Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình đang có một anh bạn ngồi cạnh, tên T. Nam, thấy mình đang gõ chuyện mài kéo
với các bạn, anh ta ngăn mình lại và bảo :

-"Ông làm vậy là giết người không gươm dao rồi!".
-Sao vậy ? Giúp cho người ta biết giữ kéo là tốt chứ giết ai đâu ?
-Bên Mỹ này mà ông chỉ cho tụi tui mài liếc dao kéo thì không sao.
Chứ bên Việt Nam mà người ta biết giữ kéo bén hoài thì : một là mấy ông thợ
mài dao mài kéo thất nghiệp, hai là đám bán kềm kéo sẽ ế. Thế là không tốt!

Anh bạn nói nghe thì cũng có lý , nhưng mà mình vẫn thấy áy náy nếu không
nói rõ chuyện liếc dao mài kéo. Thôi thì cứ nói, và mong ai kia đừng trách nếu
chả may có động chạm nghề nghiệp !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình mời các bạn chịu khó vào cái link dưới đây để xem 5 cách mài lưỡi kéo.

http://www.wikihow.com/Sharpen-Scissors


Vấn đề mình muốn nhấn mạnh : cách nào trong số 5 cách trên cũng sẽ
có kết quả tốt ngay trước mắt. Thế nhưng, người ta chỉ cho bạn :
mài bằng cách nào cho bén ?
Chứ người ta không giải thích cho bạn : tại sao mài như vậy thì bén.

Đó chính là lý do tại sao mỗi kiểu mài ở trên : cắt giấy nhám, cắt giấy nhôm,
cắt cổ chai, mài trên đá mài ướt, hay cắt cái kim găm chỉ giúp kéo bén
một thời gian (tuy là khá lâu nếu ít dùng thường xuyên)
, nhưng gần
như không bao giờ hư kéo.

Sở dĩ kéo không hư (vẫn cắt được) chính vì mặt cạnh AB được bảo vệ để luôn
luôn trùng mặt phẳng với điểm F.

Ngay như khi mài trên đá mài ướt, các bạn thấy người ta úp mặt hũm (mặt trong
lưỡi kéo ) xuống mặt đá mài để giữ cho ba điểm A,B,F luôn luôn cùng nằm trên
một mặt phẳng.

Nếu chúng ta chơi bonsai, chúng ta có những chiếc kéo bằng kim loại cứng
hơn những chiếc kéo bình thường. Do đấy, nếu áp dụng vật mài như 4 cách trên
(trừ cách cắt giấy nhám) sẽ chậm có tác dụng. Nế chậm tác dụng, chúng ta phải
làm nhiều lần. Tức là thay vì liếc, sẽ dễ dàng chuyển thành mài. Chuyện này sẽ
khiến việc giữ gìn độ bén ở kéo bonsai trở thành lâu lắc và lại dễ làm hư kéo.

Xem kỹ lại cả 5 cách trên, các bạn có thể đối chiếu với hình đồ dưới đây để hiểu
được : tại sao người ta làm như trên mà kéo thành bén.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


cách 1 : cắt giấy nhám.
Những hạt cát kim loại của giấy nhám sẽ làm "xước" mặt AB của lưỡi kéo.
Sự xước này khiến cho điểm A bén cạnh = kéo bén hơn.

cách 3: cắt giấy nhôm
(tương tự như cắt giấy nhám nhưng yếu hơn)

cách 2 : cắt kim (cho kim trợt từ chốt trục kéo tới mũi kéo)
cách 5 : cắt cổ chai (tương tự cắt kim )

Độ cứng của kim găm và thủy tinh (cổ chai)
sẽ "bào" mòn chút xíu
mặt AC của lưỡi.(Về lâu về dài , kiểu này sẽ làm kéo bớt bén vì góc độ
alpha ngày một to; nhưng kéo vẫn cắt được khi vẫn còn mặt AB không
đổi ).

Vậy là cách 1 và 3 giống nhau = làm xước mặt AB
cách 2 và 5 giống nhau = làm mòn cạnh AC.

