Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các cách giải quyết giảm mức giữ nước nhanh

vấn đề này đã từng được thảo luận ở chủ đề Thông đen .
(nếu được, nhờ bạn Gionui kiếm giúp hộ cái link cho chuyện này).

Để nhanh gọn, mình chỉ nhắc lại một hai cách giải quyết (chứ không
lý giải theo vật lý như ở chủ đề Thông đen).

Đôi lúc chất trồng cần ẩm độ cao nhưng mức giữ nước cao hơn mức yêu cầu
chúng ta có thể áp dụng một trong 2 cách dưới đây hoặc cùng lúc cả hai :

- tạo độ dốc đáy chậu : nghiêng chậu sẽ giúp nước thoát ra khỏi chất trồng
dễ hơn (tương tự như nghiêng phin cà phê khi đã ngưng chảy, bạn có thể
có thêm vài giọt cà phê nhỉ ra khỏi phin).

-dùng dây mồi đặt dưới đáy chậu lòn ra lỗ thoát . Tính liên kết +sức mao dẫn
của nước sẽ theo dây mồi thấm và nhỏ giọt ra ngoài . Nước ở dây mồi (vào
những phút cuối khi lượng nước đã rất thấp ) sẽ được bốc hơi theo gió, dây
mồi khô sẽ "hút" được thêm nước.

Vậy chứ có bạn nào còn nghĩ thêm được cách khác giúp giảm nhanh mức giữ
nước của đất trồng ở chậu bonsai ngoài chuyện dây mồi và nghiêng chậu ?
Xin vui lòng cho ý kiến giùm.

Rất cảm ơn.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Cảm ơn những "không đồng ý " và thắc mắc của các bạn Kim Khánh và
Gionui. Cũng là cảm ơn bạn Trungdunggialai đã "cứu bồ" đúng lúc.

Khi mình đưa ý :

Lỗ chậu giúp thoát nước nhanh ,
nhưng không giúp thoát đủ nước chúng ta cần.


Thành thử điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là đừng thấy
rằng lỗ chậu to, lúc tưới nước thoát ra ào ào mà nghĩ rằng
cây sẽ không úng nước .

Hay nói khác đi : rễ úng nước không hẳn vì lỗ chậu to hay nhỏ.

là muốn nhắc các bạn nên phân biệt hai chuyện gần như khác biệt nhau:

- Độ thoát nước nhanh chậm của đất trồng và lỗ thoát nước.
- Mức giữ nước của đất trồng.

Đây là hai chuyện cần phân biệt rạch ròi.

-Thường ra thì nước thoát nhanh cũng hay đồng nghĩa với đất trồng thoáng
và lỗ thoát thông .

-Thế nhưng, không phải lúc nào cũng như vậy.

Mình dùng thí dụ như sau :

- Bạn bỏ cát vào chậu và tưới. Dĩ nhiên, khi nước đã bắt đầu
thoát khỏi chậu mà bạn vẫn tiếp tục tưới thì tưới đến đâu nước tuôn
khỏi chậu tới đó. Bạn bảo nước thoát nhanh.
Điều đó quá đúng.
Thế nhưng ,bao lâu thì cát trong chậu sẽ khô ?

Lượng nước giữ quanh hạt cát (nếu chúng ta không cần, tức là cây
không thích có ) , mình gọi là mức giữ nước vòng ngoài của cát.

- Bạn có nghĩ là lỗ thoát nước to hay nhỏ (mà vẫn thông) sẽ giúp cát
giữ nhiều nước nhiều hơn hay ít nước hơn không ?


Thí dụ thứ hai : Nếu bạn xắn một tảng nho nhỏ đất thịt ướt ngoài vườn
và đặt vào một cái rổ. Bạn phải chờ bao lâu thì cục đất này mới khô ráo.
Điều này có nghĩa là sức kềm giữ nước của những hạt đất mịn rất cao.
Do đấy, dù đấy rổ có thật thoáng, nước cũng không rỉ ra theo sức hút
trọng lực được (vì sức mao dẫn + độ nhớt của tính liên tục của nước cao hơn
sức hút của trái đất)

Tóm lại :

-Khi nói về mức thoát nước : chúng ta thấy nước thoát do trọng lực;
lỗ thoát nước to nhỏ của chậu ảnh hưởng tới "lưu lượng" (tức là
tổng hợp cả khối lượng nước và tốc độ chảy).

