Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đang chờ chú phân tích giảng giải về tuổi của chậu.
tuy nhiên theo cháu đoán mò thì tuổi của chậu không
chỉ có nghĩa là tuổi theo thời gian tính từ ngày sản xuất (làm)
chậu. mà là tuổi "hình thức" với những dấu vết thể hiện sự
cũ kĩ, già nua do tự nhiên (trải qua thời gian dài từ ngày
sản xuất chậu) hoặc do người chơi bonsai chủ ý tạo ra bằng
một vài thủ thuật đối với những chậu còn mới. dựa trên các
đặc điểm như: màu sắc, sự rạn nứt của vật chất kết cấu,
sự đậm nhạt...
Điều bạn trình bày quá đúng cho ý niệm : tuổi của chậu.

Tuy vậy còn một diểm nhỏ xíu mà đôi khi khéo quá hóa vụng :
làm phai màu hay nhòa màu của chậu bằng thủ thuật nào đó
lại khiến chậu mất tình mỹ thuật không chừng.

Lớp màu thời gian ở chậu là một điểm khá tinh tế.
Có thể chúng ta cần xem xét tìm hiểu kỹ một chút mới thấy được
một cái gì đó "bàng bạc theo thời gian" ở lớp vỏ ngoài của chậu.

Bạn nào chưa hiểu được màu thời gian là thế nào thì có thể tạm
làm cách này. Tìm một người chuyên môn mua bán xe. Hỏi thăm họ
về màu sơn ở xe : tại sao một chiếc xe "trùm mền" có màu sơn
hơi nhòa lại đắt giá hơn một chiếc xe có màu sơn mới tinh ? Và,
những người buôn xe cũ , họ đã dùng thứ gì bôi lên nước sơn để tạo
cho chiếc xe có màu sơn "trùm mền" đặng nâng giá xe?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Giờ này chắc hẳn các bạn bên nhà đang say giấc.
mình liệt kê ra đây định nghĩa CHẬU BONSAI từ bạn
Thanh Nhàn, thêm ý của bạn Gionui, và cụm từ của
bạn Minh Thang :

Chậu Bonsai là

a.vật chứa giá thể, chất trồng cây phù hợp mức phát triển chậm của một cây trưởng thành.

b.và đáp ứng được yêu cầu mỹ thuật trong ý đồ thể hiện tác phẩm bonsai:

-cân đối,
-hài hoà với cây, và
-phù hợp với mục đích tác phẩm.


Mong là các bạn tạm thời chấp nhận định nghĩa này.
(Những đóng góp thay đổi cho định nghĩa này vẫn nên tiếp tục sau ).

Chúng ta sẽ bước vào mục 2 của chuyện abc, phần 5 CHẬU BONSAI :

Mục đích của chậu bonsai
.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Vài hình cây định ngay mai mang đi triển lãm

Định mang cái kệ này nhưng thấy hơi to nên thay bằng cái này


Cái kệ này củng to quá so với chậu và cây, còn cái này thì quá nhỏ

Rốt cuộc xài tạm cái này

Và 1 cây Du Tàu

Còn mấy hình này là bà xã tôi ké nhờ chụp mấy con búp bê bà đang học làm (mấy con này là em bã làm, 2 chị em cùng học nơi cô em họ mà cô em bã tiến nhanh hơn vì rỗi rảnh nên có thì giờ thực tập riết)





 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mùa Xuân được ngắm Hoa.
Rồi ngắm cả nữ lưu đi thưởng Hoa thì quả là vui.
Mình thích ảnh này nhất.




Nhưng nói nhỏ nhỏ nghe !
Bạn mà dám ngắt bỏ bớt cái bông bên phải là toàn bộ
bố cục tác phẩm thay đổi ngay đấy.

Thử như vầy xem.


Chúc bạn nhiều niềm vui trong buổi Triển lãm.
 

GioNui

Moderator
Có phải triển lãm ABAS không chú Xuân?

Mấy cây của chú lên hình nhìn rất bắt mắt.