Riêng cách 4 : mài trên đá mài ướt
Mài mặt AB nhưng vẫn giữ mặt AB trùng với F.
Đá mài ướt giúp cho lưỡi kéo trơn hơn, đỡ bị nóng,
đường sọc của vết mài nhẹ hơn.
==================================
Hiểu được tại sao lại mài một trong 5 kiểu trên, chúng ta chỉ cần
dùng bất kỳ một món đồ nào có độ cứng cao hơn lưỡi kéo là có
thể làm lưỡi kéo bén và cắt ngọt.

Độ cứng cao hơn có nghĩa là làm trầy được mặt lưỡi kéo.

Vậy thì các bạn mua cái mài dao Tungaloy như của mình cho oách (nếu có tiền)
không thì : mảnh sành, giấy nhám, miểng chai, lưỡi dũa ... đầu được hết.

Nhưng muốn tác dụng cao và chắc ăn, bạn nên dùng một thứ vứt đầy đường bên Việt Nam.

Món gì vậy ?
 

SumoBonsai

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

ông em này chắc là lười học bài cho nên chỉ muốn đáp số thôi đúng hôn
thật ra cho em cái đáp số thì cũng không có gì là khó
nhưng anh nghỉ chú Hưng muốn dong dày chi tiết là cố tình muốn cho anh em hiểu rỏ từng món đồ
nó cấu tạo như thế naò và dùng cho việc gì để anh em tự hiểu và tìm mua những thứ cần dùng chứ không nên phải lảng phí
mà một điều quang trọng nửa là khi biết cấu trúc của sản phẩm mình mua thì mình mới biết cách sử dụng và bảo trì
chứ không thôi lại mua về sài một thời gian không biết cách mài , hay mài không đúng sẻ làm hư đồ
Dạ Em vẫn theo dõi đọc kỹ,cố gắng nhớ
Nhưng Em muốn lâu lâu sau vài trang thì có phần outline để cô đọng cái cần nhớ sẽ giúp mình nắm vững hơn đó Anh :-*
Xin lỗi Anh nhé, có lẽ Anh hiểu lầm ý Em viết- có lẻ Em ít ăn học nên hành văn không khá.Lười đọc bài thì Em cũng không vào trang này làm gì, comment làm gì Anh ah
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Đôi điều chia xẻ về DỤNG CỤ BONSAI

Dạ Em vẫn theo dõi đọc kỹ,cố gắng nhớ
Nhưng Em muốn lâu lâu sau vài trang thì có phần outline để cô đọng cái cần nhớ sẽ giúp mình nắm vững hơn đó Anh :-*
Còn lười đọc bài thì Em cũng không vào trang này làm gì, comment làm gì Anh ah
A HưngTB có thể giúp dùm:cứ sau 1 hoặc 2 trang nói cặn kẻ về vấn đề nào đó,dành cho các AE muốn tìm hiểu sâu,hoặc chưa có thì giờ và sẽ nghiên cứu sau,ta nên có bài in chữ đậm dành cho các AE ít có thì giờ và cần ứng dụng ngay.
Cám ơn anh.
 

dongnpvp

Thành viên
Vô cùng cảm ơn chú Hưng về những chủ đề, bài viết phân tích cặn cẽ, rất tuyệt vời ạ.

Cháu xin được phỏng đoán về thứ vứt đầy đường ở Việt Nam xem có trúng ý của chú không. Để mài bén lại dao kéo thì ta cần một thứ có độ cứng thật cao. Như bên đó có bán cái tungaloy, hình như có giá 25$ phải không ạ? Ở Việt Nam có thứ gì đó vứt đầy đường mà lại có độ cứng cao? Vứt đầy đường thì ắt hẳn nó phải ở một thứ vật dụng gì đó rất thông dụng, bị bứt bỏ sau khi dùng hết giá trị. Độ cứng cao thì cháu nghĩ nó phải mài được thứ gì đó cũng khá cứng đầu cứng cổ, cỡ như đá lửa chẳng hạn.

