiệm vụ hai tầng đất trồng trong rổ
5e. Vị trí cây khởi đầu (ứng với 4 khu vực 1,2,3,4)

6. Kỹ thuật đặt rổ tại vị trí cố định

6a.
Trên mặt bàn gỗ, mặt không thấm nước
6b. Trên sạn ẩm (suối nước)
6c. Trên cỏ
6d. Trong rổ to hơn (không chất trồng)
6e. Trong rổ to có chất trồng.
6g. Chôn trong đất vườn

7. Tỉa rễ và bón phân

7a.
Tỉa rễ theo vùng : giữ vòng luân chuyển Auxin ổn định trên 75%
7b. Tỉa rễ và kỹ thuật rổ trong rổ
7c. Bón phân theo vùng

8.Nước tưới

8a.
Tưới nước theo nhịp
8b.
Loại nước tưới
9c. Kiểu vòi tưới
9d. Ưu điểm ngắt nước của kỹ thuật trồng rổ

8. Một số kinh nghiệm sang chậu bonsai từ cây trong rổ

8a.
Nguyên tắc : chậu nào rổ nấy
8b. Tỉa rễ trước, chờ, vào chậu sau.
8c. Rổ trong chậu

Kết luận

-----------------------

Mời các bạn đóng góp ý kiến xem cần thêm chuyện gì vào các mục trên.
Cảm ơn .


 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trong khi chờ các bạn sửa soạn thức giấc, lo chuyện bổn phận cho tròn.
Mình đăng sẵn ở đây ít chuyện về cái rổ.

Khi nào các bạn cà-phê cà pháo xong, mời góp ý thảo luận.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
1.Tại sao dùng rổ với chất liệu bằng nhựa ?

Khi ông Kusida Matsuo người Nhật bày ra cái vụ trồng Thông Đen NB bằng rổ nhựa
được phổ biến trên Bonsai Today số 17 đầu năm 1992, có lẽ đã có một số người
Âu Mỹ theo đó thực hiện. Ấy là hồi năm 1992 mình đoán vậy, chứ lúc ấy chưa phải
lúc Internet phát triển như bây giờ nên mọi hiểu biết rất hạn chế.

Cho đến năm 2000, khi Internet bành trướng và phổ cập đại chúng, mình mới ớ ra
là chả mấy người biết cái chuyện "trồng rổ xưa cũa kia". Thành thử khi mình lôi vài
chục cây trong rổ lên chỗ Hội Bonsai gần nhà là bà con (đa phần lớn tuổi hơn mình)
mới bảo :"trồng vầy thì chừng nào nó mới lớn ?". Vậy mà cũng đã hơn 20 năm với
mấy cái rổ nhựa !

Chả là mình cũng hay táy máy thử trên nhiều thứ rổ : từ rổ lưới muỗi ( cái sàng mè),
đến những thứ không phải rổ nhưng có lỗ (khung nhựa đựng 12 chai nước ngọt),
nhưng cuối cùng lại quay về với cái rổ nhựa.

Mình cũng đã từng chê cái rổ nhựa sản xuất tại Việt Nam (bán ở chợ Tàu bên này)
là phẩm chất xấu. Đoán là họ dùng nhựa tái sinh nên mỏng, dòn, dễ gãy bể và tệ
hại là phần lỗ nửa dưới cái rổ thường bị lớp nhựa cực mỏng bít rịt gây úng nước.
Thế là bỏ thêm mỗi cái rổ 1 USD thành tổng cộng 2,5 USD cho mỗi cái rổ mua ở chợ
Đại hàn cho thông lỗ, dày dặn, đỡ gãy bể.

Vài năm sau mới thấy rõ chuyện. Té ra không hẳn rổ dày rổ cứng là tốt.
Rổ dòn, rổ mỏng nó cũng có tác dụng cực tốt cho việc trồng : dễ cắt bỏ, cắt xẻ rổ
cho rễ chạy hay lúc đưa cây trong rổ vào chậu thì việc tách rổ khỏi rễ lại dễ dàng
và an toàn hơn.