Vài hình cây định ngay mai mang đi triển lãm

Định mang cái kệ này nhưng thấy hơi to nên thay bằng cái này
Cây Thông này chú có dùng hiệu ứng đổi màu hay không mà sao màu nó đổi giống như Tắc Kè vậy?

Khay đen thì chậu đen, lá cũng xanh đen. Khay vàng, chậu vàng, lá vàng khè...:D
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Có phải triển lãm ABAS không chú Xuân?

Mấy cây của chú lên hình nhìn rất bắt mắt.



Cây Thông này chú có dùng hiệu ứng đổi màu hay không mà sao màu nó đổi giống như Tắc Kè vậy?

Khay đen thì chậu đen, lá cũng xanh đen. Khay vàng, chậu vàng, lá vàng khè...:D
Triển lãm nhỏ thôi để hội PBA (Potomac Bonsai Asociation) chọn cây dự triển lãm vào tháng 5 ở National Aboretum.
Hình trên chụp ban ngày (phông màu tường) hình dưới chụp ban đêm với phông đen, chả có biết hiệu ứng đổi màu gì cả
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình đang chờ xem bạn Ratthichbonsai đi dự Triển Lãm về
sẽ đăng ít hình cho mọi người thưởng lãm.

.......................

Trở lại với mục 2 của Chậu Bonsai :
Mục đích của Chậu trong Tác phẩm Bonsai.

Các bạn cũng thấy việc liệt kê các loại chậu, màu sắc, kích thước...
là điều chúng ta thường gặp trong sách vở Bonsai. Ở đây, mình thấy
không cần thiết lắm phải làm chuyện đó. Nhưng chúng ta sẽ làm
chuyện ngược lại.

Làm chuyện ngược lại là sao ?

Chuyện là thế này.
Thường ra thì chúng ta hay cố cắt tỉa một cây sao cho vừa với chậu
chúng ta đang có để "tràn trề hy vọng" là tạo được một tác phẩm
bonsai đẹp. Chuyện bình thường như vậy vốn đôi lúc chúng ta đã phải
hy sinh cắt bỏ một số rễ cần thiết hầu có thể đặt bộ rễ vào chậu.

Đó thực sự là một điều hết sức đáng tiếc : vì cái chậu mà chúng ta phải
hy sinh một phần rễ quan trọng (và chắc chắn nhiều ít gì cũng sẽ ảnh
hưởng tới sức khỏe của cây).

Bởi thế, tuy cũng biết là khó khăn, nhưng mình cũng đề nghị các bạn :
cố gắng tìm chậu hợp với cây và tránh gò ép cây cho hợp với chậu.


Khi chúng ta làm chuyện đi ngược như vậy : tìm chậu cho cây (chứ không
phải gò cây cho chậu) thời chúng ta cần xét xem cây cần gì ở chậu.
Những nhu cầu của cây mà được chậu đáp ứng tốt , thời chúng ta sẽ dễ dàng
có những tác phẩm bonsai đẹp.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tuy đoán biết rằng khi đưa ý kiến như trên, mình sẽ nhận được
nhiều nhận xét chê là "không thích hợp", nhưng mình thấy vẫn cần
nêu lên một sự thật : việc cố gắng cắt tỉa (rễ và cành) để đưa
được cây vào "chiếc chậu (bonsai) duy nhất có vẻ hợp với dáng
bạn muốn"
đã giết hại không biết là bao nhiêu "bonsai tương lai đẹp".

Vì vậy, nhằm cứu những "bonsai tương lai" này, mình hy vọng các bạn
có thể thay đổi ý nghĩ và đủ can đảm chờ đợi :đưa cây trở thành bonsai
khi đã kiếm được chậu hợp với cây về mọi mặt(dáng cây, bàu rễ, màu sắc...).

Để dễ đạt tới việc tìm kiếm ra chậu hợp nhu cầu "bonsai" của cây, chúng ta
sẽ lần lượt xét những mục đích của cây mà chậu bonsai cần đáp ứng.