Vậy thứ chú Hưng nói đến có phải là cái bật lửa gas (hộp quẹt) không ạ? Cái này hiện chỉ có giá vài nghìn đồng, khi dùng hết gas thì bị vứt bỏ. Ngày trước khi bật lửa gas còn chưa tràn lan và quý, có hẳn một nghề là nghề bơm gas, họ chuyên đi rong bằng xe đạp và bơm lại gas cho bật lửa. Những chiếc bật lửa gas sản xuất ở Thái dùng rất tốt, khi hết gas ta bơm lại gas là lại dùng phà phà.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vô cùng cảm ơn chú Hưng về những chủ đề, bài viết phân tích cặn cẽ, rất tuyệt vời ạ.

Cháu xin được phỏng đoán về thứ vứt đầy đường ở Việt Nam xem có trúng ý của chú không. Để mài bén lại dao kéo thì ta cần một thứ có độ cứng thật cao. Như bên đó có bán cái tungaloy, hình như có giá 25$ phải không ạ? Ở Việt Nam có thứ gì đó vứt đầy đường mà lại có độ cứng cao? Vứt đầy đường thì ắt hẳn nó phải ở một thứ vật dụng gì đó rất thông dụng, bị bứt bỏ sau khi dùng hết giá trị. Độ cứng cao thì cháu nghĩ nó phải mài được thứ gì đó cũng khá cứng đầu cứng cổ, cỡ như đá lửa chẳng hạn.

Vậy thứ chú Hưng nói đến có phải là cái bật lửa gas (hộp quẹt) không ạ? Cái này hiện chỉ có giá vài nghìn đồng, khi dùng hết gas thì bị vứt bỏ. Ngày trước khi bật lửa gas còn chưa tràn lan và quý, có hẳn một nghề là nghề bơm gas, họ chuyên đi rong bằng xe đạp và bơm lại gas cho bật lửa. Những chiếc bật lửa gas sản xuất ở Thái dùng rất tốt, khi hết gas ta bơm lại gas là lại dùng phà phà.
Cảm ơn bạn Dongnpvp rất nhiều.

Ý của bạn thật hay.
Mặc dù chưa đúng ý mình lắm, nhưng cũng chả dở .
Mình không nói đãi bôi.
Đo1 là lời khen thành thật , bởi vì đúng ra thì mình chỉ dùng
có một chi tiết rất nhỏ chiếc quẹt gas. Đó là cục đá lửa.
Thế nhưng với ý của bạn, cả cái bánh xe quẹt đá cũng có thể
xài để làm bén dao kéo.

Như vậy ý kiến về cái thứ vứt đầy đường là cái quẹt ga (dùng đá lửa
và bánh xe đánh lửa ) là những vật cứng để "cà" bén lưỡi dao,
đâu có phải ý dở.

Cảm ơn bạn Dongnpvp.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cái thứ vứt đầy đường cứng hơn thép

Có lẽ bạn Nguoiduongthoi hơi bận nên chưa có thì giờ nghĩ thêm được.
Chứ mà đã nghĩ được cái cốt máy và cái sú-báp ở máy xe thì thường là
chỉ thêm chút thì giờ sẽ thấy ngay cái món ở bên cạnh hai món trên.
Thứ các bạn, đó chỉ là miếng bạc séc-măng (le segment). Dĩ nhiên trong
máy 4 thì (như xe gắn máy Honda các bạn đang dùng) thì thường mỗi
pít-tông có 3 cái rãnh , trong đó có 3 cái vòng. Nếu các bạn lấy 2 cái
trên cùng (tiếng Pháp gọi cái thứ nhất là bạc lửa (le segment de feu)
còn cái thứ nhì gọi là bạc ép (le segment de l'etancheite). Tiếng Anh
thì gọi đơn giản cả hai cái đầu là bạc ép (Compression pítonn ring).

Còn cái dưới cùng là bạc dầu thì chúng ta không cần cài.