-Khi nói về mức giữ nước của đất trồng : chúng ta để ý tới lượng nước
bị đất giữ lại bên ngoài hạt đất do sức mao dẫn và độ nhớt(tính liên tục)
của nước (ở các khe nhỏ ) lớn hơn trọng lực.
Mức giữ nước của đất trồng gần như không bị ảnh hưởng của lỗ thoát nước.

.................

Trường hợp cây MCT của bạn Gionui thì mình nghĩ không hẳn là cây vàng lá
vì sũng nước . Có thể ngược lại : cây thiếu nước.
Nếu bạn ngâm chậu vào thau nước từ sáng tới chiều .
Đi làm về nhấc chậu khỏi nước.
Cứ như vậy khoảng 2 tuần, có thể bạn thấy cây xanh tốt.
Lúc đó bạn có thể thấy là cây thiếu nước.

Có rất nhiều nguyên nhân vàng lá : thiếu nước, hư rễ, nhiễm bệnh ...



Tui đâu có nói "không đồng ý", sao bác lại bẻ cong bàn phím như thế;)

Nôm na cái í của bác muốn diễn đạt là: đừng có chủ quan cho rằng kg bị úng khi chọn chậu có lỗ thoát nước lớn vì còn phụ thuộc vào độ ngậm nước của chất trồng.

Phải vậy không bác Tốt bụng?

Tôi có nói không thuyết phục ở chỗ là bác vòng vo Tam Quốc, zài zòng văn tự quá, tự dưng cứ phải phức tạp hóa vấn đề.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tui đâu có nói "không đồng ý", sao bác lại bẻ cong bàn phí thế;)

Nôm na cái í của bác muốn diễn đạt là: đừng có chủ quan cho rằng kg bị úng khi chọn chậu có lỗ thoát nước lớn vì còn phụ thuộc vào độ ngậm nước của chất trồng.

Phải vậy không bác Tốt bụng?

Tôi có nói không thuyết phục ở chỗ là bác vòng vo Tam Quốc, zài zòng văn tự quá, tự dưng cứ phải phức tạp hóa vấn đề.
Cảm ơn bạn đã giúp tóm tắt được thật gọn.
Thì mỗi người mỗi kiểu.
Bạn thông cảm.
Mình mắc cái bệnh hay dài dòng văn tự đấy thôi.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn đã giúp tóm tắt được thật gọn.
Thì mỗi người mỗi kiểu.
Bạn thông cảm.
Mình mắc cái bệnh hay dài dòng văn tự đấy thôi.
à vâng! tui cũng thấy vậy từ lâu rồi ạ. Song được cái là ý của bác ít có sai nên có lúc nào rảnh rỗi và hưng phấn tôi vẫn đọc khá đầy đủ.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại câu hỏi mình đặt ra ở trên, xin thêm một chi tiết.
Câu hỏi sẽ thành ra như vầy (thường thấy nhất ở các cây Tùng ):

"Nếu một chậu bonsai đã có rễ ổn định (ý là cây đã từng sống tốt trong chậu,
thí dụ 1,2 năm ) nhưng rồi bạn thấy đất trồng bắt đầu giữ nước nhiều quá
( thường do những chất hữu cơ mềm mủn hoặc rễ phát triển làm chặt đất),
trường hợp như vậy chúng ta nên làm gì cho "chắc ăn " là đất trồng không
bị sũng ướt."