Thế nên, những chuyện lặt vặt trên là để thưa với các bạn rằng: chúng ta nên
xài rổ nhựa loại nhựa xấu thì khi cần tháo bỏ hoặc xẻ thành rổ sẽ rất dễ dàng.
Còn việc màng mỏng bít lỗ thì cứ việc học từ bạn Duonglieu : lấy lửa hơ qua lại
là lớp nhựa mỏng chảy tan (coi chừng, cần làm thử trước vài cái để có kinh nghiệm
không thôi nó chảy thành lỗ to, vì một khi nhựa đủ nóng là tự nó cháy)

Các bạn thấy Tây phương họ có một lô một lốc kiểu rổ thế này.



(cái rổ , tiếng Anh là the colander)
https://www.google.com/search?q=colanders&biw=

Nhưng xem hết một trang cả trăm kiểu rổ, các bạn sẽ chẳng thấy cái rổ nào giống kiểu
cái rá vo gạo bên Việt Nam mình.



Có lẽ đó cũng có thể là lý do người Âu Mỹ họ đã không thành công trong việc trồng Thông
bằng rổ. Bởi vì họ không thể kiếm đâu ra được thứ rổ thích hợp như kiểu rổ rá Việt Nam.

Tóm lại, giờ thì các bạn đã nắm được tại sao nên xài rổ nhựa.
Nó tốt cho việc trồng cây vì giá rẻ, dễ kiếm.
Nó tốt cho rễ vì nhiều lỗ thoát nước, rễ khó bị úng.
Nó tốt cho việc phân rễ vì nhiều lỗ nhỏ
Nó không gây nấm mốc như rổ tre non (hay lồ ô = nứa)
và còn nhiều chuyện nữa, mà quan trong là : nó dễ bể !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2. Một số điểm nên biết về rổ nhựa

2a. Tên gọi một số điểm trên rổ (để tránh hiểu lầm khi thảo luận)





2b. Phân định vùng đất trồng trong rổ
(giúp rõ ràng trong các thao tác : tỉa rễ, phân bón, xoay rổ...)




Với một số "tên gọi" nêu trên, các bạn có thắc mắc hay góp ý chỉnh sửa, xin cứ nêu.
Thống nhất tên gọi, việc thảo luận sẽ đỡ mất thì giờ.

Cảm ơn các bạn.
 

lehidu

Thành viên tích cực
Ôi! Mỗi lần đọc bài của chú V. Hung là nhức cả đầu vì động não. Cái đầu cháu lâu nay toàn nghĩ đơn giản quá!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn cho mình giải thích vài tên gọi cho 2 hình ở mục 2a và 2b.

Sở dĩ nên bày ra tên để thảo luận vừa là dễ theo dõi diễn tiến nước chảy, rễ chạy.
Đồng thời , khi đặt cây vào rổ, các tầng đất trong rổ sẽ có hai nhiệm vụ khác nhau.
Ngay như sau khi đặt cây trong rổ rồi, trong suốt vài năm , chúng ta cũng nên
dùng 1 điểm chuẩn trên rổ (cái lỗ treo rổ ở tay rổ) để liệu bề tỉa rễ và xoay rổ cho
cây nhận đủ và đều ánh sáng trong năm (chuyện này thì các bạn trong nam ít bị
ảnh hưởng, chứ còn những vùng có vĩ độ gần +20 độ trở lên mà không để ý là
dễ bị tình trạng mặt yếu mặt mạnh).

Trong khi mình giải thích vài chuyện liên quan tên gọi, các bạn cứ tiếp tục nêu ý kiến.

Đáy rổ và đế rổ

Khi nói đáy rổ các bạn hiểu cho là phần thấp nhất bên trong rổ .
Còn như đế rổ lại là mặt bằng bên ngoài rổ.