(Có lẽ, chúng ta phải thay đổi tiêu đề : Mục đích của chậu trong tác phẩm bonsai
thành ra là : Nhu cầu của cây mà chậu cần đáp ứng trong tác phẩm bonsai chăng?
Thôi thì cứ giữ nguyên trạng. Có điều các bạn hiểu giùm ý mình cho vấn đề là được .
Rất cảm ơn. Mong sớm nhận những góp ý của các bạn.)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trình bày như trên mà có bạn nào chưa hiểu ý mình , thì xin
xem qua thí dụ này.

Chắc các bạn vẫn thường nghe câu "Giầy thừa , dép thiếu".
Ý là khi mua giày thì kiếm giày hơi rộng chút (nhất là cần dư
ở phần mũi cho đầu ngón chân không bị thốn). Giày rộng,
mang vớ dày, cột chặt giây = vừa vặn. Giày chật thìo quá là
khổ sở = bó chân lâu gây mỏi, đau, hư chân... Còn ngược lại
đôi dép mà lỏng lẻo thì mỗi lần bước đi phải lấy đầu ngón chân'
quặp dép khỏi rơi, còn không thì lê dép loẹt quẹt trông xấu đi.

Đàn ông mang giày rộng thêm vớ và cột giây. Thế là ổn.
Nhưng phụ nữ thì khổ trăm bề. Giầy vừa chân thì cọ đau. Giày
rộng thì lỏng lẻo, bước đi không đẹp. Mà cố ép chân vào giày
cho vừa và có bước đi cho đẹp thì " ôi thôi là khổ đủ điều".
Nếu là giày cao gót lại càng khổ tợn!

Nên chi, đặt làm được một đôi giày vừa chân là điều cần thiết,
nhưng có phải ai cũng có khả năng đặt giầy. Chứ còn mua giày
làm sẵn vừa chân thì hơi khó kiếm. Còn như ráng ép chân vào
giày đẹp để được gọi là "người đẹp" trong một thời gian thì cơ
thể cũng hứng chịu "nhiều khổ sở" chứ chả ít đâu.

Mình nghĩ, kiếm đượic chậu vừa hợp với cây để thành tác phẩm bonsai
nó cũng khó khăn như vậy đấy!
 

GioNui

Moderator
Vì vậy, nhằm cứu những "bonsai tương lai" này, mình hy vọng các bạn
có thể thay đổi ý nghĩ và đủ can đảm chờ đợi :đưa cây trở thành bonsai
khi đã kiếm được chậu hợp với cây về mọi mặt(dáng cây, bàu rễ, màu sắc...).
Với ý trên của chú tức là:

Nếu chưa tìm được chậu phù hợp với mục đích tác phẩm thì cứ coi như cây đang
ở giai đoạn huấn luyện (training). Có nghĩa là nó được ăn uống thoải mái, ăn để
có cơ thể khoẻ mạnh chứ không phải ăn để giữ dáng cho dù mình đã làm xong
cái dáng của nó rồi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Với ý trên của chú tức là:

Nếu chưa tìm được chậu phù hợp với mục đích tác phẩm thì cứ coi như cây đang
ở giai đoạn huấn luyện (training). Có nghĩa là nó được ăn uống thoải mái, ăn để
có cơ thể khoẻ mạnh chứ không phải ăn để giữ dáng cho dù mình đã làm xong
cái dáng của nó rồi.
cảm ơn bạn đã có thắc mắc rất hay.
ý của mình không phải vậy.

Khi một cây đã ở dạng vừa ý, tức là cây đã có thể đưa đi
Triển lãm nếu có một chậu hợp với cây, thì chúng ta nên cố gắng
nuôi cây ở chậu nào"gần giống" với cái chậu (bonsai) tương lai
;
và kềm cho cây phát triển chậm (như một tác phẩm bonsai).