Vậy là các bạn cứ lại tiệm sửa xe gắn máy xin vài mẩu bạc séc-măng gãy
vể là đồ mài kềm kéo là số 1.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu bạn nào có khả năng , bẻ lấy một đoạn ngắn rồi làm cho miếng bạc
séc-măng có tay cầm thì nó sẽ không khác gì cái món mài lưỡi dao bằng
tungaloy của mình.



Các bạn nhớ cho rằng, cái bạc séc-măng này được chế tạo như thế nào, bằng hợp
chất gì thì hoàn toàn tùy mỗi hãng xe. Chỉ là đại cương thì nó rất cứng nhưng vẫn
cần tạo được sức bung. Độ cứng của bạc séc măng vốn đã cao, nó lại thường được
áp phủ một lớp chống mòn nào đó tùy hãng (có thể là chrome , nitrine hay lớp
phủ áp điện (PVD-Physical Vapor Deposition) một chất cứng như sành sứ (ceramic).

Bởi vậy, bạn nên có trong tay nhiều loại bạc và nên thử trước (bằng cách rạch vào
mặt lưỡi dao) xem sức cắt của bạc vào lưỡi dao, lưỡi kéo ra sao. Tức là thử độ cứng
của miếng bạc séc-măng so với sức cứng của kim loại làm kéo.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu kể tên những thứ có độ cứng cao hơn lưỡi dao lưỡi kéo thì cũng chả thiếu gì.
Ở bài trước, mình đã liệt kê ra vài món. Xin được nhắc lại và thêm vài thứ.

-đá lửa (trong quẹt gas). Không biết bên nhà thì sao, bên California họ có bán
những miếng đánh lửa cho người đi cắm trại (thám hiểm) dùng khi khẩn cấp. Đó
là một loại đá lửa dài khoảng 8 cm. Nếu dùng một miếng cưa sắt quẹt trên đó,
nó sẽ phát một tia lửa (y hệt đá lúc quẹt).
với giá mua $1.99 (khoảng 40.000 VND) mình để sẵn trong túi đồ nghề để liếc
dao cũng tiện.



-đá nam châm : nên lựa những miếng đá nam châm có cạnh vuông hoặc phẳng mặt.

-giấy nhám nước : nên chọn mua giấy nhám nước loại mịn nhất (600 grit là tốt).Loại này
thường được những người sơn xe dùng.

-Dũa móng tay diamond : đây là loại dũa móng tay kỹ thuật mới . Tuy mặt có hạt cứng
nhưng rất mịn. Các bạn có thể hỏi những người làm nghề móng tay xin thứ đã cũ.
Tránh đừng dùng loại giấy nhám khô.

....

Thực tế thì còn rất nhiều thứ cứng hơn lưỡi dao, kéo, các bạn cứ việc ngó chung quanh và chọn ra.

Tuy nhiên, có một món thường được đề cập khi nói chuyện mài kềm kéo : Đá mài dao;
và các bạn sẽ chả bao giờ thấy mình đề cập tới thứ bình thường này.

Lý do đơn giản là : chính những cục đá mài dao sẽ làm hư dao kéo của chúng ta rất dễ dàng.
Tại sao : Nếu cục đá mài còn mới tinh với hình dáng chữ nhật và mặt đá còn phẳng thì khả dĩ
còn dùng được khi áp mặt trong của lưỡi kéo chuốt lại cạnh AB. Chứ một khi mặt cục đá mài
đã biến dạng (bị lõm mặt) nó sẽ không giúp chúng ta ổn định góc độ liếc hay mài. Thế là dễ
làm hư kéo.
==================================
Bây giờ, chúng ta đã biết phải mài liếc lưỡi kéo ở các cạnh AB và AC.



và chúng ta đã biết nên dùng những vật cứng hơn lưỡi để mài liếc.

Vậy bây giờ thực tế, chúng ta mài liếc như thế nào.