Phần đế rổ thường có chân đế rổ. Phần chân này thường rất ngắn nên cũng có thể sinh lắm tội.
Vì chân đế rổ (loại rổ như rá vo gạo đăng hình ở trên) vốn rất ngắn (khoảng 2-3mm)
và bằng mặt. Nếu không để ý, các bạn để rổ trên mặt bằng, sẽ có thể xảy ra tình trạng
nước đáy rổ đọng lâu. Lý do là khu vực nước trong vòng tròn đế rổ và chân đế rổ không khô được.
Nếu được bẻ một vài mảnh nhỏ ở chân đế và đáy rổ có dây mồi (kiểu cọng rơm) thì việc
thoát nước "tồn đọng sau khi tưới" sẽ an toàn hơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vành rổ và thành rổ

Vành rổ và thành rổ giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ cho cây ổn định
trước khi rễ phát triển tỏa đều trong bàu đất.

Quan trọng nhất là vành rổ. Cũng may là phần nhựa của vành rổ gần như
dày dặn, cứng cáp nhất trong cả cái rổ. Thế nhưng, chính vành rổ lại là mặt
phẳng hứng chịu ánh nắng suốt ngày, do đấy chất nhựa bị khô và thoái hóa
nhanh nhất.Khiến chỉ sau 3 đến 5 tháng là nó sẵn sàng bể khi bạn bưng rổ
lên ở vành rổ.

Vì vậy, nếu dự trù đặt rổ ngoài trời suốt năm và dùng loại rổ rẻ tiền, các bạn
chịu khó làm thêm "quai xách" bằng dây quấn cây. Có như thế, vành rổ sẽ
không bị bể khi nhấc rổ lên. Một khi vành rổ bị bể, thành rổ sẽ yếu đi rất nhiều;
việc đổ tháo , rơi đất khỏi rổ rt dễ xảy ra.

Dĩ nhiên là hình ảnh quai xách ở đây chỉ có tính cách gợi ý cho việc chuyển vận an
toàn khi cần thiết. Các bạn liệu chế kiểu nào nhanh tiện gọn thì tùy.







 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đường sống (ở đế rổ và thành ngoài rổ)

Các bạn nên lưu ý những đường sống này tương tự cốt bê tông cốt sắt của
một bức tường gạch. Mình gọi là đường sống vì chúng gồ lên như sống lưng.
Chúng nâng đỡ và tạo sự cứng cáp thành vách, nhờ hơi dày hơn phần vách.
Đặc biệt là khi bạn muốn xỏ dây vào thành rổ hoặc vòng qua 2 lỗ đễ cố định
đầu dây thì ít nhất nên vòng qua một đường sống.

Sau này, khi cần xẻ dọc thành rổ xuống (vì nhiều lý do : thả rễ, mở rổ trước...)
thì nên rạch hoặc cắt dọc đường sống. Có như thế, bạn sẽ dễ cắt và dù vị xẻ,
thành rổ vẫn đứng được. Tránh không cắt vành rổ và đường sống rổ trước
(tức là cắt trước rồi lấy dây cột sơ lại, sau này xả ra cho dễ).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Tay rổ

Các bạn cũng nên để ý : gần như chỉ có cỡ rỗ 25x9 cm là có hai tay rổ.
Những cỡ rổ lớn hơn (như cái màu xanh lá cây bên ngoài) thường không thấy tay rổ.





Lỗ treo (định hướng)
Khi chiếc rổ có hai tay rổ, thường sẽ có một lỗ ở một tay rổ.
Người ta để sẳn cái lỗ là để người dùng dễ dàng móc hay treo rổ.
Rổ lớn ít khi đưược treo trên tường nên không thấy họ làm lỗ treo (?).

Chúng ta trồng cây thì nên lợi dụng cái lỗ treo này để làm vị trí xác định.
Mình thường coi cái lỗ treo ấy là hướng Đông. Tức là nếu để cái rổ
nửa ra trước mắt, tay rổ có lỗ ở phía tay phải bạn.
Khi đã định rằng phía tay rổ có lỗ là hướng Đông thì các hướng còn lại coi
như xác định.



Từ đó, bất kể cái rổ xoay thế nào thì chúng ta cũng biết ngay :
-Nếu cái lỗ là vị trí của số 3 trên đồng hồ thì từ đó ngược lên số 12 của đồng hồ là
1/4 thứ nhất của đất trồng.
-Từ lỗ treo xuống số 6 (mặt đồng hồ) là 1/4 thứ 2.
-tiếp theo là phần tư thứ 3 và thứ 4.