Thường thì thế này, bạn có thể trồng cây(bonsai) đó trong những
chậu plastic đồng cỡ hoặc bạn trồng cây trong rổ và kềm mức phát
triển của cây.
Việc trồng cây trong rổ(rổ tròn hoặc rổ chữ nhật) có điều lợi là có thể
đưa cả rổ vào chậu dễ dàng. Nhưng cũng nên coi chừng là nếu rễ phát
mạnh sau khi chui ra khỏi rổ thì cây dễ hư dáng.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Tuy đoán biết rằng khi đưa ý kiến như trên, mình sẽ nhận được
nhiều nhận xét chê là "không thích hợp", nhưng mình thấy vẫn cần
nêu lên một sự thật : việc cố gắng cắt tỉa (rễ và cành) để đưa
được cây vào "chiếc chậu (bonsai) duy nhất có vẻ hợp với dáng
bạn muốn"
đã giết hại không biết là bao nhiêu "bonsai tương lai đẹp".

Vì vậy, nhằm cứu những "bonsai tương lai" này, mình hy vọng các bạn
có thể thay đổi ý nghĩ và đủ can đảm chờ đợi :đưa cây trở thành bonsai
khi đã kiếm được chậu hợp với cây về mọi mặt(dáng cây, bàu rễ, màu sắc...).

Để dễ đạt tới việc tìm kiếm ra chậu hợp nhu cầu "bonsai" của cây, chúng ta
sẽ lần lượt xét những mục đích của cây mà chậu bonsai cần đáp ứng.

(Có lẽ, chúng ta phải thay đổi tiêu đề : Mục đích của chậu trong tác phẩm bonsai
thành ra là : Nhu cầu của cây mà chậu cần đáp ứng trong tác phẩm bonsai chăng?
Thôi thì cứ giữ nguyên trạng. Có điều các bạn hiểu giùm ý mình cho vấn đề là được .
Rất cảm ơn. Mong sớm nhận những góp ý của các bạn.)
Vấn đề tìm cái chậu cho hợp với cây về dáng thế màu sắc thì còn dễ, còn cái vụ phải hợp với bầu rễ mà không được cắt bớt rễ thì hơi gay đây, tôi lấy ví dụ một cây Thích (JM) hay 1 cây Thích 3 thùy (Trident) nếu không cắt rễ thì không thể chọn được chậu cho hợp vì 2 loại này mà trồng chậu sâu thì không hợp rồi.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Mình đang chờ xem bạn Ratthichbonsai đi dự Triển Lãm về
sẽ đăng ít hình cho mọi người thưởng lãm.

.......................








Vì đây là 1 triển lãm nhỏ mặc dù củng mở cho công chúng xem nhưng vì nhỏ nên rất ít cây (cây đẹp lại cang hiếm) mà năm nay nhiều hội viên có cây đẹp lại không thấy xuất hiện, hy vọng vào đầu tháng 5 sẽ có nhiều cây khá hơn.
Vì ngại mang máy ảnh lớn cồng kềnh nên chỉ mang máy nhỏ không hiểu lý do vì sao chụp mới có 2 tấm rồi bấm máy nhưng hình không được thu vào.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vấn đề tìm cái chậu cho hợp với cây về dáng thế màu sắc thì còn dễ, còn cái vụ phải hợp với bầu rễ mà không được cắt bớt rễ thì hơi gay đây, tôi lấy ví dụ một cây Thích (JM) hay 1 cây Thích 3 thùy (Trident) nếu không cắt rễ thì không thể chọn được chậu cho hợp vì 2 loại này mà trồng chậu sâu thì không hợp rồi.
rất cảm ơn ý kiến của bạn Ratthichbonsai.
vấn đề bạn nêu trên chính là điều mình chờ đợi được các bạn đưa ra.

Ở đây , có thể có hai trường hợp.
Hoặc là bạn chưa rõ ý mình, hoặc là bạn chưa nghĩ được cách
giải quyết chuyện chậu hợp với rễ (để cây sống kiểu bonsai) nhưng
vẫn thỏa mãn nhu cầu nhu cầu dáng thế của cây.

Lấy chuyện như cây JM bạn nêu.