Ở đây mình đặt 2 trường hợp :

a. trường hợp cây kéo đã cũ = lưỡi cùn nhụt từ lâu
b. trường hợp cây kéo còn mới = lưỡi còn bén.

Mình sẽ dùng 3 món đồ : Miếng tungaloy (tương đương bạc séc-măng)
và giấy nhám nước 600 grit để thực hiện các động tác là chính.
Một cục đá mài mới tinh cũng sẽ được dùng để giới thiệu các bạn xử lý
nhanh cho những chiếc kéo cũ quá mòn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước khi bắt tay vào việc mài liếc lưỡi kéo, những bạn nào đã từng
hiểu vấn đề các cạnh từng được trình bày ở bài trước cho mình xin lỗi.
Vấn đề là muốn chắc chắn rằng những bạn nào chưa thực sự nắm rõ cái
mặt cạnh AB của lưỡi kéo nó nằm ở đâu thì xin vui lòng xem kỹ phần
dưới đây 1 lần nữa .

Bởi vì như các bạn đã biết :

-không có mặt cắt AB, lưỡi kéo không cắt được.
-mặt cắt AB lệch trục với điểm F thì không xảy ra việc AB của lưỡi kéo dưới
cạ với A1B1 của lưỡi kéo trên. Thế là cũng không cắt được.



Với hình trên, các bạn thấy mình phác lại hình của hai lưỡi kéo thật.

(Kéo bị đặt ngược, xin lỗi)

Các bạn cứ tạm gọi tên một lưỡi kéo là T (lưỡi Trên),
một lưỡi kéo là D ( lưỡi Dưới).

Nếu ở mặt trong của lưỡi D, bạn đánh dấu 3 điểm vị trí V1, V2,V3
ở vị trí mép lưỡi. Tại vị trí V2 chúng ta có điểm tương ứng AB cho
lưỡi dưới và điểm A1B1 tương ứng ở lưỡi T.

Các bạn chắc còn nhớ AB là một khoảng rất nhỏ ở mặt trong của
mép kéo. Chiều ngang của AB thường nỏ hơn 1mm.
Nếu đặt cây kéo ánh dưới đèn, các bạn có thể thấy chỗ mép cạng AB
chói sáng hơn các khu vực mặt trong lưỡi. Lý do: đây là mặt để 2 lưỡi
kéo cà xát nhau.



Các bạn thấy khu vực sáng suốt chiều dài lưỡi chính là khu vực AB.

Để rõ hơn tính cách làm việc của mặt ma sát AB, chúng ta giả định như trên
và thử xem kỹ coi lúc 2 lưỡi kéo di chuyển (từ V1 tới V3)
thì mặt AB của lưỡi D và A1B1 của lưỡi T nằm với nhau như thế nào.




Cứ như hình vẽ trên, giả sử AB đứng yên. Khi lưỡi kéo T khép = chuyển từ V1 tới V3,
chúng ta thấy A1B1 ở dưới AB, rồi chạy lên ma sát mặt với AB và sau đó vào vùng
lõm của lưỡi D.

Bạn cũng thấy : ở bất kỳ thời điểm nào,AB và A1B1 phải luôn luôn ở trên cùng trục tới F.

Nếu AB cạ với A1B1 thật sát (chặt) thì mức cắt nghiền sẽ cao . Thế như tay mở kéo sẽ
thấy rất nặng. Nếu phải mở , đóng kéo vài chục lần, tay sẽ rất mỏi khi phải mở lưỡi
lưỡi ở thế cạ nặng.
Như vậy chúng ta cần phải mài và chỉnh trục chốt lưỡi kép sao cho AB cạ vừa khít mặt
với A1B1 để vừa cắt bén, vừa nhẹ tay.

Đến đây, mình mong là tất cả các bạn đã thấy được : AB nó nằm ở chỗ nào
tại lưỡi kéo và tại sao AB nó quan trọng.(Cũng có nghĩa là các bạn chắc chắn hiểu
được rằng: cứ không phải cứ mài lưỡi kéo rồi rờ tay thấy bén có nghĩa là sẽ
cắt được).