Nắm được chuyện đó rồi, sau này khi bạn có vài chục rồ cần tỉa rễ thì chả lộn lạo được.
Thí dụ bạn tự quy định : 50 cây 4 tuổi này cần 4 lần tỉa rễ. Mỗi 3 tháng tỉa 1/4.
Vậy thì tháng 1 bạn tỉa vùng 1. Nghĩa là cứ từ lỗ treo ngược lên 90 độ.
Sang tháng 4 bạn tỉa vùng 3, tháng 7 vùng 2 và tháng 10 vùng 4 . (Chỉ là thí dụ).


Tầng đất trong rổ

Mình phân chia 2 tầng đất trong rổ theo kinh nghiệm trồng : tầng trên và tầng dưới.

Tầng dưới

Tầng đất dưới không chính thức là phần đất để rễ cây phát triển. Đó chỉ cần là một
"gò đất" để toàn bộ hệ rễ nằm tựa trên đó. Bởi vậy, "gò đất này nên thỏa 2 điều kiện :

-đất đai sạch sẽ, hoàn toàn không bị rã, giữ ẩm tốt.
-có hình nón.

Có bạn sẽ bảo : nếu để vài cục than củi là vừa sạch vừa trữ ẩm tốt. Đây là một ý kiến hay.
Thế nhưng các bạn cần phải coi chừng. Nếu than củi hút hết khí CO2 phát sinh từ rễ thì
đôi khi chả phải chuyện hay. Vì cây trồng (đại thụ) cũng cần sự có mặt của CO2 ở một
khoảng thời gian nào đó trong đất và rễ để làm tương tự chất xúc tác, giúp rễ lấy được
mốt số chất dạng ion.(Tức là loại rễ cây nằm trong đất hoạt động không giống rễ Lan ).

Điều quan trong là tầng đất dưới không để bị mủn trong suốt thời gian cây nằm trong rổ
(có thể 5, 7 10 năm). Nếu để rổ trên mặt bàn, bạn có thể nghiêng rổ đổ bỏ một phần lớp
đất trên (do lâu ngày khiến phân bón thành mùn). Nhưng bạn không nên làm vậy với lớp
đất tầng dưới. Bởi vậy, nhắc lại lần nữa : nên dùng loại đất trồng không thể bị mủn nát
cho tầng dưới (Diatomite là một lựa chọn tốt ).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tầng trên

Tầng trên là vùng đất chính thức cho rễ phát triển. Loại đất trồng với hạt độ
như thế nào sẽ được chúng ta bàn luận sâu thêm trong phần đưa cây vào rổ.
Điều cần nêu trước cho các bạn nên có ý niệm rõ ở đây là việc "kinh nghiệm
của bạn về đất trồng cho cây theo tỉ lệ nào ở chậu bonsai thì cũng nên dùng
hệt tỉ lệ đó cho phần đất trên trong rổ"

Hoặc bạn cũng có thể làm điều ngước lại : dùng tỉ lệ hỗn hợp ở rổ cho một loài cây
thế nào thì cũng hệt tỉ lệ cho cây ấy trong chậu bonsai.
Lý do đơn giản: cây sẽ không hề bị sốc (đứng khựng) khi chuyển từ rổ sang chậu
vì rễ không phải điều chỉnh cho phù hợp đất trồng mới.

Cọng mồi

Các bạn không thấy ghi ở mục tên các điểm quanh cái rổ, nhưng cọng mồi gần như là
một vật không nên thiếu khi trồng rổ.
Cọng mồi có thể là một cọng rơm, hoặc ít sợi rêu (green moss, dớn trồng lan), nói chung
là những thứ mềm mại dẫn được nước và không hư mốc (vải vụn rất dễ gây nấm mốc).
Cọng mồi là phần nối từ đất trồng xuyên qua đáy rổ ra ngoài không khí (đó là lý do
chân đế rổ cần hở).
Sức mao dẫn của nước sẽ "giúp nước đọng" trong đất trồng thoát hết ra ngoài theo cọng mồi.