Bình thường thì cây JM bonsai sẽ có bộ đế rễ xòe rộng dễ dàng.
Do đấy, nếu phần rễ còn ở mức cần chậu sâu, chứng tỏ cây JM
chưa đạt mức trở thành một cây bonsai.

Như vậy, ở trường hợp một : cây JM cần "training" thêm để có
bộ đế xòe đẹp cho hợp với "kiểu dáng Maple" đã; trước khi nghĩ
đến chuyện đưa cây vào chậu (bonsai).

Ngược lại, như cây Lạc Diệp Tùng(Larix, Thông rụng lá) ở hình
do bạn Gió Núi đăng



nếu không dùng chậu sâu một chút thì sẽ không thể đủ rễ cho cây
LDT này sống khỏe mạnh (dù là phát triển chậm). mà dùng chậu sâu
thì tỉ lệ chiều âu chậu và đường kính thân cây khác biệt quá (vì thường
thì đường kính gốc gần bằng chiều sâu chậu sẽ khiến dễ nhìn hơn) sẽ
làm người xem mất đi cảm giác cây già.

Do đấy, tác giả cây LDT đã giữ nguyên dạng dáng cây với số rễ lớn
sang một cảnh tượng khác bình thường : cây mọc trên đồi. Nhờ thế,
chiếc chậu cạn nhưng dài đã đáp ứng nhu cầu (đủ thể tích chứa rễ)
của cây, và vẫn giữ được chiều sâu tương ứng đường kính gốc.

Mình gọi đó là biến thể của chậu nhằm đáp ứng nhu cầu sống còn
của cây(= chứa được đủ rễ tối thiểu cho cây) và vẫn có thể hài hòa
nét mỹ thuật của tác phẩm. Dĩ nhiên, ở biến thể như vậy, thường thì
cần một thay đổi về dáng thế hoặc cảnh tượng cho cây. Tức là tác giả
thường phải nghĩ ra một cảnh tượng mới cho cây.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại chuyện Chậu trong tác phẩm Bonsai.
Mình gởi tới các bạn một số nhận xét cá nhân về những nhu cầu
của cây (Bonsai) mà chậu cần đáp ứng (dựa trên phần định nghĩa
đã nêu ở phần một).

a. Cây sống tốt
b. Cân đối
c. Hài hòa
d. Thỏa mục đích (ẩn) của tác giả.


a. Cây sống tốt là điều kiện tiên quyết phải có của một Chậu (Bonsai).
Hàm ý trong chuyện sống tốt thì chắc các bạn cũng đã biết là cái chậu
cần phải thế nào : chứa đựng chất trồng, giữ được ẩm độ và nhiệt độ...
Bên cạnh đó chậu cũng cần một yếu tố : không bị biến dạng hoặc
giảm phẩm chất theo thời gian.

Cuối cùng : chúng ta cùng nên xác định trước rằng cây sẽ ở trong chậu bao
lâu thì cần được lấy ra tỉa rễ.

Hễ bạn đã có một cây (Bonsai) và bạn tìm được một chậu thỏa được điểm
trên (cây sống tốt ) thời bạn có thể nói : chậu này được 1 điểm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
b. Cân đối

Vào chuyện cân đối giữa cây và chậu để kết quả là một tác phẩm
Bonsai cân đối thì có lẽ sự việc bắt đầu hơi nhiêu khê rồi đây.

Khi đề cập đến chuyện cân đối trong tác phẩm bonsai, đa phần là
chúng ta chú trọng chuyện kích thước, khoảng cách giữa cây với chậu
sao cho mắt người xem không khó chịu.

Chúng ta thử xem hai khía cạnh về tính cân đối trong tác phẩm bonsai :

-Tính cân đối bị động.
-Tính cân đối chủ động.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Chơi cây quả là khó hơn những gì ta tưởng.
Thôi thì cứ mò mẫm vào đây chịu khó đọc để hiểu thêm mà vận dụng cho mấy cây củ chuối của mình chơi cho vui đời.
Sẵn tiện mấy bác xem em vào cái chậu này có ổn không? Nếu không các bác có thể phân tích luôn cho nó thực tế 1 công 2 việc đó là giúp em có cây và chậu nhìn đẹp hơn.