Mời các bạn kiếm vài cái kéo cắt râu tôm cũ (hàng Tàu cũng được,
miễn không phải kéo cắt giấy )
và kiếm thêm miếng bạc séc -măng với tờ giấy nhám nước thật nhuyễn
(600 grit)rồi chúng ta thực tập mài kéo.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Gần 20 trang rồi và gần như là sự độc diễn của bác Tốt Bụng. Vậy mà vẫn chưa ra vấn đề nhỉ!

Thôi cố chờ vậy.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Gần 20 trang rồi và gần như là sự độc diễn của bác Tốt Bụng. Vậy mà vẫn chưa ra vấn đề nhỉ!

Thôi cố chờ vậy.
Cảm ơn bạn đã nhắc.
Quả thực là có hơi dài dòng thật.

Thế nhưng, không hiểu sao mình vẫn không mấy yên tâm lắm.
Lý do đơn giản là : nếu bạn bày ra trước mắt 5 cái kéo khác hiệu nhau
thì chả cái kéo nào có góc độ thiết kế lưỡi cái kéo nào.
Mà ngay như cùng hiệu, mỗi nhiệm vụ của mỗi loại kéo cũng khác nhau
nên lưỡi kéo cũng khác nhau. Vì kiểu lưỡi, độ vênh lưỡi, mức hõm mặt
trong lưỡi và độ "rơ" (free play) của lưỡi khi thả lỏng tay cầm cũng khác
nhau....

Nói chung là nhiều điểm khác nhau của mỗi cái kéo, nên chúng ta, đa số là
những người có tuổi để chơi bonsai thì cần một cái kéo bén, cắt nhẹ, đóng
mở vài trăm lần không mỏi tay. Bởi thế đó mới là cái khó cần phải bàn xét cho
kỹ nếu muốn có mức kỹ thuật cao.

Chứ còn như để một thanh niên với sức khỏe cao thì có giao cho cậu ta
một chiếc kéo bén nhưng đóng mở hơi nặng tay thì chắc cậu ta cũng chả
ca cẩm gì.

Cảm ơn bạn đã chịu khó theo dõi và nhắc chừng mình.
 

GioNui

Moderator


Vậy là các bạn cứ lại tiệm sửa xe gắn máy xin vài mẩu bạc séc-măng gãy
vể là đồ mài kềm kéo là số 1.
Không biết ngôn ngữ bình dân của mấy bác thợ sửa xe hon đa gọi mẫu bạc séc-măng là gì nhỉ?

Hay là cũng gọi như trên?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mài liếc kéo ở trường hợp kéo cũ, mòn lâu ngày

Ở trường hợp kéo cũ (hay nói thẳng ra là chiếc kéo lạ, kéo của người khác
hay của bạn nhưng lâu ngày không dùng hoặc không mài) thì trước khi mài
chúng ta nên có vài động tác để nhận biết mức cùn nhụt của cái kéo.

Biết được mức cùn nhụt, chúng ta quan sát và biết được : có cần mài hay
chỉ liếc sơ, có cần chỉnh độ ép của trục (chỉnh độ rơ)...Bởi vì các bạn chắc
đã từng kinh nghiệm để thấy khi một chiếc kéo không cắt tốt, nó có thể do
rất nhiều trường hợp :

1. cùn lưỡi
2.mẻ lưỡi
3. vênh lưỡi
4. mài sai góc độ
5. độ rơ nhỏ quá (chặt tay vì teng sét)
6. độ rơ lớn quá(do trục chốt và tán ép mòn)

Bởi vậy trước khi quyết định : cái kéo này cần làm chuyện gì để cắt bén,
cắt nhẹ và cắt chính xác, chúng ta nên tuần tự xem xét kỹ và tìm bệnh
cho cái kéo đã.
Tức là chúng ta không nên "nghe bảo cái kéo cùn"(cắt
không ngọt) là đè cái kéo ra mài lấy mài để hai cái lưỡi !