Đến đây là dứt mục 2a và 2b.
Trước khi sang mục 2c : Tuổi thọ của rổ nhựa,
mời các bạn nêu ý kiến, thắc mắc.

Cảm ơn các bạn.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Vành rổ và thành rổ

Vành rổ và thành rổ giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ cho cây ổn định
trước khi rễ phát triển tỏa đều trong bàu đất.

Quan trọng nhất là vành rổ. Cũng may là phần nhựa của vành rổ gần như
dày dặn, cứng cáp nhất trong cả cái rổ. Thế nhưng, chính vành rổ lại là mặt
phẳng hứng chịu ánh nắng suốt ngày, do đấy chất nhựa bị khô và thoái hóa
nhanh nhất.Khiến chỉ sau 3 đến 5 tháng là nó sẵn sàng bể khi bạn bưng rổ
lên ở vành rổ.
Cắt dọc 1 đoạn ống nhựa dẽo đen[loại dùng làm ống nhỏ giọt] ốp quanh lên vành rổ: vừa tăng lực,vừa che nắng để khỏi giòn.
 

tranthimyha

Thành viên mới
con chưa hiểu lắm về " cọng mồi" chú có thể hướng dẫn thêm đc k ạh ? con xin cám ơn !
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Coi chừng bạn có thể sẽ mắc lỗi "phí của phí công" như mình đã từng.

Kiếm vài cái thử xem có xài cho trường hợp nào đấy không đã.
Chứ mua về cả trăm rồi chắc gì đã dùng được.
Mình xếp xó cả đống rổ to bao nhiêu năm, rồi cuối cùng phải đem bỏ thùng rác.
(thứ to mà mỏng thì chịu không nổi khối đất trồng, thứ dày thì quá cứng, lỗ to
nên không có rễ con)
Bởi đa số những loại không ở dạng rổ tròn (như hình trên) sẽ nảy sinh
rất nhiều chuyện bực mình sau khi rễ đã chui ra khỏi lỗ rổ (và chui xuống đất).

Những loại "rổ" lỗ to, khung dày cứng là nên tránh dùng tối đa.
Chúng sẽ không thể giúp bạn có nhiều chóp rễ con gần gốc .
Đến lúc cắt bỏ cái rổ cứng(dày) mà muốn giữ an toàn cho mấy chóp rễ
thì quả là gian nan.

Loại rổ cỡ bạn đang xài ở vườn là nhất hạng.
Cháu dùng vào việc chứa các chậu cây con khỏi đỗ ngã chậu ah. Cứ 1 rỗ vậy 8-10 chậu. rất tiện.
 

dautam14786

Thành viên
Ở đâu mà rẻ vậy cà?
Đồ mới hay xài rồi bạn ơi?
Mình cần mua vài trăm cái, chỉ dùm đi
bạn ra mấy bà bán trái cây ấy,đủ màu luôn,hôm nọ mua dc chục cái có 50,hàng đựng trái cây thôi,nhìn còn rất mới,hình như có sử dụng có 1 lần
==================================
Mình đang dùng cái thùng đựng nho. Mua lại 10k một cái.

y như cái rổ đỏ bên tay trái màn hình ấy,mua có 5k thôi
==================================
Mình đang dùng cái thùng đựng nho. Mua lại 10k một cái.

y như cái rổ đỏ bên tay trái màn hình ấy,mua có 5k thôi...............................................
 

dautam14786

Thành viên
hiểu sơ sơ thôi,chậu chậu thứ nhất rễ thò ra ngoài ăn được nhiều chất dinh dưỡng,cây mau lớn,sẽ có bộ đế đẹp,rút ngắn thời gian nuôi phôi,đáng lên chậu sẽ dễ dàng hơn cây trồng thả ngoài đất,em chỉ hiểu tới đó,ích lợi nào thêm chắc phải nhờ bác bác chỉ giáo thêm
 
Top