 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
b1. Tính cân đối bị động

Mình bày đặt ra tên gọi như trên là để quan trọng hóa vấn đề một chút cho vui.
Chứ thực sự thì chả có gì to lớn.
Sở dĩ gọi là bị động bởi kích thước của cây và của chậu không thay đổi được .

Cho nên, nếu đặt cây vào chậu rồi, nhưng thấy tác phẩm chưa được cân đối
theo ý muốn (thí dụ : cây có khuynh hướng như muốn đổ nhào sang một bên
dưới mắt người xem. Các bạn lưu ý : cây có khuynh hướng đổ chứ không phải
là nó đổ thật!), chúng ta phải dùng một cách nào đó (bên ngoài chậu và cây)
để "cứu vãn" tình trạng đổ nhào này.

Các bạn xem thử tác phẩm bonsai dưới đây.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Tác phẩm 1.




Tác phẩm 2.

Qua hình ảnh hai tác phẩm 1 và 2 ở trên, chúng ta có thể nói ngay
là chậu và cây hợp nhau. Nhưng về mặt cân đối của tác phẩm thì
cần có một điều gì đó giúp người xem đỡ được cảm giác "sụp đổ"
thời tác phẩm sẽ hoàn hảo hơn.
==================================
Mình gọi đó là tính cân bằng bị động bởi chúng ta (tác giả) không
được phép(không thể) sửa chữa động chạm gì vào cây và chậu.
Do đấy, tác động bên ngoài sẽ giúp cải thiện được tính sụp đổ của
tác phẩm.




==================================


Cảm ơn bạn MinhThang đã đưa ra một tác phẩm bonsai đặc biệt.
Giờ là tối Chúa Nhật bên nhà. Mọi người đang sửa soạn vào giấc.
Cũng mong các bạn ráng nhín chút thời gian ý kiến về chậu cho
tác phẩm này.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Chưa thấy bạn nào có ý kiến gì.
Mình mạn phép đưa vài ý riêng như sau.

1.Được tác giả gọi là "Quái" có lẽ do phần gốc u nần đặc biệt.
Chứ phần thân và tàn của cây trông cũng bình thường.

2. Nếu là quái ở phần gốc thì cần được chú ý nân cao điểm nhấn ở gốc
về mặt : vững chãi và u nần.

3. Về mặt vững chãi thì gốc hơi thiếu tính xòe rộng nên trông chưa vững.
Gốc u nần, thân cong (đặc biệt) nhưng tán cây lại rất bình thưiờnngg (cân đối tĩnh)
Do đấy, có một sự " mất cân đối" về hình thức tổng thể trong lối sinh
trưởng quá cân đối của vòm lá(hai bên trái phải bằng nhau như chiếc nón lá ).
Có nghĩa là sự cân đối của vòm lá không phù hợp cự " không bình thường của gốc"
và hướng phát triển không bình thường ở thân.

4. Cuối cùng là chậu. Đây là một chiếc chậu đẹp , nhưng tiếc là chưa phù hợp
tính cách "quái " của cây. Bởi chậu quá dịu dàng, trơn tru, mịn màng khác hẳn
tính u nần của gốc cây.

5. Một điểm phụ trong tính cân đối giữa chậu và cây : mức phủ tàn .
(Vấn đề mức phủ tàn của cây với chậu sẽ được trình kỹ hơn ở phần sau.
Tại đây, chúng ta chỉ nói sơ).
Nếu cây trong chậu có tàn lá rộng hơn chậu ở cả 3 phía (trái, phải và sau)
thì người xem sẽ dễ có cảm giác là cây đã ở lâu trong chậu và cũng từ đó
đưa đến nhận xét : chậu hợp với cây hơn.

Từ những nhận xét trên, mình đề nghị cách sửa đổi chút xíu như sau.
 
Top