Cũng xin lưu ý là 5 cách mài kéo đăng ở bài trước là đa số áp dụng cho
những loại kéo cắt miếng mỏng, cho nên chủ yếu chỉ là liếc nhẹ để lưỡi
bén trở lại. Nếu chúng ta áp dụng bất kỳ cách nào trong 5 cách trên cho
một chiếc kéo cắt chi thứ bonsai vốn đã cùn nhụt lâu ngày thì không ổn
(hoặc sẽ tốn rất nhiều thời gian).
 

kimkepy

Thành viên
Không biết ngôn ngữ bình dân của mấy bác thợ sửa xe hon đa gọi mẫu bạc séc-măng là gì nhỉ?

Hay là cũng gọi như trên?
gọi là gioăng hơi anh ạ ! (thường thì gioăng là cao su, có tác dụng chèn bịt. còn cái này trong trường họp này .........
cũng vậy)
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn đã nhắc.
Quả thực là có hơi dài dòng thật.

Thế nhưng, không hiểu sao mình vẫn không mấy yên tâm lắm.
Lý do đơn giản là : nếu bạn bày ra trước mắt 5 cái kéo khác hiệu nhau
thì chả cái kéo nào có góc độ thiết kế lưỡi cái kéo nào.
Mà ngay như cùng hiệu, mỗi nhiệm vụ của mỗi loại kéo cũng khác nhau
nên lưỡi kéo cũng khác nhau. Vì kiểu lưỡi, độ vênh lưỡi, mức hõm mặt
trong lưỡi và độ "rơ" (free play) của lưỡi khi thả lỏng tay cầm cũng khác
nhau....

Nói chung là nhiều điểm khác nhau của mỗi cái kéo, nên chúng ta, đa số là
những người có tuổi để chơi bonsai thì cần một cái kéo bén, cắt nhẹ, đóng
mở vài trăm lần không mỏi tay. Bởi thế đó mới là cái khó cần phải bàn xét cho
kỹ nếu muốn có mức kỹ thuật cao.

Chứ còn như để một thanh niên với sức khỏe cao thì có giao cho cậu ta
một chiếc kéo bén nhưng đóng mở hơi nặng tay thì chắc cậu ta cũng chả
ca cẩm gì.

Cảm ơn bạn đã chịu khó theo dõi và nhắc chừng mình.
Ôi! Bác cứ lo bò trắng răng. Không có gì phải mất yên tâm đâu bác, nhìn chung người bên quê nhà mình họ cũng tinh thông tỏ tường lắm, không u mê đến nỗi bác phải lo lắng như vậy đâu.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Không biết ngôn ngữ bình dân của mấy bác thợ sửa xe hon đa gọi mẫu bạc séc-măng là gì nhỉ?

Hay là cũng gọi như trên?
Ngày xưa lúc ngồi ngoài đường sửa xe Honda, bọn mình vẫn gọi
là bạc séc-măng. Có nghĩa là bộ bạc vòng của Piston.
Còn rất nhiều thứ bạc khác : bạc dầu, bạc thau, bạc roong...

Bạn cứ lại tiệm sửa xe nào cũ cũ chút, hỏi xin miếng bạc séc-măng
gãy là người ta cho ngay. Nếu người ta hỏi xin làm gì? bạn cứ bảo
để khắc tên lên mấy miếng nhôm miếng sắt là người chịu liền.

Còn như dư tiền, muốn có đồ mới tinh thi vào tiệm bán đồ phụ tùng
hỏi mua bộ bạc séc-măng cho xe 50 phân khối (loại ngày xưa, thứ nào
rẻ thì mua). Mang về bẻ làm 4 ra xài đến muôn đời không mòn.
==================================
Ôi! Bác cứ lo bò trắng răng. Không có gì phải mất yên tâm đâu bác, nhìn chung người bên quê nhà mình họ cũng tinh thông tỏ tường lắm, không u mê đến nỗi bác phải lo lắng như vậy đâu.
Không phải mình lo bò trắng răng như bạn nghĩ đâu.
Vấn đề chính yếu là tỉ lệ những bạn chơi cây có đủ thì giờ rảnh
để suy nghĩ tìm tòi và sáng ý như những người trong ngàng chữ nghĩa
mà lại về hưu cũng chả nhiều là mấy.