(dĩ nhiên là không nói chuyện thay đất sang chậu ở đây.
Đại loại là làm những chuyện đơn giản như bạn GalxyTan : chọc vài lỗ xuống đáy chậu)
 

GioNui

Moderator
"Nếu một chậu bonsai đã có rễ ổn định (ý là cây đã từng sống tốt trong chậu,
thí dụ 1,2 năm ) nhưng rồi bạn thấy đất trồng bắt đầu giữ nước nhiều quá
( thường do những chất hữu cơ mềm mủn hoặc rễ phát triển làm chặt đất),
trường hợp như vậy chúng ta nên làm gì cho "chắc ăn " là đất trồng không
bị sũng ướt."
Cháu nhớ lại cái vụ dùng vòi nước xịt cho sói một góc trên chậu trồng cây,
hoặc lấy dao làm vài miếng bánh sinh nhật...:D
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Gionui.
Bạn có trí nhớ thiệt tốt.

Đúng như vậy !

Hễ các bạn dùng liềm, đũa tre, vòi nước mạnh ... lấy sạch đất
một thành chậu (độ hở chừng 1 cm trở lên là được) sâu xuống
tới đáy chậu thì khó lòng chậu bonsai của bạn còn tình trạng ứ
nước.

Dĩ nhiên, nếu bạn kết hợp việc khoét đất vách chậu (phía nào ít
rễ nhất; thường là mặt hậu ) với các việc : dây mồi, nghiêng chậu
(về phía vách khoét đất) và chọc vài lỗ thông khí trong đất thì coi
như chả bao giờ sợ vụ nước đọng.

Mình chỉ nghĩ và làm vài cách thức như trên.
Nếu bạn nào nghĩ thêm được những cách khác, vui lòng chia xẻ .
Rất cảm ơn.

(Sau phần này, chúng ta sẽ tiếp sang phần : Kỹ thuật sang chậu abc)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thế mà đã 7 tháng từ ngày chúng ta bắt đầu thảo luận abc về bonsai.
Kể ra thì những căn bản (và hơn căn bản một chút) đã được nhiều
ý kiến các bạn vun đắp.
Giờ mà làm bài tổng kết chắc in ra cũng cả trăm trang cho 5 phần
chứ chả ít.

Trước khi bàn chuyện Sang chậu Bonsai, mình hỏi các bạn chuyện này :

Khi đã có một cây bonsai(xong phần training), bạn bắt đầu đưa cây vào
chậu bonsai có phải là bạn đang bước vào giai đoạn thích thú nhất :
bước những bước cuối của bạn tới giấc mơ, cho em bonsai nó, phải không ?

Nếu đúng như vậy,
mời bạn thưởng thức bản nhạc mà mình đã từng mời các bạn nghe trong những
ngày đầu thảo luận abc bonsai.

Tôi có một ước mơ

I have a dream
http://www.youtube.com/watch?v=HCXIGJ9y9rk

(Còn mình thì....đi ngủ )

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Có lẽ chả mấy khác biệt trong lòng của một người cạy cục thực hiện tác
phẩm trong vài năm với ước muốn của người chỉ hoàn thành tác phẩm sau
vài tháng.

Giống nhau ở cho : cùng mong cho tác phẩm bonsai của mình sống tốt
nhưng chậm thay đổi dáng thế, mỗi khi chúng ta đưa cây vào chậu mới.

Thực sự thì bạn có mơ ước ấy không ?
 

kdanh

Thành viên
Có lẽ chả mấy khác biệt trong lòng của một người cạy cục thực hiện tác
phẩm trong vài năm với ước muốn của người chỉ hoàn thành tác phẩm sau
vài tháng.

Giống nhau ở cho : cùng mong cho tác phẩm bonsai của mình sống tốt
nhưng chậm thay đổi dáng thế, mỗi khi chúng ta đưa cây vào chậu mới.

Thực sự thì bạn có mơ ước ấy không ?
Một người trong diễn đàn này từng nói với cháu như thế này "One can put a tree onto the pot and call it's Bonsai but must never finish creating as it continues to grow from season to season".
 

timi

Thành viên mới
Chờ lâu quá không thấy Bác tốt bụng viết tiếp, có mấy cây đang định phá mà chưa biết hết ABC thì làm sao???
 
Top