Chuyện sinh kế hiện nay nó choàng lên nhiều thú chơi.

Thành thử, thôi thì mình mạn phép, cho mình coi như đang ngồi
nói chuyện với những bạn như bạn Dương Liễu (ở Quảng Ngãi) vốn là
kỹ lưỡng nhưng hơi chậm một chút.

Bởi vậy có lẽ những bạn hơi nhanh tay nhanh chân (như mình ) sẽ hơi
bực mình khó chịu.Mong các bạn chịu khó một chút.

Cảm ơn các bạn.
 

GioNui

Moderator
Ôi! Bác cứ lo bò trắng răng. Không có gì phải mất yên tâm đâu bác, nhìn chung người bên quê nhà mình họ cũng tinh thông tỏ tường lắm, không u mê đến nỗi bác phải lo lắng như vậy đâu.
Chẳng biết bạn thấy thế nào chứ như tớ nhìn mấy cách mài kéo dưới đây thì thấy mình đúng là con bò thật.

Mình mời các bạn chịu khó vào cái link dưới đây để xem 5 cách mài lưỡi kéo.

http://www.wikihow.com/Sharpen-Scissors

Ở nhà mình thường bị vợ mắng vì làm nhiều chuyện chả giống ai.
Ngoại trừ cách mài bằng cục đá, 4 kiểu còn lại mà đem ra áp dụng và kêu đó là mài kéo
thì thế nào cả nhà, từ già tới trẻ, từ bên nội tới bên ngoại đều kêu mình điên.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bước thứ nhất trước khi mài : quan sát kiểu lưỡi và định bệnh

Trong cái bước thứ nhất này, các bạn nên làm vài chuyện để
tìm ra chính xác: tại sao cái kéo nó cùn hay nói chính xác là tại sao
nó cắt không tốt ?


1.Chùi sạch kéo (vết han rỉ lưỡi) và vô dầu phần trục.

2. Cắt thử
Sau khi chùi sạch sơ sơ và có chút dầu vào trục chốt, bạn nên tiến hành
thử lưỡi. Dùng đầu ngón ta thử ngang mép lưỡi, bạn có thể cảm nhận mức
cùn hay bén của lưỡi. Dĩ nhiên có khi bén nhám , có khi bén ngọt mịn.

Kế tiếp, bạn cắt thử . Những kéo bén lưỡi mà cắt không được hay
cắt không ngọt vốn chẳng thiếu gì.

Nên dùng vài loại vật liệu khác nhau để thử : miếng plastic mỏng, miếng giấy ướt,
khúc cành tươi nhỏ , đoạn cành khô ...

Giả như như chiếc kéo dưới đây :



Nếu bạn rờ tay vào lưỡi còn thấy khá bén = lưỡi còn bén 90%.
Nhưng bạn cắt vào miếng plastic mỏng không được = độ rơ cao?



Dùng tay trái bóp nhẹ (đừng mạnh quá !) khu vực quanh trục chốt
và giữ yên tư thế này rối đưa cắt thử lại miếng bao plastic.




Nếu bao plastic được cắt đứt dễ dàng , bạn có thể kết luận: lưỡi kéo còn bén (sẽ chỉ cần liếc sơ
một lần) nhưng trục chốt cần đập (hoặc xiết ốc) để giảm độ rơ.

Dĩ nhiên là dùng bú đập nhẹ vài cái vào chốt cho bẹt thêm ( ở mặt lữi dưới).

Xin lưu ý : đập nhè nhẹ nhiều lần, mỗi lần đập mỗi lần thử.
Chớ có nóng ruột đập thật mạnh một lần, độ rơ nó sát Zero = kéo rất nặng tay >
Thì lúc đó : lợn lành thành lợn què , mất vui.
 
Top